Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiết 45. Bài 26. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.48 KB, 7 trang )

TiếT 45. Bài 26.
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nhận thấy:
Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế
kỉ XIX.
Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân và những
nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỉ XIX không thực hiện
được.
2. Rèn luyện kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng phâp tích, đánh giá, nhận định, liên hệ lí luận với
thực tiến
3. Giáo dục:
Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của
truyền thống yêu nước.
Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt
Nam.
Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí
tuệ con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy:
Nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, tham khảo thiết kế sách
giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu lịch sử có liên quan.
Nguyên văn đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Huy Tế.
2. Trò:
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ (2’):
Giáo viên kểm tra sự chuẩn bị của học sinh.


* Đặt vấn đề (1’):
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã ra đời các trào lưu cải cách duy tân.
Nhưng các đề nghị cải cách duy tân cuối cùng đều không thành hiện thực.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
I/ Tình hình Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XIX (8’) :
GV Vào những năm 60 của thế kỉ XIX là thời kì
mà thực dân pháp đang ráo riết mở rộng
cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị
tấn công đánh chiếm cả nước. Tình thế ấy đã
có những tác động không nhỏ tới tình hình
chung của Việt nam.
HS Thảo luận :
Hỏi Trình bày khái quát về tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội Việt Nam giai đoạn
cuối thế kỉ XIX?
HS Đại diện nhóm trình bày.
HS Nhận xét, bổ sung.
GV Kết luận và phân tích :
1. Về chính trị: triều đình Huế
vẫn tiếp tục thực hiện chính
sách nội trị và ngoại giao lỗi
thời, lạc hậu.
Đối nội, chúng ra sức đàn áp khủng bố các
phong trào của quần chúng, huy động những
lực lượng quân sự to lớn và việc dấp tắt các
cuộc khởi nghĩa của nông dân trong biển
máu…
Đối ngoại, án binh bất động và thực thi

chính sách thỏa hiệp trước âm mưu xâm
lược của thực dân Pháp…
2. Kinh tế: nông – công
thương – đình trệ, sa sút, tài
chính cạn kiệt.
3. Xã hội: mâu thuẫn giai cấp
và mâu thuẫn dân tộc ngày
càng gay gắt.
Hỏi Tình hình đã đưa đến hệ quả tất yếu nào?
HS Phong trào khởi nghĩa của nhân dân đặc biệt
là nông dân bùng nổ dữ dội.
Hỏi Hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu ở thời kì này?
HS - Khởi nghĩa của Nguyễn Thịnh nổi dậy ở
Bắc Ninh (1862).
- Khởi nghĩa của đồng bảo Thổ do Nông
Hùng Thạc chỉ huy nổ ra ở Tuyên Quang
vào tháng 9 – 1862.
- Khởi nghĩa của binh lính và dân phu ở Huế
năm 1866
2
Hỏi Để giải quyết tình hình trên cần phải làm
gì?
HS Cần phải có những cải cách mới cho phù
hợp với bối cảnh và yêu cầu của lịch sử.
GV Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy
tân ra đời.
II. Những đề nghị cải cách ở
Việt Nam vào nửa cuối thế
khỉ XIX (19’)

1. Hoàn cảnh:
Hỏi Các sĩ phu đề xướng cải cách đất nước
trong hoàn cảnh nào?
HS - Đất nước ngày càng nguy
khốn.
Hỏi Việc đề xướng cải cách của các sĩ phu
nhằm mục đích gì?
HS - Cải cách nhằm tạo ra tiềm
lực cho đất nước để có thể
đương đầu với bọ xâm lược.
2. Nội dung:
Hỏi Các sĩ phu đề xướng cải cách về những
vấn đề gì?
HS - Đổi mới công việc nội trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa
của nhà nước phong kiến.
- Những nhà cải cách tiêu biểu:
Hỏi Em hãy kể tên một số nhà cải cách tiêu
biểu?
HS Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn
Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyến Lộ
Trạch.
GV + Nguyễn Trường Tộ, yêu cầu
cải cách nhiều mặt.
+ 1877 và 1882 Nguyễn Lộ
Trạch đề nghị chấn hưng dân
khí, khai thông dân trí, bảo vệ
đất nước.
Thế kỷ 19 là một bước ngoặt lớn trong lịch
sử nhân loại. Những quốc gia có những nhà

lãnh đạo thức thời nhìn ra được xu hướng
thời đại đã đưa dân tộc đến chỗ vinh quang.
Ngược lại nhiều nước vì không nhìn ra cái
3
mấu chốt của cải cách đã lỡ những dịp may
và chuốc lấy cái thảm họa bị nước ngoài cai
trị. Việt Nam ta ở vào trường hợp thứ hai
mặc dầu không hiếm những sĩ phu thiết tha
với tiền đồ của dân tộc, hoặc dâng sớ xin cải
tổ, hoặc soạn thảo điều trần. Một trong
những người đó là:
Nguyễn Trường Tộ (1828-1871): Ông
quê ở Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 19
tuổi (1847), ông quyết định đi sâu tìm hiểu
những thành tựu khoa học châu Âu, bắt đầu
bằng những tri thức thu lượm được tại chủng
viện Xã Đoài. Sau đó ông tìm cách đi du lịch
Hồng Kông, Singapore rồi sang Pháp (1858)
lưu học ở Paris hai năm.
Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về nước,
trước sau gửi lên triều đình Huế một hệ
thống sáng kiến canh tân bao quát mọi lãnh
vực. Ông lên án mạnh mẽ ý thức hệ Khổng
giáo lỗi thời mà nhà Nguyễn đang cố sức
duy trì. Ông đề xuất những biện pháp cải
cách cụ thể về các mặt kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao, tôn giáo, văn hóa giáo
dục.
Chẳng hạn:Một ý tưởng cơ bản của Nguyễn
Trường Tộ là : muốn nói đến chuyện canh

tân thì trước hết phải “tạm hòa” với Pháp.
Đã có người nghiên cứu đánh giá cao ý
tưởng này, cho rằng đó là “một sách lược”
để thực hiện canh tân, “chuẩn bị các điều
kiện và khi có thời cơ thì đánh đuổi
Pháp”….
Hỏi
Nguyễn Lộ Trạch: Ông là con Tuần phủ
Nguyễn Quốc Uy, rể đại thần Trần Tiễn
Thành. Tuy là người học rộng biết nhiều,
nhưng ông không thi cử, chỉ lưu tâm về
đường thực dụng.
Năm Đinh Sửu (1877), nhân một kỳ thi Đình
có đề ra nói về thời sự, ông dâng một bản
Thời vụ sách, nhưng không được triều đình
quan tâm đến. Vì trong Thời vụ sách, ông
nêu lên những yêu cầu bức thiết về thời cuộc
4
nước nhà.
Năm Nhâm Ngọ (1882), giặc Pháp đánh
thành Hà Nội lần thứ hai, ông lại dâng bản
Thời vụ sách II, nêu lên sách lược cứu nước
khẩn trương: Nội dung Thời vụ sách II gồm
mấy điều chủ yếu:
1. Dời đô về Thanh Hoá lấy chỗ địa
thế hiểm yếu để giữ vững gốc nước.
2. Lập đồn điền ở các nơi.
3. Luyện binh và sắm vũ khí mới.
4. Học cơ khí phương Tây.
5. Ngoại giao, thông thương rộng

với các nước trên thế giới.
Triều đình vẫn không quan tâm những điều
ông trình bày.
Đến năm Nhâm Thìn (1892), nhân kỳ thi
Đình có ra đề hỏi về “đại thế toàn cầu”.
Ông thừa dịp thảo bản Thiên hạ đại thế luận
dâng trình. Nhưng vẫn bị bỏ qua. Tuy vậy
bản Thiên hạ đại thế luận lại được sĩ phu và
những người có tư tưởng cách tân nhiệt liệt
hưởng ứng, bái phục tài năng xuất chúng của
ông. Nguyễn Lộ Trạch được xem là nhà
cách tân đất nước tiêu biểu của thế kỷ XIX.
III. Kết cục của những đề
nghị (10’)
Hỏi Em có suy nghĩ gì về những cải cách của
các sĩ phu giai đoạn cuối thế kỉ XIX?
HS Họ có tinh thần dũng cảm và cách mạng, họ
dám vượt qua những luật lệ hà khắc, thậm
chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình.
HS Thảo luận nhóm:
Hỏi Hãy chỉ ra điểm tích cực và hạn chế của
các đề nghị cải cách duy tân?
HS Dại diện nhóm trình bày.
HS Nhận xét, bổ sung.
GV Nhận xét, kết luận :
1. Tích cực: Đáp ứng phần nào
yêu cầu của nước ta lúc đó.
2. Hạn chế: Đề nghị cải cách
5
mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

Hỏi Kết cục của các đề nghị cải cách này như
thế nào?
HS => Triều đình Huế không chấp
nhận.
Hỏi Vì sao những cải cách Duy Tân cuối thế kỉ
XIX không được chấp nhận ?
HS Triều đình Huế bảo thủ, bất lực và các cải
cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất
phát từ cơ sở bên trong.
3.Ý nghĩa:
Hỏi Trào lưu duy tân cuối TKXIX có ý nghĩa
gì?
HS + Tấn công vào tư tưởng bảo
thủ của triều đình.
+ Thể hiện trình độ nhận thức
của những người Việt Nam
hiểu biết thức thời.
3. Luyện tập, củng cố (4’):
Bài tập1 (Hãy khoanh tròn vào đầu câu em chọn đúng): Tình hình đất nước vào
những năm 60 của thế kỉ XIX có những biểu hiện nào sau đây?
A. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.
B. Chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời.
C. Đời sống nhân dân ổn định.
D. Tài chính kiệt quệ.
E. Mâu thuẫn giai cấp, xã hội gay gắt.
H. Tất cả các biểu hiện trên.
Bài tập2 (Điền từ đúng(Đ) hoặc sai (S) vào ô trống):
Cản trở nào sau đây là chủ yếu nhất dẫn đến cải cách không thực hiện được?
 Những cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rạc.
 Sự ngăn cấm của chính quyền đô hộ thực dân Pháp

 Sự bảo thủ của triều đình phong kiến.
 Cán trở sự phát triển của xã hội Việt Nam.
SƠ KẾT BÀI HỌC
- Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam còn xuất
hiện trào lưu đòi cải cách duy tân nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc.
- Trào lưu này xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân của một bộ phận sĩ phu, văn
thân và một số quan lại, đình thần.
- Trong số các đề nghị cải cách, nổi bật lên hệ thống các bản điều trần của Nguyễn
Trường Tộ.
6
- Mặc dù các đề nghị cải cách không được thực hiện nhưng nó đã phản ánh một nhu
cầu thực tại khách quan của xã hội, góp phần tấn công vào những tư tưởng lỗi thời ,
bảo thủ đang cản trở bước tiến hóa của dân tộc ta.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (1’):
- Học bài thật kỹ. Ôn tập từ bài 24 đến bài 28 để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
7

×