Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TỰ ĐÁNH GIÁ cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.99 KB, 6 trang )

TRƯỜNG TH HÒA NINH II
TỔ KHỐI : 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hòa Ninh, ngày 8 tháng 5 năm 2014
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Thực hiện công tác Bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên
Nãm học 2013-2014
Họ và tên giáo viên: Lê Thị Minh Loan Tổ chuyên môn:Khối 2
Thực hiện kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2013-2014 .
Căn cứ kết quả thực hiện của bản thân về công tác bồi dưỡng thường xuyên trong
năm học 2013-2014, tôi xin trình bày Báo cáo tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên
của bản thân như sau:
A/ Tự đánh giá, nhận xét theo các nội dung bồi dưỡng:
PHẦN I: KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC:
I/ NỘI DUNG 1 :
1/Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị về tiếp tục đảy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các cuộc vận động “ hai
không”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo,
“phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
*Phần 1 : Nhận thức:
-Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận thức sâu sắc rằng để thực
hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần nắm vững, kiên định theo quan điểm chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng phát triển Giáo dục – đào tạo, hiểu rõ mục tiêu và
thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp căn bản, trọng tâm về giáo dục và đào tạo; Giáo viên
cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
-Trên cơ sở có lập trường chính trị rõ ràng, theo đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, bản thân tôi trước hết cần phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo;
nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phấn đấu tự học, tự sáng tạo, luôn là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo; nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy hiệu


quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo dục học sinh phát triển
toàn diện; Đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học,
hiệu quả; Thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, luôn có tinh thần
học tập, nâng cao năng lực.
2/ Chuyên đề 1: Đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam trong thời kì CNH-HĐH
*Phần 1 : Nhận thức:
- Chuyên đề đã giới thiệu về một số chủ trương của Đảng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sự
cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện
nay. Lĩnh vực giáo dục là vấn đề luôn được sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, nhà nước vì
giáo dục và đào tạo là có 1 sứ mạng vô cùng quan trọng đối với tương lai của đất nước, với
sự phát triển của kinh tế, xã hội.
- Chuyên đề đã phân tích những tình hình, thực trạng, những ưu điểm, thành quả cũng như
những hạn chế, yếu kém của lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đồng thời phân tích nguyên nhân,
đề ra một số phương hướng chủ yếu cùng với cách thức tổ chức thực hiện việc đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp căn bản, trọng tâm về giáo dục và đào tạo;
nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
3/ Chuyên đề 2: Tình hình Biển Đông.
* Phần 1 : Nhận thức
-Chuyên đề đã giới thiệu khái quát về tình hình biển Đông, về tình hình biển nước ta, về âm
mưu của Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông như thế nào. Đồng thời chuyên đề cũng
đưa ra một số chủ trương, chính sách của Đảng ta trong việc đối phó với tình hình đó như
thế nào. Chuyên đề cũng khẳng định lại lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
-Tôi vận dụng vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam cho học sinh
lồng qua các giờ học có chủ đề biển đảo và hoạt động ngoài giờ.
4/Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-
BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn số

7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở
tiểu học;Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội
dung dạy học giáo viên.
* Phần 1 : Nhận thức
Tôi đã tham gia học tập đầt đủ các chuyên đề của phòng, của trường, của tổ tập huấn.
Qua đó nắm được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Tôi dạy học bám sát điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh
trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; thực hiện chương trình giảm
tải; đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục tiểu học ; tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí HS.
TỰ CHO ĐIỂM NỘI DUNG 1:
-Nhận thức: 4 điểm
-Vận dụng: 4 điểm
II/ NỘI DUNG 2 :
a. Các văn bản chỉ đạo về giáo dục tiểu học của ngành
1/ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tiểu học 2013-2014 .
* Phần 1 : Nhận thức
Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo. Luôn trau dồi, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi
phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống.Tạo
môi trường học tập thoải mái, thân thiện để HS học tập tốt và phát huy được khả năng, tính
sáng tạo của mình. Tôi thường xuyên quan tâm duy trì sĩ số học sinh, động viên nhắc nhở
học sinh đi học thường xuyên, ổn định.Trường hợp có học sinh nghỉ học không có lý do tôi
kịp thời tìm hiểu từ phía phụ huynh để nắm bắt tình hình và có các biện pháp thích hợp để
các em duy trì đều đặn việc đến lớp Trong năm học vừa qua, tôi đã chú trọng giáo dục đạo
đức, kĩ năng sống cho học sinh bằng biện pháp tích hợp trong các môn học và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo dục văn hoá, truyền thống của đất nước, của địa phương,
của nhà trường gắn với những chủ điểm và những ngày lễ lớn. Tổ chức các hoạt động vui
chơi, trò chơi dân gian, múa hát cho các em.Phối hợp với Y tế học đường để cân, đo, tổ chức

khám răng miệng, súc miệng bằng flo hàng tuần, nói chuyện về vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh
thực phẩm, tuyên truyền cách phòng tránh bệnh lây nhiễm, bệnh theo mùa. Phối hợp với
Tổng phụ trách Đội tổ chức các hội thi cờ vua, văn nghệ. Phối hợp với CNTT hướng dẫn HS
thi Violympic Toán, Tuyên truyền, giáo dục về An toàn giao thông theo nội dung chương
trình và các nội dung hoạt động GDNGLL giúp học sinh có ý thức tốt khi tham gia giao
thông, HS có ý thức đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.Tôi đã chủ động xây dựng kế
hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Tôi thực hiện đầy đủ các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.Cùng học
sinh sắp xếp lớp học gọn gàng, sạch sẽ, có cây xanh, có trang trí, trưng bày các sản phẩm
học tập của học sinh; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh ; tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa
HS – HS ; GV – HS ; GV - GV. Tổ chức các hoạt động tập thể : múa hát, trò chơi dân
gian
Kết quả cuối năm lớp tôi duy trì sĩ số đạt 100%
Kết quả: Thi Violympic Toán :1 HS giải nhì huyện.
Kết quả : Không có tai nạn nào xảy ra.
Cuối năm, lớp tôi đạt 100% HS lên lớp.
b.Bồi dưỡng chuyên môn:
1/ Mô hình trường tiểu học Việt Nam mới.
* Phần 1 : Nhận thức
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập
mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi để các em phát
huy tính độc lập, chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu sâu sắc các kiến thức trong bài học; rèn luyện
cho các em được nhiều kỹ năng sống, kỹ năng tập thể trong cách hoạt động học theo nhóm. Môi
trường học thoải mái, các em rất hào hứng tham gia các bài học.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
-Ở chuyên đề này tôi đã vận dụng vào thực tế như sau: rèn cho học sinh kĩ năng làm nhóm
trưởng, nhóm phó, kĩ năng làm việc theo nhóm, cặp, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ na7ng làm việc
độc lập, sử dụng đồ dùng học tập Vận dụng một phần công tác tổ chức lớp học theo mô
hình mới như : cho học sinh xây dựng cây nội quy lớp học ngay từ đầu năm học giúp các em

nắm được những nội quy, quy định của lớp, của trường để các em tự giác thực hiện. Tôi vẽ
được sơ đồ cộng đồng giúp các em biết được con đường hàng ngày các em phải đi đến
trường. Còn ở phần tổ chức dạy học Toán, Tiếng Việt theo mô hình trường tiểu học mới, tôi
đã cùng thực hành với các đồng nghiệp trong tổ, trường để nắm được các bước dạy học và
cách tổ chức lớp học.
2/Lập kế hoạch dạy học cả ngày
* Phần 1 : Nhận thức
Nắm vững một số định hướng về nguyên tắc tổ chức, nội dung dạy học, lộ trình chuyển đổi sang dạy
học cả ngày, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cả ngày ở trường tiểu học.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Chuyên đề giúp tôi thấy được tầm quan trọng của việc học cả ngày. Tuy nhiên để việc học
cả ngày đạt hiệu quả thì việc dạy buổi hai rất quan trọng, đặc biệt là đối với các khối 1, 2.
Do đó trường đã chú trọng dạy sách bài tập Toán và Tiếng Việt cho các lớp. Đồng thời dạy
cho các em các môn năng khiếu giúp các em phát triển toàn diện.
3/ Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
*Phần 1 : Nhận thức
Hiểu được mục đích, đặc điểm, cách tiến hành một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu
học.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Biết cách vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học.
Nhằm đổi mới PPDH thì song song với việc sử dụng các PPDH tích cực, tôi cũng áp
dụng khá thường xuyên các kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học các môn học.
Các KTDH tích cực đem lại sự hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá cho HS, giúp HS sôi nổi,
hăng hái hơn, chất lượng dạy học cũng được nâng lên.
4/Bảo đảm chất lượng dạy học Tiếng việt – Toán
* Phần 1 : Nhận thức
-Dạy học Tiếng Việt, Toán theo quan điểm tích hợp, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ
năng với những hình thức tổ chức dạy học linh hoạt đáp ứng khả năng học tập của các đối
tượng học sinh.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:

Để học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Tôi cần phải chuẩn bị tốt bài dạy, linh hoạt
áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tạo mọi điều kiện cho các đối tượng
học sinh tham gia. Tạo không khí thân thiện, điều chỉnh thời lượng phù hợp.
TỰ CHO ĐIỂM NỘI DUNG 2:
-Nhận thức: 4 điểm
-Vận dụng: 4 điểm
PHẦN II: KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN:
NỘI DUNG 3:
I. Đối với Module TH 1: Một số vấn đề về tâm lý học dạy học ở tiểu học.
* Phần 1 : Nhận thức
Nắm vững một số vấn đề cơ bản về tâm lí học dạy học ở tiểu học để vận dụng trong dạy học,
giáo dục ở trường tiểu học .
Quá trình phát triển của HS tiểu học có thể phân thành 3 cấp độ ứng với các giai đoạn sau:
-GĐ đầu: Lớp 1 ở giai đoạn này hoạt động học của các em hình thành , thái độ phát triển có
ý nghĩa đặt biệt trong đời người.
-GĐ 2 : Lớp 2, 3 nắm được cách học để lĩnh hội nhiều hơn kiến thức khoa học, những kĩ
năng sống, theo đó là thái độ và cách ứng xử đúng.
GĐ 3: Lớp 4,5 học sinh lĩnh hội nội dung học tập và các hoạt động giáo dục, hoàn thiện
phương thức hoạt động học theo mục tiêu giáo dục của từng môn học, từng lớp học, cấp học.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Vận dụng trong dạy học, giáo dục ở trường tiểu học. Dạy học phù hợp logic của nội dung
học tập dành cho HS. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh và điều kiện cụ thể, chú ý
đến đối tượng và phải theo dõi, đánh giá kết quả học tập của mỗi học sinh.
-Nhận thức: 4 điểm
-Vận dụng: 3 điểm
II. Đối với Module TH 7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện.
* Phần 1 : Nhận thức
Hiểu được xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất, hiểu được ý nghĩa và
biết cách tạo môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất. Hiểu được thế nào là xây
dựng môi trường trường học thân thiện về mặt tinh thần; hiểu ý nghĩa và biết cách xây dựng

môi trường trường học thân thiện về mặt tinh thần.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Tạo môi trường học tập thoải mái, thân thiện để HS học tập tốt và phát huy được khả năng,
tính sáng tạo của mình, cùng học sinh sắp xếp lớp học gọn gàng, sạch sẽ, có cây xanh, có
trang trí, trưng bày các sản phẩm học tập của học sinh; chăm sóc bồn hoa, cây cảnh ; tạo mối
quan hệ thân thiện, gần gũi giữa HS – HS ; GV – HS ; GV - GV. Tổ chức các hoạt động tập
thể : múa hát, trò chơi dân gian
-Nhận thức: 4 điểm
-Vận dụng: 4 điểm
III. Đối với Module TH 14: Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy
học tích cực.
* Phần 1 : Nhận thức
Thiết kế được kế hoạch bài học cụ thể theo hướng dạy học tích cực.
Phân tích, đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.
+Bài hình thành kiến thức mới theo hướng dạy học tích cực .
GV đóng vai trò người tổ chức để dẫn dắt học sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và
hình thành kĩ năng . GV cần căn cứ vào trình độ HS trong lớp, điều kiện lớp học để xây
dựng kế hoạch bài học.
+Bài thực hành theo hướng dạy học tích cực.
Giao việc cho học sinh nhằm giúp tất cả HS trong lớp đều nắm vững yêu cầu cần luyện tập,
thực hành.
Giúp HS chữa 1 phần bài tập.
Tổ chức cho HS thực hành.
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hành trước lớp.
Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả thực hành.
+Bài ôn tập theo hướng dạy học tích cực.
Phải chuẩn bị kĩ nội dung trọng tâm cần hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố dựa trên yêu
cầu của bài ôn tập, dựa theo trình độ học sinh trong lớp Đồng thời nên xác định rõ kiến
thức cần củng cố, kĩ năng cần ôn luyện trong bài học.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:

Để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, đem lại kết quả thiết thực, nên tôi thiết kế các hoạt động đa
dạng, phong phú với nhiều hình thức tổ chức khác nhau tạo điều kiện cho học sinh được
luyện tập, thực hành một cách tích cực, phát huy cao nhất vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức,
kĩ năng các em đã học.
-Nhận thức: 4 điểm
-Vận dụng: 3 điểm
IV. Đối với Module TH 24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
* Phần 1 : Nhận thức
Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
Nguyên tắc đánh giá tri thức HS bao gồm tính khách quan, tính phân hóa, tính rõ
ràng.
Chức năng của đánh giá gồm chức năng dạy học, chức năng phát triển, chức năng
giáo dục.
Vấn đề đánh giá kết quả học tập của người học là xác định rõ mức độ nắm vững kiến
thức, các thao tác kĩ năng, kĩ xảo. Các đơn vị tri thức là hệ thống lí thuyết, hành động thực
hành nhằm củng cố nội dung bài học. Thông qua việc đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và
hoạt động sáng tạo, từ đó hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
*Phần 2 : Vận dụng vào quá trình công tác:
Tôi hiểu được chức năng cơ bản và các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập. Từ đó,
tôi thực hiện đánh giá kết quả học sinh đúng nguyên tắc, sử dụng các hình thức đánh giá
theo quy định, sao cho công bằng, hợp lí, công minh, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá
tri thức học sinh tiểu học.
-Nhận thức: 4 điểm
-Vận dụng: 4 điểm
TỰ CHO ĐIỂM NỘI DUNG 3:
-Nhận thức: 4điểm
-Vận dụng: 3,5điểm
B/Tự nhận xét đánh giá chung:
2.1/ Ưu điểm:
-Tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn tập trung.

-Hoàn thành các nội dung tự học bồi dưỡng thường xuyên của trường đề ra.
-Vận dụng vào giảng dạy khá tốt.
2.2/ Khuyết điểm:
- Áp dụng công nghệ thôn tin còn hạn chế.
2.3/ Tự xếp loại: Khá
- Tổng điểm: 23,5 Điểm trung bình: 7,8
- Xếp loại: Khá
Tổ trưởng chuyên môn Người báo cáo


Lê Thị Minh Loan


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×