Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số đánh giá cá nhân về vấn đề sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.55 KB, 18 trang )

12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... 1
A- LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong nền kinh tế hiện đại mỗi quốc gia đều có xu hướng sử
dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa,
thị trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế…góp phần phát triển
kinh tế đất nước. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của tổ chức WTO, nhu cầu sử dụng ngoại hối ngày càng gia tăng không ngừng
và có ảnh hưởng sâu sắc lớn lao đối với nền kinh tế xã hội của quốc gia. Một
vấn đề nổi cộm hiện nay là nạn đô la hóa đang đe dọa chủ quyền tiền tệ của Việt
Nam. Tình trạng đôla hóa của nền kinh tế nước ta có thể đã xảy ra ngay từ trước
khi nước ta bắt đầu mở cửa và trở nên phổ biến sau khi nền kinh tế trải qua thời
kỳ lạm phát nghiêm trọng vào cuối thập niên 1980 khiến đồng đôla Mỹ trở
thành một phương tiện dự trữ giá trị đáng tin cậy trước một đồng bạc Việt Nam
đang suy yếu. Thực trạng này rất đáng lo ngại và khiến những nhà phân tích
kinh tế trong và ngoài nước đã nhiều lần cảnh báo về mặt trái của hiện tượng
đôla hóa, nhất là tác động của nó trong việc vô hiệu hóa các biện pháp kinh tế vĩ
mô của nước ta. Câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta có thể thành công trong việc
khuyến khích, nâng đỡ sản xuất trong nước, giải quyết nạn ứ đọng và giảm giá
Bài tập học kỳ
12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
hàng nội địa, giải quyết nạn thất nghiệp trong nỗ lực khắc phục hậu quả của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu vừa qua, khi mà đồng đôla cứ liên
tục bơm hàng lậu với giá rẻ mạt qua biên giới? Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ
hiệu quả cho nhà xuất khẩu, khắc phục tình trạng nhập siêu kéo dài hàng thập
niên, khi mà sự hiện diện không thể kiểm soát của đồng đôla trong nền kinh tế
cứ thường xuyên đội tỷ giá đồng bạc Việt Nam lên cao?
Chính vì thế chính phủ Việt Nam đã tìm cách lựa chọn cho mình những


chính sách thích hợp trong quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối,
trong đó có quyền sử dụng ngoại hối của tổ chức cá nhân trên lãnh thổ Việt
Nam.
B- NỘI DUNG
I. Lý luận chung về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
I.1- Khái niệm ngoại hối và sử dụng ngoại hối
a) Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng
để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối
của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau.Tồn tại sự
khác nhau này là do mỗi quốc gia có chủ trương không giống nhau trong tìm
hiểu về những tác động hay ảnh hưởng của ngoại hối đối với đời sống kinh tế xã
hội và cơ chế quản lý sử dụng chúng phù hợp với thái độ của nhà cầm quyền đối
với ngoại hối, chính sách tiền tệ của nước đó trong từng thời kỳ.
Các nhà làm luật Việt Nam lựa chọn giải pháp định nghĩa về ngoại hối
bằng cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối gồm
1
:
- Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung Châu Âu và các đồng
tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực (gọi là ngoại tệ);
1
Xem Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 160/2006/ NĐ – CP
ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối
Bài tập học kỳ
12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi
nợ, hối phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người

cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và
mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong
thanh toán quốc tế.
Ví dụ: trong vụ việc ông Trương Johnny và ba người con ruôt mang theo hành
lý với gần 80.000USD khi xuất cảnh khỏi Việt Nam sang Singapore vào ngày
19/06/2010 vừa qua, số ngoại tệ 80.000USD chính là ngoại hối.
b) Sử dụng ngoại hối:
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, hoạt động ngoại hối được hiểu là tổng
hợp các hành vi pháp lý trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tài
sản là ngoại hối.Theo khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005 thì :
“Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong
giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam,
hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại
hối”.
Ví dụ anh A là công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại Mỹ kể từ ngày
2/5/2008. Vào ngày 1/3/2011, chị B là vợ anh A hiện đang sinh sống tại Việt
Nam đã gửi cho anh A 1.000USD thông qua tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng
BIDV. Trong trường hợp này hành vi gửi tiền của chị B chính là một hoạt động
Bài tập học kỳ
12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
ngoại hối, theo đó chị B (người cư trú) đã thực hiện một giao dịch vãng lai là
chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài với anh A (người không cư
trú).
Theo định nghĩa trên, sử dụng ngoại hối chính là một hành vi của hoạt
động ngoại hối của người cư trú, người không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
I.2- Chủ thể sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Theo định nghĩa về hoạt động ngoại hối tại khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh

ngoại hối ngày 13/12/2005 thì hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư
trú và người không cư trú, do đó chủ thể sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam bao gồm người cư trú và người không cư trú.
Cách phân loại chủ thể sử dụng ngoại hối thành người cư trú và người
không cư trú tạo cơ sở cho Nhà nước ta có những chính sách quản lý phù hợp
đối với từng đối tượng quản lý nhà nước về ngoại tệ. Tuy nhiên hiện nay các
nhà làm luật Việt Nam vẫn chưa đưa ra một định nghĩa khái quát về người cư
trú và người không cư trú.
a) Người cư trú : Căn cứ theo các quy định của pháp luật người cư trú được
xác định là người có mặt tại Việt Nam từ 12 tháng liên tục trở lên và có
nơi ở thường xuyên tại Việt Nam( như đăng ký thường trú, hợp đồng thuê
nhà có kì hạn trên 12 tháng…)
2
bao gồm:
- Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây
gọi là tổ chức tín dụng);
- Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối
tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
2
Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005
Bài tập học kỳ
12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;
- Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b
và c khoản này;
- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước

ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức
quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước
ngoài;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các
trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ
quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam.
b) Người không cư trú: là những đối tượng khác với những đối tượng là
người cư trú
3
. Như vậy người không cư trú có thể là:
- Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước
ngoài;
- Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam được
thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
3
Khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005

Bài tập học kỳ
12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện các tổ
chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc trong các tổ chức này và những
cá nhân đi theo họ;
- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức tín
dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ;
- Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
có thời hạn dưới 12 tháng;
- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
Ví dụ: B là công dân Việt Nam xuất cảnh sang Nhật Bản du học từ ngày
1/9/2009 và hiện đang là du học sinh Việt Nam tại trường đại học Tokyo của
Nhật Bản. Như vậy tại thời điểm hiện tại B đã có thời gian cư trú tại Nhật Bản
là hơn 2 năm nhưng do B xuất cảnh sang Nhật Bản với mục đích để học tập nên
B vẫn được xác định là người cư trú theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp trên nếu B là công dân Nga đang cư trú tại Việt Nam
thì B vẫn được coi là người không cư trú tại Việt Nam.
I.3- Nguyên tắc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
a) Hạn chế sử dụng ngoại hối.
Bài tập học kỳ
12
Luật Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Ngọc – KT33F-061
Mọi giao dịch thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú và người
không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại hối trừ
các giao dịch với các tỏ chức tín dụng
4
.
b) Mở và sử dụng tài khoản:
NCT và NKCT được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng
được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp của mình trên lãnh thổ Việt
Nam như tiếp nhận ngoài tệ từ nước ngoài chuyển vào hoặc từ các nguồn thu
ngoại tệ ở trong nước; chuyển ngoại tệ để bán cho các tổ chức tín dụng được

phép; chi trả bằng ngoại tệ cho các giao dịch hợp pháp của mình thông qua tổ
chức tín dụng, rút ngoại tệ tiền mặt để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân…
NCT là tổ chức, cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của
mình ở nước ngoài để thỏa mãn các nhu cầu chính đáng, hợp pháp của mình
theo quy định của pháp luật. Khi chấm dứt hoạt động hoặc hết hạn ở nước
ngoài, các tổ chức cá nhân là chủ tài khoản phải đóng tài khoản ngoại tệ ở nước
ngoài và chuyển toàn bộ số dư ngoại tệ về nước.
Riêng đối với NCT là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở
nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, phải tuân thủ
các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều kiện, hồ sơ, thủ tục
cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
4
Điều 29 Nghị định số số 160/2006/NĐ – CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối
2005.
Bài tập học kỳ

×