Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch xây dựng THTT-HSTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.28 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/KH-ĐK1 Đồng Kho, ngày 01 tháng 10 năm
2009
KẾ HOẠCH
Triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” năm học 2009-2010 và giai đoạn 2008-2013.
Thực hiện chỉ thị số 40/2008/Ct-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-
2013; Căn cứ kế hoạch số 406/PGD&ĐT ngày 09 tháng 9 năm 2008 của phòng
GD&ĐT Tánh Linh về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học phổ thông năm
học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013, công văn số 60/PGD&ĐT-TH v/v
Hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực cấp tiểu học, trường tiểu học Đồng Kho 1 xây dựng kế
hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” năm học 2009-2010 và giai đoạn 2008-2013 cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp
với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
2. Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
II. Yêu cầu
1. Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ
sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được
an toàn, thân thiện, vui vẻ.
2. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các
hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ
động và ý thức sáng tạo.


3. Phát huy sự chủ động, tính sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu
đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và
phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống
lịch sử cách mạng cho học sinh.
III. Nội dung cụ thể
1) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp
Trang 1
- Có cây bóng mát và thảm cỏ đạt độ che phủ ít nhất 1/3 sân trường;
trồng nhiều bông hoa, cây xanh làm cho trường ngày càng đẹp hơn; ở tất cả ở
điểm trường đều có hàng rào xung quanh trường; có thùng rác công cộng trong
sân trường, có hố rác hoặc nơi tập kết rác được xử lý hợp vệ sinh.
- Lớp học được trang trí theo đúng qui định, có cây xanh, có trưng bày
sản phẩm của học sinh, có mãng tường ôn luyện kiến thức cho học sinh, tạo
môi trườnglớp học sạch đẹp và thân thiện; có thùng rác hợp vệ sinh của lớp.
- Có đủ nhà vệ sinh, có chỗ rửa tay riêng cho giáo viên và học sinh và
được giữ gìn vệ sinh thường xuyên sạch sẽ.
- Tham gia giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đoạn đường phía trước khu vực
trường; mỗi tháng ít nhất một lần tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học
sinh tham gia tổng vệ sinh trường học, lớp học và khu vực xung quanh trường.
- Có đủ bàn ghế học sinh loại 2 chỗ ngồi cho học sinh toàn trường; có
đường xe lăn cho học sinh khuyết tật vào phòng học và khu vệ sinh.
- Không có hàng quán buôn bán trong khu vực trường.
- Có khẩu hiệu treo ở trường: Nhiệt liệt hưởng ứng phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
- Thầy cô giáo giảng dạy thể hiện phương pháp phát huy tính tích cực
của học sinh: có tổ chức cho học sinh là việc theo nhóm, có hướng dẫn cho học
sinh tự học ở nhà; không có hiện tượng xúc phạm đến danh dự và thân thể học

sinh; xây dựng không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái và thân thiện, không có
hiện tượng đập bàn, gõ thước gây tiếng động lớn trấn áp học sinh.
- Khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến, đề xuất sáng kiến, nguyện
vọng của mình: như đặt thùng thư: “Điều em muốn nói” và hoạt động hàng
tuần; có chương trình phát thanh măng non hoặc báo khổ lớn mỗi học kỳ.
- Có phòng thiết bị dạy học, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp khoa học, bảo
quản tốt; giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp ít nhất là 70% tiết dạy;
mỗi giáo viên tự làm trong mỗi học kỳ một đồ dùng dạy học có giá trị; có tổ
chức hình thức dạy bằng giáo án điện tử.
- Có thư viện hoạt động có hiệu quả, có tổ chức tủ sách giáo khoa dùng
chung, tổ chức tốt phong trào góp sách tặng bạn nghèo; có tổ chức hình thức
thư viện xanh hoặc thư viện đạt hiệu quả cao.
3. Tổ chức các hoạt động tập thể
- Có tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao thường xuyên trong nhà
trường, khuyến khích sự tham gia chủ động và tự giác của học sinh; mỗi năm
học tổ chức ít nhất một lần hoạt động văn nghệ hoặc thể thao với qui mô toàn
trường.
Trang 2
- Sưu tầm và phổ biến trò chơi dân gian cho học sinh chơi thường xuyên
ít nhất 5 trò chơi.
- Tổ chức cho học sinh cắm trại, hội thi hoặc tham quan, dã ngoại ít nhất
một lần trong năm học.
4. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Tổ chức giáo dục và rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với
các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt.
- Tổ chức giáo dục và rèn luyện cho học sinh về chăm sóc răng miệng,
phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn thương tích khác dưới các
hình thức nhẹ nhàng, phù hợp lứa tuổi, thu hút học sinh tham gia một cách tự
giác.
- Xây dựng cho học sinh kỹ năng ứng xử văn hoá, loại bỏ bạo lực và tệ

nạn xã hội trong học đường: cách xưng hô với bạn, với thầy cô và nhân viên
trong trường; không nói tục, chưởi thề; biết cảm ơn, xin lỗi; không sử dụng đồ
chơi có tính bạo lực; không hút thuốc, uống rượu bia và các hình thức cờ bạc.
- Cán bộ, giáo viên phải gương mẫu, không hút thuốc khi lên lớp.
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
- Nhận chăm sóc, thăm viếng ít nhất 2 gia đình thương binh, liệt sĩ, gia
đình nghèo neo đơn.
- Tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá và tinh thần cách mạng
một cách hiệu quả cho học sinh: mời các cán bộ cách mạng lão thành đến nói
chuyện, giao lưu với học sinh hoặc tổ chức hội thi, hái hoa theo chủ đề ít nhất
một lần trong năm học.
Riêng trong năm học 2009-2010 cần tập trung giải quyết 3 vấn đề sau:
* Nhà vệ sinh được bố trí người dọn dẹp thường xuyên đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, của học sinh.
* Toàn trường nhận chăm sóc, giúp đỡ gia đình Mẹ Việt Nam anh
hùng và một gia đình thương binh có hoàn cảnh khó khăn.
* Mỗi tuần đều tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian hoặc các
hoạt động vui chơi tích cực khác.
IV. Tổ chức thực hiện
- Tổ chức thảo luận về Chỉ thị 40 của Bộ GD&ĐT và các kế hoạch triển
khai của ngành GD&ĐT đồng thời tuyên truyền phổ biến rộng rải cho giáo
viên, học sinh, phụ huynh tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Trang 3
- Xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện của nhà
trường trong đó có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường. Phân công cụ thể cho

từng thành viên Ban Chỉ đạo, các ban ngành chủ trì hoặc phối hợp trong các
hoạt động của phong trào thi đua.
- Cuối mỗi năm học, tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh
nghiệm, đề ra biện pháp phấn đấu trong những năm tiếp theo.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.

Cao Thống Suý
Trang 4

×