Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.88 KB, 89 trang )





3





Luận văn
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng
dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính
quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào giai đoạn hiện nay




4

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc
Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong
chiến lược con người và chiến lược con người đứng ở vị trí trung tâm trong
toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Con người là chủ
thể sáng tạo ra mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá; do đó, việc trồng người
đặt nền móng cho sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Giáo dục và đào tạo sẽ làm cho trí tuệ và thể chất, đạo đức và nghề nghiệp,
tính độc lập cá nhân và tinh thần cộng đồng, trách nhiệm và quyền hạn, lợi ích


và đóng góp, dân chủ và kỷ cương của mỗi con người được phát triển, là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung của đất nước, công tác giaó
dục và đào tạo đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị
ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào là một bộ phận đặc thù, có
tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém” [20, tr. 269-273]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng, gắn với vận mệnh của Đảng, của chế độ theo yêu cầu ngày
càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy cần
phải: “ chăm lo xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản
lĩnh chính trị, phẩm chất, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn
thành nhiệm vụ Đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, trọng
dụng nhân tài ” [8, tr. 276].
Trong công cuộc đổi mới và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
hiện nay, đất nước Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều




5

lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Kết quả đó có sự đóng góp rất quan
trọng của đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa
yêu cầu về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ với yêu cầu, nhiệm vụ
mới đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là hệ thống chính sách vẫn còn
thiếu, hiệu quả của lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ chưa cao; tính tích
cực, tự giác và năng động trong công việc của cán bộ còn nhiều hạn chế. Việc
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ làm chưa tốt; công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ,
chưa có nền nếp, chưa đảm bảo chất lượng và từ đó chưa tạo ra động lực để
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới.
Trong bối cảnh đó việc tìm ra hệ thống các giải pháp để cải thiện chất
lượng đội ngũ cán bộ hiện nay, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng được xem là
một trong những giải pháp hàng đầu của Đảng và Chính phủ.
Để đội ngũ cán bộ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm
vụ cách mạng và sự biến đổi của tình hình thực tế thì đòi hỏi phải phải không
ngừng học tập, rèn luyện vươn lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đã lựa
chọn cán bộ cần phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Chỉ thực hành mà không có
lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mù” [20, tr. 261]. Và theo tinh thần
của C. Mác “người đi giáo dục cũng phải được giáo dục”. Muốn nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của hệ thống chính trị
thì điều tất yếu trước hết phải tìm cách nâng cao chất đội ngũ giảng viên ở
Học viện. Vì thế, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước để đổi mới và hội nhập quốc tế, việc tạo ra những thay đổi
căn bản về chất cho đội ngũ cán bộ không chỉ còn là một nhu cầu mà đang
trở thành một vấn đề mang tính cấp bách, quyết định sự thành bại của công
cuộc đổi mới.
Trong bối cảnh đó, với vị trí công tác của mình, tôi chọn đề tài “Công




6

tácđào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính
quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm
luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã và đang là đối
tượng của nhiều công trình khoa học cũng như chính sách thực tiễn. Trong
những năm vừa qua đã có nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng làm
cơ sở cho một số chính sách quan trọng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ và
hoàn thiện công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ giảng dạy lý luận
chính trị nói riêng. Tại CHDCND Lào, cũng như tại Việt Nam, đã có một số
công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tại CHDCND Lào, có thể kể đến các công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài như:
- Chăn Huẩn Xay Nha Đệt, Chất lượng đội ngũ đảng viên là giáo viên ở
các trường phổ thông tỉnh U-Đôm Xay, CHDCND Lào hiện nay, luận văn
thạc sỹ, bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2004;
- Bun Lon – Sa Luôi Sắc, Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đào
tạo sỹ quan của quân đội nhân dân Lào hiện nay, luận văn thạc sỹ, bảo vệ tại
Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2005;
- Sẳm Lan Phăn Kha Vông, Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ ở Trường Đại học Quốc gia Lào trong thời kỳ mới, luận văn đại
học chính trị, chuyên ngành tổ chức, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, năm 2006.
- Thong Chăn Khổng Phum Khăm, Công tác qui hoạch cán bộ thuộc
diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý giai đoạn hiện
nay, luận văn thạc sỹ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
năm 2005




7


Tại Việt Nam, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên
quan vấn đề cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong công cuộc
đổi mới hiện nay như sau:
- Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội;
- Tô Tử Hạ (1999), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức hiện nay, Hà Nội;
- Trần Xuân Sầm (1999), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo
chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội;
- Nguyễn Trọng Bảo (1998), Xây dựng đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán
bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội;
- Ngô Thành Can,(2001) “Cán bộ, công chức - các vấn đề và nhu cầu
đào tạo”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 2;
- Thang Văn Phúc(2003), “Định hướng đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức theo yêu cầu của Chương trình tổng thểCải cách hành chính
2001-2010”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 9;
- Hà Anh Tuấn (2006), Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp tỉnh và tương đương ở Học viện Hành chính quốc gia giai
đạon hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng
ĐCS Việt Nam;
- Nguyễn Thị Bích Hường (2006), Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt
của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học,
chuyên ngành Xây dựng ĐCS Việt Nam;
Bên cạnh đó, các công trình, kết quả nghiên cứu về công tác cán bộ và





8

công tác đào tao, bồi dưỡng được công bố ở một số tạp chí chuyên ngành như
Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà
nước, Tại Lào cũng có một số nhà nghiên cứu lý luận, những người làm công
tác Đảng, công tác giáo dục đã đề cập đến một số khía cạnh của công tác đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khái quát một số vấn đề cơ bản về lý luận và phân tích thực
trạng, luận văn đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm cao chất
lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và
Hành chính quốc gia Lào.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích làm rõ sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng công
tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính
quốc gia Lào giai đoạn hiện nay.
- Làm rõ vai trò, vị trí và chỉ ra tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ 1996 đến
nay; phân tích các nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia Lào từ nay đến năm 2010.





9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chất lượng công tác đào tạo đội
ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề chủ yếu trong công tác đào tạo đội
ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ
năm 1996 đến 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; quan điểm của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ.
- Luận văn sử dụng các phương pháp lô gíc - lịch sử, điều tra, xã hội
học, thu thập thông tin từ thực tế, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
và so sánh; đồng thời tham khảo những tư liệu, tài liệu, các công trình nghiên
cứu khoa học có liên quan đến đề tài.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể mang lại một số đóng góp nhất
định cho các khía cạnh lý luận và thực tiễn có liên quan.
Những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia Lào.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các khóa bồi
dưỡng giáo viên của Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố và các
trung tâm bồi dưỡng chính trị thuộc các tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham, phụ lục, nội dung




10
của luận văn đựơc kết cấu thành 2 chương và 5 tiết .




11
Chương 1
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy
ở Học viện chính trị và Hành chính Quốc gia nước cộng hoà dân chủ
nhân dân lào - những vấn đề
về lý luận và thực tiễn


1.1. khái quát về học viện chính trị và hành chính quốc gia và đội ngũ cán bộ
giảng dạy ở học viện chính trị và hành chính quốc gia nước cộng hoà dân chủ nhân
dân lào
1.1.1. Khái quát về Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia
nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Nước CHDCND Lào nằm ở khu vực Đông Nam á, có diện tích 236.000
km2, với 5,53 triệu dân. Từ năm 1893, Lào là thuộc địa của Pháp, trong chiến
tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản chiếm đóng Lào. Tháng 10 năm 1945, nhân
dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Lào ít-xa-la

(Lào tự do) đã khởi nghĩa giành chính quyền. Chính phủ lâm thời được thành
lập, năm 1949 Lào được công nhận là Quốc gia liên hiệp độc lập nhưng thực
chất người Pháp vẫn thâu tóm cả về ngoại giao, tài chính và quân sự.
Năm 1950, Lào ít-xa-la giải thể, Mặt trận Lào tự do (Neo Lào ít-xa-la)
và Chính phủ kháng chiến Lào được thành lập ở Đông Lào do Hoàng thân
Xu-pha-nu-vông làm Chủ tịch. Năm 1954, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp
rút quân về nước, cùng với nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào đã sát cánh bên
nhau chống Mỹ.
Năm 1973, Mỹ đình chiến tại Lào. Năm 1974, Chính phủ liên hiệp dân
tộc Lào được thành lập. Tháng 8 năm 1979, chính quyền cách mạng trên toàn
lãnh thổ Lào được thiết lập, Xu-pha-nu-vông là Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch




12
Hội đồng nhân dân tối cao; Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn, Tổng Bí thư Đảng Nhân
dân cách mạng Lào đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1986, tại Đại hội lần thứ IV, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra
chủ trương đối mới kinh tế toàn diện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
Lào đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội
trên đất nước Lào.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ đối với quá trình
xây dựng và phát triển đất nước, ngay từ những năm đầu thập niên 60 của thế
kỷ XX, được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè quốc tế, với sự nỗ lực của
Chính phủ Lào, các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lần lượt được ra đời,
trong đó có Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia Lào được chia thành 5 giai đoạn sau:
 Giai đoạn I (từ tháng 3/1960 - 6/1966)

Ngày 22-3-1960 là ngày thành lập trường Đảng, ban đầu trường có tên
là Trường Đoàn kết, đóng ở vùng căn cứ kháng chiến tỉnh Hủa Phăn giáp biên
giới Việt Nam.
Ngay từ khi mới thành lập, trường đã nhận được sự giúp đỡ hết sức
nhiệt tình và quí báu của nước bạn Việt Nam. Lúc mới thành lập, đội ngũ cán
bộ lãnh đạo và giảng dạy gồm cả người Việt Nam và người Lào. Ban Giám
đốc gồm có người Lào và người Việt Nam, người Việt Nam là ông Nguyễn
Khánh và ông Hồ Sĩ Tương; người Lào là ông Khăm Sáy và ông Ô Sa Căn
Thăm Na Thê Va.
Trong thời gian này trường đảm nhận việc đào tạo đội ngũ cán bộ cho
các cơ quan Đảng, chính quyền, quân đội và các tổ chức đoàn thể. Nhiệm vụ
chủ yếu của trường trong giai đoạn này là:
- Phổ biến những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.




13
- Phổ biến đường lối chính sách của Đảng hay còn gọi là chiến lược -
sách lược của cách mạng Lào.
- Học tập kinh nghiệm cách mạng của các nước anh em trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa như: Liên bang Nga, Việt Nam, Trung Quốc và các
nước khác.
- Giáo dục, đào tạo cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và
quân đội về các kiến thức và kỹ năng cơ bản như:
+ Công tác vận động (Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, dân tộc, tôn giáo và
công tác vận động hậu phương của địch).
+ Công tác quốc phòng - an ninh (chiến tranh nhân dân).
+ Công tác đào tạo - bồi dưỡng Đảng - cán bộ.
+ Đường lối đối ngoại của Đảng.

 Giai đoạn II (7/1966-1/1976)
Trước yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng, cùng với sự lớn
mạnh của Đảng, trong giai đoạn này, trường Đảng đã chuyển từ biên giới Lào
– Việt Nam sang đặt ở bản Bắc, huyện Viêng Xeng, tỉnh Hủa Phăn, trường có
tên là Trường Đoàn kết.
Trong giai đoạn này, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng và chính
quyền nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chủ yếu của trường là tiếp
tục đào tạo, bồi dưỡng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính
sách của Đảng và giáo dục cho cán bộ chủ chốt biết làm công tác xây dựng
vùng giải phóng thành nhà nước và biết xây dựng chi bộ 4 biết như:
- Biết lãnh đạo xây dựng kinh tế.
- Biết vận động nhân dân để góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc theo đường lối chính sách của Đảng đề ra.
- Biết lãnh đạo công tác quốc phòng - an ninh.




14
- Biết xây dựng Đảng - cán bộ.
Trong giai đoạn này, Giám đốc nhà trường là ông Chăn My Đuông Bút Đi.
 Giai đoạn III (2/1976-5/1986 - giai đoạn trường Đảng thuộc Ban
Tuyên huấn Trung ương)
Sau khi giành được độc lập, thiết lập chính quyền cách mạng trên toàn
lãnh thổ, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trở thành đảng cầm quyền, lúc này,
trường đảng (Trường Đoàn kết) trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng
Nhân dân cách mạng Lào.
Nhiệm vụ của trường trong giai đoạn này là:
- Giúp Trung ương tổ chức triển khai đường lối chính sách và Đại hội
đại biểu toàn quốc, sau khi đã công nhận và công bố thành lập nước

CHDCND Lào (2/12/1975).
- Tổ chức hội thảo, học tập cho các cán bộ và đảng viên cách mạng Lào
thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và nhiệm vụ cách mạng khi bước sang kỷ
nguyên độc lập dân tộc, dân chủ, đất nước đã thoát khỏi ách thống trị của đế
quốc và tay sai, đất nước đã được giải phóng hoàn toàn, nhân dân Lào đã trở
thành người làm chủ thực sự.
- Tổ chức học tập văn hoá và lý luận, đường lối chính sách của Đảng
 Giai đoạn IV (7/1986 – 1995)
Giai đoạn này, Trường Đảng tách ra độc lập, có tên là Trường Cao
đẳng Đảng- Nhà nước, thuộc sự chỉ đạo của Trung ương Đảng Nhân dân cách
mạng Lào và Chính phủ Lào. Trường trở thành đơn vị ngân sách độc lập, theo
chế độ ngân sách của Bộ Tài chính.
Trong giai đoạn này, cơ cấu tổ chức và cán bộ của Trường đã từng
bước được hoàn thiện và kiện toàn. Trường đã hình thành cơ cấu tổ chức
gồm các khoa như: Khoa Triết học, Khoa Kinh tế, Khoa Chủ nghĩa xã hội




15
khoa học, Khoa Hành chính - quản lý, Phòng Tài vụ và Phòng Tổ chức cán
bộ. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của trường đã được đào tạo một
cách bài bản hơn, thông qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong và
ngoài nước.
 Giai đoạn V ( từ tháng 3/1995 đến nay)
Trước yêu cầu sắp xếp lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ các cơ sở đào
tạo của Đảng và Chính phủ nhằm tránh sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ
và tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Chính
phủ Lào đã ban hành Nghị quyết số 09/BCT ngày 27/2/1995 và Nghị định của
Chính phủ số 59/CP ngày 29/7/1995 về việc thành lập Học viện Chính trị và

Hành chính quốc gia trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Đảng- Nhà nước
với Trường Hành chính và quản lý quốc gia Lào.
Hiện nay, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào có 149 cán bộ,
với 5 đơn vị nghiên cứu và giảng dạy (Viện Triết học, Viện Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Viện Kinh tế chính trị, Viện Xây dựng Đảng & lịch sử Đảng, Viện
Hành chính học), và các đơn vị chức năng gồm: Văn phòng hành chính, Cục Tổ
chức cán bộ, Cục Chuyên môn đào tạo, Vụ Nghiên cứu và quản lý khoa học.
1.1.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Học viện Chính trị và
Hành chính Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào là một trong những
cơ quan thuộc Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ
Lào; là cơ quan chuyên trách cấp Trung ương tương đương với các Ban của
Đảng và Bộ, cơ quan tương đương của Chính phủ. Học viện có chức năng
và nhiệm vụ sau:
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức đang đương chức và thuộc
diện qui hoạch cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể
quần chúng; nghiên cứu lý luận, khoa học chính trị và hành chính, lý luận




16
cách mạng và thực tiễn để phục vụ việc học tập - giảng dạy và góp phần vào
việc nghiên cứu làm cho đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước được cụ
thể hoá và hoàn chỉnh hơn.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý đang đương
chức cấp trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng về chính
trị và hành chính.
- Đào tạo cán bộ kế tiếp cấp cử nhân, thạc sĩ về chính trị và hành chính
cho các ban ngành từ Trung ương đến địa phương.

- Phối hợp cùng các bộ phận khác có liên quan tiến hành bồi dưỡng
trình độ, tập huấn, hội thảo ngắn ngày trang bị kiến thức lý luận cơ bản cần
thiết về chính trị - hành chính; đường lối chính sách của Đảng và quy định,
pháp luật của Nhà nước cho cán bộ cấp trung - cao cấp của Đảng, Nhà nước
và đoàn thể quần chúng.
- Đào tạo và bồi dưỡng trình độ về chính trị tư tưởng, quan điểm, bộ
môn sư phạm học cho đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy môn chính trị
ở các trường dạy nghề, trường chính trị tỉnh và trong Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia.
- Xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình và các nội dung đào
tạo khác về mặt chính trị, hành chính và quản lý.
- Tiến hành nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để phục vụ cho học
tập, giảng dạy và góp phần vào việc làm cho đường lối chính sách của Đảng -
Nhà nước rõ ràng và không ngừng hoàn thiện, góp phần về mặt lý luận khoa
học và thực tiễn cho Trung ương trong việc hoạch định chính sách của Đảng.
- Lãnh đạo, quản lý công việc trong Học viện như: công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, quản lý hành chính, quản lý ngân sách, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các chính sách đối với cán bộ giảng viên.
- Thực hiện công tác quan hệ quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo và




17
bồi dưỡng cán bộ; tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác song phương hoặc đa phương.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy Học viện Chính
trị và Hành chính Quốc gia Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
1.1.2.1. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính
trị và Hành chính quốc gia Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Xuất phát từ những nét đặc thù về chức năng nhiệm vụ của Học

viện theo quy định trên, đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và
Hành chính quốc gia Lào cũng có những nét đặc thù riêng. Đội ngũ cán
bộ giảng dạy của Học viện - những trí thức thuộc lĩnh vực lý luận chính
trị, là bộ phận không thể tách rời với đội ngũ trí thức nói chung, song để
có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ của Học viện, họ có những đặc điểm
riêng như sau:
Thứ nhất, họ là lực lượng góp phần trong việc xây dựng đường lối
chính sách, phát triển và truyền bá lý luận của Đảng và Nhà nước Lào, là
những người có phẩm chất chính trị tốt - trung thành với lý tưởng của
Đảng, với Nhà nước và lợi ích của nhân dân, có sự nhạy cảm chính trị và
bản lĩnh chính trị vững vàng.
Thứ hai, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và truyền bá lý luận Mác -
Lênin trong điều kiện mới của đất nước và thời đại, đội ngũ cán bộ giảng
dạy ở Học viện đa phần có trình độ lý luận vững vàng về các khoa học
chuyên ngành, có phương pháp nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo của Học viện Chính trị
và Hành chính quốc gia Lào, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện đòi
hỏi phải có chất lượng cao. Đối tượng đào tạo của Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia Lào là đội ngũ cán bộ trung cao cấp trong hệ thống chính trị,
đội ngũ cán bộ lý luận chính trị, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý trên các
lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cán bộ giảng dạy ở Học viện phải là những người




18
có trình độ tri thức cao, có phương pháp tư duy biện chứng
Thứ ba, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia Lào được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu
trình độ và độ tuổi đa dạng.

Với lịch sử gần 50 năm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy
của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Nước CHDCND Lào được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thế hệ thứ nhất, họ là những người đã
từng tham gia giảng dạy từ những thập niên 70-80 của thế kỷ XX. Đây là
những người trưởng thành trong bối cảnh đất nước có nhiều chuyển đổi, họ có
thể là cán bộ giảng dạy của Trường Đoàn kết, của Học viện Hành chính và
quản lý quốc gia Lào, hoặc chuyển từ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ
chức đoàn thể sang làm công tác giảng dạy.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc
gia Lào có cơ cấu trình độ đa dạng. Nhìn chung, đội ngũ này được đào tạo
một cách tương đối bài bản ở trong nước và các nước XHCN như Liên Xô
(cũ), Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, hay các nước tư bản như: Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Canada, Thái Lan, Singapore Xuất phát từ nhiều nguồn đào tạo
khác nhau, các cơ quan khác nhau, sự khác nhau về độ tuổi nên đội ngũ này
có sự đa dạng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm.
1.1.2.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị
và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
Với chức năng là cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lý luận, đội ngũ
cán bộ làm công tác giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc
gia Lào giữ một vị trí hết sức quan trọng. Tầm quan trọng này xuất phát từ
yêu cầu, nhiệm vụ của Học viện mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã tin
tưởng giao phó.
V.I. Lênin đã từng khẳng định: "Không có lý luận cách mạng thì




19
cũng không thể có phong trào cách mạng" và "chỉ đảng nào được một lý
luận tiền phong hướng dẫn, mới có thể làm tròn nhiệm vụ chiến sĩ tiên

phong" [12, tr.30-32]. Giáo dục lý luận chính trị có vị trí rất trọng yếu trong
cách mạng tư tưởng và văn hoá. Trong lịch sử giai cấp thống trị nào cũng tìm
mọi cách đem tư tưởng truyền bá vào quần chúng, biến tư tưởng đó thành tư
tưởng của toàn xã hội. Việc ấy được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó hệ
thống giáo dục giữ vị trí trọng yếu và đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào cho thấy vấn đề cán
bộ và việc huấn luyện cán bộ là hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng: "Cán bộ là gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là
công việc gốc của Đảng" [20, tr.268]. Ngay từ năm 1925 Người đã mở các
lớp huấn luyện lý luận chính trị, đường lối cứu nước để đào tạo cán bộ, chuẩn
bị cả về chính trị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Người đã chỉ
ra rằng: "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì
vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây
cối quý báu" [20, tr.273]. Đây là điều mà trước đó C.Mác - Ph.Ăngghen đã
chỉ ra: Những người lãnh đạo phải học tập ngày càng nhiều hơn về tất cả các
vấn đề lý luận, phải tự giải thoát ngày càng nhiều hơn khỏi ảnh hưởng của
những câu cổ truyền của thế giới quan cũ. Không thể có một đảng mạnh nếu
không có lý luận cách mạng để đoàn kết tất cả những người xã hội chủ nghĩa
lại.
Trong bối cảnh hiện nay, cũng như Việt Nam, Lào đang ở trong thời kỳ
xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới.
Thực tiễn xây dựng đất nước đặt ra nhiều vấn đề và cũng tạo nhiều điều kiện
để đội ngũ cán bộ tiếp tục đổi mới tư duy, đem lại cho mỗi người chúng ta có
nhận thức mới đúng đắn hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn về những quy luật vận
động, phát triển của xã hội. Chính yêu cầu này đòi hỏi phải xây dựng cho




20

được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, có trình độ đảm đương nhiệm
vụ cách mạng mới, trong đó có những người nghiên cứu, giảng dạy lý luận
chính trị. Do đó, sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị, về
quản lý nhà nước và nghiệp vụ của các tổ chức chính trị xã hội tại Học viện
Chính trị và Hành chính quốc gia Lào hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn cần giải quyết.
Xuất phát từ qui Qui định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân
dân cách mạng Lào- Về tiêu chuẩn cán bộ, ngày 02/4/2003, Chỉ thị số
04/BCTTW ngày 25/7/1994, Về rà soát lại đội ngũ cán bộ và qui hoạch,
đào tạo cán bộ trong cả nước, Văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân cách
mạng Lào lần thứ VII, Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của Học viện
Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên
cứu của Học viện giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong nghiên
cứu, giảng dạy lý luận. Cụ thể:
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện là lực lượng đào tạo cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở
cấp Trung ương, cấp tỉnh. Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng này về lý luận
chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bồi
dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, về quản lý hành
chính nhà nước và về công tác vận động quần chúng.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy, góp phần phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của Nhà
nước, góp phần phát triển lý luận, đường lối, đấu tranh chống những luận điệu
sai trái, bảo vệ sự đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, giảng viên là người trực tiếp truyền đạt những kiến thức khoa
học, hướng dẫn người học nâng cao nhận thức tư tưởng và năng lực tổ chức





21
thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Người giảng viên không những truyền đạt
mà còn làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và hơn thế nữa là hướng dẫn
người học cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua đội ngũ
giảng viên, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chủ
trương chính sách, pháp luật và nhiều quy định khác của Đảng và Nhà nước
đến với người học một cách chủ động, sáng tạo và có nhiều thuận lợi hơn khi
vận dụng vào thực tiễn. Người học ở đây lại chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, quản
lý chủ chốt, lực lượng quan trọng góp phần biến đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Khi họ biết vận dụng những vấn
đề cần thiết trên cơ sở đã nắm bắt và hiểu về nó thì hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều.
Điều đó càng nói lên vai trò của đội ngũ giảng viên.
Đồng thời giảng viên ở Học viện cũng là lực lượng chủ yếu làm công
tác nghiên cứu lý luận. Để giảng dạy và quản lý tốt phải nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học để giảng dạy, quản lý tốt. Như vậy nghiên cứu khoa học
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
góp phần tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao công tác lý
luận của Đảng.
Thông qua việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đội ngũ giáo viên
của Học viện thực sự là bộ phận quan trọng góp phần giáo dục lý luận, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vào việc nghiên cứu và
giải quyết những vấn đề đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn; vào
công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đấu tranh chống các luận
điệu xuyên tạc, bôi nhọ dưới mọi hình thức, khắc phục những nhận thức sai
lầm trong cán bộ và nhân dân.
Có thể nói rằng: Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và
Hành chính quốc gia nước CHDCND Lào là cán bộ khoa học và chính trị
góp phần quyết định nội dung và chất lượng đào tạo của Học viện. Đúng





22
như Lênin đã từng nói: "Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng
nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết
định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên
quyết định" [16, tr.248].
Tóm lại: Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành
chính quốc gia là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và
quản lý chủ chốt ở nước CHDCND Lào hiện nay. Đội ngũ giảng viên này
phải là những cán bộ lý luận giỏi, am hiểu thực tiễn, đóng góp tích cực cho sự
phát triển của xã hội, tích cực đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu,
phản động, bảo vệ sự trong sáng của lý luận, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước hiện
nay, yêu cầu công tác đào tạo cán bộ ngày càng trở nên cấp thiết, do đó vị trí,
vai trò của đội ngũ giảng viên trong tại Học viện ngày càng quan trọng hơn.
1.2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy
ở Học viện chính trị và hành chính Quốc gia nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào
1.2.1. Quan niệm về công tác đào tạo
Theo Từ điển tiếng Việt thì “đào tạo” được hiểu là: “Làm cho trở thành
người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [25, tr.279].
Đào tạo là khâu quan trọng, có các động lớn đến việc hình thành chất
lượng đội ngũ cán bộ. V.I Lênin đã chỉ ra: “Trong lịch sử chưa hề có giai cấp
nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ
của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng
tổ chức và lãnh đạo phong trào” [12, tr.73].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có rất nhiều bài viết về công tác đào tạo,
huấn luyện cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc huấn luyện cán bộ không
phải là việc đơn giản, muốn làm được thì phải hiểu cho rõ” [22, tr.45]; theo





23
đó, phải hiểu thấu đáo các vần đề như “huấn luyện ai”, “ai huấn luyện”, “huấn
luyện cái gì”, “huấn luyện như thế nào”, “tài liệu huấn luyện”, “ học cái
gì”, [22, tr.46-49]. Tất cả những nội dung này đều phải được chuẩn bị chu
đáo, tiến hành có kế hoạch. Người phê phán thói làm ăn cẩu thả chạy theo
thành tích:
Mở lớp lung tung vì mở nhiều lớp nên thiếu người giảng. Thiếu
người giảng thì học viên đâm chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi
“bắt phu”, vì thế người đến giảng khi nào cũng hấp tấp lướt qua lớp này
một chút, lớp khác một chút như “Chuồn chuồn đập nước”, dạy không
được chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi lại phải “bịt lỗ”, người
bịt lỗ năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho
Đoàn thể.
Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì tạp nham. Vậy phải làm thế nào ?
Phải hợp lý hoá, nghĩa là:
1. Mở lớp nào cho ra lớp ấy
2. Lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận
3. Đừng mở lớp lung tung [22, tr.52].
Khi bàn đến việc xác định đối tượng giảng dạy, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng: trước khi huấn luyện phải trả lời cho được câu hỏi: “Huấn luyện ai?”.
Với hệ thống Trường Đảng, Bác trả lời:
“- Huấn luyện cán bộ.
- Huấn luyện hội viên đoàn thể.
- Huấn luyện cán bộ các ngành chuyên môn của chính quyền.
- Huấn luyện nhân dân.
Nói đến cán bộ trước hết, vì “cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”, có vốn

mới làm ra lãi”[22, tr.46].
Khi bàn về nội dung chương trình đào tạo cán bộ, theo Chủ tịch Hồ




24
Chí Minh, nội dung huấn luyện phải bảo đảm toàn diện, đồng bộ, đồng thời
phải có trọng tâm, trọng điểm; phải coi trọng cả kiến thức lý luận và thực tiễn,
cả kiến thức cơ bản và chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành; kết hợp
chặt chẽ giữa nâng cao trí tuệ với rèn luyện phẩm chất đạo đức. Muốn vậy,
nội dung chương trình phải bao gồm nhiều lĩnh vực như “huấn luyện nghề
nghiệp”, “ huấn luyện chính trị”, “ huấn luyện văn hoá”`, “huấn luyện lý
luận”. Tuy nhiên, không thể dùng một chương trình để huấn luyện chung cho
các loại cán bộ, mà phải tuỳ thuộc đối tượng học tập để bố trí nội dung cho
phù hợp.
Về phương châm đào tạo, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác huấn
luyện cán bộ phải quán triệt các phương châm:
Một là, “Lý luận gắn với thực tiễn”, “học đi đôi với hành”. Bác nói: “
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng;
Lý luận không liên hệ với thực tiễn thì thành lý luận suông”[21, tr. 496]; Bác
còn nhấn mạnh học để hành. Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì
vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Hai là, Huấn luyện phải thiết thực. Bác yêu cầu: “Tài liệu huấn luyện
phải nhằm vào sự cần dùng cần thiết của quần chúng, phải hỏi người đến chịu
huấn luyện rồi, có áp dụng được ngay không? Có thực hành được ngay
không?”[20, tr.248]. Theo Người: “Huấn luyện cần thiết thực chu đáo, hơn
tham nhiều”. Phải biết “Quý hồ tinh, bất Quý hồ đa”. Huấn luyện cán bộ cốt
là để cung cấp cán bộ cho các ngành công tác: Đoàn thể, Mặt trận, Chính

quyền, Quân đội ”[22, tr.48]. Vì vậy, huấn luyện cán bộ phải đúng nhu cầu.
Bác cho rằng không phải ai cũng huấn luyện được: “Muốn huấn luyện thợ
rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề thợ rèn, thợ nguội. Người
huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt : tư tưởng, đạo đức,




25
lối làm việc” [22, tr.46]. Người huấn luyện phải luôn luôn phấn đấu vươn lên
trong học tập, nghiên cứu, đó là học, học nữa, học mãi. Bác nêu khẩu hiệu:
“học không biết chán, dạy không biết mỏi”[22, tr.46].
Ba là, Kết hợp chặt chẽ việc nâng cao kiến thức trí tuệ, năng lực
chuyên môn, kỹ năng thực hành với rèn luyện phẩm chất, phong cách, cải tạo
tư tưởng.
Bác nói: “Phải huấn và luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho
sạch những vết xấu xa trong đầu óc. Ví dụ: Hiện nay cán bộ ta có một khuyết
điểm lớn là tự kiêu, tự mãn. Phải đập cho tan khuyết điểm ấy đi. Nếu còn tự
kiêu tự mãn thì học biết nhiều chỉ thêm hại”[22, tr.49]. Bác yêu cầu người học
phải xác định đúng mục đích, động cơ học tập: “Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và
nhân loại” [21, tr.684].
Bốn là, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của học viên, coi
trọng khâu tự học. Bác nói: Học tập ở trường của đoàn thể không phải như
học ở các trường lối cũ, không phải có thày thì học, thày không đến thì đùa.
Phải biết tự động học tập. Bác yêu cầu ngườì học phải chủ động suy nghĩ,
ham học hỏi, ham tìm tòi, học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học
nhân dân” [22, tr.49].
Nhận thức đực tầm quan trọng công tác cán bộ, xuất phát từ yêu cầu
của thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết để công tác đào tạo có chất lượng. Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách
mạng Lào khoá VI (1998) đã khẳng định: “Công tác đào tạo cán bộ phải căn
cứ vào nhu cầu cán bộ Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với
từng loại cán bộ” [43, tr.6].
Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân
dân cách mạng Lào khoá VII (2005), quan điểm về đào tạo cán bộ như đã đề




26
ra tại Hội nghị Trung ương 6 (khoá VI) lại được tiếp tục khẳng định một lần
nữa. Tuy nhiên, tại Hội nghị lần này (2005), Đảng Nhân dân cách mạng Lào
xác định: “Nội dung chương trình đào tạo cán bộ cần phải bám sát thực
tiễn chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và bồi dưỡng
kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học
công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo cả về tác phong lãnh đạo, đạo
dức cán bộ” [42, tr.13].
Xuất phát từ thực tiễn đào tạo cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị
và Hành chính quốc gia Lào; qua khảo sát, nghiên cứu thực tế, học hỏi và trao
đổi kinh nghiệm với một số cơ quan đào tạo cán bộ ở Lào và Việt Nam, có thể
đưa ra quan niệm về công tác đào tạo cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị
và Hành chính quốc gia nước CHDCND Lào, đó là: tổng hợp tất cả các công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, qui hoạch cán bộ, xây dựng nội dung chương trình đào
tạo nhằm tạo nên phẩm chất chuyên môn, đạo đức, phẩm chất chính trị đảm
bảo cho đội ngũ đó hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đáp
ứng các yêu cầu đặt ra tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước
CHDCND Lào.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá
Trên cơ sở quan niệm về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước CHDCND Lào đã nêu ở
trên, để đánh giá được chất lượng đào tạo cán bộ giảng dạy hiện nay, cần căn
cứ vào các tiêu chí chủ yếu dưới đây:
* Về đội ngũ cán bộ giảng dạy
Đây là sản phẩm của công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy. Để
đánh giá công tác đào tạo cán bộ giảng dạy cần phải căn cứ vào các yêu cầu,
tiêu chuẩn của người cán bộ tại Học viện, cụ thể:
 Trước hết phải đào tạo được người giảng viên có phẩm chất chính




27
trị, đạo đức tốt.
Người giảng viên lý luận tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia
nước CHDCND Lào là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt
đối trung thành với lợi ích của dân tộc. Do vậy, người giảng viên phải là
người có tinh thần cách mạng, không ngừng bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng
và góp phần bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng cho người học. Người giảng viên
phải chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, chính sách, pháp luật. Đây là yêu cầu
cơ bản đầu tiên đối với người giảng viên ở Học viện.
 Phải đào tại được đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu và
kiến thức tổng hợp rộng.
Là giảng viên lý luận tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia
Nước CHDCND Lào đòi hỏi phải nắm vững những nguyên lý khoa học và
cách mạng; ngoài ra, giảng dạy môn nào phải có kiến thức chuyên sâu ngành
đó ở mức độ cần thiết để đảm bảo tính khoa học trong nhận thức, nghiên cứu
và giảng dạy. Thiếu chuyên sâu người giảng viên không thể nào lý giải được
những vấn đề lý luận, thực tiễn đang đặt ra. Hơn nữa, tri thức lý luận được
xây dựng trên nền tảng tri thức khoa học của nhân loại, chỉ có thể hiểu đúng

được khi người giảng viên có nền tảng tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội đạt mức độ cần thiết.
Ngoài ra, người giảng viên cần nắm được kiến thức thực tiễn, nắm
vững quan điểm, đường lối một cách có hệ thống, có chiều sâu và toàn diện
mới có thể giảng dạy đúng được lý luận, vận dụng sáng tạo những quan điểm
đó trong bài giảng. Qua đó người học mới tiếp thu được bản chất cách mạng
và khoa học của những vấn đề lý luận sâu hơn.
Trong điều kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát
triển như vũ bão, càng đòi hỏi người giảng viên phải có sự hiểu biết sâu rộng
và tổng hợp. Mặt khác, chính đối tượng mà mình giảng dạy càng ngày càng

×