Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 189 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
SAM LANE PHAN KHA VONG
XÂY DựNG ĐộI NGũ CáN Bộ CHUYÊN TRáCH CÔNG TáC
THI ĐUA, KHEN THƯởNG cấp TỉNH CủA NƯớC CộNG HòA
DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO GIAI ĐOạN HIệN NAY
Luận án tiến sĩ khoa học chính trị
H NI - 2014
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
SAM LANE PHAN KHA VONG
XÂY DựNG ĐộI NGũ CáN Bộ CHUYÊN TRáCH CÔNG TáC
THI ĐUA, KHEN THƯởNG cấp TỉNH CủA NƯớC CộNG HòA
DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO GIAI ĐOạN HIệN NAY
Chuyờn ngnh : Xõy dng ng Cng sn Vit Nam
Mó s : 62 31 23 01
Luận án tiến sĩ khoa học chính trị
Ng i h ng d n khoa h c: PGS, TS NGC NINH
H NI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Sam Lane Phan Kha Vong
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
T󰗕NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C󰗩U LIÊN QUAN 󰖿N 󰗁 TÀI LU󰖭N ÁN 7
Chương 1: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CẤP TỈNH CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28


1.1. Thi đua, khen thưởng và công tác thi đua, khen thưởng ở các tỉnh, thành
phố của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 28
1.2. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào - khái niệm, nội dung 52
Chương 2: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VÀ XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
CẤP TỈNH CỦA CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 75
2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp
tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 75
2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh
của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 85
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP
TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC THI
ĐUA, KHEN THƯỞNG CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO ĐẾN NĂM 2025 115
3.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và mục tiêu, phương hướng tiếp tục xây dựng
đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 115
3.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 125
KẾT LUẬN 160
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
PHỤ LỤC 177
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CBCT : Cán bộ chuyên trách
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐNDCM : Đảng Nhân dân Cách mạng
HTCT : Hệ thống chính trị
Nxb : Nhà xuất bản
TĐKT : Thi đua, khen thưởng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
M󰗟 󰖧U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi đua, khen thưởng (TĐKT) có vai trò và tác dụng to lớn đối với thắng lợi
của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng
(ĐNDCM) Lào, là một nội dung lãnh đạo quan trọng trong toàn bộ hoạt động của
Đảng. Khi trở thành Đảng cầm quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng TĐKT lại càng
quan trọng và phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước, góp phần to lớn vào thành tựu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH) trong những giai đoạn cách mạng trước đây. Trong công cuộc
đổi mới toàn diện đất xây dựng nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có sự quản lý của Nhà nước do
ĐNDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo, TĐKT vẫn tiếp tục thể hiện vai trò, tác dụng
và ý nghĩa đối với thành tựu công cuộc đổi mới của đất nước Lào.
Công tác TĐKT ở Lào được triển khai và diễn ra chủ yếu ở các địa phương
(từ cấp tỉnh đến cơ sở), đội ngũ cán bộ ngành TĐKT từ tỉnh, thành phố đến cơ sở có
vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho công tác TĐKT ở các địa phương theo
đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước Lào và
đạt chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ chuyên trách (CBCT) công tác
TĐKT ở cấp tỉnh lại càng có vai trò quan trọng hơn. Đây là những cán bộ lãnh
đạo, quản lý ngành TĐKT ở các tỉnh, thành phố, là những cán bộ chuyên sâu,
những chuyên gia về công tác TĐKT, tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, chính
quyền tỉnh, thành phố về công tác TĐKT, bảo đảm cho công tác TĐKT của địa

phương đạt kết quả, góp phần vào thành tựu công tác TĐKT của cả nước Lào. Ở
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "…cán bộ là cái gốc của mọi
công việc" [58, tr.269]; "công việc thành công hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay
kém" [58, tr.273]. Điều khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đối
với đội ngũ cán bộ TĐKT nói chung và CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của Lào nói
riêng. Thực tiễn ở Lào đã minh chứng điều này và chỉ ra rằng, để TĐKT thể hiện rõ
vai trò, phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng đối với thắng lợi của cách mạng phải
xây dựng được đội ngũ cán bộ công tác TĐKT, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách
2
(CBCT) ở các cấp, các ngành có chất lượng tốt. Trong đó, xây dựng đội ngũ CBCT
công tác TĐKT cấp tỉnh là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc
đổi mới; sự biến đổi phức tạp của tình hình thế giới và khu vực; sự gia tăng phá hoại
của các thế lực thù địch đối với Đảng và sự nghiệp đổi mới trên đất nước Lào, nhất là
sự phá hoại của các thế lực thù địch ẩn nấp trên đất Thái Lan và Cam Pu Chia việc
tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt việc khen thưởng góp phần bảo vệ
vững chắc Tổ quốc và xây dựng thành công CNXH ở Lào lại càng cần thiết. Vì thế,
việc xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT các ngành, các cấp, trong đó xây dựng
đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh ở Lào là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong nhiều năm gần đây, thực hiện đường lối
đổi mới công tác cán bộ và đổi mới công tác TĐKT của ĐNDCM Lào, các tỉnh uỷ,
thành uỷ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã tích cực, chủ động xây
dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố đạt kết quả. Đội ngũ CBCT
công tác TĐKT tỉnh, thành phố được xây dựng về số lượng, cơ cấu và chất lượng,
bước đầu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT ở địa phương. Nhờ đó, công
tác TĐKT của các tỉnh, thành phố dần dần đi vào nền nếp, đạt kết quả. Thành tựu
công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố đã góp phần quan trọng vào thành tựu đổi mới
của địa phương và cả nước: góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh đất nước;
huy động được sức mạnh to lớn của nhân dân các bộ tộc Lào trong phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh đã đóng
góp đáng kể vào thành tựu đó.
Tuy nhiên, phong trào thi đua và công tác khen thưởng ở các tỉnh, thành phố
còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập: các phong trào thi đua chưa đều, chưa
huy động được đông đảo nhân dân tham gia. Ở nhiều nơi TĐKT còn mang tính
hình thức. Tình trạng chạy theo thành tích (bệnh thành tích) trong thi đua vẫn còn
xảy ra, cạnh đó, là tình trạng "chạy huân, huy chương", "chạy bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ" và các danh hiệu thi đua khác. Trình độ, năng lực công tác
TĐKT của một số tổ chức đảng và một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên còn
hạn chế, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp
3
tiến hành. Công tác TĐKT ở nhiều nơi chưa thật sự trở thành động lực mạnh mẽ
động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng
và bảo vệ đất nước. Công tác khen thưởng chưa gắn chặt với công tác thi đua. Đối
tượng, tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng và chế độ đãi ngộ người có thành tích xuất
sắc chưa được đổi mới.
Đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố còn nhiều yếu kém, bất cập,
và nhìn chung chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong những
năm tới. Nổi lên là năng lực tham mưu, tổ chức, duy trì kiểm tra, đôn đốc các phong
trào thi đua và năng lực sơ kết, tổng kết công tác TĐKT, nhất là năng
lực thẩm định
hồ sơ khen thưởng của không ít cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập.
Việc xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố còn nhiều yếu
kém: nhiều cấp uỷ tỉnh, thành phố chưa thực sự quan tâm thường xuyên đến xây
dựng đội ngũ cán bộ này; nhiều cấp uỷ viên kể cả cấp uỷ viên cấp uỷ tỉnh, thành
phố và nhiều cán bộ, đảng viên còn chưa thấy rõ vị trí, vai trò của công tác TĐKT
và vai trò của đội ngũ CBCT công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay. Thậm chí có
cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện nhận thức chưa đúng, cho rằng, trong điều kiện
phát triển kinh tế hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị trường, CBCT công tác TĐKT
không còn vai trò, tác dụng và không cần thiết, như trong các thời kỳ cách mạng

trước đây Cạnh đó là những yếu kém trong thực hiện các khâu của công tác cán
bộ, như: nhiều khâu trong công tác cán bộ còn yếu kém, nhất là việc đào tạo, bồi
dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, đánh giá, quản lý, sử dụng cán bộ và chính sách
cán bộ ; điều kiện, phương tiện làm việc của CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành
phố còn chưa được quan tâm thoả đáng và nhìn chung còn thiếu thốn, lạc hậu
Nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm, yếu
kém nêu trên, xây dựng đội ngũ cán CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố
của Lào đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố
trong những năm tới thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay.
Để góp phần giải quyết có hiệu quả vấn đề cấp bách nêu trên, tôi chọn và
thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: "Xây dự ng độ i ngũ cán bộ chuyên trách công tác
thi đua, khen thư ở ng cấ p tỉ nh củ a nư ớ c Cộ ng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai
đoạ n hiệ n nay".
4
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
* Mụ c đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ
CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào, luận án đề xuất những giải
pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh đến
năm 2025.
* Nhiệ m vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBCT công
tác TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào.
- Khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh và
thực trạng xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh ở Lào từ năm 2001
đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tiếp tục xây dựng đội
ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

* Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là xây dựng đội ngũ cán bộ CBCT công
tác TĐKT cấp tỉnh của CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
* Phạ m vi nghiên cứ u
Luận án nghiên cứu đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố và
việc xây dựng đội ngũ cán bộ này, ở CHDCND Lào, gồm 16 tỉnh và thành phố
Viêng Chăn là thủ đô của CHDCND Lào.
Luận án điều tra, khảo sát thực tiễn về những vấn đề nêu trên từ năm 2001
đến nay.
Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luậ n
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Chủ tịch Cay-Xỏn Phôm-Vi-Hản; đường lối, quan điểm của
5
ĐNDCM Lào, tham khảo đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
công tác cán bộ và công tác TĐKT.
* Cơ sở thự c tiễ n
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động xây dựng đội ngũ CBCT công tác
TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới.
* Phư ơ ng pháp nghiên cứ u
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương
pháp: lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm: Xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT cấp tỉnh của
CHDCND Lào là toàn bộ hoạt động của tỉnh, thành ủy, các cấp uỷ đảng, chính
quyền, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng
viên trong tỉnh, thành phố, các tổ chức có liên quan dưới sự lãnh đạo của tỉnh, thành
ủy và việc tự học tập, tự rèn luyện của mỗi cán bộ, nhằm tạo nên đội ngũ CBCT

công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố có số lượng hợp lý, đồng bộ về cơ cấu, có
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trình độ và năng lực chuyên môn cao về công tác
TĐKT, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Hai kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh,
thành phố của CHDCND Lào từ năm 2001 đến nay: Một là, thực hiện đồng bộ các
khâu của công tác cán bộ, trong đó tập trung hơn vào thu hút cán bộ có đức, có tài
về làm việc trong Ngành TĐKT để đào tạo, bồi dưỡng thành những CBCT công tác
TĐKT đáp ứng tốt nhiệm vụ. Hai là, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ ở Trung
ương để đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhân tố không
thể thiếu để xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT của tỉnh, thành phố có chất
lượng tốt.
- Hai giải pháp về xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành
phố của CHDCND Lào đến năm 2025: Một là, xây dựng và thực hiện quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ tạo
nên đội ngũ CBCT công tác TĐKT tỉnh, thành phố có số lượng hợp lý, có chất
6
lượng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. Hai là, xây dựng và ban hành Luật
TĐKT; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát
huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng và các tổ chức có liên quan trong xây
dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho các cấp uỷ, chính quyền tỉnh, thành phố ở Lào trong quá trình xây dựng đội ngũ
CBCT công tác TĐKT của địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng ở Học viện
chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị tỉnh, thành phố ở Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.

7
T󰗕NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C󰗩U
LIÊN QUAN 󰖿N 󰗁 TÀI LU󰖭N ÁN
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBCT các
chuyên gia ở các cấp, các ngành, nói riêng ở Lào, Việt Nam và nhiều nước khác trên
thế giới hiện nay là vấn đề rất quan trọng, được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu dưới những góc độ khác nhau và ở các địa bàn khác nhau, đạt kết quả quan
trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học đã được công bố trên sách,
báo, tạp chí và được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ Những công trình khoa học đó, đều liên quan đến đề tài luận án. Có
thể nêu một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án:
1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở LÀO
1.1. Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ
1.1.1. Đề tài khoa họ c
TS On-Kẹo Phôm-Ma-Kon (Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào) (2012), Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của đảng và hệ
thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Lào, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp nhà nước "Xây dựng Đảng cầm quyền trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và Lào" [119].
Tác giả đã làm rõ 3 vấn đề như: Vị trí, vai trò của việc đổi mới, kiện toàn hệ
thống bộ máy tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị (HTCT) từ Trung ương đến cơ
sở trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào; Thực trạng
đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức và HTCT trong quá trình phát triển kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Lào; Trong đó, một vấn đề có giá trị tham khảo
đối với luận án là: ĐNDCM Lào đã quan tâm củng cố kiện toàn bộ máy hành chính
Nhà nước và sắp xếp bố trí cán bộ ở cấp trung ương một cách hợp lý theo hướng tinh
gọn và có quy chế quản lý theo ngành. Cơ quan quản lý hành chính cấp địa phương
theo phương thức Tỉnh trưởng, Huyện trưởng, Trưởng bản; được chia thành 3 cấp:
Cấp tỉnh có Tỉnh và Thủ đô; Cấp Huyện có Bản và Thị trấn; Cấp Bản có Bản.
Một vấn đề có giá trị tham khảo đối với luận án: Sắp xếp, bố trí cán bộ và

củng cố kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước một cách hợp lý, có quy chế quản lý
8
theo ngành; nhất thể hoá chức danh cán bộ đứng đầu tổ chức đảng với cán bộ đứng
đầu chính quyền cùng cấp.
1.1.2. Luậ n án tiế n sĩ
- Nich Khăm (2003), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên
hiệp phụ nữ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới", Luận án tiến
sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng [62].
Những nội dung quan trọng và có giá trị tham khảo đối với luận án:
1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ và công tác cán bộ
các cấp.
2. Một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội
Liên hiệp phụ nữ ở CHDCND Lào: Cấp uỷ đảng các cấp phải gắn đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nữ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, từng ngành;
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công tác cán bộ nữ và công tác của Hội Liên
hiệp phụ nữ các cấp để tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Hội đạt kết quả.
3. Những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp
phụ nữ ở CHDCND Lào: Cơ cấu và quy hoạch cán bộ gắn liền với chức năng, nhiệm
vụ; Xây dựng các quy chế công tác cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ ở CHDCND Lào;
Xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ CHDCND Lào.
Những nội dung nêu rên có giá trị tham khảo đối với luận án để xây dựng
khái niệm "xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của
CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp.
- Bun-kết Kê-sỏn (2003), "Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay", Luận án
tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh [18].
Luận án đã làm rõ vị trí, vai trò chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh ở Lào; đưa ra khái niệm đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ này, xác định nội
dung, hình thức, phương pháp nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp

tỉnh ở Lào; đánh giá thực trạng đạo đức cách mạng và việc nâng cao đạo đức cách
mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và sáu kinh
nghiệm có giá trị; đề xuất hệ giải pháp đồng bộ, khả thi tiếp tục nâng cao đạo đức
cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào trong giai đoạn hiện nay.
9
Những nội dung nêu trên có giá trị tham khảo đối với luận án, nhất là về đề
xuất giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng của CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh,
thành phố của Lào.
- Bun-lư Sổm-sắc-đi (2004), "Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của
nước Cộng hào Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ
lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh [104].
Luận án đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá thực
trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc Lào, đồng thời nêu ra những
ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Tác giả đã đề
xuất 6 giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc
Lào trong thời kỳ mới.
Những nội dung về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực
phía Bắc Lào, khái niệm, nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, những
kinh nghiệm và các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực
phía Bắc Lào giai đoạn hiện nay, có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.
- Đệt-ta-kon Phi-la-phăn-đệt (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay",
Luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành, Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viên
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [111].
Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò và đặc điểm của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các
ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn CHDCND Lào. Tác giả đã phân tích, đánh giá
các mặt: số lượng, cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính, trình độ lý luận chính trị, văn hoá
chuyên môn của đội ngũ cán bộ này. Ngoài ra, tác giả còn nêu những nguyên nhân

của ưu điểm, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm, chỉ ra những yêu cầu đặt ra
cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Tác giả đưa ra những kiến nghị, một số giải
pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố
Viêng Chăn trong những năm tới có chất lượng tốt.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố
Viêng Chăn, có nhiều điểm tương đồng với xây dựng đội ngũ CBCT công tác
10
TĐKT ở các tỉnh, thành phố. Vì vậy, đây là công trình có giá trị tham khảo tốt đối
với luận án.
1.2. Luận văn thạc sĩ và các bài báo khoa học
1.2.1. Luậ n văn thạ c sĩ
- Văn-xay Xay-nha-bắt (2011), "Nâng cao chất lượng xây dựng cán bộ ở Thủ
đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng, Học viện Chính trị - Hành Chí quốc gia Lào [146].
Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ; Làm sáng tỏ
những luận cứ khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tác giả
đã đánh giá ưu điểm, kết quả, những khuyết điểm, đề xuất phương hướng và giải
pháp nâng cao chất lượng việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở Thủ đô Viêng Chăn trong
giai đoạn hiện nay
Các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ ở Thủ đô Viêng
Chăn trong giai đoạn hiện nay có giá trị tham khảo để đề xuất các giải pháp của luận án.
- Thiếu tướng Vi-lay Đuông-ma-ny (2011), "Nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào", Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào [147].
Tác giả đưa ra quan niệm, vị trí, vai trò và một số quan điểm của ĐNDCM
Lào, chính sách của Nhà nước Lào về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào hiện nay; nêu những ưu điểm,
khuyết điểm, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo - chỉ huy trong Bộ An ninh Nhân dân Lào trong tình hình mới.
Một số kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này, có giá trị tham khảo

đối với luận án, nhất là các giải pháp. Bởi vì, các trưởng ban, phó trưởng ban TĐKT
tỉnh, thành phố ở Lào là những cán bộ lãnh đạo, quản lý và ở góc độ nào đó, họ cũng
là cán bộ chỉ huy.
- Khăm-xai Giang (2012), "Xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở
tỉnh Hùa Phăn", Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị
- Hành Chính quốc gia Lào [115].
Tác giả đã nêu một số quan niệm, vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp huyện, đồng thời nêu ra những quan điểm của ĐNDCM Lào và chính sách của
Nhà nước Lào và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Lào; một
11
số kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề xây dựng cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp huyện trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước Lào hiện nay. Tác giả còn
đánh giá một cách khách quan về thực trạng, những thành công và hạn chế về việc
xây dựng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở Lào, nói chung và ở tỉnh Hùa Phăn,
nói riêng, nêu phương hướng và những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp huyện ở tỉnh Hùa Phăn giai đoạn hiện nay.
M󰗚t s󰗒 i󰗄m v󰗂 khái ni󰗈m, n󰗚i dung xây d󰗲ng cán b󰗚 lãnh 󰖢o, qu󰖤n lý c󰖦p
huy󰗈n 󰗠 t󰗊nh Hùa Phn có giá tr󰗌 tham kh󰖤o 󰗄 lu󰖮n án xây d󰗲ng khái ni󰗈m và xác
󰗌nh n󰗚i dung xây d󰗲ng 󰗚i ng cán CBCT công tác TKT 󰗠 các t󰗊nh, thành ph󰗒
c󰗨a Lào.
1.2.2. Các bài báo khoa họ c đăng trên tạ p chí
- U bun - Ma ha xay (2010), Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, Tạp chí Lý luận chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (số 4) [145].
Tác giả đã phân tích tình hình đội ngũ cán bộ, công chức ở CHDCND Lào, chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế yếu kém và nhấn mạnh, những hạn chế, yếu kém về trình
độ mọi mặt, năng lực tư duy, phong cách làm việc thủ công, mang nặng dấu ấn của
người sản xuất tự túc, tự cấp. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, quản lý và tuyển chọn, cán bộ, công chức, nhấn mạnh những hạn
chế về ngại học, không tích cực tự học, tự rèn luyện về mọi mặt, nhất là để nâng cao
trình độ, năng lực công tác. Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp cần tập trung thực

hiện tốt, gồm: đẩy mạnh đào tạo, thi tuyển cán bộ, công chức, xác định những yêu
cầu về vị trí làm việc là căn cứ của việc thi tuyển cán bộ, công chức; tăng cường hợp
tác về đào tạo cán bộ công chức với các nước, nhất là Việt Nam.
Những nội dung nêu trên có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.
- Viêng khăm - Phông xa văn (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ ở Học viện Cộng an nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý luận
chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (số 12) [148].
Tác giả đã phân tích những ưu điểm và hạn chế về chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ ở Học viện Công an nhân dân CHDCND Lào trong thời gian gần đây,
nhấn mạnh hạn chế về: chương trình, nội dung đào tạo, chưa thật chú ý đổi mới
12
chương trình, nội dung đào tạo theo hướng cung cấp cho người học những điều mà
ngành công an đang cần trong hoạt động bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Tác giả nhấn mạnh việc đào tạo cán bộ ở Học viện Công an nhân dân Lào vẫn
còn chủ yếu là cung cấp cho học viên những nội dung mà các khoa đã có. Từ đó, tác
giả đề xuất giải pháp chủ yếu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cán bộ của Học
viện, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đây là hai giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công an nhân dân Lào trong giai
đoạn hiện nay.
Những nội dung đề cập trong công trình khoa học này, tuy thuộc Ngành Công
an nhưng có giá trị tham khảo tốt đối với nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở các
trường chính trị tỉnh, thành phố và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, nơi
đào tạo cán bộ cho các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương
của Lào. Trong đó, có đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố. Những
nội dung này có giá trị tham khảo đối với luận án về đề xuất giải pháp đào tạo, bồi
dưỡng CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của CHDCND Lào.
2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NƯỚC NGOÀI
2.1. Các công trình của các nhà khoa học Việt Nam
2.1.1. Sách, đề tài khoa họ c
2.1.1.1. Sách

- PGS,TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên),
(2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội [74].
Cuốn sách đã luận giải sâu sắc cơ sở lý luận luận của xây dựng tiêu chuẩn cán
bộ; đưa ra và phân tích rõ những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng, trong đó nhấn mạnh những tiêu
chuẩn về phẩm chất chính trị, lòng trung thành với Đảng, sự nghiệp cách mạng và với
nhân dân, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực tổ chức thực tiễn ; đưa ra những
quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong công cuộc đổi
mới hiện nay ở Việt Nam; các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
13
thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, như: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy
trình công tác cán bộ, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ; Nâng cao chất lượng công tác
kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính
sách cán bộ; Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tham mưu về
công tác cán bộ; Cải cách tổ chức, bộ máy và cơ chế vận hành của HTCT.
Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận án cả về xây dựng. luận
giải những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ CBCT công tác
TĐKT ở các tỉnh, thành phố và đề xuất các giải pháp.
- Cao Khoa Bảng (2008), "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cấp tỉnh, thành phố (Qua kinh nghiệm của Hà Nội)", Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội [8].
Cuốn sách là tài liệu có giá trị về công tác tổ chức nâng cao chất lượng cán bộ
tỉnh, thành phố ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách có nhiều gợi ý tốt cho luận án, bởi
để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của HTCT các tỉnh, thành phố có chất
lượng tốt, vấn đề đặt ra là phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán lãnh đạo
có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ gánh vác được nhiệm vụ nặng nề trước
mắt và lâu dài mà Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhân dân giao phó.

- Đỗ Minh Cường (2009), "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý", Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội [23].
Nội dung của cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề: sự cần thiết của công tác
quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ nói chung; các yêu cầu và
quan điểm đối với công tác quy hoạch cán bộ, nói riêng. Quy hoạch cán bộ có vai trò
trong công tác cán bộ, xây dựng Đảng vững mạnh; quy hoạch cán bộ là để có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu của công tác tổ chức
cán bộ của Đảng.
Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho luận án, nhất là về đề xuất giải pháp xây dựng
và thực hiện tốt việc quy hoạch CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của Lào.
- PGS, TS Trần Đình Hoan (chủ biên) (2008), Đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [42].
14
Các nhà khoa học đã đưa ra và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về đánh
giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam;
khảo sát và đánh giá thực trạng việc đánh giá, quy hoạch, luân chuyển đội ngũ cán bộ
này, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và tổng kết được những kinh nghiệm bổ ích.
Các nhà khoa học còn nêu kinh nghiệm về đánh giá, luân chuyển, chuẩn bị quan lại của
các triều đại phong kiến Việt Nam; đề xuất hệ giải pháp đồng bộ, khả thi.
Cuốn sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận án để xây dựng khung lý
thuyết của luận án và đề xuất giải pháp tập trung vào thực hiện tốt các khâu trọng yếu
trong xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của Lào.
- GS, TSKH Vũ Minh Giang (2004), Vấn đề luân chuyển quan lại trong lịch sử
trung đại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
đánh giá, luân chuyển cán bộ ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [34].
Tác giả chỉ rõ việc luân chuyển quan lại ở Việt Nam trong một số triều đại
phong kiến, nêu một số nguyên tắc về bố trí, điều động quan lại, rút ra một số nhận
xét có giá trị tham khảo đối với luận án:
Đây là công trình khoa học có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.

- PGS,TS Trương Thị Thông và TS Lê Kim Việt (đồng chủ biên) (2008),
Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [71].
Các tác giả đã đưa ra quan niệm về bệnh quan liêu trong công tác cán bộ, chỉ
ra nguồn gốc, bản chất và những tác hại của nó; luận giải những biểu hiện của bệnh
quan liêu trong chủ thể công tác cán bộ và nguyên nhân; đề xuất quan điểm, phương
hướng và những giải pháp có giá trị, khả thi nhằm phòng, chống bệnh quan liêu trong
công tác cán bộ ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận án nhất là các giải pháp phòng
chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ.
- Lê Minh Thông - Nguyễn Danh Châu (đồng chủ biên) (2009), "Kinh
nghiệm công tác nhân sự của một số nước", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [72].
Cuốn sách đã luận giải luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: cán bộ là
nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
15
của Đảng của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Từ đó, khẳng định: việc xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu
về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và kỹ năng hoạt động thực
tiễn, có sáng tạo, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước là chủ trương chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay. Đồng thời, phân tích những vấn đề về bộ máy quản lý,
tuyển chọn và chế độ công chức, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng công chức; chế
độ kiểm tra đánh giá và chính sách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo… Từ đó, các tác
giả nêu lên một số nhận xét và kiến nghị đổi mới công tác cán bộ của Việt Nam.
Những kinh nghiệm được cuốn sách đưa ra có giá trị tham khảo đối với
luận án.
- Thân Minh Quế (2012), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban
Thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội [67].
Cuốn sách đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quy

hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam; phân tích rõ thực xây dựng quy hoạch cán bộ này, chỉ ra ưu, khuyết điểm,
nguyên nhân, kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công
tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam quản lý, gồm: nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết
là các đồng chí uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ và cấp uỷ viên các cấp, cán bộ lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị về công tác quy hoạch cán bộ; Cụ thể hoá tiêu chuẩn từng chức
danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý phù hợp với từng tỉnh; Đánh
giá cán bộ, tạo nguồn cán bộ dồi dào, nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ
trẻ, cán bộ nữ; Đổi mới, hoàn thiện nội dung, quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ
thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh uỷ quản lý; Thực hiện tốt việc kiểm tra, rà soát, bổ
sung hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; chủ động phát hiện, khắc phục các biểu hiện tiêu
cực, tư tưởng cục bộ khép kín, tự ti dân tộc; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,
luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ
Công trình khoa học này, có giá trị tham khảo tốt đối với luận án, vì các tỉnh
miền núi phía Bắc có nhiều điểm tương đồng với đặc điểm của nhiều tỉnh ở Lào.
16
2.1.1.2. Đề tài khoa học
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09, "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân" của Bộ Nội vụ (2002-2004) [17].
Đề tài làm rõ sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
đòi hỏi xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Trong
đó, đề cập đến một số tiêu chuẩn và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp ở Việt Nam hiện nay; làm rõ những quy định về pháp lý đối với trách
nhiệm cá nhân từng chức danh cán bộ; đề xuất các giải pháp về đổi mới việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ.
Một số kết quả nghiên cứu của đề tài rất bổ ích cho việc thực hiện luận án,
nhất là về đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh,
thành phố của Lào đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở Lào - một chủ trương lớn của ĐNDCM Lào.
- PGS, TS Tô Huy Rứa (2004), Ý nghĩa và mục tiêu của luân chuyển cán bộ
đối với việc thực hiện công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, luân chuyển cán bộ ở nước
ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [68].
Tác giả khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về
luân chuyển cán bộ. Đồng thời, nêu ý nghĩa quan trọng của công tác luân chuyển cán
bộ và bốn mục đích, yêu cầu để thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ ở nước
Việt Nam hiện nay.
- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà (2010-2013), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi
mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay, Mã số: 02/2010, do Trần
Thị Hà, Trưởng ban Ban TĐKT Trung ương của Việt Nam làm chủ nhiệm, Ban
TĐKT trung ương Việt Nam là cơ quan chủ trì [40].
Đề tài đã luận chứng những vấn đề lý luận về công tác TĐKT, đưa ra các khái
niệm thi đua, khái niệm khen thưởng; ý nghĩa, bản chất của TĐKT; mối quan hệ biện
chứng giữa thi đua và khen thưởng; khảo sát, đánh giá thực trạng công tác TĐKT; tổ
chức, bộ mày và cán bộ làm công tác TĐKT, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân.
17
Đồng thời, nêu các giải pháp chủ yếu đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn hiện
nay ở Việt Nam và các kiến nghị.
Công trình khoa học này có giá trị tham khảo tốt đối với luận án, nhất là về đổi
mới công tác TĐKT ở Lào. Đây là cơ sở để luận án đề xuất mục tiêu, phương hướng
xây dựng đội ngũ CBCT công tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu đổi
mới công tác TĐKT ở Lào giai đoạn hiện nay.
2.1.2. Luậ n án tiế n sĩ , luậ n văn thạ c sĩ
2.1.2.1. Luận án tiến sĩ
- Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vùng
đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam [69].

Trong luận án tác giả đã xác định rõ khái niệm của cán bộ và đặc điểm, vị trí,
vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; phân tích,
đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Nêu ra những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế của
đội ngũ cán bộ và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đồng thời tác giả còn xác định những
nguyên nhân của ưu điểm, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm bổ ích.
Tác giả đã phân tích sâu sắc vị trí, vai trò, yêu cầu, đặc điểm CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn của các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng của Việt Nam và những vấn
đề đặt ra cần phải giải quyết. Xác định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt và chức
danh cán bộ. Đề xuất những giải pháp có giá trị về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh ở đồng bằng sông Hồng của Việt Nam.
Những vấn đề lý luận và giải pháp của công trình khoa học này, có giá trị
tham khảo tốt đối với luận án.
- Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị [44].
Tác giả đã làm rõ vai trò quan trọng đặc biệt của xã ở đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam và khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã vùng này, khảo sát, đánh giá trực trạng việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
18
chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long những năm qua, chỉ ra ưu,
khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã vùng này trong giai đoạn hiện nay.
Công trình khoa học này, có giá trị tham khảo tốt đối với luận án.
- Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngã cán bộ chủ chốt là nữ hệ thống
chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học
chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam [70].
Công trình này, đã đưa ra khái niệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ
HTCT xã ở đồng bằng sông Hồng của Việt; đánh giá thực trạng việc xây dựng đội
ngũ cán bộ và chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm bổ ích.
Từ đó, đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ HTCT xã ở

đồng bằng sông Hồng của Việt Nam đến năm 2020.
Công trình này, là tài liệu tham khảo có gái trị đối với luận án, nhất là những
vấn đề lý luận và hệ giải pháp.
2.1.2.2. Luận văn thạc sĩ
- Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam [73].
Tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã, như: xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp
xã của huyện Bình Chánh ở Việt Nam; những quan niệm và tiêu chí đánh giá về xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chủ chốt của HTCT cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh.
Tác giả đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và thực trạng xây
dựng đội ngũ cán bộ này, ở huyện Bình Chánh, chỉ ra nguyên nhân và một số kinh
nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã của huyện; đưa ra
mục tiêu, phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã của
huyện Bình Chánh. Từ đó, đề xuất và phân tích một số giải pháp chủ yếu nhằm
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã của huyện, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ mới.
19
Giá trị tham khảo của luận văn này đối với luận án là cơ sở lý luận, thực tiễn
của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã ở huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
- Trương Quốc Bảo (2009), "Vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh về thi đua yêu
nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam".
Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật [11].
Tác giả đã nêu vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, nội
dung tư tưởng đó; làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng; những
luận cứ khoa học về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TĐKT ở Việt Nam. Tác

giả đã nêu thực trạng việc tổ chức thực hiện và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
thi đua yêu nước, đánh giá ưu điểm, kết quả và những khuyết điểm và đề xuất
những phương hướng và giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
TĐKT ở Việt Nam.
- Nguyễn Xuân Hà (2009), "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi
đua, khen thưởng ở Tỉnh Thanh Hoá hiện nay", Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành: Lý
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật [39].
Trong luận văn tác giả đã nêu rõ những quan niệm về TĐKT và cơ sở lý luận
của TĐKT. Tác giả nói đến bản chất của thi đua và bản chất của khen thưởng, mối
quan hệ giữa thi đua và khen thưởng; đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện thi
đua và khen thưởng ở Tỉnh Thanh Hoá của Việt Nam những năm qua, chỉ ra ưu
điểm, kết quả và những khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm bổ ích; đề xuất những
phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực TĐKT ở Tỉnh Thanh Hoá.
Đây là tài liệu tham khảo tốt đối với luận án để xây dựng đội ngũ CBCT công
tác TĐKT ở các tỉnh, thành phố của Lào là những người gương mẫu chấp hành pháp
luận và thực hiện quản lý nhà nước về TĐKT trên cơ sở luật pháp, pháp chế của
CHDCND Lào.
2.1.3. Các bài báo khoa họ c đăng trên tạ p chí
- Võ Văn Kiệt, Quản lý cán bộ phải sâu sát, chặt chẽ, Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 08-2005 [46].
20
Theo tác giả, quản lý cán bộ nói chung, cán bộ trung, cao cấp nói riêng, hiện
nay còn lỏng lẻo, không sâu sát hoạt động thực tiễn của cán bộ. Hiện tượng khá phổ
biến là người có trách nhiệm đứng đầu của ngành, địa phương, đơn vị coi như không
có trách nhiệm gì đối với cán bộ dưới quyền mình phạm sai lầm, khuyết điểm, thậm
chí là khuyết điểm rất nghiêm trọng. Là Đảng cầm quyền, hoạt động công khai, có đủ
mọi điều kiện như hiện nay lại càng không cho phép quản lý cán bộ theo cách gián
tiếp, phải coi đó là biểu hiện của bệnh quan liêu trong quản lý cán bộ ở bất cứ cấp
nào. Theo tác giả, cấp uỷ quản lý cán bộ cấp nào thì phải nắm chắc, sâu sát cán bộ

cấp đó…
- PGS,TS. Nguyễn Quốc Bảo, Đổi mới nâng cao chất lượng phong trào thi
đua theo lời dạy của Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số
tháng 2-2014 [10].
Tác giả đã nêu lời kêu gọi của Hồ Chí Minh về thi đua, và chỉ rõ Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất quan tâm đến phong trào thi đua yêu nước, ra lời kêu gọi và chính thức
phát động cuộc vận động thi đua ái quốc. Người nhấn mạnh mục đích của thi đua là:
Diệt giặc đói. Diệt giặc dốt. Diệt giặc ngoại xâm. Bước vào thời kỳ đổi mới,
CNH,HĐH đất nước, để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ phong trào thi đua yêu
nước, Đảng và Nhà nước cũng từng bước thể chế hoá thành các quy định pháp luật
về tổ chức phong trào thi đua.
Tác giả đã nêu những kết quả đạt được của việc tổ chức phong trào thi đua yêu
nước trong những năm qua ở Việt Nam và những hạn chế như: Phong trào thi đua
phát triển còn chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính
hình thức, chạy theo thành tích, nội dung và phương pháp tổ chức thi đua còn chậm
dược đổi mới.
Để khắc phục những hạn chế trên tác giả đã đề xuất những giải pháp như:
Trước hết, cần tiếp tục quán triệt nội dung đổi mới thi đua theo tư tưởng Hồ
Chí Minh về thi đua yêu nước, qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm về thi
đua; Cần làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào sâu rộng và liên tục trong
mọi tầng lớp xã hội và người dân; Phải làm tốt công tác tuyên truyền, làn cho toàn
dân hiểu sâu sắc thời cơ và thách thức hiện nay của đất nước; tiếp tục đổi mới, nâng

×