Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận mối liên quan của UTCTC với hành vi tình dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.12 KB, 15 trang )

48

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. Phân bố các đối tượng đến xét nghiệm TBH ở cộng đồng
Trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 1/2008 đến tháng 7/2008, chúng tôi đã
tiến hành xét nghiệm sàng lọc TBH phụ khoa tại cộng đồng cho 1117 phụ nữ thuộc
9 xã, phường nội ngoại thành Hà Nội và đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khuyến
khích, động viên tối đa số phụ nữ trong diện sàng lọc đến khám và làm xét nghiệm
như thuyết phục các cấp lãnh đạo xã, phường, hội phụ nữ, đồng thời phối hợp với
cộng tác viên tại địa bàn trực tiếp gửi thư mời đến từng phụ nữ trong mỗi hộ gia
đình. Tại mỗi xã phường, trước khi tiến hành đợt khám và làm xét nghiệm chúng tôi
đã tổ chức gặp mặt trực tiếp những PN tại địa phương để tuyên truyền, giải thích lợi
ích và tầm quan trọng của các phiến đồ CTC – ÂĐ trong việc phát hiện sớm, điều
trị đúng và kịp thời các các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là các tổn thương tiền ung
thư và ung thư CTC.
Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, xét nghiệm TBH CTC – ÂĐ đã
là công việc thường quy, định kỳ cho tất cả các phụ nữ trong diện sàng lọc, và
những phụ nữ đó đã có ý thức khá đầy đủ về tầm quan trọng của việc sàng lọc TBH
phụ khoa.
Tại Việt Nam, chương trình sàng lọc có hệ thống và định kỳ cho tất cả phụ
nữ trên cả nước chưa thể thực hiện được mà chỉ mới thí điểm tại một số cộng đồng
và ngày càng được mở rộng hơn đến một số cơ quan, nhà máy, xí nghiệp [10], [42].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành gửi thư mời đến 3555 PN
thuộc diện sàng lọc; tuy nhiên, số PN đến khám, đủ tiêu chuẩn làm xét nghiệm và
những phiến đồ đạt u cầu khơng được như mong đợi, chỉ có 1117 PN là đủ tiêu
chuẩn, chiếm 31,42 % (Bảng 3.1). Điều này có thể do ý thức, sự hiểu biết của người
dân còn hạn chế và kiến thức về TBH CTC – ÂĐ chưa được phổ biến đến người
dân một cách đầy đủ. Theo nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Lợi, Bùi Thị Hồng


[32] về hành vi của PN đối với việc sàng lọc UTCTC trong cộng đồng đã đưa ra
nhận xét: “Có 56,6% PN nghe nói về UTCTC, 54,8% biết bệnh này gây nguy hiểm


49

chết người và cho rằng việc khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện sớm được
bệnh là 49,2%, tỷ lệ PN nghe nói về phết mỏng tế bào cịn thấp chiếm 18,85%. Qua
đó cho thấy kiến thức của PN về UTCTC trong cộng đồng chưa cao, họ chưa hiểu
biết về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như tầm quan trọng của việc khám phụ
khoa định kỳ”. Dẫn chứng trên phần nào lý giải cho việc tham gia chưa tích cực
của PN ở nghiên cứu của chúng tơi.
4.2. Phân bố các đối tượng theo nhóm tuổi
Độ tuổi của những PN đến làm xét nghiệm thể hiện ở bảng 3.2, chủ yếu tập
trung vào độ tuổi 30 – 49 (chiếm 56,22%), cao nhất là nhóm 30 – 39 tuổi, chiếm
28,38%, trong đó tuổi nhỏ nhất là 19 và cao nhất 73. Trong nghiên cứu này chúng
tôi không giới hạn về độ tuổi vì theo y văn, khoảng tuổi càng rộng thì hiệu quả phát
hiện càng triệt để; mặt khác, để vận động được mỗi PN chấp nhận đến khám và làm
xét nghiệm là rất khó.
Theo TCYTTG (WHO), UTCTC có thể xuất hiện ngay từ những năm đầu
của đời sống tình dục, việc sàng lọc chỉ nên tập trung quanh độ tuổi 40 đối với
những quốc gia chưa đủ điều kiện. Tuy nhiên, ở những quốc gia có đủ điều kiện, có
thể triển khai phát hiện thêm trong khoảng tuổi 25 – 65 hoặc rộng hơn nữa [45]. Do
vậy, việc giới hạn độ tuổi có thể làm bỏ sót tổn thương, đặc biệt là ở những PN trẻ
tuổi.
Theo tác giả Trịnh Quang Diện, đối tượng đến làm xét nghiệm đông nhất
trong khoảng tuổi 25 – 44 cũng tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi [10].
4.3. Kết quả xét nghiệm tế bào học CTC – ÂĐ
4.3.1. Đánh giá tỷ lệ phát hiện tổn thương nội biểu mô.
Qua sàng lọc TBH phụ khoa tại cộng đồng, chúng tôi phát hiện được 35

trường hợp tổn thương nội biểu trong số 1117 PN, chiếm tỷ lệ 3,13%; trong đó,
LSIL chiếm 2,33%, HSIL chiếm 0,80% (bảng 3.3)


50

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ SIL với các tác giả trong và ngoài nước.
Số

SIL

LSIL

HSIL

lượng
16.272
925
2481
7547

(%)
3,41
3,03
2,71
1,15

(%)
2,50


(%)
0,91

0,93

0,22

1998
7245
3,32
(Việt Nam)
Trịnh Quang Diện [9] (Pháp)
2002 20.127
3,36
Nguyễn Văn Bằng [4 ]
2006 10.592
2,08
H.Engels H [64]
1992
692
6,45
G.L Benedet [54]
1998 490.985 7,14
DeMay R [60]
2003
*
3,27
Nghiên cứu của chúng tôi
208
1117

3,13
(*): DeMay tập hợp số liệu từ 759 phòng xét nghiệm ở Mỹ

2,42

0,90

2,57
1,54
5,10
4,80

0,79
0,54
1,35
2,34

2,33

0,81

Tên tác giả

Năm

Nguyễn Vượng [48]
Ngơ Thu Thoa [35]
Trần Mậu Hóa [21 ]
Trần Thị Lương [31]
Trịnh Quang Diện[14]


1995
1993
1996
1991

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi về tỷ lệ SIL nói chung và các độ SIL nói
riêng phù hợp với nhiều tác giả trong nước như Nguyễn Vượng, Trịnh Quang Diện,
Ngô Thu Thoa, đặc biệt phù hợp với kết quả của Trịnh Quang Diện khi nghiên cứu
sàng lọc trên PN ở Pháp năm 2002 với tỷ lệ LSIL, HSIL và SIL nói chung như trình
bày ở bảng 4.1. Kết quả của chúng tơi cũng phù hợp với số liệu của DeMay tập hợp
từ một cuộc điều tra lớn trên 759 phòng xét nghiệm ở Mỹ với tỷ lệ SIL là 3,27%
[60]. Kết quả của chúng tôi cao hơn cao hơn Trần Thị Lương, Trần Mậu Hóa,
Nguyễn Văn Bằng, thấp hơn nhiều so với các tác giả nước ngoài như H.Engles H và
G.L. Benedet. Điều này có thể được lý giải là ở các vùng địa lý khác nhau, tần suất
xuất hiện các SIL không giống nhau, ngay cả trong cùng một nước. Mặt khác, do
tập quán, lối sống, tình trạng kinh tế xã hội, ý thức và mức độ tự do tình dục của
mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng khác nhau. Thêm vào đó, tiêu chuẩn chẩn đốn ở mỗi
giai đoạn khác nhau, trình độ kinh nghiệm của từng tác giả cũng không giống nhau.
Hơn nữa, phương pháp lấy bệnh phẩm có thể chưa thống nhất giữa các tác giả, thời
điểm bắt đầu sàng lọc, khoảng cách và số lần sàng lọc ở mỗi nước cũng khác nhau.
Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ phát hiện bệnh.


51

Tuy vậy, nhìn chung kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số tác
giả trong nước, đặc biệt là các tác giả nghiên cứu ở cộng đồng các tỉnh Miền Bắc
Việt Nam [9], [14], [35], [48]
Trong 1117 PN được làm xét nghiệm, chúng tôi không gặp trường hợp nào

UTCTC xâm nhập, có thể do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, thời gian nghiên
cứu của chúng tôi cịn hạn chế, cỡ mẫu chưa đủ lớn để có thể tầm soát được
UTCTC xâm nhập. Thứ hai, tỷ lệ UTCTC xâm nhập ở cộng đồng theo nghiên cứu
của các giả trong nước thấp, theo tác giả Nguyễn Vượng là 0,029% ở cộng đồng
Miền Bắc và 0,06% ở cộng đồng Miền Nam (Cần Thơ) [47]. Theo tác giả Trịnh
Quang Diện, tỷ lệ UTCTC xâm nhập từ 0,02% – 0,05%. Do đó, với cỡ mẫu của
chúng tơi là 1117 PN khơng phát hiện được trường hợp nào UTCTC xâm nhập là
cũng phù hợp.
4.3.2. Đánh giá tỷ lệ tế bào vảy không điển hình (ASC) và tế bào tuyến (AGC)
khơng điển hình.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.3, đã phát hiện được 32
trường hợp tế bào vảy không điển hình (ASC) chiếm tỷ lệ 2,86%. Ngồi ra, chúng
tơi cịn phát hiện 9 trường hợp tế bào tuyến không điển hình (AGC) chiếm 0,81%.
Tác giả Trịnh Quang Diện nhận thấy tỷ lệ ASCUS trong nước 4,07 % 4,65%, ở Pháp là 2,57% - 3,45%, tỷ lệ AGUS là 0,1% [9]. Theo tác giả Nguyễn
Văn Bằng, tỷ lệ ASCUS là 3,44%, AGUS là 0,21% [4]. Tỷ lệ ASCUS và AGUS
theo Trần Thị Vân Anh lần lượt là 0,14% và 0,036% [2] .
Meisle và Morin C tập hợp số liệu từ nhiều phòng TBH ở Mỹ thấy tỷ lệ
ASCUS khoảng 2,8% – 9% [72].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ ASC nằm trong khoảng kết quả
của tác giả Meisle và Morin C và cũng tương đương với các tác giả trong nước [10],
[4]
Về tỷ lệ tế bào tuyến không điển hình (AGC), tỷ lệ của chúng tơi cao hơn so
với hầu hết các tác giả khác, có thể do cỡ mẫu của chúng tơi cịn nhỏ, chưa đủ đại
diện.


52

4.4. Chẩn đốn mơ bệnh học.
Mặc dù số bệnh nhân được sinh thiết chẩn đoán MBH là 77,14% trong tổng

số những bệnh nhân có SIL trên TBH. Tuy nhiên, cũng cho thấy phần nào sự phân
bố các tân sản nội biểu mô (CIN) trong cộng đồng. Tỷ lệ CIN giảm đáng kể theo
mức độ tổn thương của nó, thứ tự phân bố CINI, II, III lần lượt là 70,37%, 18,52%,
11,11% (bảng 3.18)
So sánh tỷ lệ phân bố CIN với các tác giả trong và ngoài nước được thể hiện
qua bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ CIN với các tác giả khác
Tên tác giả
Nguyễn Vượng [46]
Trịnh Quang Diện [10]
Engels [64]
Benedet [54]
Nghiên cứu này

CINI (%)
71,51
73,26
79,07
67,23
70,37

CINII (%)
18,23
18,18
18,60
24,37
18,52

CINIII (%)
10,26

8,56
2,33
8,40
11,11

Bảng 4.2 cho thấy sự phân bố CIN chủ yếu là CINI, chiếm tỷ lệ cao
hơn rất nhiều so với các tổn thương nặng hơn, tỷ lệ của chúng tôi là 70,37%,
tương tự so với hầu hết các tác giả trên, tỷ lệ CINII của chúng tôi là 18,52%
cũng phù hợp so với hầu hết các tác giả khác, chỉ thấp hơn so với tác giả
Benedet (24,37%). Với CINIII, số liệu của các tác giả khác có sự dao động từ
2,33% theo Engels [64] đến 10,26% theo Nguyễn Vượng [46]. Kết quả của
chúng tôi là 11,11%, tương tự với tác giả Nguyễn Vượng.
Như vậy, sự phân bố về tỷ lệ CIN trong nghiên cứu của chúng tôi là
phù hợp so với các tác giả trong và ngoài nước.
Từ kết quả của nghiên cứu này và kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác, có thể lý giải về tỷ lệ rất cao của CINI trong so với CINII và CINIII như
sau: trong quá trình tiến triển đến tổn thương ở mức độ cao hơn, đa số các
CINI đã tự thoái lui hoặc tồn tại, chỉ một số nhỏ tiến triển đến CINIII. Về khả


53

năng thoái triển, tồn tại và tiến triển đến CINIII và UTCTC xâm nhập của
CIN được J.W Sellor dẫn kết quả của Ostor được thể hiện ở bảng 4.3 sau [69]
Bảng 4.3. Khả năng tiến triển, tồn tại và tiến triển đến UTCTC xâm nhập của
CIN
Giai đoạn CIN

Thoái triển


Tồn tại

Tiến triển đến

Tiến triển đến UT

CINI
CINII
CINIII

(%)
57
43
32

(%)
32
35
56

CINIII (%)
11
22
-

xâm nhập (%)
1
1,5
12


Qua bảng trên cho thấy, ở CINI có tới 57% thối triển, chỉ 11% tiến
triển đến CINIII. Do vậy, kết quả và nhận định trong nghiên cứu của chúng
tôi là phù hợp
4.5. Mối liên quan giữa tổn thương nội biểu mô với một số yếu tố nguy cơ.
4.5.1. Liên quan với nhóm tuổi.
Về phân bố các độ SIL theo nhóm tuổi, nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4)
cho thấy tỷ lệ LSIL gặp cao nhất ở nhóm tuổi 40 – 49, tiếp theo là nhóm 30 – 39
tuổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,54% và 3,15%. Tuổi mắc SIL trung bình là 43,46.
HSIL chỉ thấy ở tuổi trên 30, cao nhất ở nhóm 50 – 59 tuổi chiếm 1,26%. Tỷ lệ SIL
chung cao nhất ở nhóm 40 – 49 tuổi, chiếm 4,50% (bảng 3.5).
Theo nghiên cứu của các tác giả trong nước, độ tuổi gặp SIL cao nhất là
nhóm 40 – 49 [10], các tổn thương LSIL và HSIL hay gặp nhất ở 41 – 50 tuổi [2];
tuổi trung bình của các tổn thương tiền UTCTC là 42 tuổi, đỉnh tuổi 31 – 40 tuổi
[40]. Một nghiên cứu khác cho thấy độ tuổi trung bình của các tổn biểu mơ vảy
CTC là 40,09 tuổi. Qua đó cho thấy nhóm tuổi mắc SIL cao nhất và tuổi mắc SIL
trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là phù hợp với các tác giả trong nước.
Tuy nhiên, theo các tác giả nước ngồi thì độ tuổi trung bình của các tổn
thương loạn sản CTC vừa, nặng và UT tại chỗ lần lượt là 36,8 tuổi và 35,7 tuổi và
39,2 tuổi [86]. Theo Benedet [54], các tân sản nội biểu mô (CIN) gặp nhiều nhất ở
tuổi 20 – 40, còn theo DeMay, khoảng tuổi thường gặp SIL là 20 – 39 [78]. Điều đó


54

cho thấy nhóm tuổi thường mắc SIL và tuổi mắc SIL trung bình của chúng tơi cao
hơn so với các tác giả này.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi về độ tuổi hay gặp các tổn thương nội
biểu mơ có phù hợp với kết quả của một số các tác giả trong nước nhưng lại cao
hơn so với các tác giả nước ngồi. Điều này có thể do các chương trình sàng lọc ở
các nước trên thế giới được thực hiện rộng rãi và triệt để hơn nên đã phát hiện được

các tổn thương ở độ tuổi trẻ hơn. Mặc khác, cũng có thể do thói quen về mức độ tự
do trong hoạt động tình dục nên tổn thương xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn.
Về nguy cơ bị SIL với nhóm tuổi (bảng 3.5), trong nghiên cứu này, nguy cơ
cao nhất thuộc nhóm 40 – 49 tuổi, gấp 1,76 lần so với nhóm dưới 30 tuổi, tuy nhiên
sự khác biệt này là khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nếu mở rộng nhóm tuổi
nguy cơ từ 30 – 49 thì nhóm này gấp 2,3 lần so với các nhóm dưới 30 tuổi và từ 50
tuổi trở lên, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Theo Trịnh Quang Diện [10], nguy cơ bị SIL ở người trên 40 tuổi gấp 1,59
lần so với những người dưới 40 tuổi; những người trên 30 tuổi thì gấp 1,8 lần so với
PN dưới 30 tuổi. Tác giả Nguyễn Quốc Trực lại thấy rằng tần suất bị SIL ở người
dưới 35 tuổi gấp 2,6 lần so với trên 35 tuổi và lấy mốc dưới 35 tuổi là đối tượng
nguy cơ [40]. Như vậy, nhóm tuổi nguy cơ có sự khác nhau giữa các tác giả, kết quả
của chúng tôi tương tự với Trịnh Quang Diện. Tuy nhiên, so sánh về độ tuổi nguy
cơ với tác giả Nguyễn Quốc Trực thì kết quả của chúng tơi có sự khác biệt, gần như
ngược lại. Điều này có thể được lý giải là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là
các PN thuộc cộng đồng Miền Bắc còn của Nguyễn Quốc Trực thuộc địa bàn các
tỉnh miền Nam nên có thể có sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, lối sống và
hành vi tình dục.... ở cả hai miền, điều này ảnh hưởng đến nguy cơ mắc SIL.
4.5.2. Liên quan với nghề nghiệp và trình độ học vấn.
4.5.2.1. Với nghề nghiệp.
Từ bảng 3.6, chúng tôi thấy tỷ lệ xuất hiện SIL trên các nghề nghiệp là như
nhau với p > 0,05. Trong số 35 trường hợp có SIL, thấy nghề nghiệp nơng dân
chiếm tỷ lệ cao nhất 4,39%.


55

Theo Đặng Phương Loan, bệnh nhân UTCTC có nghề nghiệp là nông dân
chiếm tỷ lệ cao nhất [30]. Theo y văn, tổn thương nội biểu mơ và UTCTC có cùng
một số yếu tố dịch tễ học, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả này.

4.5.2.2. Liên quan với trình độ học vấn
Bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ mắc SIL ở nhóm có trình độ học vấn từ phổ thông trở
xuống chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 3,51%, gấp 1,88 lần so với tỷ lệ SIL ở các nhóm
cịn lại, tuy nhiên sự khác biệt này là khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Theo Đặng Phương Loan, UTCTC ở những bệnh nhân có trình độ văn hóa
phổ thơng cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất [30], theo Nguyễn Quốc Trực thì trình độ văn
hóa càng thấp, tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và UT càng cao [40]. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên. Như vậy, khi trình độ học vấn chưa
cao, ý thức của PN trong việc vệ sinh sinh dục chưa tốt là nguy cơ của viêm nhiễm
tái diễn dẫn đến các biến đổi bất thường của tế bào biểu mô và UTCTC.
4.5.3. Liên quan với độ tuổi lấy chồng
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tuổi lấy chồng càng muộn, tỷ lệ
SIL giảm dần. Nguy cơ bị SIL cao nhất ở nhóm PN lấy chồng sớm trước 20 tuổi,
cao gấp 5,38 lần so với nhóm lấy chồng sau 24 tuổi và gấp 2,33 lần so với nhóm lấy
chồng sau 20 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.8).
Trong y văn, nhiều tác giả trong nước và trên thế giới đã đề cập đến mối liên
quan của UTCTC với hành vi tình dục như tuổi quan hệ tình dục lần đầu sớm, trước
20 tuổi và đặc biệt trước 17 tuổi, quan hệ tình dục với nhiều người và có nhiều bạn
tình [35], [46], [51], [75], [78], [84].
Tại Việt Nam, phỏng vấn về hành vi tình dục là một vấn đề cịn tế nhị, có thể
mang lại kết quả khơng mong đợi khi hỏi về tuổi quan hệ tình dục lần đầu. Do vậy,
chúng tơi chỉ có thể tìm hiểu mối liên quan giữa SIL với độ tuổi lấy chồng.
Nghiên cứu của các tác giả trong nước thấy rằng, các tổn thương nội biểu mô
và UTCTC xâm nhập gặp nhiều ở nhóm PN lấy chồng trước 20 tuổi [10], [11], [15].
Tác giả Bùi Sĩ Hùng nghiên cứu 786 trường hợp UTCTC cũng nhận thấy tuổi lấy


56

chồng dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (70,8%) [23]. Như vậy, kết quả của chúng

tôi phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước.
4.5.4. Liên quan với số lần mang thai và số con
* Với số lần mang thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SIL tăng dần theo số lần mang thai, nguy
cơ bị SIL cũng tăng theo, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nguy cơ cao nhất thuộc nhóm mang thai từ 6 lần trở lên chiếm 6,52%, gấp 3,6 lần
so với nhóm mang thai dưới 3 lần và gấp 2,56 lần so với nhóm mang thai dưới 6 lần
(bảng 3.9).
Tác giả Bùi Sĩ Hùng cho thấy tỷ lệ UTCTC cao nhất ở nhóm PN có 5 – 7 lần
mang thai chiếm 77,2% [23]. Một số tác giả trong và ngoài nước, nhận thấy càng
mang thai nhiều lần thì tỷ lệ bị SIL càng cao, nguy cơ bị SIL ở PN mang thai trên 6
lần thì gấp 1,59 lần so với những PN mang thai dưới 6 lần [10], [15], [30], [40],
[42], [78]. Như vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả.
* Với số con
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ SIL ở PN trên 2 con cao gấp 1,99 lần so
với nhóm từ 2 con trở xuống, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước đã chứng minh rằng tổn
thương nội biểu mơ và UTCTC có liên quan với số con, số con càng đông, tỷ lệ bị
SIL càng tăng. Nguy cơ bị CIN ở PN có trên 6 con cao gấp 2,16 lần so với PN có
dưới 6 con [10], [15], [30], [42]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả
này.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi khẳng định thêm về mối liên quan giữa số lần
mang thai và số con đối với sự xuất hiện các tổn thương nội biểu mô CTC.
Mang thai nhiều lần và sinh nhiều con sẽ làm cho người PN trải qua nhiều
lần biến đổi về nội tiết tố và chịu nhiều tác động của các chấn thương sinh dục trong
khi đẻ và chấn thương khi quan hệ tình dục ở thời mang thai, cho con bú, vốn là
thời điểm CTC dễ bị tổn thương viêm lộ tuyến và quá trình dị sản vảy diễn ra mạnh
mẽ, có thể dẫn đến các tổn thương nội biểu mô.



57

4.5.5. Liên quan với chẩn đoán lâm sàng
Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ SIL cao nhất ở nhóm có viêm CTC lộ
tuyến, tiếp theo là viêm CTC kèm nang Naboth. Nguy cơ bị SIL ở 2 nhóm này so
với nhóm bình thường lần lượt gấp 2,32 và 3,56 lần.
Nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy tỷ lệ CIN cao nhất ở nhóm
có viêm CTC, nguy cơ bị CIN ở nhóm có viêm CTC kèm nang Naboth gấp 1,9 lần
so với nhóm bình thường [10], tỷ lệ viêm CTC ở PN có CIN là 81% [40]. Như vậy,
kết quả chúng tôi về nguy cơ bị SIL ở PN có viêm CTC lộ tuyến là phù hợp với các
tác giả trong nước. Nghiên cứu của chúng tôi lại một lần nữa khẳng định rằng viêm
CTC làm tăng nguy cơ mắc SIL, điều này có thể được lý giải là sự lộ ra ngoài của
các tuyến cổ trong CTC rất dễ bị viêm nhiễm do phải tiếp xúc với mơi trường khơng
thích hợp. Q trình viêm nhiễm tái diễn làm phù nề mô đệm, tắc nghẽn các ống
tuyến đưa đến hình thành các nang Naboth, là biểu hiện của viêm mạn tính. Để
thích ứng với mơi trường mới, các tuyến cổ trong CTC trải qua quá trình dị sản, đặc
biệt là dị sản không thành thục, không điển hình là điểm khởi đầu cho những biến
đổi tân sản nội biểu mô CTC.
4.5.6. Liên quan với một số phương pháp tránh thai chủ yếu.
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.12) cho thấy tỷ lệ SIL cao nhất ở những PN sử
dụng vòng tránh thai, chiếm 4,75%. Nguy cơ bị SIL cũng cao nhất ở nhóm này, gấp
4,04 lần so với nhóm PN khơng dùng biện pháp tránh thai nào và gấp 2,18 lần so
với các nhóm khác. Sự khác biệt về nguy cơ bị SIL giữa nhóm sử dụng vịng tránh
thai với nhóm khơng dùng biện pháp tránh thai nào hoặc với nhóm khơng đặt vịng
tránh thai là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Theo Richart DeMay [78], những PN dùng thuốc tránh thai bằng đường
uống kéo dài tăng nguy cơ UTCTC lên gấp đôi.
Daniel R.Mishell dẫn nghiên cứu của Ves-sey cho thấy nguy cơ tân sản nội
biểu mô gia tăng ở những PN sử dụng dụng cụ tử cung. Barel nghiên cứu 47.000
PN cho thấy sử dụng thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc CIN, đặc biệt là dùng

kéo dài trên 5 – 10 năm [58].


58

Theo tác giả Trịnh Quang Diện phương pháp tránh thai khơng có ảnh hưởng
đáng kể đến tỷ lệ xuất hiện các tân sản nội biểu mô, tỷ lệ bị CIN do các cách tránh
thai khác nhau là như nhau [10]. Đặng Thị Phương Loan cũng nhận thấy, tỷ lệ
UTCTC ở những PN dùng các biện pháp tránh thai khác nhau là khơng khác nhau
có ý nghĩa thống kê [30].
Như vậy, kết quả của chúng tôi khác so với phần lớn các tác giả trong và
ngồi nước, có thể do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương
pháp tránh thai chủ yếu là đặt vòng, chiếm tỷ lệ 56,58% (400/707 có sử dụng biện
pháp tránh thai); do vậy, tỷ lệ xuất hiện SIL ở nhóm PN này cao hơn là điều dễ
hiểu. Tỷ lệ SIL ở PN có đặt vịng cao hơn các nhóm phụ nữ cịn lại có thể được giải
thích là tránh thai bằng phương pháp đặt vịng thường gây viêm CTC tái diễn, kích
thích các biến đổi tế bào và dẫn đến tổn thương nội biểu mô.
4.5.7. Liên quan với mức độ viêm trên chẩn đoán TBH
Kết quả từ bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ SIL tăng dần theo mức độ viêm, nguy cơ
bị SIL cũng tăng theo có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), gấp 2,59 lần ở nhóm viêm vừa
và 5,11 lần ở nhóm viêm nặng so với nhóm khơng viêm. Nguy cơ bị SIL ở nhóm có
viêm các mức độ cũng gấp 2,51 lần so với nhóm bình thường.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định chung của các tác giả trong và
ngồi nước rằng viêm nhiễm mạn tính CTC có một vai trị nhất định trong việc làm
biến đổi các tế bào, hình thành các tổ thương nội biểu mô và UTCTC.
4.5.8. Liên quan giữa SIL với QSTBDT và DSV
Kết quả từ bảng 3.14 và bảng 3.15 cho thấy rằng tỷ lệ bị SIL ở nhóm PN có
kèm QSTBDT cao gấp 4,40 lần so với nhóm khơng có QSTBDT; Nguy cơ bị SIL ở
nhóm có QSTBDT cao hơn nhóm khơng có, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê
với p < 0.05. Nguy cơ mắc SIL cũng tăng rất cao ở nhóm PN có DSV, gấp 8,19 lần

so với nhóm khơng có DSV; Nguy cơ bị SIL ở nhóm có DSV cao hơn nhóm khơng
có DSV, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Theo tác giả Nguyễn Vượng ước tính có trên 70% SIL độ cao phát sinh từ
DSV, đặc biệt là DSV chưa thành thục, khơng điển hình [41]. Một nghiên cứu trên


59

3568 PN, có 130 CIN trong đó 81 trường hợp kết hợp với DSV, chiếm 30%, qua
theo dõi 109 trường hợp DSV, có 2,75% tiến triển thành CIN [11].
Mặc dù QSTBDT và DSV được xem là những những biến đổi tế bào mang
tính chất lành tính, cịn gọi là biến đổi tế bào phản ứng nhưng trong kết quả nghiên
cứu tiến cứu của 613 PN có phiến đồ các tế bào biến đổi phản ứng thấy rằng có
3,9% chuyển thành SIL sau 1 – 36 tháng [85].
Như vậy, QSTBDT và DSV không chỉ đơn thuần là biến đổi tế bào lành tính
mà cịn chứa đựng tiềm năng chuyển thành các tổn thương nội biểu mô. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy có sự kết hợp có ý nghĩa giữa SIL với QSTBDT và DSV, là
phù hợp với các nghiên cứu trên và cũng với phù hợp với cơ chế sinh bệnh của các
tổn thương nội biểu mô và UTCTC, đây là một bằng chứng cho sự nhận định của
nhiều tác giả cho rằng quá trình biến đổi bắt đầu từ sự quá sản các tế bào dự trữ bên
dưới lớp biểu mơ trụ, trải qua q trình DSV bất thường dẫn đến hình thành các tổn
thương nội biểu mơ và UTCTC [41], [78].
4.5.9. Liên quan với nhiễm HPV.
Trên TBH, chúng tơi phát hiện nhiễm HPV chủ yếu thơng qua hình ảnh tế
bào rỗng. Tỷ lệ nhiễm HPV là 2,15% (bảng 3.16)
Theo Trịnh Quang Diện, tỷ lệ nhiễm HPV bằng hình ảnh TBH tại cộng đồng
0,65% [9], [10], [15]. Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Dung, Trần Thị Lợi về mối liên
quan giữa nhiễm các loại HPV với tổn thương nội biểu mô CTC thấy rằng tỷ lệ
nhiễm HPV là 5,7% ở nhóm chứng [16].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Trịnh Quang Diện,

thấp hơn Lê Thị Kiều Dung, có thể do phương pháp nhuộm khác nhau, với chúng
tơi, nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, cịn Trịnh Quang Diện nhuộm theo
phương pháp Giemsa, còn tác giả Lê Thị Kiều Dung lại phát hiện HPV bằng kỹ
thuật PCR, thực hiện trên nhóm chứng, khơng phải ở cộng đồng nên tỷ lệ cao hơn.
Về mối liên quan giữa nhiễm HPV và tổn thương nội biểu mô CTC đã được
rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như tại Việt Nam quan tâm nghiên cứu, không


60

chỉ dừng lại bằng phương pháp TBH mà còn còn đi sâu nghiên cứu bằng kỹ thuật
PCR [9], [41], [78].
Kết quả chúng tôi ở bảng 3.16 và 3.17 thấy rằng tỷ lệ bị SIL ở nhóm có
nhiễm HPV cao gấp 31,03 lần so với nhóm khơng nhiễm HPV và gấp 11,07 lần so
với nhóm bị viêm do các tác nhân khác (gồm Trichomonas Vagivalis, Gardenella
Vagivalis, nấm Candida albicans, nấm Actinomyces và nấm Leptothrix và HSV); sự
khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Một nghiên cứu khác thấy nguy
cơ bị CIN ở những nguời bị viêm do HPV và HSV gấp 39,62 lần so với nhóm viêm
do các tác nhân khác [10]. Như vậy, kết quả của chúng tôi là phù hợp.

KẾT LUẬN
Qua sàng lọc TBH phụ khoa 1117 PN tại cộng đồng của 9 xã, phường thuộc
nội ngoại thành Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Lứa tuổi của các đối tượng đến xét nghiệm chủ yếu từ 30 – 39 tuổi chiếm
28,38%, tiếp theo là 40 – 49 tuổi chiếm 27,84%.


61

2. Tỷ lệ phát hiên SIL tại cộng cồng là 3,13%, trong đó LSIL chiếm 2,33%

và HSIL chiếm 0,80%.
3. Về mối liên quan giữa SIL với một số yếu tố nguy cơ:
- Nguy cơ bị SIL tăng ở nhóm 30 - 49 tuổi, tỷ lệ SIL cao nhất ở nhóm
phụ nữ lấy chồng trước 20 tuổi (chiếm 7,75%), nguy cơ bị SIL cao nhất ở
người mang thai từ 6 lần trở lên (chiếm 6,52%), tỷ lệ bị SIL ở nhóm phụ
nữ có trên 2 con cao hơn có ý nghĩa so với nhóm từ 2 con trở xuống.
- Nguy cơ bị SIL tăng cao ở những phụ nữ có đặt vòng tránh thai, viêm
cổ tử cung lộ tuyến, viêm vừa và nặng trên chẩn đoán tế bào học.
- Dị sản vảy, quá sản tế bào dự trữ và nhiễm HPV làm tăng nguy cơ bị
SIL lên nhiều lần
- Nghề nghiệp và trình độ học vấn khơng liên quan đến sự xuất hiện SIL.

KIẾN NGHỊ
- Sàng lọc tế bào học phụ khoa nên được thực hiện có hệ thống, quy mơ và
định kỳ cho tất cả các phụ nữ thuộc diện tầm soát, đặc biệt chú ý đến phụ nữ lứa
tuổi từ 30 – 49 tuổi, để phát hiện kịp thời các tổn thương khi cịn ở giai đoạn có khả


62

năng chữa khỏi hoàn toàn, đem lại cơ hội sống cho nhiều phụ nữ, góp phần nâng
cao sức khỏe cộng đồng.
- Cần phải có các chế độ và giải pháp thỏa đáng để khích lệ động viên các
phụ nữ thuộc diện sàng lọc đến khám và làm xét nghiệm.
- Từ kết quả về tỷ lệ mắc SIL này, đề nghị lãnh đạo các xã phường trong
diện nghiên cứu tham vấn cho cấp trên để đánh giá đúng thực trạng bệnh lý tại cộng
đồng, đồng thời đưa ra kế hoạch tổ chức khám định kỳ cho các đối tượng phụ nữ
trên địa bàn để sàng lọc bệnh một cách có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất việc tổ
chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các nhà TBH và kỹ thuật viên TBH tại các tuyến
y tế cơ sở của cộng đồng.

- Cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về những yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ mắc SIL như lấy chồng trước 20 tuổi, mang thai từ 6 lần trở lên, có trên 2 con,
đặt vịng tránh thai,... và lợi ích, sự cần thiết của các phiến đồ CTC – ÂĐ trong phát
hiện sớm UTCTC. Giúp các đối tượng hiểu rõ về một số yếu tố nguy cơ nhằm chủ
động phòng tránh.



×