Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Biodiesel – Nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.32 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
Chương 1: ...........................................................................................................3
KHÁI QUÁT VỀ BIODIESEL...............................................................................3
I. BIODIESEL LÀ GÌ?.........................................................................................3
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BIODIESEL:........................................3
III. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA BIODIESEL:............................................................4
1.Đối với môi trường: ..........................................................................................4
2.Sản xuất và ứng dụng biodiescl:........................................................................4
3.Phát triển kinh tế nông nghiệp: .........................................................................4
4.Bảo đảm an ninh năng lượng:...........................................................................5
IV. NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIODIESEL:................................................................5
Chương 2: ............................................................................................................7
BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI..............................................................................7
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI:...............7
II. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ XU HƯỚNG SẢN XUẤT TRÊN THẾ
GIỚI: 8
Chương 3: ..........................................................................................................10
ỨNG DỤNG BIODIESEL TẠI VIỆT NAM.........................................................10
I. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIODIESEL TẠI VIỆT NAM:.....10
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BIODIESEL TẠI VIỆT NAM:.............................10
1.Phân phối nhiên liệu sinh học tại Việt Nam:....................................................10
2.Tình hình phát triển vùng nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học:.......................12
3.Chính sách khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học:.................................12
III. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG BIODIESEL CỦA VIỆT NAM:.......................15
1.Thuận lợi:........................................................................................................15
2.Khó khăn:........................................................................................................18
1. Chiến lược phát triển nguyên liệu để sản xuất biodiesel: Cần lưu ý một số
điểm: 19
2.Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp tháo bỏ rào cản:....................20
KẾT LUẬN..........................................................................................................21


TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế
giới, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt. Sự phát triển này
cũng dẫn tới nhu cầu sử dụng dầu mỏ rất mạnh mẽ, làm cho kinh tế toàn cầu
cân bằng một cách mong manh. Thế giới đã bị lệ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ vì
tính dễ dùng của nó. Sự cạn kiệt của nguồn dầu mỏ thế giới và sự quan tâm về
môi trường ngày càng tăng đã dẫn đến sự nghiên cứu và phát triển nguồn năng
lượng thay thế cho năng lượng có nguồn gốc dầu mỏ. Biodiesel là một sự thay
thế đầy tiềm năng cho diesel dựa vào những tính chất tương tự và những ưu
điểm vượt trội của nó.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là từ thực vật, nên chúng có những
phẩm chất của nguyên liệu thực vật như tính dễ phân hủy, dễ sản xuất và không
có độc tính. Bởi vậy, khi sử dụng nhiên liệu sinh học không chỉ mang lại lợi
ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm hơn nguồn
tài nguyên đang dần cạn kiệt, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây
chắc chắn sẽ là xu hướng nhiên liệu của cả thế giới trong tương lai.
Ở Việt Nam, ngành sản xuất nhiên liệu sinh học cũng đã bắt đầu được
quan tâm phát triển. Tuy vẫn còn sơ khai nhưng đây hứa hẹn sẽ trở thành ngành
sản xuất mang lại nhiều hiệu quả phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường
của Việt Nam.
Thấy được tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học, chúng em quyết định
chọn đề tài: “Biodiesel – Nguồn nhiên liệu xanh trong tương lai” với mong
muốn nâng cao hiểu biết về nguồn nhiên liệu xanh và những lợi ích của nó đối
với đời sống hàng ngày.
Do kiến thức và thời gian có hạn, bài tiểu luận của chúng em còn nhiều
thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài viết được hoàn
chỉnh hơn và hiểu biết của chúng em về vấn đề này được toàn diện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn cô!

Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
2
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ BIODIESEL
I. BIODIESEL LÀ GÌ?
Biodiesel hay diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương
đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà
được sản xuất từ dầu thực vật hay mỡ động vật.
Diesel sinh học nói riêng, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại
năng lượng tái tạo. Nhìn theo phương diện hóa học thì diesel sinh học là methyl
este của những axit béo.
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BIODIESEL:
Biodiesel bắt đầu được sản xuất từ khoảng giữa năm 1800, trong thời
điểm đó người ta chuyển hóa dầu thực vật để thu Glycerol ứng dụng làm xà
phòng và các phụ phẩm methyl hoặc ethyl Este gọi chung là biodiesel.
Ngày 10/08/1893 lần đầu tiên Rudolf Diesel đã sử dụng Biodiesel do ông
sáng chế để chạy máy. Năm 1912, ông đã dự báo: “Hiện nay, việc dùng dầu
thực vật cho nhiên liệu động cơ có thể không quan trọng, nhưng trong tương lai,
những loại dầu như thế chắc chắn sẽ có giá trị không thua gì các sản phẩm
nhiên liệu từ dầu mỏ và than đá”.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu mỏ đang cạn kiệt và những tác
động xấu lên môi trường của việc sử dụng nhiên liệu, nhiên liệu tái sinh sạch
trong đó có Biodiesel đang ngày càng khẳng định vị trí là nguồn nhiên liệu thay
thế khả thi. Để tưởng nhớ nguời đã có công đầu tiên đoán được giá trị to lớn của
Biodiesel, Nation Board Biodiesel đã quyết định lấy ngày 10 tháng 8 hằng năm
bắt đầu từ năm 2002 làm ngày Diesel sinh học Quốc tế.
Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
3
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai

Năm 1900, tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Pari, Diesel đã biểu diễn động
cơ dùng dầu Biodiesel chế biến từ dầu lạc.
Trong những năm của thập kỷ 90, Pháp đã triển khai sản xuất Biodiesel từ
dầu hạt cải. Và được dùng ở dạng B5 (5% Biodiesel với 95% Diesel) và B30
(30% Biodiesel trộn với 70% Diesel).
III.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA BIODIESEL:
1. Đối với môi trường:
Nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật không đóng góp vào quá
trình phát thải CO2 - khí nhà kính. Hơn nữa, sự cân bằng trong phát thải CO2
đối với biodiesel còn thể hiện qua chu trình khép kín: biodiesel sau khi sử dụng
sẽ thải khí CO2, cây trồng hấp thụ khí CO2 cùng với năng lượng mặt trời lại
phát triển, tạo ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên biodiesel.
Ở phạm vi toàn cầu, khí thải ôtô chiếm gần 20% tổng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính phát tán ra từ các quá trình liên quan tới năng lượng. Cả ethanol
và biodiesel đều bảo đảm giảm đáng kể phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Kết quả các công trình nghiên cứu cho thấy biodiesel giảm tới 70% so với dầu
diesel. Hàm lượng các khí thải độc hại khác như CO, NOx, SOx, hydrocarbon
đều giảm đi đáng kể khi sử dụng nhiên liệu sinh học.
Ngoài ra, nhiên liệu sinh học còn có khả năng phân hủy sinh học nhanh,
ít gây ô nhiễm nguồn nước và đất.
2. Sản xuất và ứng dụng biodiescl:
Sản xuất và sử dụng biodiesel tương đối đơn giản hơn so với các dạng
nhiên liệu mới khác như hydro, pin nhiên liệu, LPG; không đòi hỏi phải sử
dụng những thiết bị và công nghệ đắt tiền. Công nghệ sản xuất biodiesel không
phức tạp, có thể sản xuất ở quy mô nhỏ (hộ gia đình) đến quy mô lớn.
Việc sử dụng nhiên liệu sinh học cũng sẽ nâng cao ý thức tiết kiệm năng
lượng cho cộng đồng do nhận thức về nguồn nhiên liệu có nguồn gốc từ thực
phẩm.
3. Phát triển kinh tế nông nghiệp:
Thông qua nguyên liệu đầu vào của các nhà máy là sản phẩm nông nghiệp,

do đó việc sản xuất biodiesel có thể kích thích sản xuất nông nghiệp và mở rộng
Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
4
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai
thị trường cho sản phẩm nông nghiệp trong nước. Việc sản xuất biodiesel từ
một số cây trồng như dừa, lạc mở ra cơ hội thị trường sản phẩm mới cho nông
dân với tiềm năng tăng thu nhập hoặc tăng năng lực sản xuất của đất canh tác
hiện có, tận dụng các vùng đất hoang hóa và tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân.
Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học
phù hợp cũng sẽ tạo ra sự đa dạng môi trường sinh học với các chủng loại thực
vật mới. Bên cạnh đó, việc tận dụng các nguồn phụ, phế phẩm nông nghiệp để
sản xuất biodiesel giúp bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực khi
phát triển nhiên liệu sinh học, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm nông
nghiệp.
4. Bảo đảm an ninh năng lượng:
Phát triển nhiên liệu sinh học giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ
thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt đối với những quốc gia không
có nguồn dầu mỏ và than đá; đồng thời kiềm chế sự gia tăng giá xăng dầu, ổn
định tình hình năng lượng cho thế giới. Do được sản xuất từ nguồn nguyên liệu
tái tạo, biodiesel thật sự là một lựa chọn ưu tiên cho các quốc gia trong vấn đề
an ninh năng lượng. Hơn nữa, việc phát triển nhiên liệu sinh học trên cơ sở tận
dụng các nguồn nguyên liệu sinh khối khổng lồ sẽ là một bảo đảm an ninh năng
lượng cho các quốc gia.
IV. NHƯỢC ĐIỂM CỦA BIODIESEL:
Hiện nay, từ những thông tin quảng bá về diesel sinh học, nhiều người
lầm tưởng rằng việc sử dụng nó chỉ có lợi mà không có hại gì. Trên thực tế,
biodiesel cung có những nhược điểm hạn chế việc ứng dụng rộng rãi trong công
nghiệp và đời sống.
Việc sử dụng nhiên liệu chứa nhiều hơn 5% biodiesel có thể gây nên những

vấn đề sau: ăn mòn các chi tiết của động cơ và tạo cặn trong bình nhiên liệu do
tính dễ bị oxi hóa của biodiesel; làm hư hại nhanh các vòng đệm cao su do sự
không tương thích của biodiesel với chất liệu làm vòng đệm.
Nhiệt độ đông đặc của biodiesel phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất
nhưng nói chung là cao hơn nhiều so với dầu diesel thành phẩm. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến việc sử dụng biodiesel ở những vùng có thời tiết lạnh.
Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
5
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai
Biodiesel không bền rất dễ bị oxi hóa nên gây nhiều khó khăn trong việc bảo
quản. Theo khuyến cáo của NBB thì không nên sử dụng B20 sau 6 tháng bảo
quản trong khi hạn sử dụng của dầu diesel thông thường có thể đến 5 năm.
Bên cạnh đó, để sản xuất biodiesel ở quy mô lớn cần phải có một nguồn
nguyên liệu dồi dào và ổn định. Việc thu gom dầu ăn phế thải không khả thi
lắm do số lượng hạn chế, lại phân tán nhỏ lẻ. Những nguồn nguyên liệu có thể
chế biến thành dầu ăn (hướng dương, cải dầu, cọ…)thì giá thành cao, sản xuất
biodiesel không kinh tế. Vả lại, diện tích đất nông nghiệp cho việc trồng cây lấy
dầu ăn là có hạn. Để giải quyết bài toán nguyên liệu này, trên thế giới đang có
xu hướng phát triển những loại cây lấy dầu có tính công nghiệp như cây dầu mè
(jatropha curcas), hoặc những loại cho năng suất cao như tảo.
Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
6
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai
Chương 2:
BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI
I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI:
Nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và để ổn định nguồn cung ứng,
các quốc gia thuộc khối EU đã đặt ra mục tiêu là nhiên liệu sinh học chiếm 5.75%
trong lĩnh vực giao thông vào năm 2010, và đạt con số 10% vào năm 2020. Trong các
loại nhiên liệu sinh họcở EU thì biodiesel là nhiên liệu được sản xuất nhiều nhất,

chiếm 82% tổng số nhiên liệu sinh học. Hiện nay, các thị trường dẫn đầu về biodiesel
là EU và Hoa Kỳ đã đạt được năng suất cực lớn trong những năm qua. Trong đó, EU
đứng đầu với tổng sản lượng biodiesel của năm 2008 là 7.8 triệu tấn (trong đó Đức
sản xuất nhiều nhất, chiếm 2.8 triệu tấn), tăng 35.7% so với năm 2007 là 5.7 triệu tấn.
Hoa Kỳ đứng thứ hai, sản lượng tăng từ 946 triệu lít năm 2006 lên 1.7 tỷ lít năm
2007, và khoảng 2.46 tỷ lít trong năm 2008. Số liệu được thể hiệnở hình 5.2, với 1
gallon tương đương với 3.78 lít.
Đồ thị sản lượng và trữ lượng biodiesel trên toàn thế giới
( nguồn: trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia)
Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
7
Biodiesel – nguồn nhiên liệu xanh cho tương lai
Đồ thị trên đây cho thấy sản lượng tăng đều đặn trong những năm gần
đây, tăng từ 7.1 triệu tấn năm 2006 lên 9.0 triệu tấn năm 2007 và 11.1 triệu tấn
năm 2008. Còn tiềm năng sản xuất biodiesel thì tăng vọt, trữ lượng biodiesel
tăng từ 12.2 triệu tấn năm 2006 lên 23.1 triệu tấn năm 2007, và đạt 32.6 triệu
tấn năm 2008. Và hơn thế nữa, thị trường biodiesel của thế giới ước tính sẽ đạt
con số 37 tỷ gallon-tương đương 140 tỷ lít vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng
hàng năm đạt 42%. Trong năm 2007, chỉ có khoảng 20 quốc gia sản xuất
biodiesel. Đến năm 2010, có hơn 200 nước tham gia nghiên cứu và sản xuất
biodiesel, thúc đẩy thế giới bước vào một thời đại mới, mà các quốc gia đều
tích cực tạo ra nguồn năng lượng xanh phục vụ chủ yếu cho ngành giao thông
vận tải.
II. CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀ XU HƯỚNG SẢN XUẤT TRÊN
THẾ GIỚI:
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra biodiesel là dầu thực vật và mỡ
động vật. Nguồn nguyên liệu này rất đa dạng và phong phú, mỗi quốc gia trên
Thế giới sẽ lựa chọn những nguyên liệu phù hợp nhất với điều kiện sản xuất của
quốc gia mình.
• Với điều kiện ở châu Âu thì cây cải dầu với lượng dầu từ 40% đến 50%

là cây thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
• Ở Trung Quốc người ta sử dụng cây cao lương và mía để sản xuất
Biodiesel.Cứ 16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn
lại còn có thể chiết xuất được 500 kg Biodiesel. Ngoài ra, Trung Quốc còn
nghiên cứu phát triển khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu
loại dầu sinh học từ tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất
loại dầu này có thể đạt tới hàng chục triệu tấn. Theo dự tính của các chuyên gia,
đến năm 2010, Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh
học.
• Giống Trung Quốc, Mỹ cũng vận dụng công nghệ sinh học hiện đại như
nghiên cứu gien đã thực hiện tại phòng thí nghiệm năng lượng tái sinh quốc gia
tạo được một giống tảo mới có hàm lượng dầu trên 60%, một mẫu có thể sản
xuất được trên 2 tấn dầu diesel sinh học.
• Các nước Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất thì sử dụng dầu jojoba,
một loại dầu được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm để sản xuất Biodiesel.
Lớp KTE404.1 – K47 - FTU
8

×