Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tự nhiên và Xã hội - Lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.89 KB, 34 trang )

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI:
BÀI 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
KHỞI ĐỘNG: (4’)
Trò chơi : Mũi, cằm, tai
-MT:Gây hứng thú giờ học .Gíới
thiệu bài mới.
-PP:Trò chơi
Hoạt động cả lớp
-GV nêu tên trò chơi: Mũi, cằm, tai
-Hướng dẫn HS cách chơi- HS chơi thử
-Cả lớp cùng chơi - Nhận xét, đánh giá
*GV: Giới thiệu chủ đề: Con người và sức khoẻ
Giới thiệu bài: Cơ thể chúng ta
HOẠT ĐỘNG 1: ( 7’)
Quan sát tranh
-MT: Gọi đúng tên các bộ phận
bên ngoài của cơ thể
-ĐD:Tranh ở trang 4 SGK
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc :Quan sát tranh , chỉ và nói tên các bộ
phận bên ngoài của cơ thể
-HS làm việc –GV theo dõi
-HS trình bày. Nhận xét, đánh giá
-Chuyển tiếp:
THƯ GIẢN : Trò chơi : Đổi nhóm
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Quan sát tranh
-MT: Nhận ra cơ thể chúng ta gồm


3 phần là : đầu , mình và chân ,
tay.
Nhận biết được đâu là bên phải,
bên trái mình (Dành cho HS khá,
giỏi).
-ĐD: Tranh ở trang 5 SGK phóng
to.
-PP: Quan sát, đàm thoại …
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc : Quan sát các hình ở trang 5 SGK, hãy chỉ
và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ?
Em hãy thực hiện như các bạn trong tranh.
-Các nhóm thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét
Hoạt động cả lớp
*Thảo luận: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
Đâu là bên phải, bên trái mình?
-HS trình bày- Lớp nhận xét
-GV kết luận :Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : đầu,
mình, tay và chân . Chúng ta nên tích cực vận động,
không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động
sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn .
HOẠT ĐỘNG 3: (7’)
Tập thể dục
-MT: Gây hứng thú rèn luyện thân
thể
-ĐD: Bài hát bổ trợ cho hoạt động
thể dục: Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Em tập thế này
Là hết mệt mỏi

-PP: Thực hành .
Hoạt động cả lớp
-Hướng dẫn HS học bài hát.
-GV làm mẫu từng động tác , vừa làm vừa hát.
-HS làm theo GV.
-Một vài HS lên tập trước lớp.
-Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát.
-KL: Muốn cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hằng
ngày.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: ( 5’)
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
-MT: Củng cố hiểu biết về cơ thể
chúng ta
-ĐD: Tranh ở vở bài tập phóng to
-PP: Trò chơi
Hoạt động nhóm
GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
-Hướng dẫn chơi
-HS thi gỡ tên các bộ phận cơ thể.
-Nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: (2’)
Tổng kết - Dặn dò:
*Nhận xét giờ học.
*Dặn HS tập thể dục đều đặn để có cơ thể khoẻ.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:
BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về cơ thể
chúng ta.
-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động nhóm
(?) Kể các bộ phận ở cơ thể chúng ta.
Hoạt động lớp
-2 HS trình bày.
-Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp:
KHỞI ĐỘNG: (3’)
Trò chơi: Vật tay
-GV nêu tên trò chơi: Vật tay
-Hướng dẫn cách chơi- HS chơi.
*Chuyển tiếp: Giới thiệu bài: Chúng ta đang lớn.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 13’)
Làm việc với SGK
-MT: Nhận ra sự thay đổi của bản
thân về số đo chiều cao, cân nặng
và sự hiểu biết của bản thân.
-ĐD: Tranh ở trang 6 SGK phóng
to và SGK.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc :Quan sát các hình trang 6 SGK nói với
nhau về những gì em quan sát được trong từng hình?
*Câu hỏi để HS tập hỏi và lời nhau:
+Hình nào cho biết sự lớn lên của em bé?
+Chỉ hình 2 em cân đo, cho biết hai bạn đang làm gì?
Các bạn muốn biết điều gì?

+Hình 2 cho biết em bé bắt đầu tập làm gì? So với
lúc mới tập đi em bé biết thêm điều gì?
-HS làm việc –GV theo dõi
-HS trình bày. Nhận xét, đánh giá
-Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày,
hằng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động
vận động (biết lẫy, biết bò, biết đi ) và sự hiểu biết
(biết lạ, biết quen, biết đi, ).
Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học
được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Thực hành theo nhóm nhỏ
-MT: Nêu được ví dụ cụ thể về sự
thay đổi của bản thân về số đo,
chiều cao cân nặng và sự hiểu
biết (Dành cho HS khá, giỏi).
-ĐD: Tranh ở trang 7 SGK phóng
to.
-PP: Quan sát, đàm thoại …
Hoạt động nhóm 4
-Giao việc: Mỗi nhóm 4 HS chia thành 2 cặp đứng áp
lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau, cặp kia quan
sát xem bạn nào cao hơn, các em đo xem tay ai dài
hơn, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn; ai béo, ai gầy?
-HS thực hành đo lẫn nhau.
-HS cho ví dụ về sự lớn lên của bản thân mình về số
do, chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết…
-HS hỏi những băn khoăn của các em về sự lớn lên
của bản thân

*Kết luận: Sự lớn lên của các em có thể giống hoặc
khác nhau. Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ
gìn sức khoẻ sẽ chóng lớn hơn.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (4’)
Tổng kết - Dặn dò:
Hoạt động cả lớp
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt.
*Dặn HS ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ để chóng
lớn.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:
BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về sự lớn
lên của bản thân.
-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động nhóm
(?) Kể các bộ phận ở cơ thể chúng ta.
Hoạt động lớp
-2 HS trình bày.
-Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp:
KHỞI ĐỘNG: (3’)
Trò chơi:
Nhận biết các vật xung quanh
-GV nêu tên trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh.
- GV Hướng dẫn cách chơi.

-HS chơi.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 8’)
Quan sát
-MT: Mô tả được một số vật xung
quanh.
-ĐD: Tranh ở trang 8 SGK phóng
to và SGK. Vật thực: quả bóng,
nước đá, quả mướp, cà,
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Quan sát các hình trang 8 SGK nói về hình
dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn, nhẵn hay sần
sùi của các vật xung quanh (ở tranh và ở vật thực).
-HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các
vật có trong hình hoặc các vật do các em mang tới.
-Một số HS chỉ và nói về từng vật trước lớp (màu sắc,
hình dáng và một số đặc điểm như nóng, lạnh, nhẵn,
sần sùi, mùi vị , HS khác bổ sung.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (15’)
Thảo luận
-MT: HS hiểu được mắt, mũi, tai,
lưỡi, tay (da)là các bộ phận giúp ta
nhận biết được các vật xung
quanh.
HS khá, giỏi nêu được ví dụ về
những khó khăn trong cuộc sống
của người có một giác quan bị
hỏng.
-ĐD: Tranh ở trang 9 SGK phóng

to.
-PP: Quan sát, đàm thoại …
Hoạt động nhóm 4
-Giao việc: Thảo luận:
+N1: Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
+N2:Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
+N3: Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?
+N4: Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?
+N5: Nhờ đâu bạn biết được vật là cứng, mềm; sần
sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng lạnh;…?
+N6: Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay
tiếng chó sủa?
-Các nhóm thảo luận- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
*Thảo luận:
+Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng?
+Điều gì xảy ra nếu tai chúng ta bị hỏng?
+Điều gì xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mất hết
cảm giác?
-KL: Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi và da mà chúng ta
nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong
những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết
được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy chúng ta
phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của
cơ thể.
HOẠT ĐỘNG 4: (4’)
Tổng kết - Dặn dò:
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt.
*Dặn HS bảo vệ và giữ gìn an toàn các giác quan.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:

Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
BÀI 4: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về nhận
biết các vật xung quanh.
-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động lớp
(?)Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?
Nhờ đâu bạn biết được mùi vị của thức ăn?
Nhờ đâu bạn biết được một vật cứng hay mềm …?
(?)Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 giác quan của bạn bị hỏng?
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp:
KHỞI ĐỘNG: (3’)
Hát tập thể
-Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
-Chuyển tiếp: Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 12’)
Làm việc với SGK
-MT: HS nêu được các việc nên
làm và không nên làm để bảo vệ
mắt.
HS khá giỏi đưa ra được một số
cách xử lí đúng khi gặp tình huống
có hại cho mắt. Ví dụ: Bụi bay vào
mắt

-ĐD: Tranh ở trang 10 SGK phóng
to.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Quan sát các hình trang 10 SGK tập đặt
câu hỏi và trả lời câu hỏi cho từng hình.
*Ví dụ: +Khi có ánh sáng chiếu vào mắt, bạn nhỏ lấy
tay che mắt, đúng hay sai?
+Bạn nhỏ được mẹ dẫn đi khám mắt ở bác sĩ, đúng
hay sai?
+Bạn nhỏ đọc sách nơi có ánh sáng, đúng hay sai?
+Bạn nhỏ ngồi sát ti vi xem phim, đúng hay sai?
-HS từng cặp quan sát hỏi và trả lời câu hỏi
-Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
*Thảo luận:
Nếu có bụi bay vào mắt, em sẽ làm thế nào?
-HS trình bày - Nhận xét – Kết luận:
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: ( 12’)
Làm việc với SGK
-MT: HS nêu được các việc nên
làm và không nên làm để bảo vệ
tai.
HS khá giỏi đưa ra được một số
cách xử lí đúng khi gặp tình huống
có hại cho tai. Ví dụ: Kiến bò vào
tai
-ĐD: Tranh ở trang 11 SGK phóng
to.
-PP: Trực quan, đàm thoại…

Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Quan sát các hình trang 11 SGK tập đặt
câu hỏi và trả lời câu hỏi cho từng hình.
*Ví dụ: +Hai bạn gái đang làm gì? Việc làm đó đúng
hay sai? Tại sao chúng ta không nên ngoáy tai cho
nhau hoặc không nên lấy vật nhọn chọc vào tai nhau?
+Bạn gái trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác
dụng gì?
+Các bạn đang làm gì? Việc làm nào đúng? Việc làm
nào sai? Tại sao? Nếu bạn ngồi học gần đấy, bạn sẽ
nói gì với người nghe nhạc quá to?
-HS từng cặp quan sát hỏi và trả lời câu hỏi theo
hướng dẫn của GV.
-Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
*Thảo luận:Nếu bị kiến bò vào tai, em sẽ làm thế nào?
-HS trình bày - Nhận xét – Kết luận:
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (3’)
Tổng kết - Dặn dò:
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt.
*Dặn HS bảo vệ và giữ gìn an toàn cho mắt và tai.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
BÀI 5: VỆ SINH THÂN THỂ
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về bảo vệ
mắt và tai.

-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động lớp
(?)+Em sẽ xử lí thế nào nếu thấy 2 em nhỏ đang chơi
kiếm bằng hai chiếc que nhọn?
+Hãy nói các việc nên làm để bảo vệ mắt?
+Hãy nói các việc nên làm để bảo vệ tai?
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét, đánh giá. *Chuyển tiếp:
KHỞI ĐỘNG: (3’)
Hát tập thể
-Cả lớp hát bài: Khám tay
-Chuyển tiếp: Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 5’)
Suy nghĩ cá nhân
và làm việc theo cặp
-MT: HS tự liên hệ về những việc
đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
-PP: Động não, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Hãy nhớ lại mình đã làm gì hằng ngày để
giữ sạch thân thể, quần áo, Sau đó nói với bạn bên
cạnh.
-Từng HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-Một số HS xung phong nói trước lớp về việc làm của
mình để giữ vệ sinh thân thể. Các HS khác bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 3: ( 10’)
Làm việc với SGK
-MT: HS nêu được các việc nên
làm và không nên làm để giữ vệ
sinh thân thể.

HS khá giỏi nêu được cảm giác
khi bị mẫn ngứa, ghẻ, chấy rận,
đau mắt, mụn nhọt.
-ĐD: Tranh ở trang 12, 13 SGK
phóng to.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc:
+Quan sát các hình trang 12, 13 SGK hãy chỉ và nói
về việc làm của các bạn trong từng hình.
+Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại
sao?
-HS từng cặp quan sát tranh ở SGK hỏi và trả lời câu
hỏi theo hướng dẫn của GV.
-Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
(?)+Em nào đã từng bị mẫn ngứa, ghẻ, chấy rận?
+Cảm giác khi bị mẫn, ngứa, ghẻ, chấy, rận thế
nào?
-KL: Các việc nên làm: Tắm gội bằng nước sạch và
xà phòng; thay quần áo nhất là quần áo lót; rửa chân,
rửa tay, cắt móng tay, móng chân…
Những việc không nên làm: Tắm ở ao, bơi ở
chỗ nước không sạch,…
HOẠT ĐỘNG 4: ( 8’)
Làm việc với SGK
-MT: Biết cách rửa mặt, rửa tay
chân sạch sẽ.
HS khá giỏi biết cách đề phòng
các bệnh về da
-ĐD: Tranh ở trang 12, 13 SGK

phóng to.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 5
-Giao việc:
+Nêu các việc cần làm khi tắm?
+Nên rửa tay khi nào? Rửa chân khi nào?
-Các nhóm thảo luận – Trình bày – Nhận xét.
-KL: GV nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ
sinh hằng ngày.
HOẠT ĐỘNG 5: (3’)
Tổng kết - Dặn dò:
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt.
*Dặn HS Vệ sinh thân thể.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
BÀI 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về vệ sinh
thân thể.
-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động lớp
(?) Em nên và không nên làm gì để giữ vệ sinh thân
thể?
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét, đánh giá.
KHỞI ĐỘNG: (3’)
Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo

-GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh, ai khéo
-Hướng dẫn và phổ biến quy tắc chơi
-HS chơi.
-Chuyển tiếp: G. thiệu bài: Chăm sóc và bảo vệ răng
HOẠT ĐỘNG 2: ( 7’)
Làm việc theo cặp
-MT: HS biết thế nào là răng khoẻ,
đẹp, thế nào là răng bị sún, bị sâu
hoặc răng thiếu vệ sinh.
HS khá, giỏi nhận ra sự cần
thiết phải vệ sinh răng miệng.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: + 2HS quay mặt vào nhau, lần lượt từng
người quan sát hàm răng của nhau.
+ Nhận xét xem răng của bạn em thế nào
(trắng, đẹp hay bị sún, bị sâu)?
-HS thực hiện theo nhóm 2.
-Một số nhóm trình bày trước lớp về kết quả làm việc
của nhóm mình : Răng của bạn em có bị sún, bị sâu
không?
-KL: GV vừa nói vừa cho cả lớp quan sát mô hình
hàm răng giới thiệu hàm răng trẻ em….Việc giữ vệ
sinh và bảo vệ răng miệng là rất cần thiết và rất quan
trọng.
HOẠT ĐỘNG 3: ( 15’)
Làm việc với SGK
-MT: HS biết cách giữ vệ sinh răng
miệng để phòng sâu răng.
HS khá, giỏi nêu được việc nên

làm và không nên làm để bảo vệ
răng.
-ĐD: Tranh ở trang 14, 15 SGK
phóng to.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc:
+Quan sát các hình trang 14, 14 SGK hãy chỉ và nói
về việc làm của các bạn trong từng hình.
+Nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại
sao?
-HS từng cặp quan sát tranh ở SGK hỏi và trả lời câu
hỏi theo hướng dẫn của GV.
-Một số HS hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
(?)+Trong từng hình, các bạn đang làm gì?
+ Việc làm nào là đúng, việc làm nào là sai? Vì sao
là đúng, vì sao là sai?
-Một số HS trả lời câu hỏi – HS khác bổ sung
*Thảo luận: + Nên đánh răng , súc miệng và lúc nào?
+ Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?
+ Phải làm gì khi răng bị đau hoặc lung lay?
-KL: GVnhắc nhở HS về những việc nên làm và
không nên làm để bảo vệ răng của mình.
HOẠT ĐỘNG 4: (5’)
Tổng kết - Dặn dò:
*Nhận xét giờ học.
Tuyên dương học sinh học tốt.
*Dặn HS Chăm sóc và bảo vệ răng.
BÀI 7: THỰC HÀNH : ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
KHỞI ĐỘNG: (2’)
Trò chơi: Cô bảo
-GV nêu tên trò chơi: Cô bảo
Hướng dẫn cách chơi- HS chơi
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra về việc chăm sóc
và bảo vệ răng.
-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động cả lớp
(?) Em làm gì để phòng sâu răng?
Hằng ngày em đánh răng súc miệng mấy lần? Vào
những lúc nào?
-2 HS trình bày -Lớp nhận xét, đánh giá *Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Thực hành đánh răng
-MT: HS biết đánh răng đúng
cách.
-ĐDDH: Mỗi HS có cốc, bàn chải
GV: 4 mô hình hàm răng, bàn
chải.
-PP: Đàm thoại, thực hành…
*Bước 1: Hoạt động nhóm 6
-Giao việc:
+Chỉ vào mô hình hàm răng cho biết đâu là: Mặt trong
của răng; mặt ngoài của răng; mặt nhai của răng?
+Hằng ngày em quen chải răng như thế nào?
- Các nhóm thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét

-KL: GV làm mẫu lại các động tác đánh răng với mô
hình hàm răng, vừa làm vừa nói các bước:
+Chuẩn bị cốc và nước sạch +Lấy kem vào bàn chải.
+Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ
dưới lên.
+Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong,mặt nhai của răng.
+Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần.
+Rửa sạch, cất bàn chảivào đúng chỗ sau khi đánh
răng (cắm ngược bàn chải).
*Bước 2: Hoạt động cá nhân
-HS thực hành đánh răng theo chỉ dẫn trên của GV
-GV đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.
HOẠT ĐỘNG 3: (12’)
Thực hành rửa mặt
-MT: HS biết rửa mặt đúng cách.
-ĐDDH: HS có khăn mặt .
Nước sạch,…
-PP: Đàm thoại, thực hành…
*Bước1: Hoạt động cả nhóm 6
-Giao việc: Cho biết rửa mặt như thế nào là đúng cách
và hợp vệ sinh nhất? Nói rõ vì sao?
- Các nhóm thảo luận- Trình diễn động tác rửa mặt
- Lớp nhận xét
-KL: GV hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh
+Chuẩn bị khăn sạch và nước sạch.
+Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi rửa mặt.
+Dùng hai bàn tay đã sạch , hứng nước sạch để rửa
mặt (làm vài lần như vậy)
+Dùng khăn sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau
các nơi khác.

+ Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và
cổ. +Giặt khăn mặt sạch và phơi ra nắng.
*Bước 2: Hoạt động cá nhân
-HS thực hành rửa mặt theo chỉ dẫn trên của GV
-GV đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ.
HOẠT ĐỘNG 4: (2’)
Tổng kết - Dặn dò
-Nhận xét giờ học.
-GV nhắc nhở HS thực hiện đánh răng, rửa mặt ở nhà
cho hợp vệ sinh.
BÀI 8: ĂN, UỐNG HẰNG NGÀY
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
KHỞI ĐỘNG: (3’)
Trò chơi: Con thỏ ăn cỏ,
uống nước, vào hang.
-MT: Gây hưng phấn trước
khi vào bài và giới thiệu bài.
-PP: Trò chơi …
Hoạt động cả lớp
-GV nêu tên trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống, vào hang.
-Hướng dẫn cách chơi: vừa nói, vừa làm các động tác.
-H.dẫn luật chơi: Làm theo cô nói, không làm theo cô làm.
-HS chơi.
-Chuyển tiếp: Giới thiệu bài mới: Ăn uống hằng ngày.
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra về việc chăm
sóc và bảo vệ răng.

-PP: Hỏi, đáp…
Hoạt động cả lớp
(?) Em làm gì để phòng sâu răng?
Hằng ngày em đánh răng, súc miệng mấy lần? Vào
những lúc nào?
-2 HS trình bày -Lớp nhận xét, đánh giá *Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (7’)
Động não
-MT: Nhận biết và kể tên các
thức ăn, đồ uống chúng ta
thường ăn và uống hằng
ngày.
-ĐDDH: Tranh ở SGK trang
18 phóng to.
-PP: Đàm thoại, trực quan…
Hoạt động cả lớp
*Bước 1: Giao việc: Hãy kể tên các thức ăn, đồ uống mà
các em thường xuyên dùng hằng ngày?
- HS suy nghĩ và lần lượt từng em kể tên một vài thức ăn,
đồ uống mà các em vẫn dùng hằng ngày.
-GV viết lên bảng tên những thức ăn, đồ uống mà HS nêu.
*Bước 2: HS quan sát các hình ở trang 18 SGK.Chỉ và nói
tên từng loại thức ăn, đồ uống có trong mỗi hình.
(?)Em thích ăn loại thức ăn, đồ uống nào trong số đó?
Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc chưa biết ăn?
-KL: Nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ.
HOẠT ĐỘNG 3: (8’)
Làm việc với SGK
-MT: HS biết được cần phải
ăn, uống đầy đủ hằng ngày

để mau lớn, khoẻ mạnh.
-ĐDDH: Các hình ở SGK
trang 19 phóng to.
-PP: Trực quan, đàm thoại, …
Hoạt động cả nhóm 6
-Giao việc: Quan sát từng nhóm hình và trả lời câu hỏi:
+Nhóm1: Các hình nào cho biết các bạn đang ăn,uống?
+Nhóm2, 3: Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
+Nhóm4: Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
+Nhóm5: Các hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt?
-Các nhóm thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét
(?)Tại sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày? KL: (SGV)
HOẠT ĐỘNG 4: (6’)
Thảo luận
-MT: Biết được ăn nhiều loại
thức ăn và uống đủ nước.
*HS khá, giỏi biết tại sao
không nên ăn quà vặt, ăn đồ
ngọt trước bữa ăn.
-PP: Thảo luận…
Hoạt động cả lớp
(?)Khi nào chúng ta cần ăn và uống?
Hằng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào?
-HS suy nghĩ- Trình bày
*Tình huống: Sắp đến bữa ăn, có người cho em gói kẹo mà
em rất thích, em có ăn ngay không? Tại sao?
-GV kết luận (Theo SGV).
HOẠT ĐỘNG 5: (4’)
Củng cố- Dặn dò
-MT: Củng cố hiểu biết về ăn,

uống hằng ngày.
-ĐD:Giỏ đi chợ và hình tượng
trưng cho thức ăn, đồ uống.
-PP: Trò chơi
Hoạt động nhóm
-GV nêu tên trò chơi: Đi chợ giúp mẹ.
-Hướng dẫn cách chơi.
-HS chơi - Nhận xét, đánh giá
*Nhận xét giờ học.
*Dặn HS thực hiện ăn uống hằng ngày theo bài học.
Bài 9: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra kiến thức về
ăn, uống hằng ngày.
-PP: Hỏi đáp
Hoạt động cả lớp
(?)Tại sao em phải ăn, uống bằng ngày?
Tại sao không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính?
-HS trình bày.
-Nhận xét , đánh giá. *Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (3’)
Khởi động
-MT: Gây hứng thú giờ học.
-PP: Trò chơi.
Hoạt động cả lớp
-GV nêu tên trò chơi: Hướng dẫn giao thông (Đèn xanh,

đèn đỏ)
-Hướng dẫn chơi và làm mẫu - HS chơi.
*Chuyển tiếp: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 3: (8’)
Thảo luận theo cặp
-MT:Kể được các hoạt động
và trò chơi mà em thích.
-PP: Đàm thoại…
Hoạt động nhóm đôi
-Giao việc: Hãy nói với bạn tên các hoạt động và trò chơi
mà em chơi hằng ngày.
-HS trao đổi theo nhóm đôi
-Một số HS xung phong kể lại cho cả lớp nghe tên các trò
chơi và hoạt động của nhóm mình.
-KL: GV kể tên một số hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho
sức khoẻ và nhắc HS giữ an toàn trong khi chơi.
HOẠT ĐỘNG 4: (6’)
Làm việc với SGK
-MT: HS kể được các hoạt
động và trò chơi ở trong SGK.
*HS khá, giỏi nêu được tác
dụng của một số hoạt động
trong các hình vẽ ở SGK.
-ĐD: Các hình ở trang 20, 21
SGK phóng to.
-PP: Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: Chỉ và nói tên các hoạt động trong từng hình.
Nêu rõ hình nào vẽ cảnh vui chơi, hình nào vẽ cảnh luyện
tập thể dục, thể thao, hình nào vẽ cảnh nghỉ ngơi, thư

giãn.
+HS khá, giỏi nêu tác dụng của từng hình
-HS thảo luận- Trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận : Các hoạt động, trò chơi trong từng hình.
Tác dụng của các hoạt động đó.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 5: (10’)
Quan sát
-MT: HS biết tư thế ngồi học,
đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
-ĐD: Các hình vẽ tư thế ngồi
học, đi, đứng ở SGK trang 21
phóng to.
-PP: Quan sát, trực quan,
đàm thoại.
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: +Quan sát các tư thế: đi, đứng, ngồi trong các
hình ở trang 21 SGK phóng to.
+Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế?
-HS trao đổi theo nhóm.
-Đại điện nhóm phát biểu, diễn lại tư thế đi, đứng, ngồi
đúng tư thế.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-HS đóng vai nói cảm giác của bản thân sau khi thực hiện
động tác.
-Kết luận: +Chú ý nên thực hiện các tư thế đúng khi ngồi
học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hằng ngày.
+Nhắc những HS thường có sai lệch về tư thế ngồi học
hoặc dáng đi gù, vẹo cần chú ý khắc phục.
HOẠT ĐỘNG 6: (3’)

Tổng kết- Dặn dò
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt.
*Dặn HS thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi,
đứng trong các hoạt động hằng ngày.
Bài 10: ÔN TẬP:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra các hiểu biết về
hoạt động và nghỉ ngơi.
-PP: Hỏi đáp, thực hành…
Hoạt động cá nhân
-Giao việc: Kể các hoạt động và trò chơi mà em thích?
Thực hiện ngồi học đúng tư thế.
-HS trình bày
-Nhận xét, đánh giá
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
Khởi động
-MT: Gây hứng thú giờ học.
-PP: Trò chơi.
Hoạt động cả lớp
-GV nêu tên trò chơi: Chi chi, chành chành
-Hướng dẫn chơi và làm mẫu
-HS chơi.
*Chuyển tiếp: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 3: (15’)

Thảo luận
-MT:Củng cố kiến thức cơ
bản về các bộ phận của cơ
thể người và các giác quan.
-PP: Hỏi đáp, đàm thoại…
Hoạt động cả lớp
-Giao việc:
+Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
+Cơ thể người gồm có mấy phần?
+Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những
bôn phận nào của cơ thể?
+Nhờ đâu mà em nhận biết được màu sắc?
+Nhờ đâu mà em nhận biết được hình dáng của vật?
+Em nhận biết được mùi vị, sự nóng lạnh bằng bộ
phận nào?
+……
-HS xung phong trả lời từng câu hỏi- HS khác bổ sung.
-GV bổ sung (nếu các em trả lời sai).
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (12’)
Nhớ và kể lại các việc làm
vệ sinh cá nhân trong một
ngày.
-MT: HS có thói quen vệ sinh
cá nhân hằng ngày.
-HS khá, giỏi nêu được các
việc em thường làm vào các
buổi trong một ngày như:
+Buổi sáng: Đánh răng, rửa
mặt.

+Buổi trưa: Ngủ trưa, chiều
tắm gội…
+Buổi tối: Đánh răng.
-PP: Đàm thoại…
Hoạt động cả lớp
(?)Em hãy nhớ và kể lại trong một ngày (từ sáng đến khi
đi ngủ), mình đã làm những gì?
-Dành vài phút để HS nhớ lại.
-HS kể.
-HS khác bổ sung.
-Gọi một số HS lên trả lời câu hỏi:
+Buổi sáng em thức dậy mấy giờ?
Em có đánh răng, tập thể dục không?
+Buổi trưa em thường làm gì?
+Em có đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ không?
+Mỗi ngày em đánh răng, súc miệng mấy lần? Vào
những lúc nào?
-KL: GV nhắc các việc vệ sinh cá nhân nên làm hằng
ngày để HS khắc sâu và có ý thức thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 5: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
Hoạt động cả lớp
*Nhận xét giờ học.
Tuyên dương HS học tốt.
*Dặn HS tập thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày.
BÀI 11: GIA ĐÌNH
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (3’)

Khởi động
-MT: Gây hứng thú giờ học và
giới thiệu bài học.
-ĐDDH: Chuẩn bị bài hát: Cả
nhà thương nhau.
-PP: Vui ca hát, thuyết trình.
Hoạt động cả lớp
-Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
-Giới thiệu chủ đề: Xã hội.
-GV đặt vấn đề vào bài: Gia đình.
HOẠT ĐỘNG 2: (8’)
Quan sát
-MT: Giới thiệu về gia đình.
-ĐDDH: Các hình trong bài 11
SGK phóng to.
-PP: Quan sát, đàm thoại.
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc : Quan sát các hình trong bài 11 cho biết :
Gia đình Lan có những ai? Lan và những người
trong gia đình đang làm gì ?
Gia đình Minh có những ai ? Minh và những người
trong gia đình đang làm gì?
-Các nhóm thảo luận.
-GV đính tranh.
-Đại diện nhóm chỉ vào hình trong tranh để trình bày.
- Lớp nhận xét.
-KL: Mỗi người khi sinh ra đều có bố mẹ và những người
thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà .Đó là
gia đình.
*Chuyển tiếp:

HOẠT ĐỘNG 3 : (12’)
Vẽ tranh
-MT: Từng em vẽ tranh về gia
đình của mình (Dành cho HS
khá, giỏi).
-ĐDDH: Giấy A4, chì, màu vẽ
-PP: Thực hành
Hoạt động cá nhân và nhóm đôi
-Giao việc : Vẽ về những người thân trong gia đình mình
-HS vẽ.
-Giới thiệu tranh với bạn bên cạnh
-Từng đôi kể với nhau về những người thân trong gia đình
của mình.
-KL: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ, ông bà, anh chị em
là những người thân yêu nhất của em.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Kể về gia đình mình
-MT: HS kể với bạn về ông bà,
bố mẹ, anh, chị, em ruột trong
gia đình mình.
-PP: Đàm thoại…
Hoạt động cả lớp
-HS trưng bày tranh vẽ.
-Một số em dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn
trong lớp về những người thân trong gia đình mình.
(?) Tranh vẽ những ai?
Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
-KL: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được
yêu thương, chăm sóc và che chở. Em có quyền được

sống chung với bố mẹ và người thân .
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 5: (4’)
Củng cố - dặn dò
-MT:Củng cố hiểu biết về gia
đình.
-PP: Hỏi đáp, thuyết trình…
Hoạt động cả lớp
*Liên hệ: Em nên làm gì để thể hiện mình yêu quý gia
đình?
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương học sinh học tốt.
*Về nhà kể cho bố mẹ nghe những điều đã học hôm nay.
Bài 12: NHÀ Ở
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về
gia đình.
-PP: Hỏi đáp.
Hoạt động cả lớp
(?) Kể về những người thân trong gia đình em ?
-2 HS kể - Lớp theo dõi
-Nhận xét
-Chuyển tiếp : Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: (8’)
Quan sát hình
-MT: +Giới thiệu nhà ở.
+Nhận biết các loại nhà

khác nhau ở các vùng miền
khác nhau (Dành cho HS
giỏi, khá).
-ĐDDH: Các hình trong bài
12 SGK phóng to.
-PP: Trực quan, quan sát
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Quan sát các hình trong bài 12. HS theo cặp hỏi
và trả lời nhau: Ngôi nhà này ở đâu ?
-HS làm việc
-Trình bày - Lớp bổ sung
-GV giải thích cho các em hiểu về các dạng nhà: nhà ở nông
thôn, nhà tập thể ở thành phố, các dãy phố, nhà sàn ở niền
núi.
(?)Nhà ở của các vùng miền khác nhau thì sẽ thế nào?
-Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong
gia đình. Ở các vùng miền khác nhau thì có các loại nhà
khác nhau.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3 : (10’)
Quan sát theo nhóm
-MT: Kể được tên một số đồ
dùng trong gia đình mình.
*HS khá, giỏi biết được
các đồ dùng gia đình phổ
biến ở vùng nông thôn,
thành thị, miền núi.
-ĐDDH:Các hình ở trang17
SGK
-PP: Quan sát , đàm thoại

Hoạt động nhóm 6
-Giao việc : Quan sát , nói tên các đồ dùng được vẽ trong
hình (mỗi nhóm 1 hình ). Các đồ dùng gia đình này thường
có ở nông thôn hay thành thị.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận: +Đồ dùng nào trong hình có mà gia đình em
không có?
+Gia đình em có những đồ dùng nào?
-HS trình bày.
-KL: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh
hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế của mỗi gia đình.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3 : (10’)
Giới thiệu địa chỉ nhà ở
-MT: Nói được địa chỉ nhà ở
của mình.
-PP: Thực hành.
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc : Nói cho bạn biết và nghe bạn nói về địa chỉ nhà
ở của mình và bạn.
-2 bạn ngồi cạnh nhau nói với nhau về địa chỉ nhà ở của
mình.
-Một số HS giới thiệu trước lớp về địa chỉ nhà ở của mình.
-Kết luận: +Nhà ở của các bạn trong lớp rất khác nhau.
+Các em cần nhớ địa chỉ nhà ở của mình vì đó là
nơi em sống hàng ngày với những người ruột thịt thân yêu.
*Chuyển tiếp:

HOẠT ĐỘNG 4: (2’)
Củng cố -Dặn dò
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt
-Về kể cho bố mẹ nghe những điều đã học hôm nay
Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra HS nói về địa
chỉ nhà ở của mình.
-PP: Hỏi đáp,…
Hoạt động cả lớp
-Giao việc: Nói về địa chỉ nhà ở của em.
-2HS trình bày
-Nhận xét, đánh giá.
*Chuyển tiếp: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Quan sát hình
-MT: HS kể được một số
công việc ở nhà của những
người trong gia đình.
-ĐD: Các hình ở trang 28
SGK phóng to.
-PP: Quan sát, trực quan,
đàm thoại,…
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: Quan sát các hình ở trang 28, nói về nội dung
của từng hình.

-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
(?)Tác dụng của từng việc làm đó đối với cuộc sống trong
gia đình?
-KL: Tranh vẽ về việc làm ở nhà của những người trong
gia đình. Những việc làm đó giúp cho nhà cửa sạch sẽ,
gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những
người trong gia đình với nhau. *Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Thảo luận nhóm
-MT: Kể được một số công
việc thường làm ở nhà của
mỗi người trong gia đình
mình.
-PP: Thảo luận, đàm thoại…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày
của những người trong gia đình và của bản thân mình cho
bạn nghe và nghe bạn kể.
-HS kể theo nhóm đôi
-Một vài HS kể trước lớp.
*GV có thể gợi ý một số câu hỏi sau:
+Trong nhà em, ai đi chợ (nấu cơm, giặt quần áo, quét
dọn nhà cửa,…); ai trông em bé, chơi đùa với em bé; ai
giúp đỡ em học tập; ai chơi đùa, nói chuyện với em…?
+Hằng ngày, em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?
+Em cảm thấy thế nào khi làm được những việc có ích
giúp gia đình?
-KL:Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc
nhà tuỳ theo sức của mình. *Chuyển tiếp:

HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Quan sát hình
-MT: HS khá, giỏi biết được
nếu mọi người trong gia
đình cùng tham gia công
việc ở nhà sẽ tạo được
không khí gia đình vui vẻ,
đầm ấm.
-ĐD: Các hình ở trang 29
SGK phóng to.
-PP:Trực quan, đàm thoại…
Hoạt động cá nhân
-Giao việc: +Quan sát các hình ở trang 29 SGK, tìm ra
điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 hình.
+Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
+Để có được nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, em phải làm
gì để giúp bố mẹ?
-HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-KL: Nếu mỗi người trong gia đình đều cùng tham gia công
việc ở nhà, nhà cửa sẽ sạch sẽ, gọn gàng, không khí gia
đình sẽ vui vẻ, đầm ấm.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 5: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt.
-Dặn HS cùng mọi người trong gia đình tham gia công việc
ở nhà tuỳ theo sức của mình.
Bài 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1

CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra HS thực hiện
các công việc thường làm ở
nhà.
-PP: Hỏi đáp,…
Hoạt động cả lớp
-Giao việc: Kể các công việc em thường làm ở nhà.
-2 HS kể
-Nhận xét, đánh giá.
-Chuyển tiếp: Giới thiệu bài: An toàn khi ở nhà.
HOẠT ĐỘNG 2: (12’)
Quan sát
-MT: Kể được tên một số
vật trong nhà có thể gây đứt
tay,chảy máu;Biết gọi người
lớn khi có tai nạn xảy ra.
HS khá, giỏi biết được
cách xử lí khi bị đứt tay.
-ĐD: Các hình ở trang 30
SGK phóng to.
PP: Trực quan, đàm thoại,…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Quan sát các hình ở trang 30 SGK, chỉ và nói
các bạn trong mỗi hình đang làm gì?
Dự kiến điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình?
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
*Thảo luận: Kể các vật có trong nhà có thể gây đứt tay,

chảy máu?
Khi bị đứt tay, chảy máu em phải làm gì?
-HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-KL: Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡvà sắc,
nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay.
Những đồ dùng kể trên cần phải để xa tầm với của các
em nhỏ. *Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (15’)
Đóng vai
-MT: HS kể được tên các
vật có trong nhà có thể gây
bỏng, cháy; Biết gọi người
lớn khi có tai nạn xảy ra.
HS khá, giỏi nêu được cách
xử lí đơn giản khi bị bỏng.
-ĐD: Các hình ở trang 31
SGK phóng to.
-PP: Đóng vai
Hoạt động nhóm 4
-Giao việc: Quan sát các hình ở trang 31 SGK và đóng vai
thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống
xảy ra trong từng hình.
-Các nhóm thảo luận, dự kiến các trường hợp có thể xảy
ra; xung phong nhận vai và tập thể hiện vai diễn.
-Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình (mỗi
nhóm 1 cảnh).
-Lớp nhận xét các vai vừa thể hiện.
(?)Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình?
Các bạn khác có nhận xét gì về cách ứng xử của từng
vai diễn?

Nếu là em, em có cách ứng xử khác không?
Kể các vật có trong nhà có thể gây bỏng, cháy?
Nếu bị bỏng hoặc có lửa cháy trong nhà em sẽ làm thế
nào?
-KL: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác
trong màn hay để gần các đồ dùng dễ bắt lửa. Nên tránh
xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. Khi sử
dụng đồ điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ
điện, dây dẫn. Điện giật có thể gây chết người.
Khi bị bỏng phải ngâm ngay trong nước lạnh và nhớ gọi
người lớn.
HOẠT ĐỘNG 4: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
*Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt.
*Dặn HS thực hiện tốt an toàn khi ở nhà.
Bài 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về lớp
học của mình
-PP: Đàm thoại, thuyết trình
Hoạt động cả lớp
-Giao việc:
(?)Em học lớp nào?
Hãy nói tên cô chủ nhiệm và tên một số bạn trong lớp
của mình.
-Hai HS trình bày.

-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Chuyển tiếp: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Quan sát tranh
-MT: HS kể được một số hoạt
động học tập ở lớp.
-ĐDDH: Các hình trong bài16
SGK phóng to, SGK bài 16
-PP: Quan sát, trực quan, đàm
thoại
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: Quan sát và nói với bạn về các hoạt động
được thể hiện ở từng hình trong bài 16 SGK.
-HS làm việc.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung
*Thảo luận:
+Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ
chức ở trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài
sân trường?
+Trong từng hoạt động vừa nêu GV làm gì? HS làm gì?
-KL: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó
có những hoạt động được tổ chức ở trong lớp học và có
những hoạt động được tổ chức ở sân trường.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (13’)
Thảo luận theo cặp
-MT: Giới thiệu các hoạt động
ở lớp học của mình.
HS khá, giỏi nêu dược các

hoạt động hoc tập khác ngoài
hình vẽ như: học vi tính, học
đàn,…
-PP: Thảo luận, đàm thoại,…
Hoạt động nhóm đôi
-Giao việc : Nói với bạn về :
+Các hoạt động ở lớp học của mình
+Những hoạt động có trong từng hình trong bài 16 SGK
mà không có ở lớp học của mình (hoặc ngược lại)
+Hoạt động mình thích nhất?
+Mình làm gì để giúp các bạn học tập tốt?
-Các nhóm thảo luận nói với nhau.
-Một số cặp lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét.
-KL: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻvới các
bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (5’)
Củng cố - Liên hệ
-MT: Liên hệ bài học với thực
tiễn. Giáo dục môi trường.
-PP: Hỏi đáp , đàm thoại
Hoạt động cả lớp
(?) Em nào đã biết hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn
trong các hoạt động học tập ở lớp?
-HS giới thiệu -GV nhận xét , tuyên dương
-GV cho HS hát bài “Lớp chúng mình’’
HOẠT ĐỘNG 5: (2’)
Dặn dò
Hoạt động cả lớp

-Tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học .
-Hợp tác , giúp đỡ , chia sẻ với các bạn trong lớp về các
hoạt động ở lớp .
BÀI 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT :Kiểm tra hiểu biết về
lớp học của mình.
-PP: Đàm thoại, thuyết
trình,
Hoạt động cả lớp
-Giao việc: Hãy giới thiệu về lớp học của em
-Hai HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-Chuyển tiếp: Giới thiệu bài: Hoạt động ở lớp
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Quan sát tranh
-MT: HS kể được một số
hoạt động học tập ở lớp.
-ĐDDH: Các hình trong
bài16 SGK phóng to, SGK
bài 16
-PP: Quan sát, trực quan,
đàm thoại,…
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: Quan sát và nói với bạn về các hoạt động
được thể hiện ở từng hình trong bài 16 SGK.

-HS làm việc.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
*Thảo luận:
+ Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ
chức ở trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài
sân trường?
+ Trong từng hoạt động vừa nêu GV làm gì? HS làm gì?
-KL: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó có
những hoạt động được tổ chức ở trong lớp học và có
những hoạt động được tổ chức ở sân trường .
-Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 3: (13’)
Thảo luận theo cặp
-MT: Hs nêu được các hoạt
động học tập ở lớp mình.
*HS khá, giỏi nêu được các
hoạt động học tập khác
ngoài hình vẽ.
-PP: Thảo luận , đàm thoại
Hoạt động nhóm đôi
-Giao việc : Nói với bạn về :
+Các hoạt động ở lớp học của mình
+Những hoạt động có trong từng hình trong bài 16 SGK
mà không có ở lớp học của mình.
+Kể các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ.
+Hoạt động nào em yêu thích nhất?
+Mình làm gì để giúp các bạn học tập tốt?
-Các nhóm thảo luận nói với nhau
-Một số cặp lên trình bày trước lớp

-KL: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻvới các
bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (5’)
Củng cố - Liên hệ
-MT: Liên hệ bài học với
thực tiễn. Giáo dục môi
trường.
-PP: Hỏi đáp , đàm thoại
Hoạt động cả lớp
(?) Em nào đã biết hợp tác , giúp đỡ chia sẻ với các bạn
trong các hoạt động học tập ở lớp ?
-HS giới thiệu – GV nhận xét , tuyên dương
-GV cho HS hát bài “Lớp chúng mình’’
HOẠT ĐỘNG 5: (2’)
Dặn dò
Hoạt động cả lớp
*Nhận xét giờ học.Tuyên dương HS học tốt.
*Dặn HS: -Tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học
-Hợp tác , giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp
về các hoạt động ở lớp.
Bài 17 : GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH , ĐẸP
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra các hiểu biết về
lớp học .
-PP : Đàm thoại

Hoạt động cả lớp
-Giao việc : Giới thiệu các hoạt động học tập ở lớp mình
-2HS trình bày - Lớp nhận xét – Đánh giá
HOẠT ĐỘNG 2: (3’)
Giới thiệu bài
-MT: Biết được tiêu đề bài học
: Gĩư gìn lớp học sạch ,đẹp
-PP: Hỏi đáp
Hoạt động cả lớp
(?) Các em có yêu quý lớp học của mình không?
Yêu quý lớp học thì các em phải làm gì ?
-GV giới thiệu bài : Gĩư gìn lớp học sạch ,đẹp
HOẠT ĐỘNG 3: (12’)
Quan sát
-MT: Biết giữ lớp học sạch ,
đẹp
-ĐDDH : Các tranh ở trang
36 ,37 SGK phóng to, SGK
trang 36 ,37
- PP: Thảo luận, hỏi đáp
Hoạt động nhóm đôi
-Giao việc: Quan sát tranh ở tr36 SGK trả lời với bạn:
+Các bạn trong tranh đang làm gì ? Sử dụng dụng cụ gì?
-HS thảo luận
-GV treo tranh - Một số HS trình bày - Lớp bổ sung
Hoạt động cả lớp
Thảo luận :(?) .Lớp học của em đã sạch ,đẹp chưa ?
.Lớp em có những góc trang trí như trong tranh trang
37 SGK không?
.Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?

.Cặp , mũ , nón có để đúng nơi quy định chưa?
.Em có viết ,vẽ bẩn lên bàn ghế, bảng , tường không?
.Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không?
.Em nên làm gì để giữ cho lớp học sạch , đẹp
-KL: Để lớp học sạch ,đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ
lớp học sạch , đẹpvà tham gia những hoạt động làm cho
lớp học của mình sạch , đẹp .
HOẠT ĐỘNG 4: (10’)
Thảo luận và thực hành theo
nhóm nhỏ
-MT: Biêt cách sử dụng một số
dụng cụ để làm vệ sinh lớp
học.
-ĐDDH: Chổi có cán, khẩu
trang , khăn lau ,hót rác , kéo ,
bút màu …
-PP: Thảo luận ,thực hành
Hoạt động nhóm 6
-GV phát mỗi nhóm một số dụng cụ mà GV đã chuẩn bị
-Giao việc: Thảo luận cho biết các dụng cụ này được
dùng vào việc gì ? Cách sử dụng từng loại như thế nào?
-Các nhóm thảo luận
-Đại diện nhóm lên trình bày và thực hành
-Lớp nhận xét ,bổ sung
-KL: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lí, có như vậy mới
đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể .
HOẠT ĐỘNG 5: (5’)
Liên hệ - Củng cố - Dặn dò
-MT: Liên hệ bài học với môi
trường

-PP: Hỏi đáp , thuyết trình
Hoạt động cả lớp
(?) Tại sao phải giữ gìn lớp học sạch , đẹp ?
Gĩư gìn lớp học sạch , đẹp có lợi gì?
-KL:Lớp học sạch , đẹp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học
tập tốt hơn . Vì vậy , các em phải luôn có ý thức giữ cho
lớp học sạch , đẹp .
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
BÀI 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT:Kiểm tra về việc giữ gìn
lớp học sạch đẹp
-PP: -Hỏi đáp
Hoạt động cả lớp
-(?) Thế nào là lớp học sạch đẹp?
Em đã làm gì để lớp học sạch đẹp?
-H trình bày
-T nhận xét, đánh giá
-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
Hướng dẫn tham quan
hoạt động sinh sống của
nhân dân khu vực xung
quanh trường
-MT: Định hướng cho H nội
dung tham quan

-PP: Thuyết trình
Hoạt động cả lớp:
-Giao nhiệm vụ quan sát:
+Nhận xét về quang cảnh trên đường( người qua lại đông
hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì? )
+ Nhận xét về quang cảnh hai bên đường:Có nhà ở, các
cơ quan, cây cối, ruộng vườn… hay không? Người dân ở
địa phương thường làm công việc gì là chủ yếu?
_T phổ biến nội quy tham quan
+Yêu cầu H phải luôn đảm bảo hàng ngủ, không được đi
lại tự do
+ Phải trật tự nghe theo hướng dẫn của T
HOẠT ĐỘNG 3: (25’)
Tham quan hoạt động sinh
sống của nhân dân khu
vực xung quanh trường
-MT: Thấy được một số nét
về cảnh quan thiên nhiên và
công việc của người dân nơi
H ở
-PP: Tham quan
Hoạt động cả lớp:
-T cho H xếp thành hai hàng đi quanh khui vực trường
đóng. Trên đường đi, T quyết định những điểm dừng để
cho H quan sát kĩ và khuyến khích các em nói với nhau về
những gì các em trông thấy
HOẠT ĐỘNG 4 : (5’)
Đưa H về lớp
Hoạt động lớp:
-Dặn chuẩn bị thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân

dân qua buổi tham quan
Tự nhiên- Xã hội:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
BÀI 19: Cuộc sống xung quanh (tiết 2)
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (10’)
Thảo luận về hoạt động
sinh sống của nhân dân.
-MT: HS nói được những nét
nổi bật về các công việc sản
xuất, buôn bán của nhân dân
địa phương.
-PP: Thảo luận
Hoạt động nhóm
-Giao việc: Nói với nhau về những gì các em đã được
quan sát ở tiết 1 và cho biết những công việc chủ yếu
nào mà người dân ở đây thường làm?
-Đại diện nhóm trình bày cho cả lớp biết những công việc
chủ yếu mà đa số người dân ở đây thường làm.
-Lớp bổ sung.
(?)Trong gia đình em, bố mẹ và những người thân của
em thường làm những công việc gì để nuôi sống gia
đình?
-HS trình bày
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: (15’)
Làm việc với sách G.Khoa
-MT: HS biết phân tích 2 bức
tranh trong SGK để nhận ra

bức tranh nào vẽ về cuộc
sống ở nông thôn, bức tranh
nào vẽ về cuộc sống ở thành
phố.
-ĐD: Tranh vẽ ở SGK bài
18,19.
-PP: Quan sát, đàm thoại,…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: HS mở SGK tìm bài 18, 19 “ Cuộc sống xung
quanh” Đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong bài.
-HS lần lượt chỉ vào các hình trong hai bức tranh và nói
về những gì các em nhìn thấy.
-Gọi một số HS trả lời câu hỏi:
+Bức tranh trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao
em biết?
+Bức tranh trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao
em biết?
-HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Kết luận:Bức tranh bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn
và bức tranh bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (7’)
Triển lãm
-MT: Giới thiệu các nghề
truyền thống của địa phương
-ĐD: Tranh ảnh về các nghề
truyền thống của địa phương.
-PP: Thực hành,…
Hoạt động nhóm 6

-Giao việc: Trưng bày tranh ảnh về các nghề truyền
thống của địa phương.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm tranh ảnh sưu tầm được.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh và giới
thiệu hay.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 5: (5’)
Tổng kết- Dặn dò
Hoạt động cả lớp
-Nhận xét giờ học.
Tuyên dương học sinh học tốt.
-Dặn HS yêu quý các nghề truyền thống ở địa phương.
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
An toàn trên đường đi học
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Giới thiệu bài
Hoạt động cả lớp
(?)Các em đã bao giờ nhìn thấy tai nạn trên đường chưa?
Theo các em vì sao tai nạn xảy ra ?
-HS trả lời theo trường hợp cụ thể mà các em đã gặp.
-GV : Tai nạn xảy ra vì họ không chấp hành những quy
định về trật tự an toàn giao thông. Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Thảo luận tình huống
-MT: HS xác định được một
số tình huống nguy hiểm có

thể dẫn đến tai nạn trên
đường đi học.
*HS khá, giỏi phân tích được
tình huống nguy hiểm xảy ra
nếu không làm đúng quy định
khi đi trên các phương tiện
giao thông.
-ĐD: 5 tranh vẽ ở SGK trang
42 phóng to.
-PP: Thảo luận, thuyết trình,
Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: Quan sát tranh, thảo luận và cho biết:
+Điều gì có thể xảy ra?
+Đã có khi nào em hành động như trong tình huống đó
không?
+Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
-Các nhóm thảo luận- Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung.
-KL: Để tránh các tai nạn xảy ra trên đường, mọi người
phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao
thông. Chẳng hạn như: Không được chạy lao ra đường,
không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay,
chân, đầu ra ngoài khi đang ở trên phương tiện giao
thông….
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Quan sát tranh
-MT: HS biết đi bộ sát mép
đường về phía tay phải hoặc
đi trên vỉa hè.
-ĐD: Tranh ở SGK trang 43

phóng to.
-PP: Quan sát, đàm thoại,…
Hoạt động nhóm 2
-Giao việc: Quan sát tranh hỏi và trả lời câu hỏi với bạn:
+Đường ở tranh thứ nhất khác gì so với đường ở tranh
thứ hai?
+Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi ở vị trí nào trên đường?
+Người đi bộ ở tranh thứ hai đi ở vị trí nào trên đường?
-Từng cặp quan sát tranh theo hướng dẫn của GV.
-Một số cặp lên hỏi và trình bày trước lớp.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-KL: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát
mép đường về phía tay phải của mình. Trên đường có vỉa
hè thì người đi bộ đi trên vỉa hè.
HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Trò chơi:“Đèn xanh,đèn đỏ”
-MT: HS biết thực hiện theo
những quy định về trật tự an
toàn giao thông.
ĐD: Các tấm bìa hình tròn
màu xanh đỏ và các tấm bìa
hình xe máy, ô tô,…
-PP: Trò chơi học tập.
Hoạt động cả lớp
-GV cho HS biết các quy tắc đèn hiệu:
-GV dùng phấn kẻ một ngả tư đường phố
-Một số HS đóng vai đèn hiệu, một số HS đóng vai người
đi bộ và các phương tiện đi lại
-HS thực hiện đi lại trên đường theo đèn hiệu
-Ai phạm luật sẽ bị nhắc lại những quy tắc đèn hiệu hoặc

quy định về đi bộ trên đường.
HOẠT ĐỘNG 5: (5’)
Tổng kết- Dặn dò
Hoạt động cả lớp
-Nhận xét giờ học.Tuyên dương học sinh học tốt.
-Dặn HS thực hiện tốt an toàn trên đường đi học.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
Ôn tập : Xã hội
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra quy định về đi
bộ trên đường.
-PP: Hỏi đáp,…

Hoạt động nhóm
(?)Đi bộ trên đường không có vỉa hè em đi như thế nào?
Đi bộ trên đường có vỉa hè em đi như thế nào?
-Các nhóm thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
*Chuyển tiếp: Giới thiệu bài : Ôn tập: Xã hội
HOẠT ĐỘNG 2: (20’)
Trò chơi:
Hướng dẫn viên du lịch
-MT: Kể được về gia đình, lớp
học, cuộc sống nơi em sinh
sống.
*HS khá, giỏi kể về 1 trong 3

chủ đề: Gia đình, lớp học, quê
hương.
-ĐD: Tranh ảnh các bài 11 đến
bài 20.
-PP: Trò chơi, đàm thoại,…

Hoạt động nhóm 6
-GV nêu chủ đề của trò chơi:
+Mời bạn đến thăm gia diình tôi.
+Mời bạn đến thăm lớp tôi.
+Mời bạn đến thăm quê hương tôi…
-Các nhóm lựa chọn chủ đề.
-Các nhóm thảo luận cử đại diện làm hướng dẫn viên du
lịch.
-Đại diện nhóm vừa giới thiệu vừa minh hoạ bằng tranh
ảnh
-Các nhóm lắng nghe và đưa ra các câu hỏi tìm hiểu
thêm về nơi đó.
-Nhận xét, đánh giá:
Nhóm thắng cuộc là nhóm giới thiệu đầy đủ, lưu loát,
hấp dẫn về chủ đề của nhóm và đưa được nhiều câu hỏi
cho nhóm khác.
*Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 3: (5’)
Củng cố
-MT: Liên hệ, giáo dục HS có
tình cảm với gia đình, trường
lớp, quê hương…
-PP: Hỏi đáp, đàm thoại.


Hoạt động cả lớp
(?)Em nên làm gì để bố mẹ vui lòng?
Em đã làm gì cho lớp học của mình luôn sạch, đẹp?
Em cần làm gì để tránh các tai nạn giao thông?
-HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-Tuyên dương các em thực hiện tốt theo bài học và nhắc
nhở các em thực hiện chưa tốt.
HOẠT ĐỘNG 4: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
Hoạt động cả lớp
-Nhận xét giờ học
-Dặn mỗi em chuẩn bị một cây rau.
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI:
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
Cây rau
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
Giới thiệu chủ đề,
và tên bài học.
-MT: HS nắm được chủ đề và
tên bài học.
-ĐD: Cây rau của GV và HS.
-PP: Đàm thoại,…
Hoạt động cả lớp
*GV giới thiệu chủ đề Tự nhiên
*Giới thiệu bài: Cây rau
-Giới thiệu cây rau GV mang đến lớp.
(?)Em mang đến lớp cây rau gì?
*Chuyển tiếp: Quan sát cây rau

HOẠT ĐỘNG 2: (10’)
Quan sát cây rau
-MT: HS nêu được tên, chỉ
được rễ, thân, lá. hoa của cây
rau.
-ĐD: Một số cây rau các loại.
-PP: Quan sát, thảo luận nhóm,

Hoạt động nhóm 6
-Giao việc: Quan sát cây rau của nhóm. Hỏi và trả lời câu
hỏi: Cây rau đó là cây rau gì? Chỉ và nói rễ, thân, lá, hoa
của cây rau. Cho biết bộ phận nào ăn được?
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: Có nhiều loại rau khác nhau.Mỗi cây rau
thường có ba bộ phận: rễ, thân, lá. Có loại rau ăn lá, có
loại rau ăn thân, ăn hoa, ăn củ…
*Chuyển tiếp
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Làm việc với phiếu học tập
-MT: HS khá, giỏi biết kể tên
các loại rau ăn lá, rau ăn thân,
rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn
hoa,…
-ĐD: Phiếu học tập
-PP: Động não, thảo luận,…
*Bước 1: Thảo luận nhóm 2
-Giao việc:
+Nhóm 1: Kể tên các loại rau ăn lá.

+Nhóm 2: Kể tên các loại rau ăn lá và thân.
+Nhóm 3: Kể tên các loại rau ăn quả.
+Nhóm 4: Kể tên các loại rau ăn củ.
+Nhóm 5: Kể tên các loại rau ăn hoa.
-Các nhóm thảo luận- Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
*Bước 2: Hoạt động cả lớp
(?)Em có hay ăn rau không?
Ăn rau có lợi gì?
Trước khi dùng rau làm thức ăn, người ta phải làm gì?
-KL: Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón,
tránh bị chảy máu chân răng…
Rau được trồng trong vườn, ngoài ruộng nên dính
nhiều đất bụi, và còn được bón phân… Vì vậy, cần phải
rửa sạch rau trước khi dùng rau làm thức ăn.
HOẠT ĐỘNG 3: (7’)
Trò chơi: Đố bạn rau gì?
-MT: Củng cố các hiểu biết về
cây rau.
-ĐD: 6 – 8 câu đố về cây rau.
-PP: Trò chơi.
Hoạt động nhóm
-GV nêu tên trò chơi- Hướng dẫn cách chơi
-GV đọc câu đố- HS thảo luận nhóm – Ghi tên rau
-Nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 4: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn: Ăn rau thường xuyên. Mỗi em chuẩn bị một cây hoa.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI:
CÂY HOA
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về bài
cây rau.
-PP: Hỏi đáp, quan sát,
Hoạt động lớp
-Giao việc:
+Giới thiệu cây rau và nói tên các bộ phận của nó?
+Kể tên các loài rau mà em biết?
-3 HS trình bày- Lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 10’)
Quan sát cây hoa
-MT: Kể được tên và nêu các
bộ phận của cây rau, phân biệt
loại hoa này với loại hoa khác.
-ĐD: Một số cây hoa mà HS
mang đến lớp
-PP: Thực hành, quan sát
Hoạt động nhóm 5
-Giao việc : Các nhóm quan sát cây hoa và thảo luận:
+Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá, của cây hoa mà em mang
đến lớp?
+Các bông hoa thường có đặc điểm gì mà ai cũng thích
nhìn, thích ngắm?
+Các nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm, để tìm
ra sự khác nhau về màu sắc, hương thơm giữa chúng,…

-Các nhóm thảo luận
-Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận:
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Làm việc với sách giáo khoa
-MT:Nêu ích lợi của một số cây
hoa
*KNS: Từ chối lời rủ rê hái hoa
nơi công cộng.
Phê phán hành vi bẻ cây
hái hoa nơi công cộng.
-ĐD: SGK (48, 49)
-PP: Thực hành, quan sát, đàm
thoại
Hoạt động nhóm 2
*Bước1: GV giao việc: thảo luận theo nhóm 2
Quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong
SGK.
-HS hỏi và trả lời
-GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các
em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
*Bước2: Một số cặp lên hỏi trả lời nhau trước lớp.
*Bước3: Thảo luận:
+Kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK?
+Kể tên các loại hoa khác mà em biết?
+Hoa được trồng để làm gì?
-HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
*Bước 4: Tình huống:
+Nếu bạn rủ em hái hoa ở vườn trường thì em sẽ thếnào?

+Nếu thấy bạn bẻ cây, hái hoa nơi cộng cộng, em sẽ làm
gì?
-GV kết luận: SGV( 76)
HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Trò chơi
-MT:Củng cố những hiểu biết về
cây hoa mà em đã học.
-ĐD: 6-8 câu đố về cây hoa.
-PP: Trò chơi học tập
Hoạt động lớp
-Giáo viên nêu tên trò chơi: Thi giải đố
-Hướng dẫn chơi.
-GV đọc câu đố- Các nhóm thi giải đố và ghi tên hoa.
-Nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn: Thực hiện chăm sóc và trồng hoa.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI:
Cây gỗ
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (5’)
Bài cũ
-MT: Kiểm tra hiểu biết về cây
hoa.
-PP: Hỏi đáp, quan sát,
Hoạt động lớp
-Giao việc:

+Giới thiệu cây hoa và nói tên các bộ phận của nó?
+Kể tên các loài hoa mà em biết?
-3 HS trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá-Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 2: ( 10’)
Quan sát cây hoa
-MT: Kể được tên và nêu các
bộ phận của cây gỗ, so sánh
các bộ phận chính , hình
dạng, kích thước của cây rau
và cây gỗ.
-ĐD: Sân trường có một số
cây gỗ.
-PP: Thực hành, quan sát
Hoạt động lớp, nhóm
-GV giao việc : Lớp tham quan và nhận xét xem cây nào
là cây gỗ và nói xem cây đó là cây gì?
HS dừng lại một cây gỗ và quan sát:
+Cây gỗ này tên là gì?
+Hãy chỉ thân, lá, của cây. Em có nhìn thấy rễ không?
+Thân cây này có đặc điểm gì ( cao, thấp, to hay nhỏ,
cứng hay mềm so với cây gỗ, cây hoa đã học) ?
-HS trình bày-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có
rễ, thân, lá và hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ
để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán
toả bóng mát.
HOẠT ĐỘNG 3: (10’)
Làm việc
với sách giáo khoa

-MT:Nêu ích lợi của một số
cây gỗ, so sánh ích lợi của
cây gỗ và cây rau
-ĐD: SGK (50, 51)
-PP: Thực hành, quan sát,
đàm thoại
Hoạt động nhóm, lớp
*Bước1: Giao việc: Thảo luận theo nhóm 2
-GV hướng dẫn H tìm bài 24 SGK
-HS q/s tranh theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi trong SGK
-GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các
em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong sgk
*Bước 2: Một số cặp lên hỏi trả lời nhau trước lớp.
*Bước 3: Thảo luận:
+ Cây gỗ được trồng ở đâu?
+Kể tên một số cây gỗ ở địa phương?
+Kể tên một số đồ dùng được làm bằng gỗ.
+Nêu ích lợi khác của cây gỗ?
-HS trình bày- Lớp nhận xét
-GV kết luận: SGV trang 78 -Chuyển tiếp:
HOẠT ĐỘNG 4: (7’)
Trò chơi củng cố
-MT:Củng cố những hiểu biết
về cây gỗ mà em vừa học.
-ĐD: Tranh vẽ cây gỗ có đủ
các bộ phận- Thẻ từ ghi tên
bộ phận.
-PP: Trò chơi học tập
Hoạt động cả lớp
-GV nêu tên trò chơi , phát phiếu cho các nhóm

-Yêu cầu các nhóm gắn tên các bộ phận của cây gỗ vào
tranh cho thích hợp
-Các nhóm làm việc- Đ ại diện nhóm trình bày kết quả
-Lớp nhận xét
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên- Xã hội – Lớp 1
HOẠT ĐỘNG 5: (3’)
Tổng kết- Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-GV nhắc về ích lợi của cây gỗ, dặn HS nên bảo vệ cây.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI:
BÀI 25: CON CÁ
CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
HOẠT ĐỘNG 1: (2’)
Khởi động
-MT: Gây hứng thú giờ học.
-PP: Ca hát
Hoạt động cả lớp
-Cho HS hát bài
-GV giới thiệu bài: Con cá- Ghi đề- HS nhắc lại đề bài.
*Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 2: (5’)
Giới thiệu con cá
-MT: GV và HS giới thiệu con
cá của mình.
-ĐD: Lọ đựng cá và cá.
-PP: Quan sát, thuyết trình,
Hoạt động nhóm.
-GV nói tên và nơi sống của con cá mà mình mang đến lớp.
-HS nói tên và nơi sống của cá mà nhóm mình mang đến

lớp.
*Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 3: (12’)
Quan sát con cá được
mang đến lớp.
-MT: HS chỉ được các bộ
phận bên ngoài của con cá
trên vật thật.
-ĐD: Các lọ đựng các con cá.
-PP: Quan sát, thảo luận,
thuyết trình.
Hoạt động nhóm
-GV giao việc: Quan sát con cá và cho biết:
+Nhóm 1,2: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cá.
+Nhóm 3,4: Cá sử dụng bộ phận nào của cơ thể để bơi?
+Nhóm 5: Cá thở như thế nào?
-HS làm việc theo nhóm - GV giúp đỡ và kiểm tra.
-Đại diện các nhóm lên trình bày-Lớp nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận:
+Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây.
+Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển.
+Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng.
+Cá thở bằng mang( cá há miệng để cho nước chảy vào,
khi cá ngậm miêng nước chảy qua các lá mang cá, ôxi tan
trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ôxi để thở).
HOẠT ĐỘNG 4: (8’)
Làm việc với SGK.
-MT: Kể tên các loại cá.
*HS khá, giỏi kể tên một số
loại cá sống ở nước ngọt và

nước mặn.
+Nêu được ích lợi của cá.
-ĐD: SGK trang 52, 53.
-PP: Quan sát thuyết trình.
*Bước1: Hoạt động cá nhân
Kể tên các loại cá:
-Kể tên các loại cá mà em biết ( truyền điện theo nhóm).
(?)Trong các loại cá em vừa kể, em hãy cho biết cá nào
sống ở nước ngọt? Loại cá nào sống ở nước mặn.( HS khá,
giỏi).
-Các nhóm kể tên- HS khá, giỏi trả lời.
-GV nhận xét, tuyên dương.
*Bước 2: Hoạt động cả lớp
Ích lợi của việc ăn cá.
(?)Em có thường xuyên ăn cá không? Ăn cá có lợi gì?
-HS nêu- Lớp nhận xét- GV nhận xét * Chuyển tiếp.
HOẠT ĐỘNG 5: (6’)
Trò chơi: Ghép hình.
-MT: Củng cố hiểu biết về cá.
-ĐD: 5 mô hình cá.
-PP: Trò chơi.
Hoạt động nhóm
-GV nêu tên trò chơi: Thi ghép đúng, ghép nhanh.
-Hướng dẫn chơi:
-Cho HS quan sát hình mẫu - Phát các miếng ghép.
-Các nhóm thảo luận ghép hình - Trưng bày kết quả.
-Lớp nhận xét- GV nhận xét, tuyên dương *Chuyển tiếp.
Lê Hồ Quý Linh Trường Tiểu học Triệu Trung- Triệu Phong- Quảng Trị

×