Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực hành ghi sổ phần hành nguyên vật liệu tại công ty cổ phần nước khoáng quy nhơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.4 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm nền kinh tế của đất nước ta đã có những chuyển biến và
thay đổi rõ rệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại thế giới WTO thì nền kinh tế của đất nước ta đã chuyển sang một thời
kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, nền kinh tế nước ta đang
có những chuyển mình mạnh mẽ. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển toàn diện đòi
hỏi phải có sự sắp xếp lại. Theo đó một loạt các vấn đề kinh tế đặt ra đối với các
doanh nghiệp trong việc mở rộng và phát triển quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của khách hàng, mặt khác tạo ra
ưu thế cạnh tranh về các loại sản phẩm trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận cao
nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những vấn
đề quan trọng là tổ chức hạch toán Nguyên vật liệu một cách hợp lý. Làm thế nào để
sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, là vấn đề hết sức quan trọng trong quá
trình sản xuất.
Việc hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu sẽ góp phần hạ thấp chi phí
giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần
nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời mỗi sự biến động của nguyên vật
liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất do vậy việc tổ chức hạch toán
nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao
chất lượng quản lý và khả năng sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả.
Nhận thấy tầm quan trọng trên đồng thời qua thực tế nghiên cứu tìm hiểu tại
Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn cùng với kiến thức lý luận đã được trang
bị trong quá trình học tại trường, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị
trong phòng kế toán, các cô chú thuộc bộ phận quản lý của Công ty cùng sự chỉ bảo
tận tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Tiến, em đã chọn đề tài: “Thực hành ghi sổ
phần hành Nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn” làm
đề tài thực tập cho mình.
1
2. Mục đích nghiên cứu


Nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liệu
theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn nhằm
mục đích hệ thống hóa về mặt lý thuyết; khảo sát thực tế thực trạng hiện tại của việc
sử dụng nguyên vật liệu trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ
thống kế toán này để Công ty kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn tình hình thực hiện kế
hoạch chi phí nguyên vật liệu.Việc hạch tóan chính xác chi phí nguyên vật liệu sẽ
góp phần hạ thấp chi phí giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Từ đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán nguyên vật liệu
- Phạm vi nghiên cứu: Vì điều kiện thời gian có hạn mà phạm vi hoạt động của
Công ty rộng nên đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về công tác kế toán nguyên
vật liệu tại Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn với kỳ kế toán tháng 3/2013
- Chỉ thu thập số liệu liên quan đến kế toán nguyên vật liệu
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu thực tế thu thập được trong quá trình
thực tập tại Công ty.
- Phương pháp phân tích cùng với phương pháp thống kê các số liệu trong báo
cáo tài chính, sổ sách kế toán tại Công ty.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, sơ đồ,danh mục các từ viết
tắt, Báo cáo gồm có 3 phần:
Phần1:Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn.
Phần 2: Thực hành ghi sổ kế toán phần hành nguyên vật liệu.
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ
Phần Nước Khoáng Quy Nhơn và các hình thức còn lại.
2
Với thời gian và lượng kiến thức hạn chế, em rất mong được sự góp ý của
các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Kế toán, đặc biệt là Thầy Nguyễn Ngọc Tiến

cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty CP Nước Khoáng Quy
Nhơn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Nước Khoáng
Quy Nhơn.
1.1.1. Tên, địa chỉ Công ty.
 Tên công ty: Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn
 Tên giao dịch quốc tế: Quy Nhơn Mineral Water Joinstock Company.
 Thương hiệu: Chánh Thắng.
 Địa chỉ: 249 Bạch Đằng – TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
 Điện thoại: (056) 3822025 – 3816584 * Fax: (056) 3829487
 Email:
 Website: www. Chanhthang.com
 Tài khoản số: 5801100003195 tại Ngân Hàng Đầu tư và phát triển Bình Định
 Mã số thuế: 4100587491
 Giấy phép đăng ký số: 4100587491 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày
01/11/2009.
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng.
Thực hiện chủ trương của UBND Tỉnh Bình Định về việc chuyển Xí
Nghiệp Nước Khoáng Quy Nhơn thành Công Ty TNHH Nước Khoáng Quy Nhơn
(Công Ty TNHH một thành viên) theo công văn số: 2825/UBND – TC của UBND
Tỉnh Bình Định. Bắt đầu từ ngày 01/01/2006 Xí Nghiệp Nước Khoáng Quy Nhơn
chính thức trở thành Công Ty TNHH Nước Khoáng Quy Nhơn.
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Thủ Tướng chính phủ và Quyết định
số 410/QĐ – UBND ngày 13/07/2007 của Chủ Tịch UBND Tỉnh Bình Định về việc
cổ phần hóa Công Ty TNHH Nước Khoáng Quy Nhơn
Ngày 05/06/2009 UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1305/QĐ-

CTUBND xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa công ty TNHH nước khoáng
Quy Nhơn.
Ngày 17/08/2009 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phê duyệt phương án cổ
phần hóa Công ty tại Quyết định số 2040/QĐ-CTUBND.
4
Ngày 14/09/2009 UBND tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp lao động dôi
dư khi công ty cổ phần hóa, tạo điều kiện cho Công ty thực hiện các chính sách đối
với người lao động dôi dư.
Ngày 22/09/2009, Công ty đã tổ chức bán đấu giá thành công cổ phần phát
hành lần đầu của Công ty.
Ngày 21/10/2009 Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ Phần Nước Khoáng
Quy Nhơn, và đến ngày 01/11/2009 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty
Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn.
Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn có đầy đủ tư cách pháp nhân theo
luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, hạch toán
kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định
của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của công ty và pháp luật nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty
 Tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2012 là 50.000.000.000 đồng, trong
đó:
 Tồn tại dưới hình thức tài sản:
- Tài sản dài hạn : 14.874.482.279 đồng
- Tài sản ngắn hạn : 35.125.517.721 đồng
 Tồn tại dưới hình thức nguồn vốn:
- Nợ phải trả: 33.000.000.000 đồng
- Nguồn vốn chủ sở hữu: 17.000.000.000 đồng.
 Tổng số lao động hiện tại của công ty là 215 người.
Căn cứ số liệu trên và theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 thì Công
ty Cổ phần Nước Khoáng Quy Nhơn có quy mô thuộc loại vừa và nhỏ.

1.1.4. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào ngân sách của
doanh nghiệp qua các năm:
5
Bảng1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2012 so với
2011
2010 2011 2012 +/- %
Tổng nguồn vốn 42.000 47.000 50.000 +3.000 6.38
Doanh thu 53.155 60.158 65.734 +5.576 9.27
Tổng LN kế toán
trước thuế
2.213 2.681 3.093 +412 15.37
Thuế TNDN phải
nộp
553 670 773 +103 15.37
LN sau thuế 1.660 2.010 2.319 +309 15.37
Nguồn:Phòng kế toán
Như vậy, từ kết quả trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đều
tăng qua các năm, cụ thể là: Doanh thu năm 2012 tăng 5.576 triệu đồng, tương ứng
tăng 9.27% so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty làm ăn ngày càng có hiệu
quả và để đạt được điều này là do Công ty trong năm đã đề ra những phương án
kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm chi phí do đó Công ty nên tiếp tục duy trì và phát
huy. Ngoài ra, lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2012 tăng 412 triệu đồng, tương
ứng tăng 15.37% so với năm 2011. Chính điều này đã làm mức đóng góp của Công
ty và ngân sách năm 2012 là 773 triệu đồng, tăng 15.37% so với năm 2011.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
1.2.1. Chức năng của Công ty.

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là mặt hàng nước giải khát, nước bổ dưỡng
các loại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bao gồm
nước khoáng có gaz và nước khoáng không có gaz rất đa dạng như: nước tăng lực
Redlion, Polymin, nước khoáng Chánh Thắng, nước khoáng The Life, nước ngọt
Cola Đồng thời khai thác thế mạnh tự nhiên giải quyết việc làm cho người lao
động của tỉnh nhà, góp phần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đem lại lợi
ích cho xã hội.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty.
6
- Công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại nước giải khát phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
- Công ty phải xây dựng và tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh
doanh (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) do cấp trên giao, từng bước thỏa mãn nhu cầu
của xã hội và kinh doanh có hiệu quả.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, không ngừng nâng cao trình
độ và đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Xây dựng và tuân thủ các chế độ về bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, tài
nguyên. Thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ cho Công ty, chịu trách nhiệm
về tính chính xác của báo cáo.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty
đang kinh doanh.
- Sản xuất, kinh doanh chủ yếu của Công ty là: các loại nước khoáng, các loại
nước ngọt, nước giải khát bổ dưỡng…
- Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty hiện đang sản xuất và kinh
doanh:
+ Hiện nay, Công ty có 36 loại sản phẩm: nước khoáng thiên nhiên không
có ga “The Life”, nước khoáng thiên nhiên có ga CO
2
, nước khoáng Chánh Thắng;

các sản phẩm nước ngọt bổ dưỡng như: polymin, Cola, cam, xá xị, nước tăng lực
“Redlion”, nước yến ngân nhĩ…với gần 20 chủng loại bao bì khác nhau.
+ Công ty còn kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch sinh
thái;trồng, chế biến các sản phẩm từ cây công nghiệp và thực phẩm; kinh doanh vận
tải hàng hoá bằng ôtô.
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty.
- Thị trường đầu vào: Công ty nhập hàng của: Công ty Cổ Phần Đường Biên
Hòa, Công ty TNHH Hướng Đi…
- Thị trường đầu ra: Bao gồm thị trường trong và ngoài tỉnh. Theo số liệu thống
kê, thị trường trong tỉnh tiêu thụ gần 80% sản phẩm của công ty. Riêng thành phố
Quy nhơn là thị trường tiêu thụ cao nhất. Ngoài ra còn có các thị trường tiêu thụ sản
7
phẩm khác như: Gia Lai, Đăklăk, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Phú Yên, Nha Trang….
1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty:
Công ty Cổ phần Nước Khoáng Quy Nhơn là đơn vị hạch toán độc lập có
tổng vốn kinh doanh là 50 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu là 17 tỷ đồng,
chiếm 34%, nợ phải trả là 33 tỷ đồng, chiếm 66%. Như vậy, nguồn vốn đi vay gấp
1,94 lần vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty chủ yếu hướng về việc huy
động vốn từ bên ngoài và vốn vay, thực hiện chính sách tín dụng thương mại là chủ
yếu.
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp
 Đặc điểm TSCĐ:
Bảng 1.2: Bảng trích khấu hao TSCĐ qua các năm
(Đvt: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Nguyên giá TSCĐ
1. Nhà cửa vật kiến trúc
2. Máy móc thiết bị
3. Phương tiện vận tải

21.710.701.886
5.312.403.226
11.702.925.333
4.695.373.327
23.384.607.489
5.754.153.226
12.194.243.515
5.436.210.748
Số hao mòn lũy kế
1. Nhà cửa vật kiến trúc
2. Máy móc thiết bị
3. Phương tiện vận tải
8.144.319.260
1.924.205.030
3.673.871.278
2.546.242.952
8.510.125.210
2.152.356.201
3.932.326.521
2.925.442.488
Nguồn:Phòng kế toán
Cơ cấu TSCĐ của Công ty được phân bổ phù hợp với tình hình sản xuất,
kinh doanh hiện tại: tập trung đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong tình hình hội nhập
toàn cầu như hiện nay.
 Đặc điểm lao động:
Bảng 1.3: Đặc điểm lao động của công ty trong 3 năm gần đây
8
STT Chỉ tiêu
Năm

2010
Năm
2011
Năm
2012
1
Tổng lao động toàn Công ty(Người) 200 210 215
- Nam 115 120 125
- Nữ 85 90 90
2
Trình độ học vấn
- Đại học 38 40 42
- Cao đẳng 7 7 10
- Trung cấp 28 30 30
- Lao động phổ thông 127 133 133
Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính
Như vậy, quy mô lao động của Công ty trong 3 năm gần đây ngày càng tăng
phù hợp với quy mô sản xuất. Điều này làm tăng khả năng sản xuất của Công ty.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty.
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty.
 Tổ chức sản xuất tại Công ty
Công ty Cổ Phần Nước khoáng Quy Nhơn sản xuất theo dây chuyền nên công
việc làm ổn định tại một nơi, chế phẩm đi ra một chiều, mỗi tổ phân công đảm nhận
một giai đoạn công nghệ.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức sản xuất
9
Quản đốc
 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Tính chất đặc thù của Công ty là sản phẩm sản xuất theo dây chuyền nên
không có sản phẩm dở dang.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty được chia thành nhiều
loại khác nhau đó là:
- Loại nước khoáng có ga: The Life 1500 ml và 500 ml; Plymin 500 ml;
Orange 500 ml, 200 ml và 1500 ml; Xá xị, chanh, Chánh Thắng.
- Loại nước khoáng không có ga: Nước yến 200 ml; trà bí đao 330 ml.
10
Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phụ trợ
Tổ
xử

Tổ
pha
chế
Tổ
đóng
chai
Tổ
trình
bày
Tổ
trình
bày
Tổ
trình
bày
Tổ
xử

Tổ
xử


Tổ
xử

Tổ
xử

Tổ
xử

Tổ
xử

Nước Nguồn
Lọc Thô
Siêu Lọc
Máylàmmềm
Hệ Thống Khử Trùng Bằng Ozon và Điện
Máy Bài Khí
Làm Lạnh
Nước Khoáng Vô Trùng
Hấp Thụ CO
2
CO
2
Chai Không
Xử Lý Mềm
Khử Mùi
CO
2

Tinh
Khiết
Rửa Ngoài
Rửa Trong
Xử Lý Vô
Trùng
Máy Chiết Siro
Pha Chế
Phòng Chiết Chai Đóng
Nước Vô Trùng Tự Động
Đóng Nắp
Soi
Dán Nhãn
Kiểm Nghiệm
(2)
(1)
(3)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ
Ghi chú sơ đồ:
(1): sản xuất nước không có ga
(2): sản xuất nước có ga
(3): sản xuất nước bổ dưỡng.


Giải thích quy trình công nghệ:
- Nước nguồn:nguồn nước khoáng được khai thác từ Long Mỹ đã thỏa mãn
các điều kiện tiêu chuẩn Việt Nam không có sự nhiễm khuẩn quan trọng, ít tạp chất
11
hòa tan và không hòa tan, được áp dụng phương án xử lý với dây chuyền thiết bị
đồng bộ.

- Lọc thô: lọc hết các chất bụi, sạn.
- Siêu lọc: lọc sạch tất cả các chất màng, mỡ.
- Máy làm mềm: để làm giảm độ cứng của nước.
- Hệ thống khử trùng bằng Ozon và đèn UV: diệt tất cả các vi khuẩn.
- Máy bài khí: dùng để loại bỏ tất cả các loại khí và sau đó đưa qua máy làm
lạnh đủ điều kiện để nạp CO
2
tốt hơn.
- Máy rửa: có chức năng rửa, tẩy sạch tất cả các vết bẩn trong và ngoài chai
sau đó chai sẽ được xử lý vô trùng.
- Máy chiết siro: định lượng siro, độ ngọt của nước.
- Máy chiết nước: dùng để chiết nước vào chai theo mức chuẩn.
- Máy soi: kiểm tra chất bụi, sạn, màng mỡ.
- Làm lạnh: nước được xử lý ở bộ phận bài khí sa đó cho qua làm lạnh để nạp
CO
2
dùng để sản xuất nước có gaz.
- Dán nhãn: tất cả các chai sau khi qua máy soi được kiểm tra chất lượng rồi
dán nhãn theo từng bộ phận một cách trình tự.
- Kiểm nghiệm: sản phẩm đã được hoàn thiện trước khi xuất ra thị trường.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
12
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Giám Đốc
HộiĐồng Quản
Trị
Ban Kiểm Soát
Phó Giám Đốc Kỹ ThuậtPhó Giám Đốc Kinh Doanh
Phòng

KCS
Phòng Tổ
Chức Hành
Chính
Phòng
Kỹ
Thuật
Phòng
Tài Vụ
Phòng
Kế
Hoạch
Phòng
Kinh
Doanh
Tổ Cơ
Điện
PX Chai
PET
PX Chai
Thủy Tinh
Kho
Ghi chú sơ đồ:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
- Đại hội đồng cổ đông: Tập hợp tất cả cổ đông công ty bầu ra hội đồng quản
trị và ban khiểm soát.
- Hội đồng quản trị: Toàn quyền nhân danh của công ty, quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm

quyền của đại hội đồng cổ đông.
- Giám đốc: Là do tổng giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm, là người đại
diện cao nhất của công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty.
- Phó Giám đốc kinh doanh: tham mưu giúp giám đốc trong kế hoạch kinh
doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật trước chức vụ của mình, thay
13
mặt giám đốc ký các văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách và chỉ ký các văn bản
khi được giám đốc ủy quyền.
- Phó Giám đốc kỹ thuật: giúp giám đốc trong công tác kỹ thuật, quản lý quy
trình kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu thiết kế ứng dụng công nghệ
mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư…trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật,
phòng KCS, các phân xưởng sản xuất, thay mặt giám đốc ký các văn bản thuộc lĩnh
vực mình phụ trách.
- Phòng tài vụ: có nhiệm vụ quản lý, lập kế hoạch tài vụ tài chính, sử dụng
vốn, tổng hợp thống kê, sử dụng chế độ kế toán hiện hành, phản ánh kịp thời chính
xác mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
công tác kinh tế tài chính thu, chi, nhập, xuất.
- Phòng kế hoạch: làm nhiệm vụ chuẩn bị vật tư cho sản xuất kinh doanh, lập
kế hoạch và cấp phát vật tư, kế hoạch sản xuất cụ thể của các mặt hàng.
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp giám đốc về mặt kỹ thuật, các quy trình sản
xuất, nghiên cứu thiết kế áp dụng công nghệ mới, thiết kế và chuẩn bị mẫu rập,xác
định mức tiêu hao nguyên liệu, triển khai công tác kỹ thuật cho bộ phận san xuất và
đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình.
- Phòng KCS: Quản lý quy trình công tác KCS nghiệm thu chất lượng sản
xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư, nguyên vật liệu nhập kho.
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức cán bộ, quản lý sắp xếp
và bố trí lao động, theo dõi tình hình sản xuất, công tác hành chính, công tác an ninh
quốc phòng, trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy….
Ngoài ra công ty còn có một số đơn vị phục vụ như:
+ Kho: bảo quản cất giữ vật tư, nguyên liệu, cấp phát giao nhận hàng hóa.

+ Tổ cơ điện: sữa chữa điện, nước, máy móc, thiết bị hư hỏng trong sản xuất.
+ Phân xưởng chai PET: sản xuất nước khoáng không có ga.
+ Phân xưởng chai thủy tinh: sản xuất nước khoáng có ga.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty.
1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty
14
Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn có quy mô tổ chức vừa, hoạt
động không quá phức tạp, địa bàn hoạt động tập trung trên diện hẹp, cho nên ban tổ
chức quyết định mô hình hạch toán một cấp. Mọi công tác kế toán đều được thực
hiện tại phòng kế toán.
1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty.
Các mặt tổ chức Mô hình tổng quát
1. Tổ chức công tác kế toán Kế toán tổng hợp và chi tiết các thành phẩm
2. Bộ máy kế toán Quan hệ trực tyến
3. Bộ sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.4:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ đối chiếu , kiểm tra
* Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: tổ chức xây dựng hệ thống kế toán tại đơn vị, kiểm tra,
kiểm soát chỉ đạo công tác hạch toán hàng ngày của đơn vị. Theo dõi và giám sát
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tham mưu cho giám đốc về tình
hình tài chính của công ty.
15
Kế toán trưởng
Kế toán
ngân hàng
Kế toán tổng hợp
kiêm KT TSCĐ

Chức vụ: Phó phòng
Kế toán
thành phẩm
kiêm
thủ quỹ
Kế toán vật tư
kiêm
KT tiền mặt,
tiền lương
Kế toán
công nợ
kiêm KT
thanh toán
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ: tham mưu cho kế toán trưởng
trong công tác hạch toán, chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp các đối tượng hạch
toán, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập báo
cáo tài chính. Đồng thời theo dõi tăng giảm TSCĐ, tính mức khấu hao của từng loại
tài sản.
- Kế toán vật tư kiêm tiền mặt, tiền lương:.hạch toán tiền lương, tiền mặt,
vật tư, viết phiếu thu, chi theo chứng từ đã duyệt, hạch toán các khoản thu bằng
tiền khi có yêu cầu, theo dõi bảng chấm công, tính lương và các khoản trích theo
lương cho các bộ phận, hạch toán các nghiệp vụ lao động, thanh toán lương và các
khoản khác cho người lao động, giữ và lưu bút toán tập trung vào tài khoản 111,
152, 334, 338
- Kế toán công nợ kiêm thanh toán: theo dõi tình hình việc thanh toán trong
và ngoài Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi các khoản tiền gửi ngân
hàng, các khoản vay ngân hàng….
- Kế toán thành phẩm kiêm thủ quỹ: Hạch toán phần hành liên quan đến
thành phẩm nhập kho, xuất kho trong kỳ thu và giữ tiền mặt, séc ngân phiếu hàng
ngày sau khi được kế toán trưởng kí và phê duyệt.

- Kế toán ngân hàng: thường xuyên trao đổi các khoản thu chi qua ngân
hàng bằng chuyển khoản.
1.5.3. Hình thức kế toán tại Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Quy Nhơn áp
dụng:
1.5.3.1. Hình thức kế toán.
Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính kết hợp với
hình thức “Chứng từ ghi sổ”.
Hệ thống sổ kế toán Công ty sử dụng bao gồm:
•Sổ tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, Sổ Cái các tài
khoản.
•Sổ chi tiết: Các sổ chi tiết để theo dõi các đối tượng: tiền mặt (sổ quỹ, sổ chi
tiết tiền mặt ),vật tư (thẻ kho, sổ chi tiết vật tư ) tiền lương, tiền gửi ngân hàng
1.5.3.2. Trình tự ghi sổ ở công ty.
16
Quy trình hạch toán trên sổ của Công ty từ chứng từ gốc ra báo cáo tài chính,
theo trình tự thông qua sơ đồ sau
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty
Ghi chú: Ghi khi phát sinh
Ghi định kì
Đối chiếu kiểm tra
 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán tại Công ty như sau:
* Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán, người giữ chứng từ ghi sổ
phải kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ. Từ chứng từ gốc và Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng kí Chứng từ
ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn
cứ lập Chứng từ ghi sổ dùng để ghi vào sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
17
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ Đăng Kí
Chứng từ
ghi sổ
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
* Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
*Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
 Trình tự xử lý số liệu trên máy vi tính như sau:
Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày.
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ.
: Đối chiếu, kiểm tra.
1.5.4. Một số chính sách kế toán khác đang áp dụng tại Công ty.
 Hiện nay, Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng

Bộ Tài Chính;
 Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12;
 Kỳ kế toán: Tháng và Quý;
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng;
 Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp nhập trước-
xuất trước (FIFO)
18
Chứng từ kế
toán
Phần mềm
kế toán
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Máy vi tính
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
 Phương pháp hạch tóan hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
 Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng.
PHẦN 2: THỰC HÀNH GHI SỔ KẾ TOÁN PHẦN HÀNH
NGUYÊN VẬT LIỆU
19
2. 1. Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của phần hành
2.1.1. Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của phần hành

Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm,
dịch vụ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên vật
liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, cấu thành dịch vụ, bị tiêu hao toàn bộ,
chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Việc đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu
có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp một cách tích cực là vì: cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác
nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng
cao còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dựng tiết kiệm
nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động và đảm bảo cung ứng, sử dụng tiết kiệm,
dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp và việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ
cho doanh nghiệp mình.
2.1.2. Người phụ trách kế toán
Cô Châu Thị Hồng Loan phụ trách phần hành kế toán vật tư
2.2. Đặc điểm, phân loại và tính giá NVL
2.2.1. Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng
Công ty Cổ Phần Nước Koáng Quy Nhơn sản xuất ra các sản phẩm đa dạng, do
vậy Công ty sử dụng một lượng vật liệu tương đối lớn về số lượng đa dạng về chủng
loại, chất lượng, màu sắc. Hiện nay, Công ty có đến hơn 25 loại nguyên vật liệu
được đưa và quy trình sản xuất sản phẩm, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm và thường có sự biến động lớn về giá cả.
2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu
Phân loại NVL trong Công ty là một trong những điều kiện quan trọng và có ý
20
nghĩa to lớn, giúp cho kế toán NVL thực hiện tốt công tác kế toán NVL một cách có
hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các đơn vị sản xuất, do tính chất và đặc điểm của NVL, đồng thời để dễ

theo dõi quản lý, người ta phân làm các loại như sau:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chính trong quá trình sản
xuất, nó là cơ sở vật chất để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. NVL chính của
Công ty là các loại Nước khoáng, đường RE, CO
2
….NVL chính chiếm tỷ trọng rất
lớn trong cơ cấu giá thành( gần 70%).
Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất,
được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị
hoặc dùng để bảo quản, phục vụ cho hoat động của các tư liệu lao động hay phục vụ
cho lao động của người lao động. NVL phụ của Công ty gồm có: hương liệu, thuốc
thực phẩm công nghiệp…
 Nhiên liệu: là những loại năng lượng tham gia phục vụ cho quá trình sản
xuất của Công ty chủ yếu là gas, dầu…
 Phụ tùng thay thế: gồm các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay
thế cho máy móc, thiết bị, chẳng hạn như: ổ bi, ốc, vít,…
 Vật liệu khác: gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể trên
bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng…
2.2.1.2. Đánh giá nguyên vật liệu
2.2.1.2.1. Tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất sản phẩm ở Công ty Cổ Phần
Nước Khoáng Quy Nhơn chủ yếu là mua ở trong nước và đa số là mua ngoài.
Nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo nguyên tắc giá thực tế ( giá gốc) theo
đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành.
 Tính giá NVL nhập kho:
21
Giá trị thực
tế vật liệu
mua vào
=

Giá mua ghi
trên hóa
đơn (chưa
có thuế
GTGT)
+
Các chi
phí thu
mua liên
quan
(chưa có
thuế
Nếu có)
+
Thuế
không
hoàn lại
(Nếu có)
-
Các khoản
giảm trừ
(Nếu có)
Chi phí thu mua thực tế bao gồm các chi phí trong quá trình thu mua vật liệu:
chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí kiểm nhận nhập kho…và cũng tùy
theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi phí thu mua có thể
được cộng hoặc không được cộng vào giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Nếu
chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài
nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển.
2.2.1.2.2. Tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
 Tính giá NVL xuất kho:

Trên thực tế nguyên vật liệu của Công ty nhập xuất hằng ngày. Giá cả thị
trường biến động thường xuyên liên tục và được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau. Vì vậy khi xuất kho nguyên vật liệu phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm, số
lượng, chủng loại nguyên vật liệu xuất kho. Do đó Công ty áp dụng phương pháp
tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
Theo phương pháp này thì nguyên vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất dùng
trước, xuất dùng hết số vật liệu nhập trước mới xuất đến số vật liệu nhập sau và xuất
theo giá vật liệu nhập kho.
2.3. Tình hình kế toán NVL tại Công ty.
2.3.1. Chứng từ sử dụng, trình tự lập, luân chuyển và xử lý chứng từ.
Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó
Công ty sẽ phải sử dụng một lượng vật liệu tương đối lớn về số lượng đa dạng về
chủng loại, chất lượng, màu sắc. Do vậy, để thuận tiện và tránh nhầm lẫn trong công
22
tác quản lý và hạch toán từng loại vật liệu (về số lượng và giá trị) kế toán phải mở
sổ danh điểm vật liệu.
Mẫu sổ danh điểm vật liệu:
SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
Loại nguyên liệu, vật liệu:- Ký hiệu: 152
Mã số
Tên, nhãn hiệu, quy cách
nguyên liệu, vật liệu
ĐVT Đơn giá
Ghi
chú
1 2 3 4 5
152010001 Đường RE
152020004 Hương coca màu đỏ
152030002 Hương xá xị màu đỏ
152040006 Hương cam GOKEY màu vàng

……… …………… ………… ………. ………
Nguồn: phòng kế toán
2.3.1.1. Đối với NVL nhập kho.
• Các chứng từ liên quan đến nhập kho vật tư tại Công ty
- Giấy đề nghị mua vật tư
- Hóa đơn GTGT MS 01 GTKT - 3LL
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư Mẫu 03 - VT
- Phiếu nhập kho Mẫu 01 - VT
• Cách lập và luân chuyển chứng từ
- Tại Công ty Nước khoáng Quy Nhơn, để đảm bảo cho quá trình sản xuất
được ổn định thì khi có nhu cầu thêm vật tư từ các xưởng sản xuất gửi về bộ phận
cung ứng vật tư. Bộ phận cung ứng vật tư sẽ viết “Giấy đề nghị mua vật tư”, sau khi
được Giám đốc duyệt, bộ phận này tiến hành mua vật tư.
Khi vật tư về đến kho của đơn vị, bộ phận này căn cứ vào hóa đơn bán hàng
(của người bán) và các chứng từ liên quan ( nếu có) để lập phiếu nhập kho. Trong
trường hợp nhập kho với số lượng lớn, các vật tư có tính chất lý, hóa phức tạp
( Acid citric , Natribenzoat…) thì cần được bộ phận kiểm nghiệm lập “ Biên bản
kiểm nghiệm”.Biên bản này là chứng từ xác định số lượng, quy cách, chất lượng vật
tư trước khi nhập kho.
23
Sau đó, bộ phận cung ứng vật tư chuyển toàn bộ chứng từ sang cho phòng kế
toán. Bộ phận kế toán vật tư tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lên chứng từ vật tư.
. Phiếu nhập kho là chứng từ gốc phản ánh tình hình tăng nguyên vật liệu do
mua ngoài, được dùng để xác định số lượng vật tư, giá trị vật tư nhập kho và làm
căn cứ để ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với những người
có liên quan và ghi sổ kế toán. Do đó, phiếu nhập kho cần phải ghi đầy đủ các yếu
tố cơ bản của chứng từ.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Sau khi có đầy đủ các chữ ký của thủ
trưởng đơn vị, người giao hàng, thủ kho thì 3 liên sẽ được phân chia và luân chuyển
như sau:

- Liên 1: lưu tại phòng kế hoạch vật tư
- Liên 2: Do thủ kho giữ để ghi thẻ kho
- Liên 3 : Giao cho kế toán vật tư.
• Ví dụ về nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty Nước Khoáng Quy Nhơn
trong tháng 03/2013 như sau:
Theo HĐ GTGT số 0035484 ngày 02/03/2013 Công ty đã mua 2000 kg đường
RE của CTCP Đường Biên Hòa với giá mua chưa thuế là 18.500đ/kg, thuế GTGT
5%, Công ty đã trả bằng chuyển khoản và nhập kho theo phiếu nhập 05063
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 1521: 37.000.000
Nợ TK 1331: 1.850.000
Có TK 1121: 38.850.000
• Theo ví dụ trên, trình tự lập và luân chuyển chứng từ như sau:
24
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG QUY NHƠN
249 Bạch Đằng – Quy Nhơn – Bình Định
GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ
Kính gửi: Giám đốc Công ty Cổ phần Nước khoáng Quy Nhơn
Tôi tên là: Trần Văn Trung
Bộ phận công tác: Phòng kế hoạch vật tư
Lý do: sản xuất Siro me
Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú
01 Đường RE Kg 2000
Kính mong lãnh đạo xem xét và duyệt.
Ngày 26 tháng 02năm 2013
Người đề nghị Phụ trách bộ phận Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT – 3LL
25

×