Tải bản đầy đủ (.ppt) (51 trang)

Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch, ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.14 KB, 51 trang )

CHƯƠNG I:
KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN
VÀ DU LỊCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chương 2, Giáo trình Kế toán tài chính của
PGS.TS Ngô Thế Chi - HVTC.

Chương 3, Giáo trình Kế toán tài chính – PGS.TS
Võ Văn Nhị - Trường ĐH kinh tế Tp HCM.

VAS số 14 – Doanh thu, thu nhập khác

Thông tư 161/2007/TT-BTC thay thế thông tư
89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện VAS14

Chế độ kế toán doanh nghiệp – QĐ15/2006/TT-
BTC
Nội dung

Một số vấn đề chung về doanh thu kinh doanh
NH, KS, DL:

Khái niệm doanh thu; Phân loại doanh thu;

Điều kiện ghi nhận doanh thu;

Các khoản giảm trừ doanh thu; Thu nhập khác; Doanh
thu chưa thực hiện


Hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản về doanh
thu và thu nhập khác

Doanh thu kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch

Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Hạch toán thu nhập khác
1.1. Một số vấn đề chung về
doanh thu NH, KS, DL
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại:
1.1.1. Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ
các họat động SXKD thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
(Trích VAS 14)
Các hoạt động SXKD thông thường của doanh
nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch?
Đặc điểm

Doanh thu phản ánh
dòng tiền đã thu thực tế
hoặc
lợi ích kinh tế sẽ thu
được trong tương lai.

Thể hiện ở sự gia tăng tài sản hoặc giảm bớt
nợ phải trả cho doanh nghiệp.


Giá thị tăng lên phải xác định một cách đáng
tin cậy.

Doanh thu phải xác định theo kỳ kế toán và xác
định được chi phí có liên quan.

Làm tăng vốn CSH nhưng không bao gồm các
khoản thu hộ và các khoản góp vốn của chủ sở
hữu.
Ví dụ 1:
Khoản nào được ghi nhận là doanh thu,
thu nhập của tháng 1/2012 của nhà hàng
Hoàng Gia?
1/1: Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn: 5.000 triệu VND
3/1: Vay ngắn hạn ngân hàng: 1.000 triệu VND
5/1: Khách hàng chuyển khoản 50tr ứng trước cho tiệc
cưới tổ chức trong tháng 2.
10/1: Thu tiền khách lẻ theo hóa đơn số 01, chi tiết: đồ
ăn: 250.000đ/suất*20 suất, rượu: 800.000 đ* 5 chai,
phí dịch vụ: 5%. (giá trên chưa bao gồm thuế
GTGT10%)
25/1: Khách hàng chuyển khoản thanh toán tiền tổ chức
tiệc sinh nhật công ty tháng trước: 25 triệu.
Phân loại Doanh thu

Doanh thu bán hàng (đồ ăn, uống, đồ lưu
niệm…)

Doanh thu cung cấp dịch vụ (dịch vụ lưu
trú, phòng buồng, phí phục vụ ăn uống,

dịch vụ karaoke, massage, vũ trường,
kinh doanh trò chơi có thưởng, dịch vụ du
lịch, vận chuyển…)

Doanh thu họat động tài chính (lãi tiền
gửi ngân hàng…)
1.1.2. Nguyên tắc và thời điểm ghi
nhận doanh thu

Nguyên tắc doanh thu và thu nhập thực
hiện:

Doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp
đã thực hiện nghĩa vụ của mình

Quá trình tạo thu nhập kết thúc về cơ bản

Theo VAS 14:

5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch
vụ
5 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa
cho người mua

DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa

như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm
soát hàng hóa

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế
từ giao dịch bán hàng

Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch
bán hàng.
4 điều kiện ghi nhận DT cung cấp dịch vụ

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao
dịch cung cấp dịch vụ đó;

Xác định được phần công việc đã hoàn thành
vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch
và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp
dịch vụ đó.
Thời điểm ghi nhận doanh thu
trong KD nhà hàng, KS, DL

Đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngay
một lần (đồ ăn uống, dịch vụ phục vụ ăn
uống, dịch vụ massage, karaoke, vũ
trường, trò chơi có thưởng…) thì được ghi

nhận khi khách hàng đã tiêu dùng.

Đối với dịch vụ tiêu dùng dài kỳ (dịch vụ
lưu trú, dịch vụ du lịch liên quan đến
nhiều kỳ kế toán) thì ghi nhận doanh thu
theo thời gian thực tế hoặc tỷ lệ công việc
hoàn thành trong kỳ.
VD: Xác định doanh thu trong tháng
4/2012.
1. Công ty du lịch A ký hợp đồng cung cấp
tour du lịch Hạ Long – Cát Bà cho công ty
X từ ngày 29/04 đến ngày 02/05/2012 trị
giá 40tr.
2. Ông X thuê phòng tại khách sạn Y trong
thời gian từ 26/04/2012 đến ngày
5/5/2012, giá phòng là 300.000đ/ngày.
Thời điểm ghi nhận doanh thu
hoạt động tài chính

Trong DN kinh doanh KS, nhà hàng, DL, doanh thu hoạt
động tài chính chủ yếu là
Tiền lãi, bao gồm:
lãi cho vay, lãi
tiền gửi ngân hàng…

Doanh thu tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi
suất thực tế từng kỳ, không nhất thiết phải chờ đến khi
nhận tiền thực tế.

Ví dụ:

Công ty du lịch HG có hợp đồng tiền gửi ngân hàng
trị giá 2 tỷ, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 12%/năm từ ngày
15/04/2012, trả lãi cuối kỳ. Xác định doanh thu hoạt lãi tiền
gửi trong tháng 4/2012?
Doanh thu chưa thực hiện

Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài
sản (cho thuê họat động) hoặc cung cấp dịch vụ.

Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp
với giá bán trả ngay;

Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua
các công cụ nợ như trái phiếu, tín phiếu, kỳ
phiếu…
 Trong kinh doanh KS và DL thì doanh thu chưa
thực hiện chủ yếu là số tiền do khách hàng ứng
trước nhiều kỳ cho dịch vụ du lịch hoặc phòng
buồng.
1.2. Kế toán hoạt động kinh
doanh khách sạn và du lịch
1.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng:

Chứng từ:

Hợp đồng dịch vụ, thanh lý hợp đồng

Hóa đơn tài chính, vé, thẻ, bảng kê

Phiếu thu


Giấy báo Có, sổ phụ ngân hàng

Các chứng từ khác có liên quan

Tài khoản sử dụng:

511: Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

5111: Doanh thu bán hàng hóa (souvenir,
rượu, bia…)

5112: Doanh thu bán các thành phẩm (đồ
ăn, uống…)

5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ (tour,
phòng buồng, phí phục vụ…)

512: Doanh thu nội bộ
Kết cấu TK 511, 512
K/c các khoản
giảm trừ doanh
thu
TK 511, 512
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
K/c doanh thu
thuần

1.2.2. Phương thức bán hàng và
cung cấp dịch vụ

Phương thức kinh doanh nhà hàng:

Phương thức giao hàng và thu tiền trực tiếp:
nhân viên bán hàng giao hàng  thu tiền
kiểm kê, lập báo cáo bán hàng và số tiền nộp
về phòng kế toán chờ hạch toán.

Phương thức bán vé: nhân viên ghi vé, phiếu
cho số hàng đã bán ra và thu tiền lập BC
bán hàng và nộp tiền về phòng kế toán để
hạch toán

Bán hàng ghi ngay hóa đơn bán lẻ: bán hàng
giao hóa đơn bán lẻ, thu tiền lập BC bán
hàng nộp tiền về phòng kế toán.

Bán theo đơn đặt hàng: đơn đặt hàng hoặc hợp
đồng kinh tế  ứng trước (nếu có)giao hàng,
thu tiền hóa đơn tài chính, thanh lý hợp đồng.

Kinh doanh khách sạn:

Dịch vụ phòng buồng:

Đối với khách lẻ: không cần ứng trước và hợp
đồng, thu tiền và ghi nhận doanh thu tương tứng
với số ngày ở thực tế.


Đối với khách dài hạn: hợp đồng và ứng trước
(nếu có), tiền thu theo kỳ, không căn cứ vào số
ngày ở thực tế, được phép trích trước doanh thu
khi hết kỳ kế toán.

1.2.3.1.Kế toán doanh thu kinh doanh nhà
hàng
Nợ TK 111, 112, 131: theo giá bán có thuế VAT
Có TK 5111: giá bán thực phẩm mua sẵn
Có TK 5112: giá bán thực phẩm chế biến
Có TK 5113: phí phục vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
1.2.3. Kế toán các nghiệp vụ doanh
thu chủ yếu trong KD KS và du lịch
Ví dụ:
Nhà hàng tại khách sạn Hoàng Gia có báo
cáo doanh thu trong tháng 9/2012 như sau:

Từ ngày 1 đến 25: hàng ngày nhận tiền
mặt và báo cáo bán hàng của cashiers.
Tổng doanh thu chưa thuế 25 ngày là
250tr, trong đó doanh thu bán hàng hóa
mua sẵn là 50tr, doanh thu bán thực phẩm
chế biến là 200tr. Thuế GTGT của hàng hóa
và thực phẩm là 10%. Số tiền đã thu từ
cashiers là 100tr, số còn lại khách hàng
thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Ngày 26, khách hàng đặt cọc 20tr cho

việc tổ chức tiệc cưới vào ngày 28/9.

Ngày 28 thực hiện xong tiệc cưới trên,
doanh thu từ thực phẩm mua sẵn (rượu,
bia, nước ngọt…) là 25tr, thực phẩm chế
biến là 55tr, dịch vụ trang trí, tổ chức và
phục vụ tiệc cưới là 5tr, giá trên chưa bao
gồm thuế GTGT 10%. Khách hàng đã
thanh toán số tiền còn lại bằng chuyển
khoản.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên.
Các trung tâm phát sinh doanh thu chính:

Bộ phận phòng buồng (Rooms)

Nhà hàng và quầy bar (Food and Beverage)

Bộ phận bán đồ lưu niệm (Gift shop)

Bộ phận dịch vụ khác: laundry, barbershop
and beauty salon, news-stand, karaoke, vũ
trường, trò chơi có thưởng…
1.2.3.2. Kế toán doanh thu kinh doanh
khách sạn
Kế toán doanh thu phòng buồng

Đối với dịch vụ cung cấp trong 1 kỳ:
Nợ Tk 111, 112
Có TK 5113

Có TK 3331

Đối với dịch vụ cung cấp dài kỳ:

Khách hàng ứng trước:
Nợ Tk 111, 112/ Có TK 3387

Ghi nhận doanh thu theo số ngày thực tế:
Nợ Tk 3387: Số tiền đã ứng trước
Nợ Tk 131: Số tiền khách hàng chưa thanh toán
Có TK 5113
Có Tk 3331

×