Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tham luan chuyen de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.39 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TH TIÊN LÃNG
BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG
VỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
Kính thưa cácquí vị đại biểu!
Kính thưa các thầy cô giáo
Dạy- Học tích cực là hàm chứa cả cách dạy của giáo viên và
cách học của HS, là cách tổ chức dạy và học phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh sự tương tác đa chiều giữa giáo viên và học
sinh, giữa học sinh với học sinh.trong môi trường học tập an toàn,
thân thiện và học sinh là chủ thể của hoạt động, là cách dạy,học coi
trọng thực hành, gắn với thực tiễn. Học sinh được tự thể hiện, tự đánh
giá trên cơ sở năng lực, khả năng nhận thức GV là người thiết kế tổ
chức hướng dẫn các hoạt động học tập để phát huy mọi năng lực, sở
trường của mỗi học sinh, tạo cho học sinh có niềm tin trong trong
học tập. HS là người chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện các tình
huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống, tự mình hoặc cùng các
bạn trong nhóm trong lớp lập kế hoạch, chọn phương thức hợp lí để
giải quyết vấn đề và chiếm lĩnh kiến thức.
Trong những năm qua, PGD&ĐT Tiên Yên rất quan tâm chỉ
đạo dạy học tích cực cho học sinh và đã tổ chức nhiều Chuyên đề,
khoá tập huấn đề cập đến vấn đề dạy học tích cực: như năm
2007chuyên môn PGD&ĐT đã tổ chức khóa tập huấn về Dạy học
tích cực lấy hs làm trung tâm và đổi mới phương pháp day hoc môn
Tiếng việt lớp 1,2,3 đã được các trường vận dụng thực hiện. Tháng
10 năm 2010, Tổ chức Cứu trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Việt
Nam tiếp tục mở lớp tập huấn về Dạy , học tích cực cho cốt cán các
trường trong huyện . Được sự chỉ đạo của chuyên môn Tiểu học
PGD&ĐT, BGH Trường TH
Tiên Lãng đã triển khai thực hiện như sau:
1/ Tổ chức tập huấn cấp trường.
- BGH nhà trường lập kế hoạch tập huấn vào tháng 12/2010


cho.100% GV và CBQL
- Hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn được dự tập huấn cấp
huyện tổ chức tập huấn toàn trường
Sau khi tổ chức tập huấn xong, nhà trường gặp phải những
thuận lợi và khó khăn sau:
• Những thuận lợi ; Cơ bản các giáo viên, những thợ dạy đã
sẵn sàng đón nhận , Học sinh ngoan, luôn có ý thức làm theo
sự chỉ dẫn của giáo viên
- Có tương đối đầy đủ các phương tiện phục vụ dạy và học :
Như máy vi tính, máy chiếu và các đồ dùng tranh ảnh phục vụ
công tác dạy và học của nhà trường
• Những khó khăn
- Khung bài soạn yêu cầu tỉ mỉ hơn, không theo khung giáo án
truyền thống mà các Đ/C giáo viên vẫn soạn
- Vận dụng các kỹ thuật dạy học: Đối với học sinh lớp 2,3 vốn
sống còn ít, tác phong rất chậm, viết chậm, nhất là học sinh lớp
2
- Học sinh ở mỗi lớp rất đông 30, trên 30 em 1 lớp như vậy việc
vận dụng kỹ thuật ( khăn phủ bàn làm như thế nào ?
Chúng tôi Dần từng bước tháo gỡ những vướng mắc
- Chỉ đạo điểm theo khối trong việc vận dụng các kỹ
thuật dạy học.
- Sinh hoạt chuyên môn theo khối : Giáo viên thảo luận, bàn
biện pháp thực hiện sao cho hiệu quả ( Nêu những thuận lợi và khó
khăn, ưu, nhược điểm khi vận dụng các kỹ thuật dạy học cho từng
khối lớp)
2/ Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện theo thiết kế bài soạn
theo hướng Dạy học tích cực.
- Tổ chức cho giáo viên thảo luận khung bài soạn theo mẫu
được tập huấn

- Các đ/c cốt cán hướng dẫn các tổ chuyên môn thiết kế bài dạy
cho từng môn .( Theo mãu giáo án được chuyên môn thống nhất )
- Trong quá trình thiết kế tiết dạy chúng tôi lưu ý giáo viên vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và đặc biệt là kĩ thuật dạy
học sao cho phù hợp với nội dung từng bài, từng môn.
3/ Tổ chức các tiết dạy mẫu vận dụng một số kĩ thuật dạy học và
phương pháp dạy học tích cực.
- Vận dụng các kĩ thuật dạy học vào 1số tiết dạy mẫu : Kĩ
thuật mảnh ghép( môn mĩ thuật lớp 1 thực hiện vào ngày
18/11 do Đ/C Vũ Tiền Giang Giáo viên dạy giỏi cấp
huyện thực hiện ), kĩ thuật khăn phủ bàn và đặt câu hỏi
( môn luyện từ và câu lớp 3 Thực hiện ngày 18/11 do
Đ/C Nguyễn Thị Ngũ tổ trưởng tổ 2,3 thực hiện, Kỹ
thuật sơ đồ tư duy,kỹ thuật mảnh ghép môn luyện từ và
câu lớp 4 do Đ/C vy Thị Ny Na thực hiện )
- Qua tiết dạy các ĐC GV trong toàn trường Dự giờ rút
kinh nghiệm, nêu khó khăn , thuận lợi và những giải
pháp khắc phục khó khăn trong quá trình sử dụng các kỹ
thuật dạy học sao cho hiệu quả
- và thống nhất trong từng khối tùy từng khối lớp giáo
viên vận dụng các kỹ thuật sao cho phù hợp với khả
năng vốn sống của các em .
Đối với 2 giờ thực hành ngày hôm nay, được sự chỉ đạo của
chuyên môn phòng giáo dục, trường tiểu học Tiên Lãng chúng
tôi dạy 2 phân môn
( Tự nhiên xã hội, luyện từ và câu lớp 2,3 và vận dụng kết phối
hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với một số kỹ
thuật như : kỹ thuật
Khăn phủ bàn, sơ đồ tư duy, kỹ thuật đặt câu hỏi vào quá trình
dạy học)

Kính thưa các quí vị đại biểu,
Kính thưa các đồng chí! Nếu nói là kinh nghiệm trong việc chỉ
đạo triển khai Dạy học tích cực thì chúng tôi cũng mới triển khai thực
hiện nên chưa có kinh nghiệm gì nhiều để chia sẻ với hội nghị. Song
qua khoá tập huấn và đã qua triển khai thực hiện trong một thời gian
ngắn trong học kì II chúng tôi nhận thấy nhiều năm qua chúng ta mới
quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học mà chưa có cơ hội
để khám phá các kĩ thuật dạy học như “Kĩ thuật khăn phủ bàn; kĩ
thuật mảnh ghép,kỹ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi theo 6 cấp
độ khác nhau, ” Đây là một số kĩ thuật dạy học mới ,song rất hiệu
quả: Học sinh tự tin trong học tập, tạo cơ hội học tập cho tất cả các
đối tượng học sinh, tạo niềm tin cho các em trong học tập và cuộc
sống , hướng cho các em biết kết Phối hợp làm việc cá nhân và làm
việc theo nhóm tạo cơ hội cho học tập có sự phân hoá, có tác dụng
thay đổi không khí lớp học, nắm bài tốt hơn.
Thay mặt chuyên môn nhà trường tôi xin được trao đổi những
triển khai chỉ đạo của BGH về Dạy & Học tích cực sau khi được tham
gia khoá tập huấn. Rất mong nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm từ
các đơn vị bạn.
Thay mặt ban giám hiệu nhà trường xin kính chúc sức khỏe các
đồng chí, chúc hội nghị thành công. Xin trân trọng cảm ơn.
Người viết
Đinh Kim Phương

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×