Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh 132 Trần Khát Chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.83 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, Ngân hàng là một
trung gian tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình luân
chuyển vốn cho nền kinh tế. Gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho các
Ngân hàng, bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức mà các Ngân
hàng đang phải đối mặt. Và ngày càng nhiều các Ngân hàng thương mại được
thành lập, chính vì thế để có thể tồn tại và cạnh tranh được với nhau thì hệ
thống các Ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao về mọi mặt.
Bản thân em là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành Ngân hàng,
được các thầy cô hướng dẫn và giảng dạy nên em đã có được những đại ý
chung về Ngân hàng. Thời gian này nhà trường đã tạo điều kiện và giới thiệu
cho em đến thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi
nhánh 132 Trần Khát Chân để có thêm một số thực tế về hoạt động của
Ngân hàng.
Trong thời gian thực tập vừa qua, được sự giúp đỡ của các anh, các chị
em cũng đã có được những khái quát của Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam Việt, về Cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ…
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT
1. Tên và địa chỉ của NHTMCP Nam Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt được phép hoạt động theo
Giấy phép thành lập và hoạt động do Thống đốc NHNN cấp và có:
a. Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b. Tên của Ngân hàng là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt.
 Tên viết tắt bằng tiếng Việt: NAM VIỆT NGÂN HÀNG.
 Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank.
 Tên viết tắt bằng tiếng Anh: NAVIBANK.
c. Trụ sở chính đặt tại: …, TP. Hồ Chí Minh.
 Điện thoại: (08) …
 Fax: (08) …
 Trang web :
d. Địa chỉ, tên gọi và một số thông tin về các chi nhánh của Ngân hàng:


Chi nhánh Kiên Giang:
Địa chỉ: 123 Mạc Cữu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên
Giang.
Điện thoại: (077) 921188 Fax: (077) 921011
e. Điều lệ tổ chức và hoạt động, các cơ quan quản lý và điều hành của
Ngân hàng, gồm có:
 Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,
là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Ngân hàng.
 Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để quản trị Ngân
hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định khác
của pháp luật, và Điều lệ này.
 Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để kiểm soát hoạt động
tài chính của Ngân hàng, việc chấp hành chế độ kế toán, hoạt động của
hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.
 Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc điều hành hoạt động hàng ngày
của Ngân hàng theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các quy định của
Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.
f. Vốn điều lệ của Ngân hàng là 100.000.000.000 Đồng (bằng chữ: một
trăm tỷ Đồng Việt Nam chẵn), có thể được thay đổi cho phù hợp với sự
phát triển của Ngân hàng và theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông
được sự chấp thuận của NHNN.
g. Ngân hàng có con dấu riêng và tài khoản riêng, số tài khoản 4531.00….
mở tại NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và các ngân hàng trong và
ngoài nước theo quy định của NHNN.
h. Ngân hàng có bảng cân đối tài sản và các quỹ theo quy định của pháp
luật.
i. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 50 năm kể từ ngày được NHNN
Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động, có thể gia hạn thời
gian hoạt động bằng quyết định của Đại hội đồng cổ đông và được

NHNN phê chuẩn.
2. Mô hình mạng lưới
- Sở giao dịch do Ngân hàng thành lập đặt tại trụ sở chính của Ngân hàng
hoặc địa điểm thích hợp để thay mặt Hội sở chính thực hiện một số hoạt động
nghiệp vụ ngân hàng do Hội sở chính ủy nhiệm.
- Chi nhánh do Ngân hàng thành lập nhằm phát triển mạng lưới giao dịch
của Ngân hàng tại các địa bàn trong và ngoài nước. Chi nhánh cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo sự ủy nhiệm của Hội sở chính.
- Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm do chi nhánh mở trong phạm vi hoạt
động của mình nhằm phát triển mạng lưới giao dịch của chi nhánh. Phòng
giao dịch, quỹ tiết kiệm cung cấp một số dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
theo sự ủy nhiệm của Giám đốc chi nhánh. Sở giao dịch không phát triển
mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.
2.1 Sở giao dịch và chi nhánh
2.1.1 Nguyên tắc chung.
a. Chi nhánh của Ngân hàng là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có
bảng cân đối kế toán riêng.
b. Chi nhánh thực hiện các hoạt động trong phạm vi các hoạt động được
phép của Ngân hàng theo Điều lệ của Ngân hàng, theo uỷ nhiệm của
Tổng Giám đốc và quy định của Quy chế này.
c. Tên gọi của Sở giao dịch được quy định như sau:
 Tên tiếng Việt: Sở giao dịch.
 Tên tiếng Anh: Operation Center.
d. Tên gọi của chi nhánh được quy định thống nhất như sau:
 Tên tiếng Việt: Chi nhánh <tên địa danh>.
 Tên tiếng Anh: <tên địa danh> Branch.
Trong đó, <tên địa danh> là tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nơi chi nhánh đặt trụ sở, hoặc tên địa danh khác trong trường hợp có
nhiều hơn một chi nhánh trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.

2.1.2 Thành lập sở giao dịch, chi nhánh.
a. Căn cứ vào kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh được Đại hội đồng
cổ đông thường niên thông qua và khả năng đáp ứng các điều kiện quy
định của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập sở giao dịch/chi nhánh,
Tổng Giám đốc lập đề án thành lập sở giao dịch/chi nhánh trình Hội
đồng quản trị phê duyệt.
b. Hội đồng quản trị xem xét đề án thành lập sở giao dịch/chi nhánh do
Tổng Giám đốc trình. Nếu chấp thuận, Hội đồng quản trị trình hồ sơ mở
sở giao dịch/chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
c. Sau khi có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc mở sở
giao dịch/chi nhánh, Hội đồng quản trị ban hành quyết định thành lập
sở giao dịch/chi nhánh.
d. Trong thời hạn 06 tháng (đối với chi nhánh mở trong nước) hoặc thời
gian theo quy định của pháp luật (đối với chi nhánh mở ngoài nước) kể
từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Tổng
Giám đốc có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định
của pháp luật để đưa sở giao dịch/chi nhánh vào hoạt động.
e. Trước khi sở giao dịch/chi nhánh khai trương và đi vào hoạt động,
Ngân hàng phải đăng báo theo quy định của pháp luật; đồng thời có văn
bản báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước kèm bản sao có công chứng giấy
đăng ký kinh doanh, văn bản xác nhận quyền sở hữu, hoặc quyền sử
dụng hợp pháp trụ sở của sở giao dịch/chi nhánh.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức sở giao dịch, chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức chi nhánh của Ngân hàng như sau:
a. Điều hành chung hoạt động của chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho
Giám đốc có các Phó Giám đốc, và bộ máy các phòng ban chuyên môn
nghiệp vụ.
b. Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Giám đốc là người chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về việc điều hành mọi

hoạt động của chi nhánh.
c. Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo đề nghị của Giám đốc chi nhánh. Phó Giám đốc là người giúp
Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của chi nhánh
theo sự phân công của Giám đốc. Giám đốc chỉ định một Phó Giám đốc
Khối Hỗ trợ − Kỹ thuật
Khối Tác nghiệpKhối Tổng hợpKhối Quan hệ Khách hàng
Ban Giám đốc
Phòng Quan hệ
Khách hàng Cá nhân
Phòng
Kế hoạch – Tiếp thị
Phòng Dịch vụ
Khách hàng cá nhân
Phòng
Hành chính – Nhân sự
Phòng Quan hệ
Khách hàng Doanh nghiệp
Phòng
Phân tích Tín dụng
Phòng Ngân quỹ
Phòng
Công nghệ thông tin
Các hội đồng tư vấn
Mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm của chi nhánh
Phòng
Tài chính − Kế toán
Phòng
Kiểm soát Nội bộ
Phòng Dịch vụ

Khách hàng tổ chức
Phòng
Xử lý bộ chứng từ
làm nhiệm vụ Phó Giám đốc thường trực thay mặt Giám đốc điều hành
hoạt động của Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt thời gian từ một ngày
trở lên.
d. Trưởng phòng Tài chính − Kế toán, Trưởng các phòng Quan hệ khách
hàng, Trưởng phòng Phân tích Tín dụng và Trưởng các phòng giao
dịch do Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị
của Giám đốc chi nhánh. Trưởng/phó phòng và kiểm soát viên của
Phòng Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
đề nghị của Giám đốc Kiểm soát nội bộ.
e. Trưởng/phó các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và các chức danh
khác của chi nhánh (trừ các chức danh quy định tại khoản 4 Điều này)
do Giám đốc chi nhánh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.
f. Tùy theo tình hình hoạt động của chi nhánh, Giám đốc có thể trình
Tổng Giám đốc việc điều chỉnh mô hình tổ chức của chi nhánh phù hợp
mục tiêu kinh doanh và quy mô hoạt động của chi nhánh.
2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc sở giao dịch, chi nhánh.
a. Điều hành hoạt động hàng ngày tại chi nhánh trong phạm vi được quy
định tại Quy chế này và ủy quyền của Tổng Giám đốc, báo cáo Tổng
Giám đốc tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh và
các đơn vị trực thuộc theo chế độ báo cáo hiện hành.
b. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án huy động vốn, sử dụng vốn
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; xây dựng kế hoạch kinh doanh,
kế hoạch chi tiêu tài chính, và đầu tư vào các dự án theo phương án đã
được Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc phê duyệt.
c. Trình Tổng Giám đốc:
 Đề án thành lập các đơn vị trực thuộc
 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại chi nhánh và các đơn

vị trực thuộc.
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quy định tại khoản 4 Điều 6.
 Phương án hoạt động kinh doanh hàng quý, năm.
 Phương án chấm dứt hoạt động các đơn vị trực thuộc.
d. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Giám đốc, Ngân hàng Nhà nước và
các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện
nhiệm vụ điều hành của mình.
2.1.5 Các hội đồng tư vấn.
a. Giám đốc thành lập các hội đồng tư vấn cấp chi nhánh như Hội đồng tín
dụng cơ sở, Hội đồng lương thưởng cơ sở…làm nhiệm vụ tư vấn cho
Giám đốc trong việc quyết định các vấn đề trong công tác điều hành các
hoạt động của Ngân hàng.
b. Các hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tư vấn, Giám đốc là
người quyết định. Quy chế hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hội
đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc ban hành.
2.1.6 Khối Quan hệ khách hàng.
a. Chức năng chung của các phòng quan hệ khách hàng là đóng vai trò bộ
phận tiếp thị bán hàng trực tiếp, có chức năng thiết lập, duy trì, và phát
triển mối quan hệ toàn diện với khách hàng để cung cấp các sản phẩm
dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng.
b. Khối quan hệ khách hàng bao gồm các Phòng Quan hệ khách hàng cá
nhân và Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Các chi nhánh có
quy mô tổng tài sản nhỏ có thể thành lập một Phòng quan hệ khách
hàng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
c. Phòng quan hệ khách hàng có các chức năng:
 Thiết lập quan hệ với khách hàng: trên cơ sở phân khúc thị trường,
phân nhóm khách hàng đã được xác định, sử dụng các công cụ tiếp thị
trực tiếp để tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
ngân hàng của khách hàng, xem xét sự phù hợp giữa nhu cầu của khách
hàng với chính sách sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng để đưa ra các

chính sách chào bán thích hợp.
 Khai thác quan hệ với khách hàng: trên cơ sở nền khách hàng đã được
thiết lập quan hệ, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
 Đối với sản phẩm tín dụng: lập tờ trình đề xuất tín dụng tự phân tích,
thẩm định, đánh giá hồ sơ tín dụng (nếu trong phạm vi hạn mức được
ủy quyền), hoặc gửi Phòng Phân tích Tín dụng – Đầu tư để phân tích,
thẩm định, đánh giá hồ sơ tín dụng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Trên cơ sở tờ trình đề xuất tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, lập hợp đồng tín dụng và hoàn tất các hồ sơ thủ tục cần thiết;
Chuyển hồ sơ tín dụng của khách hàng sang bộ phận quản lý tín dụng
của Phòng dịch vụ khách hàng để theo dõi giải ngân, thu lãi, thu nợ;
Kiểm tra sự tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng, giám sát
quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ,
trả lãi đúng hạn.
 Đối với sản phẩm phi tín dụng: giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng phi tín dụng cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng các hồ sơ thủ
tục liên quan; Tiếp nhận hồ sơ thủ tục của khách hàng, ký hợp đồng
cung cấp dịch vụ phi tín dụng (nếu có); Chuyển hồ sơ cung cấp dịch vụ
ngân hàng phi tín dụng sang các phòng tác nghiệp liên quan để thực
hiện, xử lý.
 Phát triển quan hệ với khách hàng: thực hiện các chương trình chăm
sóc khách hàng, qua đó, tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để
bán ngày càng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách
hàng.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
2.1.7 Khối Tổng hợp.
a. Chức năng chung của Khối Tổng hợp là đóng vai trò bộ phận tham
mưu, có chức năng lập kế hoạch kinh doanh, triển khai các chính sách
tiếp thị; tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc ra các quyết định về tín

dụng; quản lý về tài chính, quản lý rủi ro, và kiểm soát nội bộ các hoạt
động của chi nhánh.
b. Khối Tổng hợp bao gồm các Phòng Kế hoạch − Tiếp thị, Phòng Phân
tích tín dụng, và Phòng Kiểm soát nội bộ. Các chi nhánh có quy mô
tổng tài sản nhỏ có thể thành lập 02 phòng: Phòng Tổng hợp (bao gồm
chức năng kế hoạch − tiếp thị và phân tích tín dụng) và Phòng Kiểm
soát nội bộ.
c. Phòng Kế hoạch − Tiếp thị có các chức năng:
 Công tác kế hoạch: lập, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện kế
hoạch kinh doanh của chi nhánh, xây dựng chương trình công tác để
thực hiện kế hoạch kinh doanh; Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, tiến
hành lập, theo dõi, kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh
doanh giao cho các phòng ban, đơn vị trực thuộc; Lập các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
 Công tác chính sách kinh doanh: xây dựng hoặc triển khai các chính
sách kinh doanh do Hội sở chính xây dựng bao gồm các chính sách về
sản phẩm, chính sách về giá (lãi suất, phí…), chính sách về mạng lưới,
chính sách xúc tiến kinh doanh (quảng cáo, khuyến mãi…).
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
d. Phòng Phân tích tín dụng có các chức năng:
 Phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng, dự án vay vốn của khách
hàng vượt hạn mức tự thẩm định của các phòng quan hệ khách hàng,
làm cơ sở để chi nhánh xếp loại khách hàng, cấp hạn mức tín dụng, cho
vay, bảo lãnh…
 Phân tích, thẩm định, đánh giá hiệu quả khả năng sinh lời các dự án đầu
tư, phương án kinh doanh…trên địa bàn do Hội sở chính giao làm cơ sở
để Ngân hàng quyết định việc đầu tư trực tiếp, liên doanh, góp vốn,
mua cổ phần…
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
e. Phòng Tài chính − Kế toán có các chức năng:

 Quản lý tài sản và nợ, duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn của chi nhánh
theo nguyên tắc phát triển, an toàn, hiệu quả và đúng quy định của pháp
luật, và các quy định nội bộ của Ngân hàng.
 Quản lý doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và
sử dụng các quỹ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước…
 Quản lý lưu chuyển tiền tệ, nhu cầu thanh toán và thanh khoản nhằm
bảo đảm khả năng thanh toán của chi nhánh.
 Tổ chức, hướng dẫn, thực hiện công tác hạch toán kế toán, các chế độ
kế toán, hậu kiểm chứng từ kế toán, công tác báo cáo kế toán, báo cáo
thống kê và các công việc liên quan đến kế toán của chi nhánh.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
f. Phòng Kiểm soát nội bộ trực thuộc Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân
hàng theo hệ thống dọc; có các chức năng:
 Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ qua giám sát hoạt động và kiểm
tra trực tiếp việc thực hiện các quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ
trong mọi hoạt động của các phòng ban của chi nhánh theo kế hoạch,
chương trình công tác đã lập.
 Phối hợp với Ban Kiểm soát, Phòng Kiểm soát nội bộ Hội sở chính,
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các tổ chức kiểm
toán, và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác trong các cuộc
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động của chi nhánh.
 Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát nội bộ và đề xuất các
biện pháp khắc phục, xử lý các sai phạm phát hiện được nhằm chấn
chỉnh hoạt động của chi nhánh đúng quy định.
 Làm đầu mối phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ liên quan để giải
quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại, tố cáo của khách hàng và của các
cá nhân, đơn vị có liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
2.1.8 Khối Tác nghiệp.
a. Chức năng chung của Khối Tác nghiệp là xử lý, thực hiện các nghiệp

vụ ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền, giải ngân, thu nợ, thu chi tiền
mặt, xử lý bộ cứng từ…) để thực hiện các hợp đồng, các giao dịch mà
Khối Quan hệ khách hàng đã ký kết, thỏa thuận với khách hàng.
b. Khối Tác nghiệp bao gồm các Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân,
Phòng Dịch vụ khách hàng tổ chức, Phòng Xử lý bộ chứng từ và Phòng
Ngân quỹ. Các chi nhánh có quy mô tổng tài sản nhỏ có thể thành lập
một Phòng Dịch vụ khách hàng cho cả cá nhân và tổ chức. Các chi
nhánh lớn và đủ điều kiện được thành lập Phòng Xử lý bộ chứng từ, các
chi nhánh nhỏ hoặc chưa đủ điều kiện chuyển hồ sơ về Hội sở chính xử
lý.
c. Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân/tổ chức có các chức năng:
 Xử lý các giao dịch liên quan đến quản lý tiền gửi của khách hàng:
nhận tiền gửi, trả tiền gửi, thanh toán lãi tiền gửi; phát hành và thanh
toán các loại giấy tờ có giá; cầm cố, chiết khấu sổ tiền gửi và các chứng
từ có giá do Ngân hàng phát hành…
 Xử lý các giao dịch liên quan đến quản lý tiền vay của khách hàng: giải
ngân, thu nợ gốc, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc/lãi, chuyển
nợ quá hạn, thu lãi, thu phí, tất toán tiền vay…
 Xử lý các giao dịch liên quan đến quản lý dịch vụ ngân hàng phi tín
dụng: dịch vụ mở/đóng tài khoản, chuyển khoản, chuyển tiền thanh
toán, thu chi hộ, mua bán ngoại tệ đối với khách hàng cá nhan và doanh
nghiệp, thẻ tín dụng, séc du lịch, séc ngân hàng, kiều hối và các dịch vụ
ngân hàng phi tín dụng khác.
 Thực hiện nghiệp vụ xử lý bộ chứng từ hàng nhập/xuất khẩu dưới các
hình thức thanh toán theo tín dụng thư, nhờ thu bộ chứng từ,…; Thực
hiện các nghiệp vụ liên quan đến bảo lãnh ngân hàng như thông báo thư
bảo lãnh, tu chỉnh của các ngân hàng đại lý, phát hành thư bảo lãnh đối
ứng, nhờ thu và thanh toán liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.

d. Phòng Xử lý bộ chứng từ có các chức năng:
 Xử lý (mở, tu chỉnh, xác nhận, thanh toán, hủy…thư tín dụng) bộ
chứng nhập khẩu hàng dưới các hình thức tín dụng thư, nhờ thu bộ
chứng từ…
 Xử lý (thông báo mở, thông báo tu chỉnh, chuyển nhượng, xác nhận,
thương lượng thanh toán…thư tín dụng) bộ chứng xuất khẩu hàng dưới
các hình thức tín dụng thư, nhờ thu bộ chứng từ…
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến bảo lãnh ngân hàng như thông
báo thư bảo lãnh, tu chỉnh của các ngân hàng đại lý, phát hành thư bảo
lãnh đối ứng, nhờ thu và thanh toán liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh
ngân hàng.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
e. Phòng Ngân quỹ có các chức năng:
 Quản lý tiền mặt, kim loại quý, đá quý, các loại chứng từ có giá của chi
nhánh; tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý, tài
sản giữ hộ của khách hàng lưu trữ tại kho quỹ của chi nhánh.
 Đóng vai trò quỹ chính, thực hiện giao dịch giao/nhận tiền mặt với các
quỹ phụ (bộ phận ngân quỹ trung gian giữa quỹ chính và các giao dịch
viên); giao dịch thu/chi tiền mặt có giá trị lớn và các dịch vụ ngân quỹ
khác với khách hàng.
 Thực hiện các giao dịch thu/chi tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước và
các ngân hàng thương mại để bảo đảm khả năng thanh toán bằng tiền
mặt cho chi nhánh.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
2.1.9 Khối Hỗ trợ

Kỹ thuật.
a. Chức năng chung của Khối Hỗ trợ − Kỹ thuật là đóng vai trò bộ phận
hậu cần, có chức năng thực hiện công việc hành chính, nhân sự, kỹ
thuật, công nghệ thông tin, tư vấn pháp lý…hỗ trợ cho các hoạt động

kinh doanh chính của chi nhánh.
b. Khối Hỗ trợ − Kỹ thuật bao gồm các Phòng Hành chính − Nhân sự,
Phòng Công nghệ thông tin.
c. Phòng Hành chính − Nhân sự có các chức năng:
 Công tác hành chính:
- Quản lý (xây dựng, mua sắm, theo dõi, bảo trì, thanh lý…) tài sản về
mặt hiện vật của chi nhánh bao gồm trụ sở làm việc, cơ sở vật chất,
thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận tải, công cụ lao động, văn phòng
phẩm và các tài sản khác.
- Thực hiện công tác văn phòng: quản lý con dấu, quản lý công văn
đi/đến, công tác thư ký, in ấn, văn thư, lưu trữ, tiếp tân, lễ tân, khánh
tiết, tổng đài, thủ kho, y tế, vệ sinh, tạp vụ…
- Quản lý đội bảo vệ thực hiện công tác an ninh, trật tự, phòng cháy chữa
cháy…nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động của Ngân hàng và
khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng.
- Quản lý (tổ chức, bảo trì, điều động…) các phương tiện vận chuyển
phục vụ yêu cầu công tác của lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Ngân
hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
 Công tác nhân sự:
- Công tác nhân sự: tuyển dụng, huấn luyện, phân công, quản lý, theo
dõi, đánh giá…người lao động làm việc tại chi nhánh.
- Công tác tổ chức: quy hoạch, sắp xếp, bố trí, điều động, bổ nhiệm…
nhân sự vào các chức danh phù hợp với tiêu chuẩn, chuyên môn, kỹ
năng, kinh nghiệm…của người lao động trong bộ máy tổ chức của chi
nhánh.
- Công tác đào tạo: lập kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp, khóa đào
tạo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn trong nước để đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển của chi nhánh.
- Công tác tiền lương: quản lý quá trình thay đổi ngạch lương, bậc lương

của người lao động theo quy chế tiền lương của Ngân hàng; chấm công,
chi trả tiền lương định kỳ hàng tháng cho người lao động.
- Công tác thi đua, khen thưởng: tổ chức, theo dõi, đánh giá…theo Quy
chế thi đua − khen thưởng của Ngân hàng để có chế độ khen thưởng, kỹ
luật thích hợp đối với cán bộ nhân viên của chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
d. Phòng Công nghệ thông tin có các chức năng:
 Quản lý (vận hành, khai thác, bảo trì) hệ thống cơ sở vật chất công
nghệ thông tin phần cứng của chi nhánh bao gồm máy chủ, máy trạm,
hệ thống mạng truyền thông, các thiết bị ngoại vi và các thiết bị khác.
 Quản lý (vận hành, quản lý người sử dụng tham gia hệ thống, khai thác,
bảo trì) hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của Ngân hàng và
các phần mềm ứng dụng khác phục vụ hoạt động của chi nhánh.
 Quản lý các nguồn lực công nghệ thông tin khác của chi nhánh.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
2.2 Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
2.2.1 Nguyên tắc chung.
a. Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc chi nhánh của Ngân hàng, là
đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng.
b. Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thực hiện các hoạt động trong phạm vi
các hoạt động được phép của chi nhánh mà mình trực thuộc. Phòng giao
dịch, quỹ tiết kiệm có trụ sở và địa bàn hoạt động trong cùng địa giới
hành chính với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của
chi nhánh.
c. Tên gọi của phòng giao dịch được quy định thống nhất như sau:
 Tên tiếng Việt: Phòng Giao dịch số <số thứ tự>.
 Tên tiếng Anh: Transaction Office No. <order number>.
Trong đó, <số thứ tự>/<order number> được lấy tăng dần đối với
phòng giao dịch trong một chi nhánh.
d. Tên gọi của quỹ tiết kiệm được quy định thống nhất như sau:

 Tên tiếng Việt: Quỹ tiết kiệm số <số thứ tự>.
 Tên tiếng Anh: Saving Fund No. <order number>.
Trong đó, <số thứ tự>/<order number> được lấy tăng dần đối với quỹ
tiết kiệm trong một chi nhánh.
2.2.2 Thành lập, chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.
a. Căn cứ vào kế hoạch phát triển mạng lưới phòng giao dịch, quỹ tiết
kiệm của chi nhánh đã được Tổng Giám đốc chấp thuận, Giám đốc chi
nhánh lập đề án mở phòng giao dịch trình Tổng Giám đốc phê duyệt;
hoặc ra quyết định thành lập đối với quỹ tiết kiệm.
b. Tổng Giám đốc xem xét đề án thành lập phòng giao dịch do Giám đốc
chi nhánh trình. Nếu chấp thuận, Tổng Giám đốc ra quyết định thành
lập phòng giao dịch.
c. Giám đốc chi nhánh làm thủ tục đăng ký với Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố nơi mở phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm theo quy
định. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày đăng ký với Ngân hàng Nhà
nước, Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết
theo quy định của pháp luật để đưa phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm vào
hoạt động.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch.
Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch của chi nhánh Ngân hàng như sau:
a. Điều hành chung hoạt động của phòng giao dịch là Trưởng phòng giao
dịch, giúp việc cho Trưởng phòng giao dịch có các Phó Trưởng phòng
giao dịch, và các bộ phận nghiệp vụ.
b. Trưởng phòng giao dịch do Tổng Giám đốc ra quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc chi nhánh. Trưởng phòng giao
dịch là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh và trước pháp
luật về việc điều hành mọi hoạt động của phòng giao dịch.
c. Phó Trưởng phòng giao dịch do Giám đốc chi nhánh quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng phòng giao dịch là người giúp Trưởng
phòng giao dịch điều hành các bộ phận nghiệp vụ của phòng giao dịch

theo sự phân công của Trưởng phòng.
d. Bộ phận Quan hệ khách hàng có chức năng thiết lập, duy trì, và phát
triển mối quan hệ toàn diện với khách hàng để cung cấp tất cả các sản
phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng.
e. Bộ phận Tác nghiệp − Hậu cần có chức năng thực hiện công tác quản
lý tài khoản, kế toán, thanh toán, ngân quỹ, hành chính…
Bộ phận
Quan hệ khách hàng

Bộ phận
Tác nghiệp − Hậu cần
Trưởng
Phòng Giao dịch
2.2.4 Cơ cấu tổ chức quỹ tiết kiệm.
a. Cơ cấu tổ chức quỹ tiết kiệm của chi nhánh Ngân hàng như sau:
b. Điều hành chung hoạt động của quỹ tiết kiệm là Trưởng quỹ tiết kiệm,
giúp việc cho Trưởng quỹ tiết kiệm có Phó Trưởng quỹ tiết kiệm.
c. Trưởng quỹ tiết kiệm do Giám đốc chi nhánh ra quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm. Trưởng quỹ tiết kiệm là người chịu trách nhiệm trước
Giám đốc chi nhánh và trước pháp luật về việc điều hành mọi hoạt
động của quỹ tiết kiệm. Tùy theo quy mô hoạt động của quỹ tiết kiệm,
Giám đốc chi nhánh có thể bổ nhiệm một giao dịch viên kiêm Phó
Trưởng quỹ tiết kiệm. Phó Trưởng quỹ tiết kiệm là người giúp Trưởng
quỹ tiết kiệm điều hành các giao dịch viên khi Trưởng quỹ tiết kiệm đi
vắng.
d. Các giao dịch viên của quỹ tiết kiệm thực hiện các giao dịch với khách
hàng tại quầy giao dịch của quỹ tiết kiệm.
3. Phạm vi hoạt động
3.1 Sở giao dịch và chi nhánh
3.1.1 Nguyên tắc chung.

a. Chi nhánh được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng theo các quy định
tại Quy chế này trên cơ sở phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc.
Giao dịch viên

Giao dịch viên
Trưởng
Quỹ Tiết kiệm
Giao dịch viên

b. Tổng Giám đốc phân cấp, uỷ quyền cho chi nhánh các nghiệp vụ ngân
hàng được thực hiện và các hạn mức tương ứng. Sở giao dịch/Chi
nhánh được quyền quyết định trong phạm vi các quyền và hạn mức
được giao. Trường hợp vượt mức phân cấp, uỷ quyền hoặc hạn mức
được giao, chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định.
c. Chi nhánh tuân thủ các quy định nghiệp vụ của Ngân hàng và các quy
định pháp luật có liên quan; và chịu sự quản lý, chỉ đạo thống nhất về
mặt nghiệp vụ của trưởng các phòng ban nghiệp vụ tại Hội sở chính.
3.1.2 Hoạt động huy động vốn.
Chi nhánh thực hiện huy động vốn dưới các hình thức sau:
a. Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân dưới các hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
b. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước theo các chương trình
do Hội sở chính Ngân hàng tổ chức trong toàn hệ thống.
c. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng.
3.1.3 Hoạt động tín dụng.
a. Chi nhánh cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế, cá nhân dưới các hình thức
cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, và
các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng.
b. Chi nhánh cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay vốn dưới các hình thức

sau đây:
 Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống.
 Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống.
c. Chi nhánh bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho
các tổ chức kinh tế, cá nhân theo quy định của Ngân hàng.
 Khi được phép thực hiện thanh toán quốc tế, chi nhánh được thực hiện
bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng
khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 Chi nhánh thực hiện chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành.
3.1.4 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
a. Chi nhánh thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, như sau:
 Cung ứng các phương tiện thanh toán.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
 Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng.
 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Tổng Giám đốc cho
phép.
 Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
b. Chi nhánh tham gia hệ thống thanh toán nội bộ của Ngân hàng và tham
gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
3.1.5 Các hoạt động khác.
Chi nhánh thực hiện các hoạt động khác sau đây:
a. Quản lý vốn góp của Ngân hàng trong các hoạt động góp vốn, mua cổ
phần của Ngân hàng vào các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác
trên địa bàn theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

b. Kinh doanh ngoại hối và vàng đối với khách hàng tổ chức kinh tế và cá
nhân trên thị trường trong nước khi được Tổng Giám đốc cho phép.
c. Nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức kinh tế, cá
nhân trong nước theo hợp đồng ủy thác và đại lý.
d. Cung ứng các dịch vụ:
 Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng theo quy định của
pháp luật.
 Bảo quản hiện vật quý và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, nhận cầm
cố và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.1.6 Tài khoản tiền gửi của chi nhánh.
a. Chi nhánh mở tài khoản tiền gửi thanh toán để phục vụ công tác thanh
toán tại các ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh sau khi được sự chấp thuận
của Tổng Giám đốc.
b. Chi nhánh không được mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài, kể
cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
3.1.7 Hoạt động khác của sở giao dịch.
Ngoài các hoạt động ngân hàng được quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11
nêu trên, sở giao dịch có nhiệm vụ thay mặt Hội sở chính thực hiện một số
công tác quản lý, kinh doanh, điều phối hoạt động giữa các chi nhánh trong
toàn hệ thống theo sự phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc.
3.2 Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm
a. Phòng giao dịch được thực hiện các hoạt động trong phạm vi các hoạt
động của chi nhánh quy định tại các Điều 8, 9, 10 và trong hạn mức ủy
quyền của Giám đốc chi nhánh cho phòng giao dịch theo quy định theo
quy định của pháp luật.
b. Quỹ tiết kiệm được thực hiện các hoạt động huy động vốn và cung cấp
dịch vụ thanh toán, ngân quỹ quy định tại các Điều 8, 10 và trong hạn
mức ủy quyền của Giám đốc chi nhánh cho quỹ tiết kiệm theo quy định

của pháp luật. Quỹ tiết kiệm không được thực hiện nghiệp vụ cho vay.
 Chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm.
a. Căn cứ tình hình hoạt động của phòng giao dịch, Giám đốc lập tờ trình
đề nghị chấm dứt hoạt động và phương án xử lý sau khi chấm đứt hoạt
động phòng giao dịch trình Tổng Giám đốc. Đối với quỹ tiết kiệm,
Giám đốc chi nhánh ra quyết định chấm dứt hoạt động và phải có
phương án xử lý sau khi chấm dứt hoạt động quỹ tiết kiệm.
b. Tổng Giám đốc xem xét tờ trình và phương án xử lý sau khi chấm dứt
hoạt động phòng giao dịch do Giám đốc chi nhánh trình. Nếu chấp
thuận, Tổng Giám đốc ra quyết định chấm dứt hoạt động phòng giao
dịch.
c. Quyết định chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
được gửi tới chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ
sở chi nhánh; đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở chi nhánh, tại địa
điểm phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm chấm dứt hoạt động.
d. Chi nhánh thực hiện Phương án xử lý chấm dứt hoạt động của phòng
giao dịch, quỹ tiết kiệm.
4. Bảo đảm an toàn hoạt động
4.1 Quản lý kho quỹ và điều chuyển tiền.
Công tác quản lý kho quỹ và điều chuyển tiền tại chi nhánh được áp
dụng thống nhất theo Quy định về việc giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền
mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Tổng Giám đốc ban hành.
4.2 Quản lý và lưu giữ chứng từ.
a. Luân chuyển, kiểm soát chứng từ bao gồm các khâu cơ bản sau:
 Giao dịch viên thực hiện các giao dịch chi tiết, nhập số liệu vào hệ
thống và hoàn tất các giao dịch với khách hàng và giao dịch nội bộ.
 Kiểm soát viên kiểm soát và phê duyệt các chứng từ giao dịch do Giao
dịch viên thực hiện trong hạn mức được ủy quyền. Kiểm soát viên có
thể là trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ hoặc các chuyên viên có đủ
năng lực được ủy quyền.

 Bộ phận tập hợp chứng từ phòng nghiệp vụ (một hoặc một số chuyên
viên thuộc phòng nghiệp vụ) tập hợp chứng từ của các Giao dịch viên
thuộc phòng để đối chiếu, kiểm soát, sắp xếp theo đúng qui định.
 Bộ phận tập hợp chứng từ toàn chi nhánh (một hoặc một số chuyên
viên thuộc Bộ phận hậu kiểm chứng từ) tiếp nhận, theo dõi chứng từ do
bộ phận tập hợp chứng từ của các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh
chuyển đến.
 Bộ phận hậu kiểm (thuộc Phòng Tài chính − Kế toán) là bộ phận không
tham gia các giao dịch trực tiếp với khách hàng thực hiện kiểm soát sau
các giao dịch của Giao dịch viên và các giao dịch do hệ thống tự động
hạch toán trên cơ sở chứng từ và báo cáo nghiệp vụ.
c. Chứng từ và báo cáo, sau giai đoạn hậu kiểm, được đóng tập và lưu trữ
tập trung tại kho của chi nhánh do Phòng Tài chính − Kế toán quản lý.
Việc lưu trữ các chứng từ và báo cáo kế toán phải tuân thủ các quy định
hiện hành của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các
quy định nội bộ của Ngân hàng về bảo quản, lưu trữ chứng từ, báo cáo
kế toán.
d. Công tác quản lý và lữu giữ chứng từ được thực hiện theo Quy định về
quản lý và lưu giữ chứng từ do Tổng Giám đốc ban hành.
4.3 Phòng cháy và chữa cháy.
a. Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy.
 Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi chi nhánh trực thuộc
Ngân hàng. Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm tổ chức công tác phòng
cháy, chữa cháy tại đơn vị.
 Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính;
phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các
vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy xảy ra.
 Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ, tính mạng cán bộ nhân viên và
khách hàng.
 Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều

kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
 Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết thực hiện và giải
quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
b. Trụ sở giao dịch của chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm được
trang bị hệ thống phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy
định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với phương án
phòng cháy và chữa cháy đặc thù tại từng đơn vị.

×