Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tình hình cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa con người ta đã sáng tạo ra nghệ thuật, đã biết đến sức mạnh kỳ
diệu của nghệ thuật. Sân khấu là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Đây được
coi là loại hình nghệ thuật thứ 6 của loài người. Trong nền văn hoá của dân tộc
Việt Nam, sân khấu là loại hình nghệ thuật đã được hình thành và phát triển từ
rất sớm. Từ những loại hình nghệ thuật sân khấu đầu tiên như: tuồng, chèo, cải
lương, hát bội, dân ca quan họ tới các loại hình sân khấu du nhập từ nước ngoài
vào Việt Nam như kịch nói. Ngày nay nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã đạt
được những thành tựu vô cùng to lớn là món ăn tinh thần không thể thiếu của
người dân Việt Nam.
Nói tới tinh hoa của văn hoá dân tộc không thể không nói tới nghệ thuật
sân khấu chèo. Nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam ra đời trong những chiếc nôi
chèo đầu tiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ tiêu biểu: Chiếng chèo Nam (Nam
Định - Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh -
Bắc Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dương - Hưng Yên). Ngày nay sân khấu
chèo đã phát triển trong cả nước trở thành một loại hình nghệ thuật vô cùng đặc
sắc, tiêu biểu cho vẻ đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
Đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về văn hoá dân
gian với các đề tài nghiên cứu khác nhau, tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu chèo.
Đó là những công trình nghiên cứu to lớn và có ý nghĩa góp tiếng nói chung
trong công cuộc tìm hiểu những nét đẹp của nền văn hoá dân tộc.
Tìm hiểu cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo luôn luôn là một đề tài
vô tận. Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo mang nhiều sắc thái phong phú
và đa dạng, nó luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên cứu.
Ở đây, trên cơ sở thành tựu của những đề tài nghiên cứu của các nhà khoa
học, em xin tổng hợp một số nét đẹp tiêu biểu nhất của nghệ thuật sân khấu chèo
như là một sự kế thừa và phát huy những gì mà các nhà khoa học đã làm được.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghệ thuật sân khấu chèo trong những năm vừa qua đã đạt được những
thành tựu to lớn. Không chỉ trong nước mà còn gây được cả tiếng vang tại nước
ngoài. Sân khấu chèo đã đem nét đặc sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam tới bạn
bè quốc tế, là cầu nối giữa nền văn hoá thế giới và văn hoá Việt Nam, vẽ nên
một bức tranh sinh động về văn hoá Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Tìm hiểu cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo sẽ cho chúng ta hiểu biết hơn
về một góc của nền văn hoá dân tộc. Nhiều thập kỷ qua, những vấn đề về nghệ
thuật sân khấu chèo đã được giới nghiên cứu sân khấu trong nước và nước ngoài
đặc biệt quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, nhiều cuộc hội
thảo với quy mô và chủ đề khác nhau về nghệ thuật chèo đã được tiến hành, khó
có thể thống kê một cách tường tận. Việc nghiên cứu các vấn đề về nghệ thuật
sân khấu chèo phải kể đến hai cuộc hội thảo lớn do Viện sân khấu liên kết với
Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình tổ chức vào tháng 7 năm 1986 với chủ đề “
Bàn về sự phát triển của nghệ thuật chèo”. Và Viện Sân khấu phối hợp với Sở
Văn hoá Thông tin Hà Nội tổ chức vào tháng 10 năm 1988 với chủ đề: “Bàn về
đặc trưng của nghệ thuật chèo. Hiện nay cũng có nhiều cuộc hội thảo khoa học
nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu chèo. Đó là những đóng góp vô cùng to lớn
để chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam -
một loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Chèo là loại hình nghệ thuật có từ xa xưa trong nền văn hoá Việt Nam.
Đây cũng là một nét tiêu biểu trong văn hoá ứng xử của dân tộc Việt Nam với
môi trường xã hội. Tìm hiểu cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo cho chúng
ta hiểu về một góc của nền văn hoá dân tộc đồng thời tìm hướng đi để gìn giữ,
bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống trong thời đại công
2
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta hiện nay trong xu hướng toàn cầu hoá
của nhân loại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu, sách, báo, văn bản
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu đó.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần vào việc nghiên cứu tìm hiểu cái đẹp trong nghệ thuật sân
khấu chèo truyền thống.
- Từ đó tìm ra hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân
khấu chèo truyền thống.
6. Giới hạn của đề tài
Chỉ khái quát chung những nét đẹp tiêu biểu nhất trong nghệ thuật sân
khấu chèo truyền thống.
7. Tiểu luận được cấu trúc như sau
Ngoài phần mở đầu - kết luận - tài liệu tham khảo - mục lục, tiểu luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống .
Chương 2: Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống.
Chương 3: Tìm hướng đi để gìn giữ bảo tồn sân khấu chèo hiện nay.
3
CHƯƠNG I
KHÁI CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Cái đẹp
*Cái đẹp - trước hết là nhu cầu của con người. Con người không thể thiếu
cái đẹp. Từ lúc sinh ra cho đến khi về bên kia thế giới, con người ai cũng có nhu
cầu thẩm mỹ, nhu cầu cái đẹp.
*Cái đẹp là phạm trù quan trọng trong khách thể thẩm mỹ - một trong ba
thành phần tạo nên đời sống thẩm mỹ. Cái đẹp là phạm trù quan trọng nhất vì nó
là cơ bản và trung tâm. Cơ bản là nền tảng, gốc, cốt lõi, là xuất phát điểm. Trung
tâm là ở giữa mà ba phạm trù kia (cái bi, cái hài, cái trác tuyệt) chuyển động
quanh nó để tôn vinh nó, phục vụ nó.
- Cái đẹp là một giá trị: giá trị này có thể mang tính thời sự (mốt: quần áo,
đầu tóc, giầy dép), có thể mang tính vĩnh cửu đó là những tác phẩm kinh điển
(bản giao hưởng số 5-định mệnh, bản Chiều tà của Chubert, truyện Kiều - Việt
Nam…).
- Cái đẹp có hai hệ tiêu chí: chân - thiện - mỹ, tính dân tộc - tính nhân dân
- tính nhân loại.
- Những phẩm chất của cái đẹp: hài hoà, cân đối, tỷ lệ, mực thước, hợp lý.
- Các hình thành biểu hiện của cái đẹp:
+ Trong tự nhiên như các cảnh thiên nhiên: mây, gió, sông, núi v.v…
+ Trong xã hội con người: đó là văn hoá ứng xử, là lối sống, lối suy nghĩ,
hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử, giải quyết những mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội từ vi mô đến vĩ mô.
2. Văn hoá
*Văn hoá, theo ngôn ngữ phương Tây bắt nguồn từ chữ Cultus - Tiếng
Latinh có nghĩa là “trồng trọt”. Có hơn 400 định nghĩa về văn hoá.
*Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
4
- PGS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hoá”.
- Định nghĩa văn hoá Unesco: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể
những nét riêng biết về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính
cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống có giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại
cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta
trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
3. Nghệ thuật
*Tiếng Anh : Art
*Theo Mỹ học đại cương của TS Mỹ học Thế Hùng: “nghệ thuật là một
hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh đời sống xã hội bằng phương thức hình
tượng. Nghệ thuật là một trong những đặc trưng quan trọng nhất biểu hiện
người”.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù mang tính quy luật phản
ánh khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Với tư cách là một hình thức ý thức xã
hội đặc biệt, nghệ thuật phản ánh đối tượng thẩm mỹ với toàn bộ nội dung và
các loại hình loại thể, người nghệ sĩ, các tác phẩm của họ và công chúng thưởng
ngoạn. Nghệ thuật phản ánh thực tại bằng hình tượng nghệ thuật. Tác phẩm
5
nghệ thuật phản ánh cuộc sống đương thời. Vì thế người nghệ sĩ được ví như
người thư ký của thời đại.
4. Sân khấu
*Theo TS Mỹ học Thế Hùng: Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp,
tái hiện những hoàn cảnh, những tình huống của cuộc đời, lột tả những tính
cách, số phận của con người trong các kịch bản sân khấu qua sự diễn xuất của
diễn viên.
5. Chèo
Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa nhiều định nghĩa về nghệ thuật
sân khấu chèo nhưng tựu chung lại thì chèo được hiểu là: hình thành nghệ thuật
tổng hợp bắt nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian, lấy dân ca, dân vũ làm nền
tảng, thể hiện sự hợp tác lý thú giữa văn hoá cổ điển và dân gian. (GS. Trần
Bảng).
II. Khái quát chung về nghệ thuật sân khấu chèo
Trong tất cả các loại hình nghệ thuật sân khấu, chèo là loại hình nghệ
thuật sân khấu xuất hiện sớm nhất và mang những đặc điểm vô cùng đặc sắc, in
đậm dấu ấn của văn hoá dân gian, là sản phẩm của văn hoá dân gian.
1. Tính biểu trưng ước lệ
*Trước hết thể hiện ở nguyên lý đối xứng hài hoà. Âm nhạc trong sân
khấu chèo không có nhịp lẻ mà chỉ có nhịp chẵn (2, 4 phách) từng câu nhạc
cũng chia thành các ô chẵn một cách cân đối (2, 4, 8, 16, 22, 63).
*Thủ pháp ước lệ: Trong sấn khấu chỉ cần dùng một bộ phận, một chi tiết
đạo cụ, một động tác tay chân để gợi cho người xem hình dung ra sự thực ở
ngoài đời.
*Tính biểu trưng còn thể hiện một cách xuất sắc bằng thủ pháp mô hình
hoá. Trong chèo các nhân vật được phân thành các loại vai: đào, kép, lão, mụ,
vua, quan, hề v.v… mỗi nhân vật được phân thành nhiều kiểu khác nhau. Ví dụ:
hề thì có hề gậy, hề áo dài, hề áo ngắn…
2. Tính biểu cảm
6
Nghệ thuật sân khấu chèo diễn tả tình cảm nội tâm mang đậm chất trữ
tình từ nhân vật, cốt truyện tới âm nhạc, làn điệu chèo.
Sân khấu chèo gần gũi với làng quê, tính biểu cảm của nó còn thể hiện ở
chỗ vai trò của người phụ nữ luôn được nhấn mạnh và tô đậm: từ bi như Thị
Kính, lẳng lơ như Thị Mầu (chèo Quan Âm Thị Kính), hiền thảo như Thị
Phương (cheo Trương Viên), tiết hạnh như Châu Long (chèo Lưu Bình Dương
Lễ)…
3. Tính tổng hợp
Sân khấu chèo truyền thống không phân biệt các thể loại, có khi trong một
vở diễn chất bi hay chất hài cùng tồn tại. Yếu tố hài thường trực với những vai
hề mồi, hề gậy. Yếu tố bi với những số phận nhân vật đầy đau thương, bất hạnh.
Ví dụ: Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, không có gì bi hơn là cuộc đời
của Thị Kính, nhưng cũng không có gì hài hơn những cảnh Thị Mầu lên chùa,
xã trưởng, mẹ đốp, họp ở đình làng…
4. Tính linh hoạt
*Sân khấu chèo truyền thống không đòi hỏi diễn viên phải tuân thủ một
cách chặt chẽ bài bản của lớp diễn. Mang trong dạ cái thần, cái ý chính của vở,
người nghệ sĩ có thể tuỳ trường hợp mà biến báo lời diễn cho thích hợp.
*Tính linh hoạt còn thể hiện ở chỗ sân khấu chèo truyền thống có sự giao
lưu mật thiết với người xem. Sàn diễn thường là sân đình, với 4 mảnh chiếu trải
ngay trước cửa chính. Người xem ngồi vây kín ba mặt, sát tận mép chiếu và có
thẻ tham gia bình phẩm khen chê chen vào những câu ngẫu hứng. Chính đó là
con đường hình thành một loại lời thoại đặc biệt trong sân khấu chèo truyền
thống - đó là tiếng đế. Ví dụ: Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính cảnh Thị Mầu
lên chùa: ngoài sân khấu có những tiếng đế của dàn nhạc công: “Mầu ơi nhà
mày có mấy chị em”, Thị Mầu trả lời “nhà tao có chín chị em”, tiếng đế lại cất
lên: “có ai như mày không”, Thị Mầu trả lời “có mỗi mình tao là chín chắn nhất
nhà” …
*Sự giao lưu mật thiết giữa sân khấu chèo với người xem còn thẻ hiện ở
vai trò của người cầm chầu. Phường chèo đến diễn ở một làng nào đó, làng đó sẽ
7
cử ra một người cầm chầu, ngồi sát chiếu diễn với chiếc trống chầu trong tay,
giữ trịch cho đêm hát. Đó phải là người sành nghệ thuật, thuộc nhiều tích, biết
nhiều làn điệu để đại diện cho dân làng nói lên tiếng nói đánh giá thưởng phạt
khen chê. Việc cầm trịch và khen chê thưởng phạt được thể hiện qua tiếng trống
chầu.
Nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống nang đậm những nét đặc trưng
tiêu biểu cho nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nó mang trong mình vẻ đẹp của
một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc. Chính vì thế ngày nay nghệ thuật sân khấu chèo tiếp tục được giữ
gìn và phát triển để trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền nghệ thuật
sân khấu dân tộc. Sân khấu chèo đã quảng bá một nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc với bạn bè quốc tế , đã góp phần đem nền văn hoá
dân tộc tiến gần hơn với nền văn hoá của các nước trên khắp năm châu.
8
CHƯƠNG II
CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG
I. Vài nét về sự hình thành nghệ thuật sân khấu chèo
Nhiều nhà nghiên cứu thời kỳ sơ khai của sân khấu dân tộc là thời đại
Nhà Lý (triều vua Lý Thái Tổ. Bắt đầu từ những trò diễn xướng dân gian và các
hình thành ca múa. Vua Lý Thái Tổ lấy ngày vua sinh làm tiết Thiện Thánh, cho
làm núi bằng tre, trên núi cắm cờ xí cho người con hát ở trong núi đó đánh sênh,
thổi sáo, hát múa cho vui.
Phong trào hát múa được coi trọng, phong trào sinh hoạt nghệ thuật phát
triển để thoả mãn nhu cầu của vua chúa hoàng tộc và quan lại. Nhiều nghệ nhân
bậc thầy nổi tiếng: Phạm Thị Chân, Đặng Hồng Lân, Đào Văn Sơ, Tôn Sư Từ
Đạo Hạnh, Chính Vĩnh Căn v.v… là những vị tổ của sân khấu truyền thống đã
xuất hiện trong thời nhà Lý.
Sân khấu Chèo được hình thành và phát triển trên châu thổ sông Hồng và
sông Thái Bình vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Từ những bài hát của đạo
Phật, đạo Hiếu, từ sự tín ngưỡng, từ âm nhạc dân gian, từ trò hát nhại, từ tiếng
trống trò trong quân ngũ. Theo TS Trần Đình Ngôn thì: “nghệ thuật chèo bắt
nguồn từ trò nhại và múa hát dân gian qua hình thức tế lễ, chèo thuyền bát nhã
của đạo Phật rồi trở thành sân khấu dân gian”.
Chèo là nghệ thuật của người nông dân phía Bắc Việt Nam, được họ yêu
quý - gìn giữ và phát triển qua bao thế hệ. Chèo đáp ứng nhu cầu thâm mỹ của
người dân lao động, nó mang phong vị mà người nông dân Việt Nam ưa thích.
Sở dĩ chèo vẫn trường tồn và phát triển như ngày nay vì nó tôn thờ cái thiện, cái
đẹp, cái cao thượng, nó thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn dân tộc, đồng thời nó
mang đậm đà tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Những vẻ đẹp của thuần
phong mỹ tục dân tộc, những mẫu mực về đạo đức truyền thống đã thực sự tạo
nên hình hài của văn hoá ứng xử “đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”.
II. Mấy nét đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống
1. Cái đẹp trong phong vị chèo
9
Phong vị chèo là thuộc tính phẩm chất, một nét đẹp riêng của chèo truyền
thống. Đó chính là những tính chất, đặc biệt là sự kết hợp tài tình giữa các tính
chất để người xem cảm thụ được để rồi hứng thú nó, say mê nó. Bốn thuộc tính
phẩm chất riêng của chèo là:
1.1. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn
Đó là sự kết hợp những sự kiện, những tình tiết gần gũi với đời sống hiện
thực và những sự kiện, những tình tiết đã được huyền thoại hoá, lý tưởng hoá,
giả định hoá. Nó vừa khắc hoạ được bản chất, cái thần của đời sống con người,
vừa thể hiện được ước mơ - khao khát vươn tới cái đẹp, cái hoàn mỹ của người
nông dân lao động. Họ là những con người bình thường nhưng đã vươn tới
những hành vi ứng xử siêu phàm: như Dương Lễ - Châu Long (trong vở Lưu
Bình-Dương Lễ), Thị Phương (trong vở Trương Viên), Thị Kính (trong vở Quan
Âm Thị Kính) …
1.2. Sự kết hợp giữa cái bi và cái hài
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy vở chèo đều tổ chức kết cấu theo
dòng sân khấu tự sự. Tìm hiểu kỹ các vở diễn chèo truyền thống ta thấy kết cấu
tự sự trong chèo có nét riêng, đó là sự sắp xếp các sự kiện tình tiết luôn được
xen kẽ giữa cái bi và cái hài. LCứ sau một chuyện đau lòng rơi nước mắt thì lại
đến một trận cười hả hê. Vậy mà hai yếu tố đó không hề phương hại đến nhau,
trái lại đã tạo ra thế tương phản để càng được nhấn mạnh, càng gây cảm xúc cho
người xem cao hơn nữa, tinh tế hơn nữa trong cuộc sống.
Có khi cái hài, cái bi lồng vào nhau, mới xem thì thấy hài, cảm thụ hài
nhưng xem kỹ thì thấy trong đó chứa đựng một cái bi.
Ví dụ: lớp Thị Màu lên chùa ghẹo chú tiểu lẳng lơ đến mức trơ trẽn, mà
lại ghẹo ngay vào chú tiểu giả trai, điều đó thật đáng cười, nhưng ngay sau tiếng
cười ấy lại là sự cảm thông đến sót thương cho bi kịch của một người con gái
đang phơi phới xuân xanh, khát khao hạnh phúc mà là bị giam hãm trong sự
khắt khe của giáo lý phong kiến.
1.3 Sự kết hợp giữa dân gian và bác học
10