Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 29: Qua trinh hinh thanh loai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.34 KB, 4 trang )

Tuần 23
Tiết 31
GIÁO ÁN
Tên bài – Bài 28: Quá trình hình thành loài
Họ và tên sinh viên: Lê Tấn Đạt MSSV: DSB071093
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Ngọc Tuyền
Ngày 14 Tháng 02 Năm 2011
I. Mục đích và yêu cầu:
1. Kiến thức:
− Giải thích được sự cách li địa lí dẫn đến sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể
như thế nào.
− Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành
loài và tại sao ở các đảo giữa đại dương lại hay có các loài đặc hữu.
− Trình bày được thí nghiệm của Đôtđơ chứng minh cách li địa lí dẫn đến sự
cách li sinh sản như thế nào.
2. Kĩ năng:
− Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp
− Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
− Phát triển năng lực tư duy lí thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.
− Kĩ năng làm việc độc lập SGK.
3. Tư tưởng
− Rèn luyện thái độ học tập tích cực, học tập nhóm nghiêm túc.
− Rèn tinh thần học hỏi lĩnh hội tri thức mới.
− Giải thích được các trường hợp trong tự nhiên và từ đó tạo thêm niềm say mê
tìm hiểu thiên nhiên lí thú.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp:
− Dạy học nhóm
− Vấn đáp – tìm tòi
− Dạy học nêu vấn đề.
2. Phương tiện:


− Ví dụ thực tế
− Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản.
− Bảng phụ
III. Tiến trình bày học:
1. Ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
− Thế nào là đặc điểm thích nghi? cho VD
− Trình bày cơ sở di truyền của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi?
− Tại sao nói đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối?
3. Bài mới (38phút)
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản
- GV cho HS quan sát tranh hình 29 SGK trang
127, yêu cầu HS phân tích sự cách li địa lý được
hình thành như thế nào?
- HS nêu được:
+ Quần thể bị cách li về mặt địa lí tạo thành các
nhóm nhỏ sống cách biệt nhau.
+ Mỗi nhóm bị cách biệt dẫn đến giao phối không
ngẫu nhiên, làm thay đổi thành phần kiểu gen.
+ CLTN tích lũy dần các alen cuối cùng là cách li
sinh sản.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao trên các đảo đại dương
hay tồn tại các loài đặc hữu? (Loài chỉ có ở 1 nơi
nào đó mà không có ở 1 nơi nào khác trên Trái
Đất).
+ Ban đầu, 1 số ít cá thể di cư tới đảo thành lập
quần thể mới nhưng do số lượng cá thể ít nên yếu
tố ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng phân hóa
vốn gen của quần thể mới với vốn gen của quần
thể gốc. CLTN, sự giao phối không ngẫu nhiên

(giao phối gần) giữa các cá thể trong quần thể nhỏ
→ phân hóa vốn gen. Quần đảo cách li địa lí →
không bị hiện tượng di- nhập gen chi phối nên các
đặc điểm thích nghi của sinh vật đảo sẽ khó tìm
thấy ở nơi nào khác trên trái đất.
→ Cách li địa lí là gì?
- Cách li địa lí dẫn đến hình thành loài mới diễn ra
như thế nào?
- Vai trò của cách li địa lí trong hình thành loài
mới?
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Cách li địa lí có phải là cách li sinh sản hay
không? (Không phải là cách li sinh sản vì sự cách
li địa lí chỉ làm cho các cá thể bị cách li, ít có cơ
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí:
1. Vai trò cách li địa lí trong quá trình
hình thành loài mới:
a. Khái niệm: Cách li địa lí là
những trở ngại về mặt địa lí như sông,
núi, biển, giúp ngăn cản các cá thể của
các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao
phối.
b. Cơ chế
- Một quần thể ban đầu được chia thành
nhiều quần thể cách li với nhau.
- Các quần thể nhỏ sống cách biệt trong
các điều kiện môi trường khác nhau.
- Các nhân tố tiến hóa tác động → biến
đổi tần số alen, thành phần kiểu gen.
- Cách li sinh sản → hình thành loài mới.

CL Sinhsản
hội giao phối với nhau).
+ Có phải cứ có cách li địa lí là dẫn đến hình
thành loài mới hay không? (Cách li địa lí có thể
không hình thành loài mới vì không có cách li sinh
sản).
+ Vì sao nói quần đảo là nơi lí tưởng cho hình
thành loài mới?
- Giữa các đảo có sự cách li địa lí → sinh vật giữa
các đảo ít trao đổi vốn gen.
- Khoảng cách giữa các đảo không quá lớn để các
cá thể không di cư tới.
- Một khi nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo
thì điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về
mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành
một loài mới.
- GV nêu câu hỏi: Hình thành loài bằng con
đường cách li địa lí có đặc điểm gì?
- GV mở rộng: Quá trình hình thành các quần thể
với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết dẫn
đến hình thành loài mới ví dụ chủng tộc người.
HS: Mục I.2, SGK kết hợp sơ đồ TNo của Dodd
với ruồi tinh bột và ruồi Maltose
→ Thảo luận
Nội dung
Đối tượng
nghiên cứu
Cách tiến
hành
Kết quả

Nhận xét
- Nhận xét về kết quả của sự cách li địa lí và sự
khác biệt về môi trường sống?
c. Vai trò: Cách li địa lí góp phần
duy trì sự khác biệt về tần số alen và
thành phần kiểu gen giữa các quần thể
được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
d. Đặc điểm hình thành loài bằng con
đường cách li địa lí.
- Hình thành loài bằng cách li địa lí
thường xảy ra với những loài có khả
năng phát tán mạnh.
- Quá trình hình thành loài xảy ra chậm
chạp qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp.
- Quá trình hình thành loài thường gắn
với quá trình hình thành đặc điểm thích
nghi.
2. Thí nghiệm chứng minh quá trình
hình thành loài bằng cách li địa lí:
a. Thí nghiệm:
Nội dung
Đối tượng
nghiên cứu
Ruồi giấm
Cách tiến
hành
Chia 1 quần thể ruồi
giấm thành nhiều phần
và nuôi dưỡng trong các

ống nghiệm có chứa
tinh bột và đường
mantôzơ
Kết quả
Tạo ra 2 quần thể thích
nghi với việc tiêu hoá
tinh bột và mantôzơ, và
giữa chúng có sự cách li
về mặt sinh sản.
Nhận xét
Nhận xét: Môi trường
sống khác nhau dẫn đến
cách li tập tính giao
phối → cách li sinh sản
→ hình thành loài.
Qu n th Aầ ể
QT A
1
QT A
2
Nòi địa lí
A
1
Nòi địa lí
A
2
Loài
A
1
Loài

A
2
Cách ly a lý đị

Trở ngại địa lý
M
T

A
1
M
T

A
2
NTTH
NTTH
NTTH
NTTH
- Giải thích kết quả thí nghiệm của Dodd trên ruồi
giấm?
c. Giải thích:
+ CLTN làm phân hóa về tần số alen
giữa 2 quần thể ruồi → làm cho chúng
thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn khác
nhau.
+ Tiêu hóa thức ăn khác nhau dẫn đến
tích lũy, thành phần hóa học khác nhau ở
vỏ kitin, làm xuất hiện mùi khác nhau.
+ Giao phối có chọn lọc → hình thành

cách li sinh sản.
IV. Củng cố (2phút)
− Thế nào là cách li địa lý? Vai trò của cách li địa lý?
− Có phải cách li địa lí là hình thành loài mới không? Tại sao?
− Trình bày thí nghiệm của Dodd?
− Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình
hình thành loài mới?
V. Dặn dò: (1phút)
− Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
− Chuẩn bị nội dung bài "Quá trình hình thành loài (tiếp theo)", tìm hiểu vai trò
của cách li địa lí.
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Ngày soạn: 12/02/2011
Người soạn
Đoàn Thị Ngọc Tuyền Lê Tấn Đạt

×