Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰCHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾNÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM







HUỲNH VĂN TÁNH
LỚP DH5DL



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH ĐỊA LÝ


ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI
SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006















Giáo viên hướng dẫn:
Th.S: LÊ THỊ NGỌC LINH



AN GIANG,05/2008
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng thành kính và
biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Cô Lê Thị Ngọc Linh đã tận tâm
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.

Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Bùi Hoàng Anh cùng các
Thầy, Cô Khoa Sư Phạm trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và
trang bị ki
ến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Các Cô (Chú) phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại
Sơn, phòng Thống Kê huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu
thập số liệu thực hiện đề tài.

Các bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi.

Và cuối cùng, xin bày tỏ lòng thương yêu sâu sắc đến mẹ, anh, chị - những

người hỗ trợ tôi hết mực cả v
ề vật chất lẫn tinh thần cho tôi.

Xin chân thành cảm ơn !


Long Xuyên, ngày 9 tháng 05 năm 2008
Sinh viên



Huỳnh Văn Tánh







DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH - HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa
BVTV: Bảo vệ thực vật
BQL: Bình quân lúa
DT: Diện tích
ĐV: Đơn vị
ĐX: Đông Xuân
HT: Hè Thu
HĐND: Hội Đồng Nhân Dân

NN: Nông nghiệp
HTX: Hợp tác xã
KHKT: Khoa học kỹ thuật
TĐ: Thu Đông
TS: Thủy sản
TV: Tiểu vùng
TT: Thị trấn
TP: Thành phố
UBND: Ủy Ban Nhân Dân

















DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

TT


Trang
1. Bản đồ vị trí – hành chính huyện Thoại Sơn – An Giang…………………............1a
2. Bản đồ mật độ dân số huyện Thoại Sơn năm 2006………………………............17a






DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT Tên biểu đồ Trang

1. Biểu đồ 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
của Thoại Sơn qua các năm…………………………………………………………...25

2. Biểu đồ 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp
Thoại Sơn giai đoạn: 2000 - 2006…………………………………………………….26

3. Biểu đồ 3.3. Sản lượng lúa Thoại Sơn qua các năm……………………….............27

4. Biểu đồ 3.4. Bình lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm…………………………28


5. Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006……………………………………………………...31

6. Biểu đồ 3.6. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….33


7. Biểu đồ 3.7. Sản lượng tôm nuôi Thoại Sơn qua các năm…………………............33









DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

1. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản
An Giang qua các năm…………………………………………………………............9

2. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm……............10

3. Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt
An Giang qua các năm………………………………………………………………..10

4. Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006…………………….11

5. Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng
gia súc gia cầ
m An Giang qua các năm……………………………………….............12

6. Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản
An Giang qua các năm………………………………………………………………..12


7. Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Thoại Sơn: 2001-2006………….18

8. Bảng 3.2. Năng suất gieo trồng và sản lượng lúa và
bình quân lúa đầu người huyện Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006……………………….19

9. Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm
huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006…………......................................................................19

10. Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông
nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm…………….............20

11. Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2002-2006
( thời điểm 01/10 hàng năm)………………………………………………………….21

12. Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn giai đoạn: 2001-2006……….22

13. Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp Thoại Sơn qua các năm……………………..23

14. Bảng 3.8.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...24

15. Bảng 3.9. Diện tích – cơ cấu đất nông nghiệp
Thoại Sơn giai đoạn 2000 - 2006……………………………………………………..25


16. Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu
huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...28



17. Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006
(thời điểm 01/10 hàng năm)…………………………………………………………..29

18. Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản
Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………………31

19. Bảng 3.13. Diện tích nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm……………….32

20. Bảng 3.14. Sản lượng thủy s
ản Thoại Sơn qua các năm
(01/10 hàng năm)……………………………………………………………………...34

21. Bảng 3.15. Chi phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh
ở huyện Thoại Sơn năm 2002…………………………………………………............37

22. Bảng 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006…………………............40

23. Bảng 4.2. Bình quân lương thực đầu người huyện
Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….41



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Số đơn vị hành chánh, diện tích và dân số huyện Thoại Sơn năm 2006

Phụ lục 2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006

Phụ lục 3. Mô hình 2 lúa


Phụ lục 4. Mô hình 3 lúa

Phụ lục 5. Mô hình lúa – tôm

Phụ lục 6. Mô hình 1 lúa 1 màu

Phụ lục 7. Vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh : Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển
diện tích tôm năm 2007 – 2020

Ph
ụ lục 8.Quy hoạch vùng nuôi cá chân ruộng, cá tra chuyên canh, ương cá tra bột:
Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích cá năm: 2007 – 2020
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1
.
Thu hoạch lúa
Hình 2. Trang trại nuôi bò thịt

Hình 3. Nuôi cá tra
Hình 4. Sản xuất nấm rơm

Hình 5. Thu hoạch tôm càng xanh
Hình 6. Nuôi vịt đàn

Hình 7. Thu hoạch tôm càng xanh
Hình 8. Vệ sinh vuông tôm
Hình 9. Vệ sinh vuông tôm
Hình 10. Chạy oxi cho tôm


Hình 10. Kiểm tra tôm nuôi
Hình 12. Kiểm tra thức ăn của tôm












MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU Trang
I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................1
IV. Giới hạn đề tài..........................................................................................................1
1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu ...................................................................…1

2. Giới hạn nội dung nghiên cứu ....................................................................................2
V. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................2
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................3
1. Phương pháp lu
ận.......................................................................................................3
1.1. Quan điểm hệ thống.................................................................................................3
1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..................................................................................3
1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh ...................................................................................4
2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………4
VII. Đóng góp mới của đề tài………………………………………………………….4
VIII. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………………..5
IX. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………………..5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ - VÀ SỰ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.........................................................................6
I. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................................6
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................................................7
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................7
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................................................................7
2.1. Cơ cấ
u kinh tế nông nghiệp.....................................................................................7
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................7
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA...................................9
I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành................................9
II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm
nghiệp và thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng
thiếu tính ổn định và định hướng thị trường.................................................................10
1.Trong ngành trồng trọt...............................................................................................10
2.Trong ngành chăn nuôi..............................................................................................11

3.Trong ngành thủy sản ...............................................................................................12

CHƯƠNG III. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001-2006 ......................14
I. Đánh giá điều ki
ện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến
sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Thoại Sơn...............................................................................................14
1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………….... 14
1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................14
1.2. Địa hình .................................................................................................................15
1.3. Khí hậu ..................................................................................................................15
1.4. Thủy văn................................................................................................................15
2. Các nguồn tài nguyên ...............................................................................................16
2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................................16
2.2. Tài nguyên nước....................................................................................................16
2.3. Tài nguyên rừng.....................................................................................................16
3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................16
II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006................................................................18
1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn…………………… 18
1.1 Ngành trồng trọt .....................................................................................................18
2.2 Ngành chăn nuôi.....................................................................................................20
1.3 Ngành thủy sản .......................................................................................................21
1.4. Ngành lâm nghiệ
p..................................................................................................23
2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Thoại Sơn thời gian 2001 đến 2006 .............................................................................23
2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,
nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi………………………...24

2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác………………………………………... ..25
2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ
của các ngành, các lĩnh vực
sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp
với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện……………………………………...27
2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và
hiệu quả của các mô hình sản xuất…………………………………………………... 34
2.5.Tận dụng kinh tế mùa nước nổi để góp phần xóa đói giảm nghèo,
nâng cao thu nhập…………………………………………………………………….37
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN
TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN 2015………………………………………. 40
I. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến năm 2015. .………………………………………40
1. Cơ sở chuyển dịch …………………………………………………………………40
1.1. Cơ sở chính sách và thực tiễn …………………………………………………...40
1.2. Cơ sở đất đai……………………………………………………………………..40
1.3.Thị trường ………………………………………………………………………...41
1.4. Trên cơ s
ở an ninh lương thực được đảm bảo…………………………………... 41
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Thoại Sơn từ nay đến 2015…………………………………………………………...41
II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp
Thoại Sơn đến năm 2015…………………………………………………………... 43
1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
tập trung gắn với việc qui hoạch sản xuất hợp lý…………………………………… 43
1.1. Về qui ho
ạch vùng sản xuất…………………………………………………….. 45
1.2. Về bố trí cây trồng vật nuôi…………………………………………………….. 45
1.3. Về mùa vụ………………………………………………………………………. 45

1.4. Về xây dựng mô hình…………………………………………………………… 45
1.4.1.Mô hình một vụ lúa một vụ tôm………………………………………………. 45
1.4.2. Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ cá……………………………………………………… 46
1.4.3. Mô hình trồng màu……………………………………………………………. 47
1.5. Để thực hiện tốt việc qui hoạch cần chu ý…………………………………….... 48
2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất………………………………………………………………………….. 49
2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp……………………………………………… 49
2.2. Cần tích cự
c ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
trong lĩnh vực giống cây con………………………………………………………… 50
3. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp……………………………………………….. 51
4. Tổ chức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh
phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức
liên kết hỗ trợ và hợ
p tác theo mô hình 4 nhà ………………………………………..51
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong đó
vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước là quan trọng…………………………. 53
6. Tổ chức qui hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đề môi trường
và phát triển bền vững……………………………………………………………….. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
………………………………………………….. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Trang 1

Mở Đầu
I. Lý do chọn đề tài
Thoại Sơn là một huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh An Giang,
diện tích sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh. Trong thời gian qua, nông dân huyện
đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với
sản xuất lúa. Năm 2000 nông dân xã Phú Thuận đã nuôi thí điểm 3,5 ha tôm càng
xanh với thời gian nuôi là 6 tháng (1 lúa và 1 tôm) n
ăng xuất bình quân khoảng
700kg/ha lợi nhuận 45 triệu đồng/ha, tăng gấp 4 lần làm lúa. Đây là tín hiệu đáng
mừng trong bước đột phá lựa chọn mô hình thích hợp để chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi của huyện. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khác như : 2 lúa 1 màu, 2 lúa
1 cá, cá tra nuôi hầm, trồng sen, rau nhút, nấm rơm, ấu…đã làm thay đổi nhiều về
sản xuất nông nghiệp của huyện.
Từ nhữ
ng tín hiệu trên, người thực hiện đề tài muốn tổng kết, đánh giá một
số nét cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
Thoại Sơn trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001- 2006, nhằm so sánh, đối
chiếu hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói
chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Qua đó, đưa ra nh
ững giải pháp và
phương hướng phát triển đúng đắn hầu thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển ổn định nền sản xuất nông nghiệp góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khái quát thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Thoạ
i Sơn.
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn.
- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại
Sơn giai đoạn 2001- 2006.

III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế nói chung, sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Thoại Sơn.
- Định hướng và đề ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện Thoại Sơn đến 2015.
IV. Giới hạn của đề tài
1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu


Trang 2
+ Đề tài chủ yếu nghiên cứu tập trung vào huyện Thoại Sơn với tổng diện tích
tự nhiên là 468,72 km
2
. Trong đó có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3
thị trấn và 14 xã: thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo và các xã: Tây
Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định
Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng
Thê, với 74 đơn vị ấp.
+ Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứư được xác định trên cơ sở
bản đồ hành chính của tỉnh An Giang năm 2006.
2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
+ Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tác động đến
sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn.
+ Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong
thời gian từ 2001 đến 2006.
+ Định hướng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
cho huyện trong thời gian tới.
V. Lịch sử

nghiên cứu
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng hàng đầu
của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cả trước mắt và lâu dài.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, của tỉnh An Giang hay của huyện Thoại Sơn nói riêng thời gian qua đã đạt
được một số kết quả nhất đị
nh; trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp –
một bộ phận cơ cấu kinh tế cũng đã được quan tâm nhiều hơn nhất là ở các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu bức xúc
nhằm xoá bỏ tính chất thuần nông, tiến lên phát triển những mô hình sản xuất đa
dạng nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao độ
ng, thích ứng nhanh
với cơ chế thị trường và nâng cao đời sống nhân dân. Có thể kể đến một số công
trình đã được nghiên cứu như:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá
nền kinh tế quốc dân ”của Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Đình Giao cùng nhiều nhà khoa học.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển của kinh tế nông
nghiệ
p Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế
kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử - nghiên cứu viên cấp bậc 4
của “Trung tâm kinh tế khoa học và phát triển ” thuộc viện khoa học xã hội tại TP.
Hồ Chí Minh.
“Báo cáo tổng hợp một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đế
n năm 2010” của cuộc hội thảo ngành Kế


Trang 3
hoạch và Đầu tư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII tại thành phố Long
Xuyên - tỉnh An Giang ngày 10/5/2002.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - chủ trương và giải pháp”-
chương trình tập huấn cán bộ quản lí Hợp tác xã nông nghiệp của Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn An Giang.
“Nội dung và giải pháp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tâp trung trên lĩnh
vực nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010” của Thạ
c sĩ Lê Minh Tùng - Hiệu
trưởng trường Đại học An Giang.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Địa lý học là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại
vừa mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn mang tính thời đại, nó
luôn bi
ến đổi phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài “đánh giá sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006” người thực
hiện đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của địa lý nói
chung và địa lý kinh tế xã hội nói riêng để hoàn thành đề tài củ
a mình.
1. Phương pháp luận
1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi
nghiên cứu vấn đề này huyện Thoại Sơn được coi là một hệ thống kinh tế xã hội
thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển kinh tế của huyện và sự
k
ết hợp hài hoà với các huyện khác của tỉnh và của cả khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long.
1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lý kinh tế xã hội là một khoa học tổng thể nghiên cứu không gian lãnh

thổ kinh tế xã hội liên quan đến nhiều lĩnh khác nhau. Do đó, khi nghiên cứu các
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội của huyện Thoại Sơn chúng ta cần phải
xem xét nó trong một chỉnh thể chung c
ủa tỉnh và của vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển, sự chuyển dịch với việc nâng cao
hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường…Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu,
định ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành, của các thành
phần kinh tế, đánh giá quá trình chuyển dịch, với cái nhìn khách quan, tổng h
ợp tạo
động lực phát triển kinh tế huyện.


Trang 4
1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Cơ cấu kinh tế nói chung không phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố vận động
có mối quan hệ phù hợp. Vì vậy, cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó.
Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển kinh t
ế, sự thay đổi của nó qua từng giai
đoạn của lịch sử địa phương trong quá khứ và hiện tại, cho phép chúng ta vạch ra
viễn cảnh dự báo cho sự phát riển kinh tế trong tương lai.
2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu cho đề tài được phân tích tổng
hợp, xử lý có chọn lọc nhằm phục vụ t
ốt cho quá trình đánh giá thực trạng sản xuất
nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. Thông qua các số liệu này để so sánh, đối chiếu
hiệu của các mô hình sản xuất của huyện.
+ Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một phương pháp khá quan trọng, nó giúp ta trực tiếp thấy được tình

hình thực tế của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân
người thực hiện cũng
đã trực tiếp xâm nhâp thực tế địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu,
thấy được hiệu quả của các mô hình sản xuất đặc biệt là mô hình lúa – tôm, lúa –
cá… Ngoài ra, còn chú ý đến tất cả các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội
tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện.
+ Phương pháp đánh giá tổng hợp
Đây là một phương pháp quan trọng trong phân tích đánh giá các điều kiện
tác
động đến sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này giúp ta có một cách nhìn tổng
quát vấn đề, xác định được mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế xã hội phục vụ tốt
cho việc nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp bản đồ, biểu đồ…Trong đó
đặc biệt có phương pháp điều tra xã hội học để có thể nhận biết ý kiến người dân về
thực trạ
ng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hầu làm rõ những nội dung nhiệm
vụ nghiên cứu đã đề ra.
VII. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đánh giá được sơ bộ quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thoại Sơn; rút ra những kết
quả làm được cũng như nhữ
ng hạn chế khó khăn trong bước đường chuyển dịch. Từ
đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.



Trang 5
VIII. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu của đề tài cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp của tỉnh nói chung cũng như của huyện Thoại Sơn nói riêng là vấn đề cấp
thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích
đất canh tác. Qua đó, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh hàng hoá, ph
ục vụ
nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
IX. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm các phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận và các phần khác như: lời cảm tạ, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, các
biểu đồ và các hình ảnh minh họa. Trong đó phần nội dung gồm 4 chương:
Ch
ương I: Cơ sở lý thuyết về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương II: Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp An
Giang thời gian qua.
Chương III: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại
Sơn trong thời gian 2001-2006.
Chương IV: Định hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện
Thoạ
i Sơn trong thời gian từ nay đến 2015.




















Trang 6
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Cơ cấu kinh tế
Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của
một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu
tố cấu thành đối tượng đó, trong một thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể những m
ối liên hệ giữa các bộ phận
hợp thành nền kinh tế của nước đó: các lĩnh vực sản xuất; các ngành kinh tế; các
thành phần kinh tế; các vùng kinh tế…Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế
riêng của mình tùy theo điều kiện tự nhiên, xã hội, địa lý kinh tế cụ thể.
Trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung của chiến lược kinh
t
ế xã hội. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phải phản ánh sự tác động của các quy luật phát
triển khách quan, mọi ý định chủ quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc tạo ra sự
thay đổi cơ cấu thường dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế.
Mỗi một cơ cấu đều mang tính lịch sử xã hội nhất định và luôn biến động
gắ
n với sự biến đổi, phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành
nền kinh tế và những mối liên hệ giữa chúng. Sự hình thành cơ cấu kinh tế thường
bị chi phối bởi những nhân tố chủ yếu như:

- Những nhân tố địa lý tự nhiên: (đất, nước, khí hậu, khoáng sản, nguồn năng
lượng…) tác động không nhỏ đến việc hình thành cơ c
ấu kinh tế. Có thể nói,
sản xuất là quá trình “chiếm hữu tự nhiên”, gắn bó với tự nhiên, phụ thuộc
với tự nhiên, đồng thời tác động lại tự nhiên.
- Những nhân tố kinh tế xã hội: con người - nguồn lao động; truyền thống kinh
nghiệm sản xuất, nhu cầu của thị trường, đường lối chính sách, trình độ phát
triển kinh tế xã hội…ảnh hưởng mạnh mẽ đến s
ự hình thành cơ cấu kinh tế
của một nước.
- Những nhân tố về kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế : sự tham gia
vào quá trình phân công lao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng và
thích ứng, phù hợp về cơ cấu của nền kinh tế với bên ngoài. Tính đa dạng của
các nhu cầu phổ biến và sự khác nhau về điều kiện thuận lợi cho n
ền sản xuất ở
các nước, đòi hỏi bất cứ nền kinh tế nào cũng phải có sự thay đổi kết quả hoạt
động với bên ngoài với mức độ và phạm vi khác nhau.




Trang 7
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần, từng bước cấu trúc của
nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ để thích nghi với hoàn
cảnh phát triển kinh tế của một nước hay một địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở
sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành: nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả nội bộ các ngành kinh tế như: giữa trồng trọt và

chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp…
Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi địa bàn sản xuất
tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành (Nguyễn Dược - Thuật ngữ
Địa lý).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt phải đảm bảo khai thác hiệu quả nhất
những tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước, của từng địa phương; mặt khác phải
linh hoạt để thích nghi với những chuyển biến của nền kinh tế thị trường. Vì vậy,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn phải tính đến mối quan hệ
thuận và nghịch đặt
trong tổng thể của sự hợp tác, phân công lao động của địa phương, của cả nước và
quốc tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa : Sản xuất trồng trọ
t ; sản
xuất chăn nuôi - thủy sản; các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.



Lúa
Màu


Chăn nuôi-thủy sản
Khu vực I: Nông nghiệp Dịch vụ nông nghiệp
Khu vực II: Công nghiệp-Xây dựng
Khu vực III: Thương mại-dịch vụ
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Là sự tác động vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất

trên một hecta, bảo đảm ổn định sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng các loại cây thực
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Trồng trọt
Cơ cấu kinh
tế nông thôn


Trang 8
phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất
chính, phát triển ngành nghề, dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị đã triển khai chủ trương “việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá”.
Nội dung chủ yếu của Nghị quyết này đã nhấn mạnh “việc chuyển dịch c
ơ cấu nông
nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ
theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với mức cạnh
tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm tàng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng
suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp”.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghi
ệp, trước hết là phải bảo đảm an toàn - an ninh
lương thực quốc gia. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ chỗ nặng về trồng
trọt, chủ yếu là cây lương thực, sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng
hóa cao; từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó phải giải quyết các mối quan hệ cơ
bản
như quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuôi; giữa nông nghiệp với lâm nghiệp; giữa
nông lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ; giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an
toàn lương thực, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn

nước ta văn minh và hiện đại”.
Để
phát huy lợi thế và khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại, trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu kinh tế ngành
theo phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với thị trường.
- Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính và hướng ra xuất khẩu.
- Phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biế
n.
- Tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
qua đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quan hệ sản xuất ở nông thôn với những
hình thức sản xuất và kinh doanh tiến bộ, phù hợp với kinh tế thị trường
trong thời đại tin học; thờ
i đại kinh tế tri thức…
- Khuyến khích những nhân tố mới, động lực mới của tất cả mọi thành phần
kinh tế để khai thác hết mọi tiềm năng, tiềm lực, nhân lực, tài nguyên nhằm
phát huy cao độ sức sản xuất, giải phóng triệt để mọi lực lượng sản xuất…
Tóm lại, những vấn đề khách quan và thực tiễn nêu trên cho thấy cần phải
đẩy m
ạnh “việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế” nói chung và “cơ cấu kinh tế nông
nghiệp” nói riêng theo hướng CNH - HĐH trong thời đại kinh tế tri thức đối với nền
kinh tế nước ta cũng như đối với từng địa phương khi bước vào thế kỷ XXI.


Trang 9

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA

Có thể nói, nền kinh tế An Giang chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lúa vẫn là
cây trồng chính gắn liền với xuất khẩu gạo, sau đó là các loại cây công nghiệp, cây
màu và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ngành nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư,
khuyến khích sản xuất nhằm tăng thu nhập cho nông dân, mở rộng thị trường, tạo
tiền đề cho sự tăng trưởng của các khu vực khác.
Thời gian qua, để tă
ng hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện
tích, An Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy
lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hàng hóa xuất khẩu. Trong quá
trình chuyển dịch tuy không ít khó khăn hạn chế nhưng cũng có thể đánh giá một
cách khái quát kết quả của sự chuyển dịch c
ơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh:
I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành
Xét về cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành thì việc chuyển dịch sản xuất
nông nghiệp có những biến đổi theo hướng tích cực, song còn chậm chưa thật vững
chắc. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu mặc dù tỷ trọng
c
ủa ngành đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm khoảng 80% tổng giá trị
sản xuất của toàn ngành. Ngành thủy sản có mức tăng trưởng đáng kể và chiếm gần
20% cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành, lâm nghiệp chiếm vị trí rất nhỏ trong cơ
cấu giá trị sản xuất của toàn ngành khoảng 1%.
Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủ
y sản
An Giang qua các năm
(tính theo giá trị thực tế, đơn vị: %)
Năm Toàn ngành Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
2000 100 82.08 1.17 16.75
2002 100 80.09 1.15 18.76
2004 100 80.45 0.79 18.76
2006 100 79.61 0.82 19.57

Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006
Trong cơ cấu sản xuất nội tại của ngành sản xuất nông nghiệp tình hình cũng
tương tự như vậy: ngành trồng trọt vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong trong cơ cấu giá


Trang 10
trị của ngành sản xuất nông nghiệp ( khoảng 80%) Tỉ trọng của ngành chăn nuôi
thấp chiếm khoảng từ 7-11%, nhưng giá trị của hoạt đông dịch vụ nông nghiệp lại
cao hơn khoảng 10-14% trong cơ cấu sản xuất của ngành. Qua đó cho thấy hoạt
động dịch vụ nông nghiệp ở An Giang khá phát triển.
Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm.
(tính theo giá trị th
ực tế, đơn vị tính %)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1996 100 75,1 11,5 13,4
1998 100 81,3 8,3 10,4
2000 100 79,1 6,9 14,0
2002 100 79,8 9,6 10,6
2004 100 82,1 8,2 9,7
2006 100 82,7 6,9 10,4
Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006
II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và
thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng thiếu tính ổn định và
định hướng thị trường
1. Trong ngành trồng trọt:
Cùng với cây lương thực các loại cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm,
cây lâu năm ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
Tuy nhiên, cây lương thực vẫn là cây chủ đạo vì nó chiếm tỷ trọng khá cao và ít
biến động, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm chiếm tỷ trọng thấp mà còn có xu
hướng giảm (cây công nghiệp hàng năm 1,2 % năm 2002 giảm còn 0,9 % năm 2006

; cây công nghiệp lâu năm 5,6 % năm 2002 giảm còn 2 % năm 2006). Các loại rau
đậu có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng tr
ọt An Giang qua các năm
(Tính theo giá trị thực tế, đơn vị tính: %)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số
100 100 100 100 100
Cây lương thực 78,3 76,9 80,0 82,0 78,4
Cây rau đậu 13,5 16,1 14,5 14,1 17,6
Cây công nghiệp hàng năm 1,2 1,0 1,1 1,0 0,9


Trang 11
Cây công nghiệp lâu năm 5,6 4,8 3,4 1,8 2,0
Sản phẩm phụ trồng trọt 1,4 1,2 1,0 1,1 1,1
Nguồn : Tính ra từ giá trị sản xuất ngành trồng trọt
của Niên giám Thống kê An Giang 2006
Xét về diện tích gieo trồng cũng tương tự, mặc dù cơ cấu cây trồng ngày
càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân nhưng tỷ lệ diện tích
gieo trồng vẫn có sự chênh lệch cao giữa cây hàng năm - cây lâu năm và giữa cây
lương thực với các loại cây trồng khác, cho thấy xu hướng chuyển dịch từ
cây lúa
sang cây màu, cây công nghiệp…còn chậm.
Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006.
Đơn vị: ha
Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006

2.Trong ngành chăn nuôi:
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, góp phần đưa chăn nuôi lên thành ngành

sản xuất chính. Thời gian qua, ngành chăn nuôi ở An Giang có những bước phát triển
khá, hầu hết các loại gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, đặc biệt là đàn dê chỉ từ
1.519 con năm 1999 đã tă
ng lên 14.950 con năm 2006. Như vậy, đang có sự chuyển
dịch cơ cấu các loại vật nuôi theo hướng đa dạng hóa dưới tác động của thị trường,
đặc biệt là sự phát triển của đàn bò thịt, bò sữa, heo, dê…

Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 527.397 558.062 574.926 584.427 560.637
I. Cây hàng năm
517.210 547.598 564.416 574.012 550.228
1. Cây LT có hạt 484.857 513.002 532.596 539.520 513.486
2. Các loại cây chất bột 4.572 5.524 1.024 1.529 2.023
3. Cây rau đậu 22.995 24.877 25.384 27.914 30.764
4. Cây CN hàng năm 4.740 4.078 4.853 4.389 2.996
5. Cây hàng năm khác 46 117 559 660 959
II. Cây lâu năm
10.187 10.464 10.510 10.415 10.409
1. Cây CN lâu năm 3422 3421 3.418 3.279 3.295
2. Cây ăn quả 6745 7023 7072 7.130 7.108
3. Cây lâu năm khác 20 20 20 6 6


Trang 12
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản
xuất nông nghiệp và do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm mà số lượng đàn gia cầm
có giảm sút đặc biệt là gà. Hiện có nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất
như: bò sửa nhập nội, bò sửa lai, lợn siêu trọng, lợn nạc xuất khẩu, các giống gà vịt
lai tạo tăng trọng l
ượng nhanh cho sản lượng trứng cao…Điều này làm thay đổi

đáng kể tập quán sản xuất và cơ cấu hoạt động chăn nuôi truyền thống, hướng phát
triển theo sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng gia súc gia cầm
An Giang qua các năm
Đơn vị : con

Năm Trâu Bò Heo Dê Gà Vịt
1999 3.330 35.027 165.481 1.519 1541.224 1.355.947
2001 3.094 39.781 164.870 1.174 1421.476 1.739.143
2003 3.728 52.832 203.751 5.641 1547.830 2.151.049
2005 5.447 69.765 209.197 14.199 577.219 2.258.018
2006 5.378 74.051 190.898 14.950 707.343 2.245.352
Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006
3. Trong ngành thủy sản:
Bên cạnh việc đánh bắt khai thác thủy sản tự nhiên thì sự chuyển biến nổi bật
của ngành này là sự phát triển nhanh của các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nói
chung, có hai chuyển biến đáng kể trong ngành thủy sản: một là có sự chuyển biến
về cơ cấu sản xuất giữa khai thác và nuôi trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày
càng tăng nhanh. Hai là có sự thay đổi về cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản, sản
lượng cá tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của ngành thủy sản song
đang có xu hướng giảm, ngược lại sản lượng tôm có xu hướng tăng và chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu nuôi trồng.
Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản
An Giang qua các n
ăm
Đơn vị tính, ( Diện tích: ha; Cơ cấu: % )






Trang 13


Trong đó
Chung
Nuôi tôm Nuôi cá Các loại khác
Năm
DT

cấu
DT

cấu
DT

cấu
DT

cấu
2002 1.787,77 100 282,88 15,8 1.464,63 81,9 40,26 2,3
2003 1.560,90 100 370,10 23,7 1.123,10 72,0 67,70 4,3
2004 1.896,35 100 560,00 29,5 1.217,15 64,2 119,20 6,3
2005 1.835,81 100 587,77 32,0 1.122,44 61,2 125,60 6,8
2006 1.909,00 100 599,50 31,4 1.149,00 60,2 160,50 8,4
Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006
Qua những vấn đề trên ta nhận thấy: sản xuất nông nghiệp An Giang thời gian
qua đã đạt những thành tựu đáng kể nhất là trong lĩnh vực sản xuất lương thực, từ
1989 đến 2006 sản lượng lương thực tăng nhanh liên tục (từ 1.279.928 tấn lên
2.999.179 tấn) phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân và xuất khẩu. Cùng với cây lương

thực, nhiều loại cây trồng khác cũ
ng phát triển khá mạnh như: các loại rau đậu, cây
hàng năm khác. Về chăn nuôi cũng khá phát triển, số lượng đàn trâu, bò, heo, dê ngày
càng tăng, đàn gia cầm thì không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Nhiều
giống vật nuôi mới cho năng suất cao phục vụ ngày tốt hơn về nhu cầu thực phẩm cải
thiện chất lượng bữa ăn cho người dân. Một thành tựu quan trong khác trong nông
nghiệp là ngành thủ
y sản, trong thời gian qua ngành thủy sản có tốc độ phát triển rất
nhanh đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm
gần 20% trong cơ cấu ngành nông nghiệp (năm 2006). Trong đó, đặc biệt là ngành
nuôi trồng thủy sản đã góp phần khá lớn vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nhàn rỗi, nâng cao chất lượng cuộc
sống ngườ
i dân.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của An Giang còn
chậm, còn một số nơi chưa ý thức rõ rệt về vấn đề này, phát triển sản xuất nông lâm
thủy sản còn phân tán, manh mún chưa gắn với thị trường chưa gắn với phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên cùng địa bàn nên năng
suất lao động còn thấp, hiệu quả sả
n xuất trên một hecta chưa cao. Bên cạnh đó còn
nhiều khó nhăn khác như: vốn, kỹ thuật, về qui hoạch vùng sản xuất, hướng phát triển
ổn định…Qua những khó khăn trên, chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn
để đưa nông nghiệp An Giang ngày phát triển ổn định và mang lại hiệu quả cao.


Trang 14
CHƯƠNG III
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 – 2006


I. Đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang, nằm trong vùng Tứ Giác Long
Xuyên. Cách Thành phố Long Xuyên khoảng 25 km về hướng Đông Bắc. Hướng
Bắc giáp huyện Châu Thành, hướng Tây giáp huyệ
n Tri Tôn tỉnh An Giang, phía
Nam giáp huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh
Thạnh, Thốt Nốt của Thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km
2
, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An
Giang. Hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã : thị trấn
Núi Sập (trung tâm hành chánh huyện), thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo.Và 14 xã: Tây
Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành,
Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê, với 74
đơn vị ấp.
Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện, đường bộ
thì có tỉnh lộ
943 nối từ TP. Long Xuyên đi qua Thị trấn Phú Hòa, Thị trấn Núi Sập, Thị trấn Óc
Eo đến huyện Tri Tôn dài 52 km và nối theo tỉnh lộ 948 để đi Tịnh Biên và quốc lộ
1A đi Châu Đốc.
Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, Thoại Sơn đã đầu tư nâng
cấp và mở rộng hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến lộ, cầu nông
thôn trong huyện đã được đầu tư xây d
ựng bằng bê tông nhựa hóa từ trung tâm
huyện xe 4 bánh dễ dàng lưu thông thuận lợi đến các trung tâm xã, ấp với mặt
đường rộng từ 2 - 3m, tải trọng 3 tấn với tổng chiều dài hơn 280km đáp ứng nhu
cầu đi lại của nhân dân trong hai mùa mưa nắng và mùa nước nổi.

Trong chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh Kiên Giang và An
Giang sẽ thực hiện tuyến giao thông liên tỉnh từ Sóc Sơn – Óc Eo, tuyến TP.Rạch Giá
(Kiên Giang) - Th
ị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Con đường này khi hoàn thành sẽ rút
ngắn cự ly từ TP.Rạch Giá đến Thoại Sơn chỉ 25km và đến TP.Long Xuyên chỉ
50km. Tuyến Tỉnh lộ 943 đang được Tỉnh lập dự án đầu tư nâng cấp cho 2 làn xe và
cầu có tải trọng tên 25 tấn sẽ là những yếu tố quan trọng cho phép Thoại Sơn đẩy
mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phương theo hướng nâng dần tỷ trọ
ng khu vực
II, khu vực III lên.


Trang 15
Đường thủy có kênh Thoại Hà còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên, nối
sông Hậu tại Long Xuyên kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua Núi Sập, tiếp
với sông Kiên Giang đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa biển Rạch Giá. Ngoài ra còn có
nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, hệ thống kênh rạch này
không chỉ phục vụ cho ngành giao thông mà còn cung cấp một lượng phù sa lớn cho
đất đai Thoại Sơn thêm màu mở, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
1.2. Địa hình
Huyện Thoại S
ơn nằm trong vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên có
độ cao trung bình 1 - 3m nghiên đều xuống giáp Kiên Giang, ngoài ra huyện còn có
một số đồi núi thấp: núi Sập, núi Ba Thê.
Kênh Thoại Hà (kênh Rạch Giá – Long Xuyên) và nhiều kênh rạch nhỏ khác đã
chia địa hình huyện thành nhiều ô nhỏ, cũng góp phần tốt cho việc tưới tiêu.
Nhìn chung địa hình huyện Thoại Sơn không phức tạp, rất thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp cũng như việc giao lưu giữa các vùng khác. Toàn bộ vùng thườ
ng
xuyên nhận được một lượng nước ngọt từ các sông rạch nhờ dòng chảy tự nhiên.

1.3. Khí hậu
Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt độ cao
và ổn định, nhiệt độ trung bình năm là 27
o
C, tổng nhiệt độ hoạt động >10.000
o
C/năm, tổng số giờ nắng trung bình là 2521 giờ. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa
mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4,
lượng mưa khá lớn trung bình trên 1000mm/năm chủ yếu vào mùa mưa.
Nói chung, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, giàu nắng và không có bão,
điều kiện khí hậu ở Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp có
thể thâm canh tăng vụ, tăng năng xu
ất cây trồng vật nuôi một cách rộng rãi theo
không gian và thời gian.
1.4. Thủy văn
Thoại Sơn có hệ thống sông rạch chằng chịt có nguồn nước ngọt quanh năm.
Sông Mê Công chảy qua An Giang phân thành hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu,
chính các kênh rạch đã đưa nước từ sông Hậu đi vào huyện Thoại Sơn thông qua
dòng chảy tự nhiên. Vì vậy mà hàng năm Thoại Sơn cũng chịu ảnh hưởng của lũ,
nguồn nước đượ
c sử dụng tốt trong nông nghiệp cũng như giao thông thủy. Hàng
năm, trùng vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9,10), Thoại Sơn đón nhận con nước lũ và
hình thành “mùa nước nổi”, trên địa bàn huyện có khỏang 80% diện tích tự nhiên bị
ngập lũ mới mức nước phổ biến từ 1 - 3m, thời gian ngập từ 2,5 – 5 tháng. Bên cạnh
một số rủi ro thì mùa nước nổi cũng mang lại không ít lợi nhuận trong phát triển kinh
tế cải thiệ
n đời sống nhân dân, nhất là đối với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

×