ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
o0o
BÀI THU HOẠCH
Học phần: Tìm hiểu thực tế địa phương, giáo dục
Địa bàn thực tế: Sinh viên thực hiện:
Trường TH Thuỷ Dương Phan Thị Mãnh
Phường: Thuỷ Dương Lớp TU3B
Thị xã: Hương Thuỷ Mã sv: 12S9011123
Tỉnh: Thừa Thiên Huế
Huế, ngày 21/04/2015
PHẦN 1: THỰC TẾ CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở PHƯỜNG THỦY
DƯƠNG VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY DƯƠNG.
1. Đặc điểm tình hình phường Thuỷ Dương:
1.1. Quá trình thành lập
Phường Thủy Dương được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 2010, sau khi từ xã
chuyển thành phường, Thủy Dương đã có những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế
- xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, bước đầu đã
phát huy được những lợi thế vượt trội so với các xã, phường bạn trên địa bàn thị xã,
đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã
Hương Thủy.
1.2. Vị trí địa lý
Thủy Dương điểm nối giữa thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, là cửa ngõ
phía Nam thành phố Huế, phía Đông giáp với xã Thủy Thanh, phía Tây giáp xã Thủy
Bằng, phía Nam giáp phường Thủy Dương, phía Bắc phường An Đông và An Tây
thành phố Huế. Với diện tích tự
nhiên là 1250 ha, dân số: 2726
hộ, 12.855 nhân khẩu được bố trí
ở 20 tổ dân phố. Có đường Quốc
lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi
qua, đường Thủy Dương -
Tự Đức, đường Dương - Phương
nên mạng lưới giao thông rất
thuận tiện trong việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Trên địa bàn được các ngành của
Trung ương, tỉnh và thị xã xây dựng nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị Đông
Nam Thuỷ An, các dự án Nhà rường, du lịch sinh thái… các công ty, xí nghiệp đóng
trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả như Công ty cổ phần Dệt May Huế, Công ty May
Thiên An Phát…thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, với cơ cấu kinh tế Công nghiệp -
Dịch vụ - Nông nghiệp có nguồn nhân lực và trình độ dân trí khá cao nên Thuỷ Dương
được xem là phường trọng điểm của thị xã về phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Với bộ máy Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các Đoàn thể phường
gồm 19 cán bộ chuyên trách và công chức; 70 cán bộ không chuyên trách làm
tham mưu, giúp việc cho UBND phường. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán
bộ được nâng lên, đến nay 18 cán bộ có trình độ đại học, 5 cán bộ trình độ trung
cấp, hiện đang đào tạo tiếp: 2 đại học, ngoài ra còn cử cán bộ dự các lớp tập huấn
chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy. Tổng số Cán bộ
trong cơ quan bao gồm Cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên
trách là 70 người; Trong đó hoàn thành nhiệm vụ đạt 100%. UBND phường
thường xuyên kiện toàn, thành lập mới các Ban chỉ đạo, nhằm giúp UBND
phường thực hiện các chương trình có mục tiêu nhằm tổ chức thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm trong năm. Năm 2006, 2009 phường được Chính phủ Nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc; Năm 2012 được Chủ tịch nước
tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba; Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong
sạch vững mạnh, Trong đó 02 năm liền 2011, 2012 đạt trong sạch vững mạnh tiêu
biểu.
Hiện nay toàn phường có 199 gia đình chính sách, 160 Liệt sỹ, 39 thương bệnh
binh, 04 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 01 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với
tinh thần uống nước nhớ nguồn và ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước nên địa
phương hết sức quan tâm đến chế độ, tổ chức gặp mặt tặng quà và động viên các gia
đình chính sách và người có công với cách mạng.
Về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạ tầng cơ sở, mở rộng đường phố luôn
được địa phương quan tâm hàng đầu, hàng năm phường đầu tư ngân sách hàng tỷ đồng
và cùng với hỗ trợ của thị xã tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, sự
nghiệp kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo trên địa bàn phường.
1.4. Chức năng, nhiệm vụ
Trong phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thuỷ,
phường Thuỷ Dương được xác định là động lực phát triển và là một trong những trung
tâm phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm thị xã. Nhiệm vụ của phường Thuỷ Dương
là điều hành chỉ đạo mọi hoạt động nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
quốc phòng - an ninh và tăng cường trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường gắn liền
với cơ cấu phát triển kinh tế và thế mạnh của địa phương.
1.5. Mục tiêu
Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, sử dụng có hiệu quả những
tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung chỉ đạo sản xuất thắng lợi 2 vụ lúa,
rau màu các loại, đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi và ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Tập trung đẩy
mạnh phát triển các loại dịch vụ, thương mại, các ngành nghề công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Duy trì
và nâng cao chất lượng giáo dục của ba ngành học, thực hiện tốt chính sách xã
hội, đẩy lùi và phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, tiếp tục lãnh đạo tốt
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Giữ
vững tình hình An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cùng cả thị xã xây dựng
Thị xã Hương Thuỷ ngày càng giàu đẹp, văn minh.
1.6. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2014
1. Tổng giá trị sản xuất toàn xã hội đạt 464,64 tỷ đồng, đạt KH đề ra.
Trong đó:
Ngành Dịch vụ 300,29 tỷ đồng chiếm 62%
Ngành CN-TTCN 134,27 tỷ đồng chiếm 30%
Ngành Nông nghiệp 30,08 tỷ đồng chiếm 8%
2. Thu nhập thực tế bình quân đầu người: 37 triệu đồng/người/năm.
3. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 3.300 tấn, đạt KH đề ra.
4. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 66 tạ/ha/vụ, đạt KH đề ra.
5. Tổng thu ngân sách: chỉ tiêu 7.570.000.000 đồng, thực hiện
10.772.432.393 đồng đạt 142,30% vượt kế hoạch đề ra.
6. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 186,2 tỷ đồng, trong đó giá trị đầu tư xây
dựng do phường làm chủ đầu tư 11.672.000.000 đồng.
7. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: KH 7 - 8%, thực hiện
5,23%, đạt KH.
8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 2,97%, đạt KH đề ra.
9. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: KH từ 1,1% - < 1,15%, thực hiện 0,88%.
10. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm còn: KH <15,5%, thực hiện 15,15%.
11. Tạo việc làm mới: KH 1.000 lao động, thực hiện 1.080 lao động.
12. Tỷ lệ lao động được đào tạo: KH 150 lao động, thực hiện 205 lao động
đạt 137%.
13. Trường tiểu học Thủy Dương, trường Mầm non Thủy Dương, Trường
THCS Thủy Dương và trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Đang hoàn thiện các thủ tục
để xây dựng trường tiểu học Thanh Tân đạt chuẩn quốc gia.
14. Duy trì phường, các Tổ dân phố, các cơ quan đạt chuẩn văn hoá, thực
hiện 97% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa.
15. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch: Chỉ tiêu 98%, thực hiện 100%. Đạt KH đề
ra
16. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt: thực hiện 98%.
17. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 98%.
* Những k hó khăn:
Trong những năm gần đây do tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế
thế giới vẫn còn đang suy giảm, tình hình ANCT-TTATXH cũng có nhiều diễn
biến phức tạp, một số phần tử cực đoan chúng tìm nhiều con đường len lỏi thâm
nhập nhằm chống phá cách mạng nước ta. Đặc biệt là giá cả thị trường có nhiều
biến động, tình hình lạm phát, giá cả tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề
sản xuất kinh doanh của người lao động, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
* Những thuận lợi:
Được sự quan tâm trực tiếp của lãnh đạo thị xã, các phòng ban chức năng
đã sâu sát chỉ đạo cùng với sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ và nhân dân địa
phương vượt qua những khó khăn thách thức đã tổ chức triển khai thực hiện tốt
các chương trình hành động của thị xã, cũng như của địa phương đề ra.
1.7. Một số thành tích trên lĩnh vực giáo dục
Trên lĩnh vực giáo dục phường có ¾ trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó
trường tiểu học Thủy Dương đạt chuẩn mức độ hai, Trường Mầm Non Thủy
Dương được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 2012
và có nhiều bằng khen của bộ Giáo dục và đào tạo, cờ của UBND tỉnh tặng.
Trường tiểu học Thanh Tân xây dựng trường chuẩn quốc gian năm học 2014-
2015.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những công tác được Đảng,
Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm vì đó là một trong những mục tiêu và
nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là biện pháp thiết thực nhằm giúp
các em có năng khiếu về văn hóa và các năng khiếu khác có điều kiện phát huy
khả năng của mình thông qua phương pháp dạy học của thầy cô giáo với chương
trình tài liệu nâng cao phù hợp với sự phát triển trí tuệ, sự thông minh của các em.
Trong năm học vừa qua, Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi được
chú trọng thực hiện, trong năm có 10 học sinh đạt HS giỏi cấp tỉnh, cấp thị xã 48
HS, 04 học sinh trúng tuyển vào trường Nguyễn Tri Phương (trong đó có 01 hs
trúng tuyển thủ khoa), 02 hs trúng tuyển trường Quốc học, 07 HS trúng tuyển vào
trường ĐH Khoa học Huế, 01 HS trúng tuyển vào trường Hai Bà Trưng, đã tiến
hành tuyển chọn và duy trì lớp đạt chất lượng cao. Tỷ lệ huy động học sinh trong
độ tuổi đến trường đạt cao, học sinh bỏ học giảm so với năm trước. Công tác
chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiếp tục được quan tâm, phường được công nhận
phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp.Trong năm học vừa qua toàn phường
có 121 em thi đỗ vào các trường Đại học cao đẳng hệ chính quy trong đó hệ đại
học có 80 em. Phường đã tổ chức gặp mặt tuyên dương khen thưởng vào đầu năm
2015
UBND phường đã tổ chức gặp mặt tặng quà cho các em đạt thành tích xuất
sắc trong năm học 2013-2014, tổ chức tặng quà động viên đội ngũ giáo viên, nhân
viên và các thầy cô giáo đã nghỉ hưu của các trường học trên địa bàn nhân dịp kỷ
niệm 32 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2014).
* Kết quả huy động số lượng tại trường Mầm non như sau:
- Nhà trẻ: 5 nhóm, huy động 104/692 cháu, đạt tỷ lệ 15%.
- Mẫu giáo: 9 lớp, huy động 520/536 cháu, đạt tỷ lệ 97%.
- Huy động số lượng trẻ 5 tuổi trên địa bàn phường đến trường: 191/191
cháu, đạt tỷ lệ 100%.
- Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục: Chú trọng chăm sóc sức khỏe
và phòng chống suy dinh dưỡng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, không để xảy
ra dịch bệnh, ngộ độc trong nhà trường, trẻ được ngủ màn và giường cá nhân. Tiếp
tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tỷ lệ trẻ 5 tuổi chuyên cần đạt
96%, các độ tuổi khác đạt 92%, sự phát triển của trẻ đạt 99%.
* Kết quả chất lượng năm học 2013 – 2014 như sau:
Trường Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Tiểu học Thanh Tân 57,9% 30,1% 10,7% 1,3% 0
Tiểu học Thủy Dương 60,86% 27,62% 11,52%
THCS Thủy Dương 27,5% 36,6% 29,9% 5,4% 0,6%
Về việc vận động học sinh bỏ học đi học lại nhà trường cùng địa phương
thành lập đoàn đi vận động hiện nay đang phối hợp với trung tâm giáo dục thường
xuyên Hương Thủy để mở lớp phổ cập bậc THCS đối với hai trường tiểu học
không có học sinh bỏ học
Địa phương quan tâm nhiều trên lĩnh vực văn hóa ưu tiên cho xây dựng cơ
sở vật chất trong năm 2015 này phường đã bố trí kinh phí để xây dựng 03 phòng
học của trường Mầm non với kinh phí gần 1.5 tỷ đồng và bố trí kinh phí để xây
dựng phòng bếp phục vụ cho xây dựng bán trú của trường nhằm huy động tối đa
học sinh trong phường.
1.7. Tình hình hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thường xuyên liên tục, trong năm
năm qua đã tổ chức 47 đợt tập huấn, với 3055 người được học tập tại trung tâm
nhiều chuyên đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội góp
phần thúc đẩy việc học tập mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng nhu cầu người dân, theo
phương châm "cần gì học nấy".
- Phong trào khuyến học của các cơ quan, các tổ dân phố, các dòng họ,
các tổ chức hội đồng hương, hội cựu học sinh trên địa bàn:
Các Đoàn thể trong phường đã có nhiều hoạt động tích cực trong phong
trào khuyến học, bằng các hình thức tuyên truyền, vận động, đã tìm kiếm nhiều
suất học bổng để hỗ trợ cho những em học sinh nghèo vượt khó.
Trên địa bàn phường có 20 tổ dân phố và 12 họ tộc có quỹ khuyến học hằng
năm điều duy trì tổ chức phát thưởng cho con em trong họ tộc và tổ dân phố thi
đỗ vào các trường Đại học- cao đẳng hệ chính quy và các em học sinh đạt học
sinh giỏi với kinh phí phát thưởng hằng năm gần 90 triệu đồng.
Hội cựu học sinh hằng năm còn trao thưởng, động viên cho các em học sinh
nhân bế giảng năm học với giá trị mỗi năm khoảng 7,5 triệu và việc làm này hội
đã duy trì từ khi thành lập hội đến nay.
Tổng số kinh phí huy động của các đơn vị, các họ tộc, các tổ dân phố vào
quỹ khuyến học để động viên khen thưởng giá trị mỗi năm khoảng 130 triệu đồng.
Năm năm qua hội Khuyến học phường đã vận động các mạnh thường quân,
các doanh nghiệp trên địa bàn phường số tiền huy động vào quỹ được 180,330
triệu đồng, và chi cho công tác khuyến học 166,345 triệu đồng đến nay tồn quỹ:
13,985 triệu đồng.
2. Công tác giáo dục ở phường Thủy Dương.
Thủy Dương là một trong những phường thuộc địa phận thị xã Hương
Thủy, TT Huế, giáp với phường Thủy Phương, phường An Đông, An Tây.
Thủy Dương gồm trường THCS Thủy Dương, 2 trường tiểu học là tiểu học
Thủy Dương và tiểu học Thanh Tân và 1 trường mầm non. Trường THCS Thủy
Dương đã đạt chuẩn Quốc Gia năm 2006.Trường tiểu học Thanh Tân ở trên một
mặt bằng khá hẹp, lại thuộc vùng dân cư sinh sống nên khó khăn trong việc phát
triển cơ sở vật chất cho trường. Hiện nay đang được đầu tư và nâng cấp, đầu năm
học tới sẽ đề nghị đạt chuẩn quốc gia.Trường mầm non hiện nay đã đạt chuẩn
Quốc gia cấp độ 2, đầu năm 2013-2014 đã nhận được Huân Chương Lao động
hạng Ba và hiện nay đang đề nghị đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 2.
Phường Thủy Dương còn có các tổ chức khuyến học, hàng năm hỗ trợ kịp
thời cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần học tập
cao, và khen thưởng động viên cho các học sinh thi đỗ vào các trường đại học để
giúp các em thêm động lực học tập tốt hơn.
3. Nội dung tích hợp trong quá trình dạy học
Một số nội dung tích hợp địa lý địa phương, lịch sử địa phương có thể thực
hiện được trong các tiết học là rất cần thiết , để quá trình dạy học đạt hiệu quả tốt,
rút ngắn khối lượng chương trình theo hướng giảm tải, chúng ta có thể tích hợp
một số vấn đề của địa phương sau:
- Vị trí địa lý: Có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, đường Thủy
Dương - Tự Đức, đường Dương - Phương nên mạng lưới giao thông rất thuận tiện
trong việc đi lại và vận chuyển hàng hoá. Trên địa bàn được các ngành của Trung ương,
tỉnh và thị xã xây dựng nhiều công trình quan trọng như: khu đô thị Đông Nam Thuỷ
An, các dự án Nhà rường, du lịch sinh thái… các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn
kinh doanh có hiệu quả như Công ty cổ phần Dệt May Huế, Công ty May Thiên An
Phát…thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, với cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ -
Nông nghiệp có nguồn nhân lực và trình độ dân trí khá cao
- Hoạt động sản xuất - kinh doanh: thuê phòng trọ, khách sạn, nhà hàng,
nhà nghỉ ; hoạt động công nghiệp, chăn nuôi
- Các khu công nghiệp lớn ở địa phương: Công ty cổ phần Dệt May Huế,
Công ty May Thiên An Pháúa
- Lịch sử hình thành: Phường Thủy Dương được thành lập ngày 26 tháng 3 năm
2010
+ Các lễ hội, làng nghề truyền thống của phường
+ những sự kiện lịch sử diễn ra trên mảnh đất này
+ những anh hùng , nhân vật tiêu biểu sinh ra, lớn lên tại đây: nhà văn, nha thơ
Phùng Quán
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỶ ĐƯƠNG
1. Vài nét về trường tiểu học Thủy Dương.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường.
Ngôi trường mang tên trường Tiểu học Thủy Dương thành lập năm 1992
được tách ra trường tiểu học từ trường trung học phổ thông cơ sở Thủy Dương.
Với hai cơ sở giáo dục gồm 20 lớp, 780 học sinh và 26 CBGVNV.
Hiện nay trường đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị dạy học hiện
đại, các phòng chức năng được trang bị đầy đủ đảm bảo yêu cầu dạy và học trong
nhà trường. Trường có sân chơi, cây xanh bóng mát, thảm cỏ đạt yêu cầu trường
lớp Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn
1.2. Chức năng nhiệm vụ.
Tổ chức dạy và học theo mục tiên, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT Thị xã Hương Thủy.
Xây dựng phát triển giáo dục trước mắt và lâu dài của địa phương
phường Thủy Dương.
1.3. Xếp loại tiêu chuẩn của trường hiện nay và xu hướng phát triển.
Trường được UBND Thị xã, PGD&ĐT Thị xã, UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT
Thừa Thiên Huế đánh giá cao về xây dựng cơ sở vật chất trường học, các hoạt
động dạy và học, chất lượng đội ngũ CBGVNV, chất lượng học tập của học sinh
và được UBND Tỉnh công nhận trường đạt Chuẩn Quốc Gia mức độ 1 năm 2011
và công nhận Chuẩn Quốc Gia mức độ 2 vào tháng 9 năm 2013.
1.4.
Chất
lượng cuối năm học 2013- 2014.
Trong năm học 2013- 2014, Trường TH Thủy Dương đã thực hiện tốt
công tác duy trì số lượng 460 học sinh đăng ký từ đầu năm học. Cùng với
nổ lực quyết tâm của cả thầy và trò, trong năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh
giỏi của nhà trường là 278 em có học lực loại giỏi, chiếm tỷ lệ 60,4%, 129
em học lực loại khá, chiếm 28,1%, trung bình có 53 em (chiếm 11,5%),
không có học sinh học lực yếu kém; về hạnh kiểm 100% học sinh thực hiện
đầy đủ. . Về thành tích chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, có 1
em đạt giải nhất môn chạy điền kinh 60m, 1 em đạt giải nhì môn ném bóng,
1 em đạt huy chương vàng môn cờ vua cấp tỉnh; tham gia “Tiếng hát học
sinh” cấp thị xã đạt giải nhì Chất lượng đội ngũ giáo viên cũng luôn được
khẳng định, giáo viên của trường tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị
xã đạt 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích
1.5. Nhiệm vụ và hoạt động của trường.
- Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua.
- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện việc xây cũng cố trường đạt chuẩn Quốc gia :
- Công tác phổ cập giáo dục.
- Triển khai việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn Hiệu
trưởng, công tác thi đua, khen thưởng.
- Công tác phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, năng khiếu.
- Thực hiện công tác quản lí giáo dục có hiệu quả.
- Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
2. Ghi nhận từ các giờ học Toán và Tiếng Việt.
Qua các buổi được dự giờ môn Toán và Tiếng Việt bản thân đã phần nào
hiểu thêm nhiều về cách thức tiến hành một bài dạy hoàn chỉnh, đảm bảo đúng
mục tiêu và nội dung bài học.
Sau các buổi dự giờ bản thân đã học thêm nhiều điều: ứng dụng công
nghệ thông tin trong quá trình dạy học, sử dụng hợp lí, không lạm dụng. Nhờ
đó mà tiết học rất sôi động, học sinh tiếp thu nhanh như: các cô có sử dụng các
hình ảnh minh họa cho tiết học rất sinh động… Được hiểu sâu hơn về quy trình
tiến hành một giờ dạy tiếng việt và toán. Tất cả các tiết dạy đã có sự phối kết
hợp giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, sử dụng các đồ dung
dạy học, học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài trong nhiều trường
hợp học sinh đã mạnh dạn hỏi những vấn đề không hiểu, và giáo viên hướng
dẫn rất kĩ. Mỗi giáo viên khi dạy mỗi lớp đều quy định cho học sinh những hiệu
lệnh, kí hiệu mà giáo viên chỉ cần sử dụng là học sinh biết hoạt động tiếp theo
là gì, điều này rất hữu ích cho giáo viên và cả học sinh.
3. Ghi nhận từ tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp.
Các tiết sinh hoạt chủ nhiệm là những buổi học tổng kết lại tình hình của
lớp sau một tuần học tập và làm việc. Giáo viên đã cho học sinh xem những
đoạn phim, những câu chuyện giáo dục đạo đức, hành vi như : quà tặng cuộc
sống… từ câu chuyện giáo viên phân tích và chỉ ra cho học sinh những gì nên
và không nên làm. Giáo viên tổ chức văn nghệ cho lớp, tạo điều kiện cho các
học sinh trong lớp có sân chơi lành mạnh để thể hiện mình. Đồng thời có giáo
viên tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi trong lớp học. Trong tiết sinh
hoạt giáo viên báo cáo tình hình lớp trong tuần vừa qua, và phổ biến công việc
tuần tới cho học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh tự điều khiển buổi sinh hoạt,
bản thân chỉ có vai trò hướng dẫn, trong tiết này giáo viên có điều kiện rèn
luyện đạo đức cho các học sinh, uốn nắn học sinh từ những sai phạm. Đồng
thời có thể trao đổi, động viên, khuyến khích những học sinh có tinh thần học
tập tốt
4. Ghi nhận từ hoạt động trường tổ chức
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục quan trọng trong nhà
trường tiểu học. May mắn khi về trường TH Thủy Dương được dự giờ các tiết học
ngoài giờ, các buổi sinh hoạt đội, được tham gia một số hoạt động ngoài giờ do
nhà trường tổ chức. Trường rất chú trọng để trang bị cho học sinh những kiến thức
về Đội TNTP. Trong các buổi sinh hoạt đội, tổng phụ trách yêu cầu học sinh báo
cáo về tình hình trong tuần qua, tuyên dương những học sinh có thành tích và
không vi phạm. Đồng thời khiển trách, xử phạt những học sinh vi phạm nội quy.
Quan sát thấy các hình thức phạt mang tính cảnh cáo, chủ yếu để học sinh nhận ra
lỗi, để rút kinh nghiệm.
Các hoạt động ngoài giờ do trường tổ chức dưới sự điều hành của tổng phụ
trách đội và chỉ đạo của hiệu trưởng. Các giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm tới các
phong trào lớp tham gia, luôn đi theo để đôn đốc, điều khiển và hướng dẫn học
sinh.
5. Kế hoạch hàng tháng của trường năm học 2014 - 2015
Thời gian Nội dung công việc
Tháng - Tập trung học sinh, tổng vệ sinh trường, lớp.
8/2014
- Tập luyện nghi thức.
- Họp HĐSP đầu năm học
- Tiếp tục tuyển sinh, biên chế lớp, biên chế học sinh.
- Họp PHHS đầu năm.
- Bàn giao chất lượng lớp.
- Kiểm tra chất lượng đầu năm
- Dạy học tuần 1 từ 18/8/2014.
- Báo cáo tình hình đầu năm cho PGD
Tháng
9/2014
- Tổ chức ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, khai giảng năm học
- Tham gia "Ngày hội bóng đá vui" thị xã Hương Thủy năm 2014.
- Đại hội Liên đội năm học 2014-2015.
- Biên chế lại lớp học (12) lớp, bố trí lớp học cho từng cơ sở, xếp lại
thời khóa biểu;
- Dạy chuyên đề “ An toàn giao thông”;
- Tập huấn triển khai Web của trường và BDTX: Nội dung bồi
dưỡng 2
- Tự kiểm tra và hoàn thành hồ sơ phổ cập đúng độ tuổi mức độ I và
II (nhập số liệu vào phần mềm phổ cập mới).
- Nộp báo cáo thống kê đầu năm học theo mẫu cho Phòng Giáo dục
(3 mẫu và phần mềm eqms.gov.vn)
- Hội nghị “Xây dựng kế hoạch năm học 2014-2015”
- Kiểm tra nề nếp dạy học, dự giờ
Tháng
10/2014
- Tổ chức tuyền truyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển
- Dạy chủ đề “ Quyền và bổn phận trẻ em”
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 1
- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường ( môn tự chọn)
- Tham gia thi “ Giáo viên TPT giỏi” cấp thị xã
- Nộp hồ sơ phổ cập về Ban chỉ đạo cấp Thị xã.
- Kiểm tra chất lượng học tập Giữa HKI.
- Các tổ triển khai chuyên đề
Tháng
11/2014
- Hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo ViệtNam20/11
- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường ( môn tự chọn)
- Các tổ triển khai chuyên đề
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 1
- Thi IOE cấp trường.
- Tham gia Hội thảo tập huấn chuyên đề Tiếng Việt (Luyện Từ và
Câu 2,3).
- Tham gia HKPĐ môn Cờ vua.
Tháng
12/2014
- Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày thành lập QĐND
ViệtNam22/12: dâng hương đài liệt sĩ…
- Thi Vở sạch – Chữ đẹp cấp trường
- Kiểm tra cuối HK I. Khối 4, 5 môn Tiếng Việt, Toán; Tiếng Anh
lớp 5 theo đề chung của Sở.
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 3 (Modun: TH 17
Sử dụng TBDH ở tiểu học)
Tháng
01/2015
- Sơ kết học kì 1
- Báo cáo sơ kết học kỳ I (theo Mẫu) về PGD
- Tổ chức Hội thao nghi thức Đội cấp trường
- Tham gia thi IOE cấp Thị xã.
- Tham gia giao lưu học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5
cấp thị xã.
- Tham gia Hội thi Vở sạch - chữ đẹp học sinh tiểu học cấp Thị xã.
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 3 (Modun: TH 18
Lắp đặt, bảo quản TBDH ở tiểu học)
Tháng
2/2015
- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản
ViệtNam3/2/2014
- Tham gia Hội thao nghi thức Đội cấp thị xã
- Tham gia HKPĐ môn Bóng đá
- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường ( môn bốc xăm)
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 3 (Modun: TH 19
Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học.)
Tháng
3/2015
- Tổ chức Hội thi “ Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp trường
- Hoạt động chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
- Giáo dục Chuyên đề về “Biển đảo quê hương’
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 3 (Modun: TH 19
Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học)
- Thi Tự làm đồ dùng dạy học cấp trường
- Thi GVCN giỏi cấp trường
- Hoàn thiện hồ sơ, CSVC để đón đoàn kiểm tra xây dựng trường đạt
chuẩn QG
- Tham gia Hội thi Vẽ tranh trên máy tính cho học sinh tiểu học cấp
thị xã
- Tham gia HKPĐ môn Điền kinh.
Tháng
4/2015
- Tham gia Hội thi “ Chúng em kể chuyện Bác Hồ” lần thứ 2 cấp thị
xã
- Bồi dưỡng thường xuyên: Nội dung bồi dưỡng 3 (Modun: TH 21:
Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học)
- Thi Thiết kế bài giảng điển tử cấp trường
- Tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thị xã.
Tháng - Kiểm tra cuối năm học. Khối 4, 5 môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng
5/2015
Anh lớp 5 theo đề chung của Sở.
- Báo cáo tổng kết năm học về PGD
- Tham gia Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cấp Thị xã.
- Báo cáo, đánh giá kết quả BDTX năm học 2014-2015
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA ĐỢT THỰC TẾ
1. Kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân .
Thông qua thời gian đi thực tế, bản thân đã có cơ hội cọ xát với môi trường
làm việc trong tương lại, tiếp xúc với nhiều giáo viên- những người đã có nhiều
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, từ đó có cơ hội được học hỏi thêm như:
- Học được cách tổ chức dạy học, cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Trong quá trình dạy học cần đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
bản thân học sinh
- Học hỏi những tác phong sư phạm cần thiết của người giáo viên, bản thân
giáo viên phải cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học để quá trình dạy học đạt
hiệu quả cao, qua đó kích thích hứng thú học tập của các em.
- Cách thực hiện theo Thông tư 30, đánh giá chứ không cho điểm học sinh,
đồng thời còn học hỏi thêm mô hình trường tiểu học mới – mô hình VNEN đang
được thực hiện tại trường.
- Cần có sự quan sát tinh tế, theo dõi kịp thời để giúp đỡ các em khi khó
khăn, bên cạnh đó phải có sự động viên đối với mỗi học sinh phát triển năng lực
học tập của học sinh
Trong quá trình đó, không chỉ học ở những lĩnh vực chuyên môn mà còn
được tham gia các hoạt động ngoài giờ do nhà trường tổ chức
Hoạt động giáo dục trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò rất
quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục
học sinh ở ngoài lớp. Mặt khác, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên,
tâm lí hiếu động. Vì thế mà hoạt động ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan
trọng nhằm giúp trẻ làm quen với các hoạt động tích lũy dần dần những kinh
nghiệm thực tiễn của cuộc sống, đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi của trẻ. Và
đây cũng là con đường để giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện nhân cách.
Trong quá trình được tham gia, theo dõi đã học thêm nhiều về cách thức tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, nhận thấy nhiều điểm mạnh của trường những
đồng thời cũng còn những hạn chế. Và từ đó bản thân tích lũy thêm cho mình
những kinh nghiệm để phục vụ cho việc học và giảng dạy sau này.
2. Biện pháp đề xuất.
Trong năm học vừa qua, nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động
cho cả năm học, đã tổ chức rất nhiều hoạt động thành công. Trong các hoạt động
đã được BGH chỉ đạo sâu sát, có sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm các
lớp với tổng phụ trách và BGH nhà trường. Trường Thủy Dương tổ chức khá
nhiều hoạt động, mỗi hoạt động đều mang những thông điệp giáo dục có ý nghĩa
cho học sinh. Thông qua các hoạt động ngoại khóa này, phần lớn giáo dục cho các
em những kĩ năng sống, những điều bổ ích, nhằm giúp các em hoàn thiện bản
thân. Những các hoạt động của trường vẫn chưa đa dạng các hình thức, vẫn còn
lặp lại nhiều hình thức, chưa có các hoạt động tham quan, ngoại khó, hay các
chương trình học mà chơi…
Bản thân em xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất để như sau:
- Cần nhắc nhở, đôn đốc thái độ làm việc nghiêm túc của giáo viên khi
đứng lớp, trâu dồi thêm những kiến thức cần thiết liên quan phục vụ việc dạy học.
- BGH nhà trường cần phải nắm chắc nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp dựa vào mục tiêu của giáo dục để quan tâm sâu sắc đến
hoạt động này, xem hoạt động này là hoạt động chính song song với hoạt động
giảng dạy
- Trường cần có kế hoạch cụ thể và chi tiết đến từng nội dung công việc
từng ngày, từng tuần, từng tháng , triển khai tới toàn thể giáo viên, học sinh . Từ
đó tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đồng thời kiểm tra đánh giá thường xuyên cả
định kỳ và đột xuất.
- Trong nhà trường, mỗi giáo viên chủ nhiệm lo trách nhiệm chính cho lớp
mình, cần quan tâm đôn đốc thường xuyên.
- Việc tổ chức và duy trì hoạt động cần duy trì mọi lúc mọi nơi, phối kết
hợp cả trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với các đoàn thể khác ở trong xã, xóm
đồng thời có gặp gỡ trao đổi và bàn biện pháp giải quyết xây dựng tốt phong trào.