THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH DỆT
NHUỘM TRUNG THƯ
I-/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT NHUỘM TRUNG THƯ
1-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Dệt Nhuộm Trung Thư là doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1998 theo quyết định
số 3842/GP/TLDN của UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 11 năm
1998. Giấp phép đăng ký kinh doanh số 070324 ngày 30 tháng 11 năm 1998
do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp. Công ty có tài khoản mở tại Ngân
Hàng Công thương Cầu Giấy, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định
của pháp luật.
Hiện nay trụ sở chính của công ty TNHH Dệt Nhuộm Trung Thư
đặt tại Thanh Trì – Hà Nội. Đây là trụ sở chính của công ty là nơi gặp gỡ và
trao đổi các sản phẩm về ngành dệt may vải sợi dệt kim dệt thoi của công ty
với khách hàng. Với tổng diện tích của văn phòng giao dịch là 30m
2
, phòng
làm việc và môi trường ở đó rất tốt tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao dịch
với khách hàng. Công ty có tên giao dịch là : Công ty TNHH Dệt Nhuộm
Trung Thư. Công ty có tên giao dịch bằng tiếng Anh là : Trung Thư Textile
company Limited.
Công ty Dệt Nhuộm Trung Thư là công ty TNHH. Công ty có nhiệm
vụ kinh doanh hàng dệt, may mặc theo kế hoạch, quy hoạch theo nhu cầu thị
trường, từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu
nguyên vật liệu, phụ kiện, thiết bị phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc và các
hàng hoá khác liên quan đến ngành dệt, may mặc...
Với thị trường tiêu thụ rộng lớn, Công ty Dệt Nhuộm Trung Thư
nhanh chóng có nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng
với các sản phẩm chủ yếu sau: sợi toàn bộ, sợi bán, vải mộc, vải thành phẩm,
vải xuất khẩu... Bên cạnh đó, Công ty cũng đã và đang khai thác thị trường
nước ngoài bằng các sản phẩm vải xuất khẩu, may xuất khẩu nhằm thu hút sự
chú ý, đầu tư của các đối tác nước ngoài và mở rộng thị trường. Công ty có
quan hệ mua bán với rất nhiều nước trên thế giới như: Italia, Đức, Nhật,
Trung Quốc...
Một số chỉ tiêu kết quả của công ty qua các năm
Đơn vị tính :1000
đ
ST
T
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
1 Tổng doanh
thu
40.098.57
8
61.567.75
9
62.978.27
8
68.654.25
7
2
Tổng chi phí
40.018.27
9
61.479.56
3
62.868.57
9
68.465.89
7
3 Lợi nhuận 80.299 88.196 109.699 188.360
4 Nộp ngân
sách
25.695,6 28.222,7 30.713,7 52.740,8
5 Vốn lưu
động
13.271.53
4
14.167.84
5
14.978.45
6
15.965.17
8
6
Vốn cố định
11.635.95
6
12.365.87
4
12.869.64
5
13.178.26
9
Qua bảng chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty thực tế cho thấy
ngành dệt của ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các
doanh nghiệp liên doanh, trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như nâng cao
chất lượng sản phẩm. Nhận thức rất rõ được điều đó Công ty Dệt Nhuộm Trung
Thư đang nỗ lực hết mình để cùng ngành dệt may Việt Nam phát triển lớn
mạnh.
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ kỹ thuật
Phó GĐ đời sống
PXDệt kim
PX dệtthoiPhòng kỹ thuật nhuộm Phòng TC-Kế ToánPhòng sản xuất KDPhòng HC tổng hợpPhòng DVụ-đời sốngPhòng Bảo Vệ
Phòng y tế
2- /Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý cuả công ty.
Trong cơ chế thị trường cũng như nhiều Công ty khác, Công ty Dệt
Nhuộm Trung Thư được quyền chủ động quyết định tổ chức bộ máy quản lý
trong nôị bộ để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu
quả. Hiện nay, công ty Dệt Nhuộm Trung Thư đang tổ chức bộ máy quản lý
theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo kiểu cơ cấu tổ chức này, toàn bộ hoạt
động của công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của Giám đốc Công ty. Với
362 cán bộ công nhân viên , Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức
quản lý, cho đến thời điểm này bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo sơ
đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
a-/ Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban :
Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về
toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty và là người chỉ huy cao
nhất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo việc
làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Ngoài
ra Giám đốc còn trực tiếp phụ trách phòng Tài chính – Kế toán, phòng
Sản xuất – Kinh doanh, phòng Hành chính- Tổng hợp.
Phó Giám đốc Công ty: là người giúp đỡ Giám đốc các mặt hoạt
động được phân công và được uỷ quyền trong việc ra quyết định . Có 2
phó Giám đốc:
Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, trực tiếp phụ trách
phòng kỹ thuật, kế hoạch sản xuất dệt nhuộm vải dệt kim và dệt thoi
Phó Giám đốc phụ trách đời sống, trực tiếp phụ trách các mặt công
tác của phòng, Đời sống, phòng bảo vệ, phòng y tế.
Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc thực hiện theo Luật kế
toán trong công ty và các phòng ban khác.
b-/ Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban khác.
Phòng Hành chính- Tổng hợp: Gồm 19 người.
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý hành chính, quản
trị (tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương)
Nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức
Công ty, đào tạo, sắp xếp cán bộ CNV, xây dựng quỹ tiền lương, định mức lao
động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, giải quyết chế
độ lao động theo quy định nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ
quản trị.
Phòng Kỹ thuật: Gồm 7 người.
Chức năng: Chuyên ghép mẫu mầu vải dệt nhuộm vải dệt kim dệt
thoi
Nhiệm vụ: Tiếp nhận các đơn hàng do phòng kinh doanh chuyển
xuống ghép mẫu mầu thí nghiệm phân tích sau đó đưa vào sản xuất,
Phòng Dịch Vụ- Đời Sống: Gồm 8 người.
Chức năng: Khám chữa bệnh, tổ chức bữa ăn công nghiệp và các
hoạt động dịch vụ khác.
Nhiệm vụ: Bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm
khách, hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động, theo dõi,
thực hiện công tác vệ sinh môi trường...
Phòng Sản xuất kinh doanh: gồm 11 người.
Chức năng: Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung
ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư.
Nhiệm vụ: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch xuất nhập khẩu, chỉ đạo sản xuất, điều hoà hoạt động sản xuất kinh
doanh, kế hoạch nhập khẩu, cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu
của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ cung ứng vật tư và quản lý kho; tổ
chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, giám sát, xác nhận mức hoàn thành
kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân
xưởng; tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả cao nhất.
Phòng Tài chính - kế toán: Gồm 7 người .
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng
các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán
bằng tiền mọi hoạt động của công ty, giám sát tổ chức kiểm tra công tác tài
chính kế toán ở các đơn vị trực thuộc của công ty.
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính; tổ chức thực hiện các nguồn
vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh; theo dõi, giám sát thực hiện các hợp đồng
kinh tế về mặt tài chính; theo dõi, đôn đốc, thu hồi các khoản nợ; quản lý
nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công ty; chủ trì công tác kiểm kê trong công
ty theo định kỳ quy định; xây dựng quản lý và giám sát giá bán và giá thành sản
phẩm.
Phòng Bảo vệ quân sự: Gồm 8 người.
Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ giá trị vật tư,
sản phẩm hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản của công ty; thường xuyên làm tốt
công tác phòng cháy chữa cháy, đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ việc
tiêu cực có hiêu quả, hàng năm tham gia công tác huấn luyện dự bị.
3-/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế
toán của Công ty Dệt Nhuộm Trung Thư .
a-/ Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán ở Công ty Trung Thư
Xuất phát từ cơ cấu tổ chức quản lý, Công ty Dệt Nhuộm Trung Thư áp
dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện
ở phòng Kế toán tài chính từ khâu thu nhận chứng từ, ghi sổ đến khâu xử lý
thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp. Đứng đầu bộ máy kế
toán là Trưởng phòng Kế toán tài chính là người điều hành, giám sát toàn bộ
hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế
toán, tài chính của Công ty. Trưởng phòng Kế toán tài chính thay mặt Nhà nước
kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế
toán, tài chính của Công ty.
Phó phòng Kế toán tài chính kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ trợ
giúp kế toán trưởng phụ trách các hoạt động của phòng, đồng thời có trách
nhiệm tổng hợp các chứng từ, bảng kê, nhật ký chứng từ do các kế toán viên
cung cấp vào cuối tháng, quý, năm. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái cho
từng tài khoản rồi lập báo cáo theo quy định chung của Bộ Tài chính và các báo
cáo nội bộ theo yêu cầu của cấp trên.
Kế toán quỹ: Giám sát việc thu - chi qua các chứng từ gốc, theo dõi và sử
dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với
khách hàng, thanh toán tạm ứng... Kế toán quỹ phụ trách tài khoản 111, 131, 141...
và các sổ chi tiết của nó. Cuối tháng, lập bảng kê số 1 và nhật ký chứng từ số 1.
Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày căn
cứ vào các phiếu thu, chi... hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ, cuối ngày
đối chiếu với kế toán quỹ, nếu có sai sót phải sửa chữa kịp thời. Khi có yêu cầu
của cấp trên, thủ quỹ và các bộ phận có liên quan tiến hành kiểm kê lại quỹ tiền
mặt hiện có. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý.
Kế toán ngân hàng: Thực hiện toàn bộ những giao dịch thu chi, thanh
toán với ngân hàng. Phụ trách tài khoản 112, 311... và các sổ chi tiết. Cuối
tháng, lập bảng kê số 2 và nhật ký chứng từ số 2.
Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Phụ trách tài khoản 152, 153... hạch
toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng, tổng cộng số
liệu, lập báo cáo vật liệu cùng với các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm
kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm
nguyên nhân và có biện pháp xử lý ghi trong “biên bản kiểm kê”.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Phụ trách các TK 334, 338,
(3382, 3383, 3384), 627, 641, 642... Kế toán lương và BHXH có nhiệm vụ theo
dõi việc tính toán tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty. Cuối tháng, lập bảng thanh toán tiền lương, lập
bảng phân bổ số 1 và bảng tập hợp chi phí.
Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Phụ trách các tài khoản 211, 214,
411, 414, 415... Phân loại tài sản cố định hiện có của Công ty và tính khấu hao
theo phương pháp tuyến tính. Cuối tháng, lập bảng phân bổ số 3, nhật ký chứng
từ số 9.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các phiếu
xuất vật tư, bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, phiếu xuất kho thành
phẩm... kế toán tiến hành tính toán, tập hợp chi phí và kiểm tra số liệu do nhân
viên hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp thành viên gửi lên. Từ đó, xác định chính
xác khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành. Kế toán chi
phí và tính giá thành sản phẩm phụ trách các tài khoản: 621, 622, 627, 154...
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi quá
trình nhập xuất kho thành phẩm và xác định chính xác các kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty. Phụ trách các tài khoản 155, 157, 511, 512, 641, 642...
Các nhân viên có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản
xuất đến khi sản xuất ra thành phẩm nhập kho, tổ chức tập hợp số liệu, chứng từ
gửi về phòng kế toán của Công ty.
Các thành viên của bộ máy kế toán tuy có nhiệm vụ kế toán khác
nhau song giữa các bộ phận đó lại có sự kết hợp chặt chẽ mật thiết trong phạm
vi chức năng và nhiệm vụ của mình, được thể hiện qua sơ đồ:
Phó phòng kế toán kiêm kế toán
trưởng (Kế toán tổng hợp)
Kế ToánNgânHàngKế ToánVL,CCDCKếToánLương &BHXHKế ToánTSCĐ &NguồnVốnKếToánCPSX &TínhG.thành
Các kế toán viên ở các bộ phận trực thuộc
II-/ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH DỆT NHUỘM
TRUNG THƯ.
1-/ Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH
Dệt Nhuộm Trung Thư.
1.1-/ Đặc điểm của chi phí sản xuất.
Công ty Dệt Nhuộm Trung Thư là công ty TNHH có quy mô lớn, sản
phẩm đầu ra nhiều chất lượng, mẫu mã, chủng loại và phẩm cấp khác nhau. Do
vậy, đối với mỗi mặt hàng khác nhau thì có các cách tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành cũng khác nhau vì mặt hàng của công ty hết sức đa dạng và
phong phú về chủng loại. Số lượng mỗi loại tương đối lớn, có nhiều đặc điểm
và đơn vị tính khác nhau.
NVL chính dùng để sản xuất sản phẩm của công ty là bông, ngoài ra còn
bán thành phẩm mua ngoài như: Sợi….. Do bông và sợi thường có đặc điểm dễ
hút ẩm ngoài không khí nên thường được đóng thành kiện. Trọng lượng của
bông và sợi thường thay đổi theo thời tiết, khí hậu và điều kiện bảo quản của
công ty. Vì đặc điểm này công ty cần tính toán chính xác độ hút ẩm của 2 loại
NVL trên khi nhập, xuất để làm cơ sở cho việc thanh toán và phân bổ chi phí
NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện được công tác tập hợp
Kế
Toán
T.phẩm
&
Bán
Hàng
Kế
Toán
Quỹ
Tiền
Mặt
chi phí NVL trực tiếp một cách chính xác công ty cần có một hệ thống kho hoàn
chỉnh.
Hệ thống kho của công ty gồm 7 kho:
1. Kho chứa vật liệu chính: Kho bông, sợi, hoá chất…
2. Kho chứa nhiên liệu: Kho xăng, dầu, gas….
3. Kho chứa công cụ, dụng cụ.
4. Kho chứa vải mộc dệt kim.
5. Kho chứa vải mộc dệt thoi.
6. Kho chứa vải thành phẩm dệt kim.
7. Kho chứa vải thành phẩm dệt thoi.
Các kho trong công ty đều được sắp xếp hợp lý và thuận tiện cho việc
chuyên chở và có thể đáp ứng kịp thời vật tư cho sản xuất với chi phí nhỏ nhất
từ kho đến xưởng chế tạo sản phẩm.
Trong công ty TNHH Dệt Nhuộm Trung Thư thì có 2 phương pháp tập
hợp chi phí sản xuất:
+ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng đối với các chi phí NVL trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp.
+ Phương pháp gián tiếp: Áp dụng đối với các chi phí còn lại như: Khấu
hao TSCĐ, chi phí sản xuất chung……..
1.2-/ Đặc điểm của giá thành sản phẩm.
Giá thành trong công ty được bộ phận kế toán phân loại theo cơ sở số liệu
và thời điểm tính giá thành. Giá thành được chia làm 3 loại:
Loại 1: Giá thành công xưởng.
Loại 2: Giá thành phân xưởng.
Loại 3: Giá thành toàn bộ.
Trong đó:
Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí
= NVL + nhân công + sản xuất
công xưởng trực tiếp trực tiếp chung
Giá thành Giá thành Chi phí
= + quản lý
phân xưởng công xưởng doanh nghiệp
Giá thành Giá thành Chi phí
= +
toàn bộ phân xưởng bán hàng
Giá thành trong công ty Dệt Nhuộm Trung Thư được biểu hiện qua sơ đồ sau
đây:
Chi phí
NVL
trực tiếp
Chi phí
nhân
công trực
tiếp
Chi phí sản xuất chung
Giá thành công xưởng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Giá thành phân xưởng
Chi phí bán
hàng
Giá thành toàn bộ
Đến cuối kỳ, khi kết thúc quá trình sản xuất thì kế toán mới tính giá thành
thực tế của sản phẩm trên cơ sở sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ và chi
phí đã tập hợp được trong kỳ
2-/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.1-/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Như đã đề cập ở trên, đặc điểm sản xuất ở công ty là sản xuất vải, sợi,
hàng may mặc. Sản phẩm được sản xuất mang tính đồng bộ, liên tục và không
có bán thành phẩm. Vì vậy, Công ty quyết định chọn đối tượng kế toán tập hợp
chi phí sản xuất là những mặt hàng vải các loại, các loại sợi và nhiều mặt hàng
may mặc……. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp
với yêu cầu quản lý, với tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất phục vụ
công tác tính giá thành.
2.2-/ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
a, Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.