ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MÔN: NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BỨC TRANH VĂN HÓA VÀ NGÔN NGỮ CỦA
CÁC DÂN TỘC THUỘC BA NHÓM BA NA, KHƠ ME, KA TU
Giảng viên: Nguyễn Văn Hiệu.
Nhóm 5: Phạm Thị Nga
Vũ Thị Phương Ly
Phạm Nguyệt Minh
Nguyễn Hà Ngân
Nguyễn Thanh Ngà
Nguyễn Nhật Minh
Hà Nội 2013
MỞ ĐẦU
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Ngôn ngữ - văn hóa các dân tộc thiểu số là một khái niệm rất rộng. Nó vừa
có đối tượng là một ngôn ngữ cụ thể, vừa có đối tượng là những vấn đề ngôn ngữ
của cả một vùng lãnh thổ. Và liên quan tới vấn đề ngôn ngữ là vấn đề văn hóa.
1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ - văn hóa các dân tộc thiểu số là một khái niệm rất rộng. Nó vừa
có đối tượng là một ngôn ngữ cụ thể, vừa có đối tượng là những vấn đề ngôn ngữ
của cả một vùng lãnh thổ. Và liên quan tới vấn đề ngôn ngữ là vấn đề văn hóa.
Nhắc đến ngôn ngữ, người ta có thể dễ dàng hình dung ra nó như một điều
hiển nhiên tồn tại trong đời sống của con ngươi và chẳng có lí do gì phải bận tâm
tìm hiểu xem “ngôn ngữ là gì”.
Tuy nhiên, chính cái “ điều không đáng bận tâm” đó lại là câu một câu hỏi
lớn mà cho tới hiện nay vẫn chưa có một câu trả lời nào thực sự chính xác và toàn
diện. Ở đây, để là rõ khái niệm về ngôn ngữ, chúng tôi có thể dẫn ra một số quan
điểm của một số nhà Ngôn ngữ học như sau:
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao
tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người;
ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển của tư duy, truyền đạt truyền
thống văn hóa- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác [3]
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt của con người, nó là công cụ
giao tiếp quan trọng nhất, công cụ của tư duy và công cụ để sáng tạo nghệ thuật.
- “Ngôn ngữ là những tín hiệu được nói ra, được nghe thấy; tư duy của nhân
loại được biểu đạt chủ yếu là nhờ loại kí hiệu này”. “ Chúng ta coi ngôn ngữ là một
cơ chế vì lí do những cơ chế tương tự như thế tạo nên văn hóa”.
Từ những quan điểm trên đây, chúng ta có thể rút ra những nhận xét khái
quát nhất, trả lời cho câu hỏi “ngôn ngữ là gì”. Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín
2
2
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
hiệu đặc biệt, là công cụ của giao tiếp, là phương tiện của tư duy và đặc biệt hơn
nữa, nó là nhân tố cấu thành văn hóa, lưu giữ và truyền tải văn hóa.
2.Văn hóa
- Văn hóa: Cũng như ngôn ngữ, quan điểm thế nào là văn hóa cũng vẫn đang
là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. E.B. Taylor - nhà Nhân loại học người nước Anh thế
kỉ 19 định nghĩa rằng: “văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người nói
chung gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán và một số
năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành
viên của xã hội”.
Theo UNESCO, văn hóa “là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là cội nguồn trực tiếp của sự phát
triển”.
Có rất nhiều những nhận định cũng như cách hiểu, cách quan niệm khác
nhau về văn hóa. Vì vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không phải
lúc nào cũng là một điều dễ dàng. Ở trong bài viết này, để tiện cho quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu, chúng tôi thống nhất dựa theo định nghĩa về văn hóa đã được
UNESCO đưa ra, đó là văn hóa là sản phẩm của con người và là cội nguồn trực
tiếp của sự phát triển.
- Văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người
Văn hóa tộc người: văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố về tiếng nói,
chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lí tình
cảm, phong tục, lễ nghi,…khiến người ta phân biệt tộc người này với tộc người
khác. Văn hóa tộc người là nên tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tộc người.
3
3
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Một dân tộc bị đồng hóa, tức là bị mất văn hóa riêng thì ý thức của tộc người trước
su gì cũng sẽ bị mai một.
Văn hóa tộc người trước tiên phải kể đến là ngôn ngữ mẹ đẻ, trang phục, đặc
biệt là trang phục nữ, tín ngưỡng, lễ nghi, vốn văn hóa dân gian truyền miệng.
Văn hóa của tộc người: văn hóa của tộc người là tổng thể những hiện
tượng văn hóa trong diện mạo hiện tại của tộc người đó, không kể các yếu tố văn
hóa đó có sắc thái về tộc người hay trung tính về tộc thuộc
Theo “ Văn hóa văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam”- Ngô Đức Thịnh-
NXB KHXH 2006
3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Ngôn ngữ và văn hóa - hai phạm trù tuy không bao giờ là một song lại có
mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. “Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa,
đồng thời cũng là một hợp phần, thậm chí là hợp phần quan trọng nhất”. Thông
qua ngôn ngữ, bức tranh về thế giới của một tộc người sẽ được vẽ lên, và qua đó, ta
hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…của tộc người đó. Cũng
đồng thời, qua những trải nghiệm văn hóa xã hội dưới cái nhìn của cộng đồng, tộc
người cũng sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức nhất định, hiểu biết nhất
định về cách mà ngôn ngữ được sử dụng.
Bàn về vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng
tình rằng, khi nói tới ngôn ngữ, chúng ta không thể không xét tới cái nền văn hóa
sản sinh ra nó và ngược lại, chúng ta cũng không thể gạt bỏ đi những yếu tố văn
hóa bao trùm lấy cái ngôn ngữ mà chúng ta đang quan tâm. Đỗ Hữu Châu trong bài
viết “ tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ tháng 10/2000
cho rằng “ngôn ngữ là công cụ của văn hóa bời vì không có ngôn ngữ, không có
4
4
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
một hoạt động văn hóa nào có thể diễn ra được”, “phương tiện để kí ức hóa các
hiểu biết văn hóa là ngôn ngữ”. Hay như Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp trong
cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” cũng khẳng định “ ngôn ngữ là nhân tố quan trọng
bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nên nền văn hóa dân tộc. Mặt khác, cũng
chính ngôn ngữ đóng vai trò như một tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu
giữu và chuyển tải văn hóa từ người này tới người khác, từ thế hệ trước sang thế hệ
sau. Không có ngôn ngữ, chắc hẳn văn hóa không thể được lưu truyền như vậy; bởi
vì lịch sử, nền tảng văn hóa xã hội, quá trình tiến hóa, phương thức canh tác, sản
xuất, tín ngưỡng, phong tục tập quán…của mỗi tộc người bao giờ cũng được ghi
lại, được phản ánh trong chính ngôn ngữ của tộc người đó”.
Có thể nói, nếu thiếu những hiểu biết mang tính văn hóa thì thật khó để có
hiểu một cách toàn diện ý nghĩa của những ngôn ngữ truyền tải chúng; và cũng thật
khó nếu thiếu ngôn ngữ,thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể có được những hiểu
biết, những tri thức về văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc.
NỘI DUNG
Nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa tộc người chưa bao giờ là đề tài có giới
hạn. Tuy nhiên cho tới nay, bức tranh về ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc của
nước ta nói chung và các dân tộc thuộc nhánh ngôn ngữ Môn- Khơ me nói riêng
vẫn đang chỉ là những bộ khung, những nét vẽ hết sức đơn giản.
5
5
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Ở trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin được phép trình bày những hiểu biết
của chúng tôi về ngôn ngữ và những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc thuộc
ba nhóm ngôn ngữ nằm trong nhánh Môn- Khơ me của họ ngôn ngữ Nam Á là Ba
Na, Khơ Me và Ka Tu.
Thuật ngữ chúng tôi sẽ sử dụng trong bài viết này sẽ là :
- Họ ngôn ngữ (family) dùng để chỉ khái niệm “ một họ ngôn ngữ là một tập
hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác lập được những nét chung cho phép
giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội nguồn theo những quy luật
nhất định” - Trần Trí Dõi
- Nhánh ngôn ngữ là một bộ phận của họ ngôn ngữ nhất định bao gồm
những ngôn ngữ có những nét giống nhau nhiều hơn những ngôn ngữ thuộc bộ
phận khác hay một nhánh khác trong cùng một họ
- Nhóm ngôn ngữ là những bộ phận ngôn ngữ mỗi nhánh có sự gần gũi nhau
nhiều hơn so với những ngôn ngữ nằm trong nhóm khác của cùng một nhánh.
Có thể trong bài viết của chúng tôi bắt gặp những thuật ngữ như “ngữ hệ”,
“chi”…của các học giả khác nhau.
1.Bức tranh về ngôn ngữ và văn hóa
1.1 Về ngôn ngữ
Số lượng tộc người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Môn- Khơ me bao gồm
21 tộc người, nhiều nhất so với số lượng các tộc người nói các ngôn ngữ thuộc các
nhánh khác trong họ ngôn ngữ Nam Á. “Ngôn ngữ của các tộc thuộc nhóm Môn-
Khơ me có sự thống nhất và gần gũi bởi khối lượng lớn các từ cơ bản, bởi cấu tạo
từ các tiền tố, hậu tố, bởi phương thức cấu tạo từ. Đó là các tộc bản địa ở Việt Nam
6
6
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
và Đông Dương, quen sinh sống ở môi trường cảnh quan đến sườn núi và cao
nguyên, canh tác nương rẫy là chính. Làng là tổ chức xã hội mang tính cộng đồng
cao. Xưa kia xã hội bị phụ thuộc vào các tộc láng giềng, tín ngưỡng đa thần, văn
hóa giữ lại nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy nên mang tính bản địa cao, ít chịu
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa hay Ấn Độ (trừ Khơ Me)”- (Văn hóa văn hóa
tộc người và văn hóa việt nam - Ngô Đức Thịnh).
1.1.1 Nhóm Khơ Me
- Ở Việt Nam, nhóm này gồm có 2 ngôn ngữ, là tiếng nói của hai dân tộc là
dân tộc Khơ Me ở Nam Bộ và Rơnăm ở huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum với tổng số
người nói là 859 526 người (1989). Cả hai ngôn ngữ này vừa có mặt ở nước ta, vừa
có mặt ở Lào và Campuchia (Theo Trần Trí Dõi - Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam)
- Tuy nhiên, theo sự phân loại do R. Parkin tập hợp (A Guide to
Austroasiatic Speaker and their languages, University of Hawaii Press, Honolulu
1991- dẫn theo Trần Trí Dõi) thì nhóm này chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là ngôn
ngữ Khơ Me, là ngôn ngữ có rất ít phương ngữ.
Ở đây chúng tôi sẽ trình bày những đặc điểm về văn hóa và ngôn ngữ của
nhóm này dựa theo quan điểm của Trần Trí Dõi, tức là nhóm ngôn ngữ này bao
gồm hai ngôn ngữ thành viên là tiếng Khơ Me và Rơ năm.
- Về chữ viết, trái với người Khơ Me có hệ thống chữ viết ra đời từ rất sớm
( khoảng thế kỉ III) thì ngôn ngữ của người Rơnăm hiện vẫn chưa có chữ viết
- Tình hình sử dụng ngôn ngữ
Tiếng Khơ Me:
Hầu hết người nông dân Khơ Me sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai,
7
7
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
dùng trong giao tiếp xã hội, đấy là chưa kể ngay trong bản thân ngôn ngữ
Khơ Me cũng tiếp thu một số vốn từ Việt vào trong văn hóa của ngôn ngữ mình
(Đặng Việt Bích- tìm hiểu văn hóa dân tộc- nhà xuất bản văn hóa thông tin)
Tiếng Rơ năm:
Điều tra về năng lực ngôn ngữ cho thấy trạng thái song ngữ Rơ năm- Việt
và Rơ năm - Giarai diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là trạng thái song ngữ Rơ năm-
Việt
Ở trong phạm vi làng tiếng Rơ năm có vị trí cao nhất, sau đó là tiếng Việt.
Tiếng Giarai, một ngôn ngữ phổ thông vùng hoàn toàn không xuất hiện trong đời
sống của người Rơ năm. Tuy nhiên thì ra đến phạm vi xã thì tình hình lại có xu
hướng khác, tiếng Giarai được sử dụng nhiều hơn trong các công việc giao dịch
hành chính (Theo Phan Lương Hùng- tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Rơ
năm ở làng Le - tạp chí ngôn ngữ số 262, tháng 3/2011)
1.1.2 Nhóm Ba Na
- Đây là nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Môn- Khơ me có nhiều ngôn ngữ
thành phần nhất ở Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta thuộc nhóm
này thì được chia làm hai tiểu nhóm là tiểu nhóm Bana Bắc và tiểu nhóm Ba na
Nam
Tiểu nhóm Ba Na Nam gồm năm ngôn ngữ là tiếng Kơ Ho, tiếng Mnông,
tiếng Xtiêng, tiếng Mạ và tiếng Chơ Ro.
Tiểu nhóm Ba na Bắc gồm sáu ngôn ngữ là tiếng Ba na, tiếng Xơ Đăng, tiếng
Hrê, tiếng Gié- Triêng, tiếng Co và tiếng Brâu
- Hầu hết các ngôn ngữ này đều không có chữ viết cổ, phần lớn chữ viết hiện
có đều được người phương Tây xây dựng trên cơ sở chữ La tinh.
8
8
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
- Việc xác định các thành phần ngôn ngữ cũng như sự phân chia, xác định
phương ngữ của mỗi ngôn ngữ trong nhóm cho tới nay vẫn chưa thực sự được
nghiên cứu, quan tâm, vẫn là một công việc còn bỏ ngỏ.
1.1.3 Nhóm Ka Tu
- Ở về phía Bắc của nhóm ngôn ngữ Ba Na, nhóm Ka Tu ở Việt Nam gồm
có ba ngôn ngữ thành viên, đó là ngôn ngữ của các dân tộc Bru- Vân Kiều, Tà Ôi,
Cơ Tu. Số lượng người nói ngôn ngữ thuộc nhóm Ka Tu ở Việt Nam là vào
khoảng 103 143 người ( 1989) trong đó tiếng Bru- Vân Kiều là ngôn ngữ có
nhiều người nói nhất
- Cũng như nhiều các ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác, các ngôn ngữ thuộc
nhóm này cũng không có chữ viết cổ, chữ viết hiện nay đều được người phương
Tây xây dựng trên hệ chữ La Tinh
1.2 Về văn hóa
1.2.1 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ me
* Điểm chung
+ Về kiến trúc
Nhà truyền thống của cả hai dân tộc này đều là nhà sàn, tuy nhiên hiện nay,
phần lớn đã được xây dựng lại theo kiến trúc hiện đại
+ Phong tục tập quán
Chế độ mẫu hệ là điểm chung dễ thấy nhất ở hai dân tộc này, tuy nhiên đối
với người Rơ năm, chế độ mẫu hệ đang dần chuyển nhanh sang chế độ phụ quyền
* Điểm khác biệt:
- Nơi sinh sống, nhà cửa
9
9
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
+ Người Rơ năm: hiện nay chỉ sinh sống tại làng Le Rơ- măm tại huyện Sa
Thầy tỉnh Kon Tum
+ Người Khơ Me: phân bố rộng khắp ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
- Phong tục tập quán, tín ngưỡng
+ Người Rơ năm : Tính chất hôn nhân của họ đang ở giai đoạn tiến lên chế
độ phụ hệ. Sau ngày cưới đôi vợ chồng trẻ sống bên nhà vợ 4-5 năm rồi về ở bên
nhà chồng hoặc cư trú luân phiên cả hai bên. Việc ly dị rất ít xảy ra.
Người chết được đặt ở mặt trước ngôi nhà, đầu hướng vào trong, mặt nhìn
nghiêng. Việc chôn cất sẽ được tiến hành vào một hai hôm sau. Các ngôi mộ xếp
theo hàng lối sao cho mặt người chết không nhìn hướng vào làng. Một số ít ngôi
mộ chôn chung, từ 2 đến 3 người, thường là những người thân trong gia đình.
Trong lễ bỏ mả có hai người đeo mặt nạ (một nam, một nữ) đánh trống nhảy múa.
Mặt nạ nam có hai sừng trên đầu, mặt nạ nữ có hai chiếc răng nanh. Kết thúc lễ bỏ
mả, hai chiếc mặt nạ được treo lại trên nhà mồ.
Thờ cúng: Người Rơ Măm quan niệm "vạn vật hữu linh", cả linh hồn con
người sau khi chết cũng là lực lượng siêu nhiên đầy quyền lực và bí ẩn. Ðó là
những đối tượng mà họ thờ cúng để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một
trong những lực lượng siêu nhiên được người dân thờ cúng nhiều nhất là thần lúa.
Họ cúng thần lúa vào ngày bắt đầu trỉa giống, khi lúa lên đòng, trước ngày tuốt
lúa để cầu mong một mùa rẫy bội thu
+ Người Khơ me
Thờ cúng: Tục hỏa thiêu đã có từ lâu. Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp
"Pì chét đẩy", xây cạnh ngôi chính điện trong chùa.
10
10
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Thờ Phật, tổ tiên và thực hành các nghi lễ nông nghiệp, tín ngưỡng dân gian
như cúng thần ruộng (neak tà xiê), gọi hồn lúa (ok ang leok), thần mặt trăng (ok
ang bok). Ngoài ra, vẫn tồn tại những dấu vết tàn dư còn lại của Bà la môn giáo
trong đời sống (theo Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam-
www.vinaculto.vn)
- Sinh hoạt văn hóa
+ Người Rơ năm: lễ tết được tiến hành theo chu kỳ sản xuất hay chu kỳ đời
người đều có hiến tế các con vật như: gà, lợn hoặc trâu. Ngày lễ lớn nhất thường
được tổ chức sau khi thu hoạch mùa rẫy. Các gia đình trong làng làm lễ mừng kế
tiếp nhau, có thể mỗi ngày một gia đình hay 4-5 ngày một chủ hộ giết lợn, gà, thậm
chí tổ chức đâm trâu mời bà con trong làng tới dự. Sau lễ mừng lúa mới là thời
điểm diễn ra hàng loạt đám cưới của nam nữ thanh niên và lễ bỏ mả cho người đã
chết
Những làn điệu dân ca, những bài hát giao duyên của nam nữ thanh niên,
những câu chuyện kể của người già với bộ nhạc cụ gồm chiêng, trống và các loại
đàn, sáo được làm ra từ nguồn tre, nứa trong rừng là yếu tố chính tạo dựng nên
nền văn nghệ dân gian của cư dân nơi đây.
+ Người Khơ me : Người Khmer có các hình thức cư trú sau: tụ tập thành
các xóm, nền văn nghệ dân gian của cư dân nơi đây.làng (Phum, tróc) hoặc xen kẽ,
hoặc riêng biệt với các xã ấp của người Việt và người Hoa, cư trú theo từng dải dài
trên các giồng (phxo), lớp phù sa cổ sinh, cư trú theo hình “vành khăn” như các
làng quanh chân núi Ba Thé, vùng bảy Núi An Giang.
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của
đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu.
11
11
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau
dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa
thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer.
Ðồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền vãn hóa
nghệ thuật rất ðộc ðáo. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe
ngo Hàng nãm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc.
Ðồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới),
lễ Phật đản, lễ Ðôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng) (theo Cổng
thông tin điện tử Chính phủ)
1.2.2 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ba Na
- Các dân tộc thuộc tiểu nhóm Ba Na Nam
+ Cư trú: số dân của các dân tộc trong tiểu nhóm này không quá lớn, dao
động chỉ từ vài chục nghìn tới khoảng hơn một trăm nghìn người (2009)
Các dân tộc trong tiểu nhóm Ba Na Nam cư trú chủ yếu ở khu vực Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ
+ Kiến trúc: Nhà truyền thống của các dân tộc hầu hết là nhà sàn, tuy nhiên
tùy từng địa bàn cư trú mà kiểu nhà lại được thay đổi cho phù hợp với địa hình
cũng như khí hậu.
Một vài dân tộc hiện nay cũng không còn giữ được kiến trúc của nhà
truyền thống nữa mà thay vào đó đã là những ngôi nhà theo lối kiến trúc của những
dân tộc khác, như dân tộc Chơ Ro đã dựng nhà theo lối kiến trúc của người Việt.
12
12
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
+ Phong tục, tập quán, tín ngưỡng: chế độ mẫu hệ là điều dễ nhận thấy ở
hầu hết các dân tộc trong tiểu nhóm ngôn ngữ này. Người phụ nữ là người có vai
trò quan trọng trong gia đình, trong hôn nhân thì đóng vai trò chủ động, sau khi kết
hôn thì thường người đàn ông sẽ về nhà vợ.
Tuy nhiên thì ở tộc người Chơ Ro thì lại có phần hơi khác. Người Chơ
Ro coi vai trò của người đàn ông và phụ nữ trong gia đình là như nhau.
Các dân tộc đều thờ cúng những vị thần thiên nhiên theo quan điểm
truyền thống của tộc người mình. Các dân tộc đều có nên kinh tế nông nghiệp, dựa
vào thiên nhiên và trong các nghi lễ cúng tế, họ đều lựa chọn những sản phẩm
nông nghiệp để cúng tế thần linh như trâu, bò, lợn, gà, dê và đặc biệt không thể
thiếu được là rượu. Bàn thờ luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất và tôn nghiêm
nhất trong nhà
+ Sinh hoạt văn hóa: người dân đều tập trung sinh sống thành một cộng
đồng gọi là làng hoặc là Bon. Đứng đầu là các già làng hay Bon trưởng, là những
người lớn tuổi có uy tín cao trong cộng đồng. Nơi tập trung sinh hoạt của người
dân trong làng, trong Bon thường là nhà Rông.
Các dân tộc đều có những hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng và mang
những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt. Các loại trang sức như vòng cổ, hoa tai là
các loại trang sức không thể thiếu.
- Các dân tộc thuộc tiểu nhóm Ba Na Bắc
+ Cư trú: phần lớn dân số thuộc tiểu nhóm này cư trú ở khu vực Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ.
Dân số của các dân tộc trong nhóm có sự khác biệt rất lớn, có những dân
tộc có số dân lên tới hàng trăm nghìn người nhưng cũng có dân tộc chỉ có hơn 3
trăm người ( dân tộc Brâu - 397 người)
+ Kiến trúc: Nhà hầu hết là nhà sàn nhưng hiện nay người dân của một số
dân tộc dần chuyển qua làm nhà đất.
13
13
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
+ Phong tục tập quán, tín ngưỡng: hình thức luân cư sau hôn nhân là điều dễ
bắt gặp thấy trong văn hóa của các dân tộc thuộc tiểu nhóm này. Luân cư hình thức
chú rể sau khi kết hôn sẽ chuyển sang bên nhà vợ trong một khoảng thời gian nhất
định rồi sau đó hai vợ chồng mới về nhà chồng sinh sống.
Tín ngường thờ đa thần là hình thức tín ngưỡng phổ biến của các dân tộc
thuộc tiểu nhóm Ba Na Bắc
+ Sinh hoạt văn hóa: nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa tập trung của làng,
đứng đầu làng là các già làng, là người giàu có và có uy tín trong làng
Các dân tộc đều có những bài dân ca truyền thống đặc sắc, có nhiều loại
nhạc cụ, đặc biệt là bộ Cồng Chiêng của dân tộc Gié - Triêng.
1.2.3 Văn hóa của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu
- Cư trú : các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Tu cư trú tập trung chủ yếu
là ở các tỉnh Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…
Dân số của các dân tộc thuộc các nhóm này chỉ dao động trong mức vài
chục nghìn người
- Kiến trúc: người dân ở nhà sàn, quần tụ thành một làng
- Phong tục tập quán:
+ Người Cơ Tu: Người Cơ Tu ăn Tết vào khoảng tháng giêng, tháng hai
dương lịch sau mùa lúa tuốt.
Lễ hội lớn nhất của làng là lễ hội đâm trâu
+ Người Bru - Vân Kiều: Theo tục lệ, việc con trai cô lấy con gái cậu được
khuyến khích, viêc kết hôn giữa vợ góa với anh hoặc em chồng cũng như giữa
chồng góa với chị hoặc em vợ đều được chấp thuận.
Người Bru – Vân Kiều chú trọng thờ cúng tổ tiên. Theo họ, hiện thân của
“linh hồn” các thân nhân quá cố là những mảnh nồi, mảnh bát… đặt trong chòi nhỏ
dựng riêng. Họ rất tin vào các thần linh: Thần Lúa, Thần Bếp Lửa, Thần Núi,
Thần Đất, Thần Sông nước, …
Người Bru – Vân Kiều có nhiều lễ cúng khác nhau trong quá trình canh tác
lúa rẫy nhằm cầu mùa, gắn với các khâu phát, trỉa và thu hoạch. Đặc biệt lễ thức
trước dịp trỉa lúa diễn ra như một ngày hội của dân làng. Trong một đời người, mỗi
14
14
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
người cũng có hàng loạt nghi lễ cúng quải về bản thân mình: khi ra đời, lúc đau
ốm, khi qua đời… Lễ cúng có đâm trâu là lễ trọng nhất. Tết đến từng làng sớm
muộn khác nhau, nhưng đều vào thời gian sau kì tuốt lúa.
+ Dân tộc Tà Ôi: Có rất nhiều lễ cúng, liên quan đến sức khỏe, tài sản, việc
ngăn chặn dịch bệnh, việc làm rẫy, vv Những lễ lớn đều có đâm trâu, tế thần và
trở thành ngày hội trong làng.
Gắn với chu kì canh tác có những lễ thức quan trọng nhằm cúng cầu Thần
Lúa, mong bội thu, no đủ.
Tết cổ truyền vào thời kì nghỉ ngơi sau khi tuốt lúa, trước mùa rẫy mới.
- Sinh hoạt văn hóa: Mỗi làng của đồng bào đều có 1 ngôi nhà chung, là nơi
sinh hoạt văn hóa chung của cả làng. Cũng như các dân tộc khác, đứng đầu mỗi
làng là các già làng, là người có uy tín cao và là người giàu có trong làng
Vốn tục ngữ, ca dao, kho truyện cổ của các dân tộc khá phong phú, nhạc cụ
gồm nhiều loại như tù, cồng chiêng…
Có rất nhiều lễ cúng, liên quan đến sức khỏe, tài sản, việc ngăn chặn dịch
bệnh, việc làm rẫy…
2. Tình hình nghiên cứu các ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người
thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ Me, Ba Na, Ka Tu ở Việt Nam.
“Ở nước ta,vấn đề nhạy cảm của ngôn ngữ dân tộc cũng như văn hóa dân tộc
bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các dân tộc trong tiến trình lịch sử. Có thể nói Việt
Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ. Ở đây có mặt hầu hết các dân tộc thuộc các
dòng ngôn ngữ ở ở Đông Nam Á”.
“Rất nhiều dân tộc ít người sống xen kẽ với nhau, thậm chí có những nhóm
nhỏ bị tách biệt, có nguy cơ mất tiếng mẹ đẻ nhưng ngôn ngữ của họ lại giữ vai trò
hết sức quan trọng trong việc xác định quan hệ cội nguồn của các nhóm ngôn
ngữ.”
15
15
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
“Ngoài ra còn nhiều dân tộc trong quá trình du canh du cư, trải qua nhiều lần
tiếp xúc với các dân tộc khác đã bỏ tiếng mẹ đẻ để sử dụng ngôn ngữ của các dân
tộc khác” (Giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân
tộc ít người ở Việt Nam- vấn đề và giải pháp - GS.TS Phạm Đức Dương- tạp chí
NN 10/2000).
2.1 Những vấn đề về đặc điểm ngôn ngữ
Do thuộc cùng một nhánh ngôn ngữ, vì vậy mà các ngôn ngữ thuộc các
nhóm này đều mang những đặc điểm chung nhất định của nhánh Môn- Khơ Me. “
Nhóm Môn- Khơ Me có số lượng người lớn nhất so với các nhóm khác: 21 tộc
người, chiếm non nửa số tộc người ở nước ta. Ngôn ngữ của các tộc thuộc nhóm
Môn- Khơ Me có sự thống nhất và gần gũi bởi khối lượng lớn các từ cơ bản, bởi
cấu tạo từ gồm các tiền tố, hậu tố, bởi phương thức cấu tạo từ.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu nhưng “ đến năm 1975,
gần 50 ngôn ngữ và các tiếng địa phương đã được tiến hành điều tra (chủ yếu là về
mặt từ vựng và ngữ âm)”.
Các ngôn ngữ thuộc nhóm Ba Na, Khơ me, Ka Tu là những ngôn ngữ nhận
được khá nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. “ từ năm 1975
đến nay, viện ngôn ngữ học đã hợp tác với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Trị Thiên,
Đắc Lắc, Quảng Nam… trong nghiên cứu cải tiến bộ chữ Cơ Ho, Ta ôi, Bru- Vân
Kiều, Cơ Tu, Gia Glai, Ba Na, Hrê, Chăm. Hàng loạt các từ điển song ngữ đã được
biên soạn xong và xuất bản: từ điển Việt - Cơ Ho (1983), từ điển Việt- Cơ Tu
(2007), từ điển Cơ Tu- Việt (2007). Những tập ngữ vựng đối chiếu đã được biên
soạn và sử dụng trong dạy và học ở địa phương: ngữ vựng Việt- Cơ Tu, ngữ vựng
Cơ Tu- Việt, ngữ vựng Ba Na - Việt, ngữ vựng Việt- Ba Na, ngữ vựng Việt- Hrê,
ngữ vựng Hrê - Việt, ngữ vựng Chăm Hroi- Việt, ngữ vựng Việt - Chăm- Hroi.
16
16
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Các sách dùng để dạy và học tiếng đã được biên soạn và xuất bản: sách học tiếng
Pakôh- Ta ôi (1986), sách học tiếng Bru - Vân Kiều (1986), sách học tiếng Êđê.
Một số sách miêu tả ngôn ngữ dưới hình thức chuyên khảo đã được xuất bản: ngữ
pháp tiếng Kơ Ho (1985), tiếng Rục (1993), tiếng Ka Tu- cấu tạo từ (1995), tiếng
Ka Tu (1998)”…
Các nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ thuộc ba nhóm này với các ngôn ngữ
thuộc nhóm khác cũng như các ngôn ngữ trong cùng một nhóm cũng đã được tiến
hành so sánh đối chiếu với nhau. Có thể dẫn ra một vài ví dụ cũng như kết quả
nghiên cứu của các học giả như:
- Theo Nguyễn Văn Lợi trong bài viết “các ngôn ngữ nhánh Việt ( Vietic) ở
trung Đông Dương và vấn đề Lịch sử tiếng Việt” tại hội thảo Khoa học “Những
vấn đề ngôn ngữ và văn hóa”, ông không sử dụng thuật ngữ “nhóm” mà thay vào
đó ông gọi là “nhánh”. Cũng trong bài báo cáo này, ông đã dẫn ra quan điểm của
Huffman cho rằng “Việt và Mường có 33% từ chung với các ngôn ngữ Katuic và
Bahnaric”, “tỉ lệ từ chung của Việt, Mường, Rục với các ngôn ngữ Katuic,
Bahnaric, Khmeric cao hơn hẳn tỉ lệ từ chung với ngôn ngữ Phlaungic, Khmuic và
Mangic”. Cũng theo tác giả, “ Rục có 20 - 23% từ chung với nhánh Phlaungic,
Mangic trong khi ngôn ngữ này có 30 - 35% từ chung với các ngôn ngữ nhánh
(nhóm) Katuic và Bahnaric. Như vậy về mặt thống kê từ vựng, nhánh (nhóm) Việt
(Vietic) có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ thuộc chi Môn - Khmer Đông như
nhánh (nhóm) Bahnar và đặc biệt là Katu. Ngoài ra, theo Difloth, giữa nhánh
(nhóm) Việt và nhánh (nhóm) Ka Tu còn chia sẻ một số những cách tân chung
trong quá trình biến đổi ngữ âm. Dựa trên những cơ sở này, ngày càng có nhiều
học giả cho rằng nhánh (nhóm)Việt thuộc chi (nhánh)Môn - Khmer Đông, dòng
Môn- Khmer, ngữ hệ Nam Á. Ngoài ra, Vietic và Katuic có thể bắt nguồn từ một
17
17
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
gốc chung: ngôn ngữ Proto Viet - Katuic. Theo Diffoth, Proto Viet - Katuic tách
khỏi Proto Bahnar - Khmeric khoẳng 2800 năm trước Công nguyên”
- Vị trí của tiếng Tà ôi trong nhóm ngôn ngữ Ka Tu của Phan Xuân Thành
đăng trên tạp chí ngôn ngữ 1/1986. Theo đó, trong bài viết này, tác giả đã tiến hành
so sánh các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Tà Ôi với các tiếng khác
trong nhóm như Vân Kiều, Pa Kô và nhận thấy tỉ lệ vốn từ chung giữa tiếng Tà Ôi
và Vân Kiều là 41% và tỉ lệ vốn từ chung với tiếng Pa Kô là 76%.
- Bìa viết của Pogibenko về “cấu trúc bị động và hình thức thụ động trong
các ngôn ngữ Môn- Khơ Me (trên tư liệu tiếng Mạ)” trên tạp chí Ngôn ngữ số
1/1986
2.1.1 Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Khơ Me
Ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Khơ Me thì có 2 ngôn ngữ là Khơ Me và Rơnăm,
tuy nhiên, ngược lại với tiếng Khơ Me được các nhà nghiên cứu quan tâm khá
nhiều thì tiếng Rơ năm lại ít được chú ý nghiên cứu.
Các học giả trong nước quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu tiếng Khơ Me ở
Việt Nam như Tạ Văn Thông, Nguyễn Văn Lợi, Thái Văn Chải…với các công
trình nghiên cứu như “ hòa mã tiếng Khơ Me- Việt tại đồng bằng sông Cửu Long
và sự phát triển từ vựng tiếng Khơ Me tại Nam Bộ” của Đinh Lư Giang, “ngữ pháp
tiếng Khơ Me” của Vũ Đức Nghiệu.
* Tiếng Khơ Me
Tiếng khơ me ở đồng bằng sông cửu Long gồm ba phương ngữ là phương
ngữ Trà Vinh, phương ngữ Sóc Trăng và phương ngữ Rạch Giá. Tuy vẫn còn
18
18
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
nhiều vấn đề được đặt ra, song về cơ bản, chúng ta cũng đã có những hiểu biết nhất
định về ngôn ngữ này.
- Về mặt ngữ âm: có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về ngữ âm
tiếng Khơ Me như sau:
+ “Thêm một số tư liệu về quan hệ giữa các ngôn ngữ Mèo - Dao và Môn-
Khơ-Me” của Nguyễn Văn Lợi đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 1- 1973.
+ “Một số đặc điểm tiếng Khơ Me đồng bằng Sông Cửu Long” của Thái
Văn
Chải đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1986
+ “Hòa mã tiếng Khơ Me- Việt tại đồng bằng sông Cửu Long và sự phát
triển của tiếng Khơ Me Nam Bộ” của Đinh Lư Giang trên tạp chí ngôn ngữ số 267
tháng 8/2011.
Theo những nghiên cứu này, chúng ta có thể chỉ ra một vài đặc điểm về ngữ
âm của tiếng Khơ Me như sau:
Ngữ âm tiếng Khơ Me có xu hướng giản hóa âm tiết yếu (một số dd tiếng
Khơ Me đb Scl, tạp chí nn 1-1977).
Xu hướng giản hóa một số vần và có sự đối lập giữa hữu thanh và vô thanh
trong một số phụ âm ( Thái Văn Chải): về cơ bản tiếng Khơ ME Nam Bộ khá gần
với tiếng Khơ Me ở Cam Pu Chia, chỉ thay đổi về dạng thức ngữ âm (Nguyễn Văn
Lợi, tạp chí nn số 1-1973).
- Về mặt từ vựng: có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về ngữ âm
tiếng Khơ Me như sau:
19
19
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
+ “Một số đặc điểm tiếng Khơ Me đồng bằng Sông Cửu Long” của Thái
Văn Chải đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1986.
+ “Hòa mã tiếng Khơ Me- Việt tại đồng bằng sông Cửu Long và sự phát
triển của tiếng Khơ Me Nam Bộ” của Đinh Lư Giang trên tạp chí ngôn ngữ số 267
tháng 8/2011
Theo những nghiên cứu này, chúng ta có thể chỉ ra một vài đặc điểm về từ
vựng như sau:
Từ vựng của ngôn ngữ Khơ Me vay mượn khá nhiều từ tiếng Việt. Có
những từ tiếng Việt mà tiếng Khơ Me cũng có nhưng do tính thời sự của những từ
tiếng Việt này khá mạnh nên người Khơ Me thường dùng nó nhiều hơn là dùng từ
Khơ Me.
Các từ “ban”, “t’râw” trong tiếng Khơ Me khá tương đồng với các từ “bị,
được, phải” trong tiếng Việt. Chúng đều là những động từ và ý nghĩa từ vựng của
chúng thể hiện một cách khá rõ rệt.
- Về ngữ pháp: có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Khơ Me như sau:
+ Một số đặc điểm tiếng Khơ Me đồng bằng Sông Cửu Long” của Thái Văn
Chải đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1986
- So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ “bị, được, phải” trong tiếng Việt với
“ban, t’râw” trong tiếng Khơ Me của Vũ Đực Nghiệu trên tạp chí ngôn ngữ 3/2002
Theo những nghiên cứu này, chúng ta có thể chỉ ra một vài đặc điểm về ngữ
pháp như sau. :
20
20
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Những từ “ban, t’râw trong tiếng Khơ Me mang ý nghĩa tiếp thụ và hoàn
toàn có khả năng đòi hỏi bổ ngữ ở phái sau và các loại bổ ngữ ấy khá đa dạng.
Chúng đều hoạt động trong khuôn khổ vị ngữ của câu.
- Chữ viết: có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Khơ Me như sau:
- Một số đặc điểm tiếng Khơ Me đồng bằng Sông Cửu Long” của Thái Văn
Chải đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 1986
- Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số của Trần Trí Dõi
Theo những nghiên cứu này, chúng ta có thể chỉ ra một vài đặc điểm về ngữ
âm như sau:
Đây là ngôn ngữ có chữ viết khá sớm, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa
Ấn. “tiếng nói và chữ viết được nhân dân Khơ Me Nam Bộ tôn trọng và giữ gìn
trong sự kết hợp chặt chẽ giữa ba dạng: Đom rai (tiếng thường), Pali và Sanxcrit.
Tiếng nói và chữ viết Khơ Me đã có khả năng diễn đạt và thể hiện những
vấn đề khác nhau của khoa học, văn học, và xã hội” (Theo Trần Trí Dõi).
Dạng chữ Khơ Me truyền thống khó viết và khó nhớ hơn dạng chữ La Tinh
hóa. Mặt khác nó lại được ghi lại theo cách phát âm theo đúng chính tả hiện hành
chứ không ghi theo khẩu ngữ, do đó khi đọc lên có vẻ xa lạ với ngôn ngữ thường
ngày. Đó là những nguyên nhân khiến chữ Khơ Me truyền thống khó phổ cập
trong đông đảo quần chúng.
- Vấn đề còn đặt ra:
21
21
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Chữ viết của ngôn ngữ này cần được nghiên cứu kĩ hơn cũng nhưvấn đề phổ
cập chữ viết trong cộng đồng cần được chú trọng quan tâm.
Tiếng Khơ Me đồng bằng SCL cần được nghiên cứu kĩ hơn. Việc cải tiến
chữ viết, biên soạn từ điển và quy phạm ngữ pháp Khơ Me đang là những vấn đề
chủ yếu cần giải quyết.
- Mối quan hệ với các ngôn ngữ khác
Vấn đề xác định các mối quan hệ giữa tiếng Khơ Me và các ngôn ngữ khác
còn đang là vấn đề còn bị bỏ ngỏ.
* Tiếng Rơnăm
Như đã nói, tiếng Rơ năm là ngôn ngữ chưa được nghiên cứu nhiều. Hơn
nữa, số lượng người sử dụng ngôn ngữ này ở Việt Nam rất ít, do đó mà việc tìm
hiểu cũng gặp không ít khó khăn.
Bài viết tìm hiểu về “tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Rơ Năm ở làng
Le” (xã Mo Rai- Sa Thầy- Kon Tum) của Phan Lương Hùng ở tạp chí ngôn ngữ
3/2011 cho chúng ta thấy, trạng thái song ngữ Việt- Rơ năm, Rơ năm- Giarai diễn
ra khá phổ biến, đặc biệt là trạng thái Việt- Rơ năm. Ở trong phạm vi làng thì tiếng
Rơ năm có vị thế rất cao, sau đó mới đến tiếng Việt, tuy nhiên, ra tới phạm vi xã và
xa hơn, nó lại dường như mất vị thế.
Như vậy, còn rất nhiều vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ này.
Chúng ta chưa có những tri thức cụ thể về vấn đề ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đặc
biệt là làm thế nào để bảo vệ và phát triển ngôn ngữ khi mà ngôn ngữ này chưa có
chữ viết đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu và quản lí.
2.1.2 Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Ba Na.
22
22
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Hệ thống nguyên âm ở hầu hết các ngôn ngữ nhóm Ba Na có đối lập theo
âm vực, đối lập ngắn- dài, đối lập nguyên âm đơn- đôi.
* Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Ba Na Bắc:
- Tiếng Ba Na: Tiếng Ba Na đã được giới thiệu khá sớm, từ năm 1861, các
nhà nghiên cứu, các giáo sĩ đã đặt bộ chữ La Tinh cho dân tộc Bana và
người ta đã sử dụng loại chữ này để biên soạn từ điển Ba Na- Pháp xuất bản năm
1889
- Tiếng Xơ Đăng: Tiếng Xơ Đăng là một ngôn ngữ rất ít được nghiên cứu,
do
vậy chúng ta có kiến thức rất ít về ngôn ngữ này.
Năm 1977, Nguyễn Văn Lợi dựa vào so sánh từ vựng theo chỉ số 100 từ của
Swadesh cho biết rằng tiếng Mơnâm là một bộ phận của ngôn ngữ Hrê, tiếng
Rơgao và tiếng Kơtua là những ngôn ngữ độc lập với tiếng Xơ Đăng. Cách nhìn
nhận này cũng đã có người chấp nhận. như vậy vấn đề nội bộ các nhóm trong tiếng
Xơ Đăng cũng như bản than ngôn ngữ này còn đang bị bỏ ngỏ và đang chờ những
nghiên cưu đầy đủ về nó.
Vào những năm trước đây, người Mỹ đã làm chữ viết La tinh cho tiếng Xơ
Đăng.
- Tiếng Hrê: Tiếng Hrê chưa được cái nhà nghiên cứu quan tâm. Do đó,
người ta coi sự khác biệt của các vùng Hrê là những vùng với những tiếng địa
phương khác nhau.
Tiếng Hrê cũng như nhiều ngôn ngữ khác không có chữ viết cổ. Tuy nhiên
người ta cũng đã xây dựng những chữ viết dựa trên cơ sở chữ La tinh.
23
23
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Trước đây tiếng này đã được Nguyễn Văn Lợi xếp chung với nhóm Mơ
Năm để tạo thành một ngôn ngữ riêng, nằm trong nhóm Ba na Bắc. Tuy nhiên vẫn
cần có sự nghiên cứu thấu đáo hơn về ngôn ngữ này.
- Tiếng Gié- Triêng: Hiện nay tiếng Giẻ Triêng hay còn gọi là tiếng Gié
vẫn chưa được nghiên cứu nhiều nhưng cũng có vấn đề đang phải tranh luận. Đó là
việc có tác giả tách nhóm P’nong thành một nhóm ngôn ngữ độc lập nhưng cũng
có tác giả cho rằng đó là một phương ngữ của tiếng Giẻ Triêng và do đó ngôn ngữ
này có tới 4 nhóm là Gié, Triêng, Ve và P’nong.
Ngôn ngữ này chưa hề có chữ viết cổ và cũng như một số ngôn ngữ ở
Tây Nguyên, nó đã được người Mỹ làm chữ viết theo mẫu tự La tinh.
- Tiếng Co: Người ta biết đến ngôn ngữ của dân tộc này với tên là tiếng
Cua hay Cùa và có thể bao gồm 2 vùng địa phương là Cùa vùng cao và Cùa vùng
thấp. Tiếng Cùa ( hay Co) vẫn là một đối tượng chưa nhận được sự quan tâm nhiều
của các nhà ngôn ngữ học.
- Tiếng Brâu: là một ngôn ngữ chưa có chữ viết
Là một ngôn ngữ chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều nên những vấn đề
của tiếng Brâu cho tới nay chúng ta có những hiểu biết rất ít
* Các ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Ba na Nam
- Tiếng Kơ Ho: cũng như đã nói, cùng với nỗ lực của Viện ngôn ngữ cùng
tỉnh Lâm Đông, năm 1983 chúng ta đã có cuốn từ điển Việt- Kơ Ho (Tạ Văn
Thông- tên riêng trong tiếng Kơ Ho)
Đây là những nỗ lực đáng trân trọng của các nhà ngôn ngữ cũng như các
nhà quản lí, song còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta còn chưa có câu trả lời. Tiếng
24
24
Bài ểu luận giữa kì nhóm 5
Mnông: đã có một số nghiên cứu ngắn về tiếng Mnông như “lược sử cổ tự Phù
Nam- Khơme- Chăm” của Thái văn Chải và “từ vựng tiếng Mnông” của Hoàng
Thị Đường trong cuốn “tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam”. Những
chuyên luận nghiên cứu sâu về ngôn ngữ này vẫn chưa có
Đây là một ngôn ngữ không có chữ viết cổ. Phương án chữ La tinh đã được
người Mỹ xây dựng cho ngôn ngữ này.
Tiếng Mnông gồm có các tiếng địa phương là Mnông trung tâm, Mnông
phía Đông và Mnông Nam.
- Tiếng Xtiêng: đã có một số nghiên cứu nhỏ về ngôn ngữ này “vài nét về hệ
thống tiếng Stiêng” của Lê Khắc Cường trong cuốn “tiếng Việt và các ngôn ngữ
các dân tộc phía Nam.
Một vài nghiên cứu về ngôn ngữ này cho biết rằng tiếng Xtiêng có hai
phương ngữ chính là Bu Lơ và Bu Đeh ứng với hai nhóm địa phương người
Xtiêng.
Trong tiếng Xtiêng có hai kiểu từ ngữ âm được sử dụng để tạo nên lời nói:
từ đơn tiết và từ song tiết.
Tiếng Xtiêng không có chữ viết cổ và phương án chữ La tinh cũng đã được
xây dựng cho ngôn ngữ này.
- Tiếng Mạ: cũng đã có một vài nghiên cứu về ngôn ngữ này như trong bài
viết “ mối quan hệ của tiếng Kơ ho và tiếng Mạ” trong cuốn “ những vấn đề ngôn
ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á” của Tạ Văn Thông; “cấu
trúc bị động và hình thức thụ động của các ngôn ngữ Môn- Khơ- me (trên tư liệu
tiếng Mạ)” của Pogigenko
25
25