LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG : TRUYỆN" THỎ NGOAN"
Đối tượng dạy: Nhà trẻ nhóm 24 - 36 tháng
Thời gian : 15 - 20 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người dạy:
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, nhớ được tên truyên và tên nhân vật trong
chuyện, biết được một số hành động của các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ biết thể hịên tình cảm của bản thân với các nhân vật, biết nhận xét
đánh giá hành động của nhân vật ngoan hay không ngoan. Biết nói lời cám ơn
với người khác.
2. Kĩ năng:
- Nhằm phát triển kỹ năng thể hiện tình cảm qua hành động, lời nói .
- Kỹ năng nói đủ câu.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ có ý thức khi học bài. Biết đoàn kết và giúp đỡ mọi người
khi gặp khó khăn hoạn nạn.
II: CHUẨN BỊ: (chị sẽ gửi Dis VCD truyện Thỏ ngoan, bài hát trời nắng
trời mưa. Bộ rối dẹt truyện Thỏ ngoan cho em vào ngày mai)
1. Cô: Dis VCD truyện Thỏ ngoan, bài hát trời nắng trời mưa.
- Bộ rối dẹt truyện Thỏ ngoan
- Phiếu bé ngoan.
2. Trẻ: - Mỗi trẻ 1 con thú nhồi bông và mũ của con vật đó.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Múa hát Trời nắng trời mưa
Chúng mình cùng nhau làm các chú thỏ đi chơi
nhé. Khi hát hết bài thì cả lớp cùng cô chạy về nhà
của mình. (Chạy vào chỗ ngồi)
2. Hoạt động 2: Ai ngoan nhất?
Các chú thỏ đi chơi gặp trời mưa, các chú thỏ chạy
nhanh về nhà của mình rồi. Có chú thỏ nào bị ướt
không?
- các chú thỏ chạy rất nhanh nên không bị ướt, nếu
mà bị mưa ướt thì làm sao?
- Trẻ hát và làm theo cô
- Trẻ trả lời.
- ho, ốm…
- Thế mà có một bác gấu gặp trời mưa chẳng có
chỗ trú nên bị ướt hết đấy. Chúng mình hãy cùng
nhau xem phim xem ai là người giúp đỡ bác gấu
nhé.
* Cho trẻ xem phim Thỏ ngoan
- Giảng nội dung: Câu chuyện kể về bác gấu đang
đi thì gặp mưa bác đến nhà cáo xin trú nhờ nhưng
cáo không cho bác gấu trú nhờ. Bác lại đi đến nhà
thỏ, thỏ đã cho bác gấu trú nhờ và còn đốt lửa cho
bác sưởi đấy. Bác gấu rất cảm ơn bạn thỏ. Bạn thỏ
thật là đáng yêu.
- Qua câu chuyện con thấy ai ngoan?
Vì sao?
- Ai chưa ngoan?
Vì sao?
- Trong các nhân vật này, con yêu ai nhất? vì sao?
- Ai không được mọi người yêu? Vì sao?
- bạn thỏ rất ngoan vì đã cho bác gấu trú nhờ khi
trời mưa to, Bác gấu cũng rất ngoan vì đã biết cảm
ơn khi được thỏ giúp đỡ. Còn cáo không biết giúp
đỡ người khác là chưa ngoan. Chúng mình chơi
với bạn phải đoàn kết giúp đỡ bạn. Được ai giúp
đỡ phải biết cám ơn. Thế mới là bé ngoan.
* Cô kể lần 2: bằng tranh rối dẹt.
- Cô chỉ vào từng nhân vật trong câu chuyện để trẻ
nói tên (Thỏ, cáo, bác gấu).
- Trong câu chuyện cô vừa kể, Ai ngoan? Ai chưa
ngoan?
-Ai ngoan thì sẽ được tặng phiếu bé ngoan. Ai
chưa ngoan thì không được, phải cố gắng. Cô cho
trẻ lên cầm phiếu bé ngoan gài vào các con rối dẹt
(gài vào tặng Thỏ và Gấu). Vừa gài vừa nói: Thỏ
Ngoan, Gấu ngoan…
3. Hoạt động 3: Đóng giả bác Gấu và các chú
thỏ.
Cô đóng giả là bác gấu, còn các con là các chú thỏ
nhé.
- Cô nói: “bác Gấu đi chơi về gặp trời mưa,
mưa to quá… A nhà của các bạn thỏ đây rồi,
các bạn có cho bác Gấu trú nhờ không?.”
- Cô làm động tác vào nhà, rũ lông, lông khô
rồi. Bác gấu cám ơn các bạn thỏ nhé. Tạnh
mưa rồi, Bác gấu mời các bạn thỏ đi chơi
- Trẻ xem phim.
- Thỏ ngoan
- Vì Thỏ cho bác Gấu trú
nhờ.
- cáo chưa ngoan
- Vì Cáo không cho bác gấu
trú nhờ
- 2- 3 trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện.
- Trẻ nói tên các nhân vật trong
chuyện.
- Thỏ ngoan, gấu ngoan, Cáo
chưa ngoan
- Trẻ lên cầm phiếu bé ngoan gài
vào các con rối dẹt (gài vào tặng
Thỏ và Gấu). Vừa gài vừa nói:
Thỏ Ngoan, Gấu ngoan…
- Trẻ nói câu mời Bác gấu
“Bác Gấu ơi vào đây; Mời
bác ngồi; Mời bác vào
nhà….”
cùng bác gấu nào. (Cô cùng trẻ đi ra sân
chơi)
3. Hoạt động 3: Giúp bạn đội mũ
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 con thỏ bông hoặc gấu
bông, 1 số mũ thỏ, mũ gấu. Cho trẻ đội mũ giúp
các con thỏ, gấu…
Các bé ngoan khi chơi với bạn phải đoàn kết giúp
đỡ bạn. Bây giờ các bạn thỏ, bạn gấu muốn đi chơi
mà không biết tự đội mũ. Chúng mình hãy giúp
các bạn đội mũ nào.
- Đội mũ cho thỏ, cho gấu xong, cả lớp cùng bế thỏ
bông, gấu bông ra sân chơi.
- Trẻ đi ra sân chơi.
- Trẻ đội mũ giúp các con
thỏ, gấu…
- Trẻ bế thỏ bông, gấu bông ra
sân chơi.
Chị đưa ra 2 kiểu thực hiện HĐ3, Nếu cảm thấy HĐ nào phù hợp với em
thì em làm.