Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Cảm nhận của bản thân về phương ngữ nơi mình sống. So sánh với đặc điểm tiếng toàn dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.79 KB, 6 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cảm nhận của bản thân về phương ngữ nơi mình sống. So sánh với đặc điểm
tiếng toàn dân
Mở đầu
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia – phương tiện giao tiếp chung được sử dụng
rộng rãi trên khắp đất nước. Song, ở mỗi địa phương khác nhau, nó lại mang những
nét riêng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi một phương ngữ là một biến thể ngôn
ngữ nhất định, vừa khác biệt với tiếng toàn dân, vừa mang nét chung cho toàn vùng
phương ngữ.
Phương ngữ Hà Nội nằm trong hệ thống phương ngữ Bắc (PNB), tiêu biểu
cho PNB. Nhiều công trình khoa học đã bước đầu nghiên cứu đặc điểm từ vựng,
ngữ âm... vùng này. Trong bài viết này, do tính chất của một tiểu luận thiên về
nhận xét, đánh giá, chúng tôi chỉ xin đúc rút những nét khái quát về bộ mặt phương
ngữ Hà Nội (PNHN), cụ thể là khu vực nội thành, thông qua nguồn tư liệu lấy từ
quan sát cuộc sống hàng ngày.
Phạm vi không gian được nhắc đến trong bài viết này là khu vực nội thành
Hà Nội, gồm các quận như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,
Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai... Song, cần nhấn mạnh rằng vị trí của PNHN
là nằm trong hệ thống PNB. Bởi vì, PNB vốn được coi là nền tảng xây dựng nên
ngôn ngữ văn học Việt Nam. Do đó mà vùng PN này mang nhiều nét “hợp chuẩn”
và “chính thức” nhất, gần với tiếng toàn dân nhất. Hà Nội, với tư cách là thủ đô
nước Việt Nam, phương ngữ của nó đặc biệt thừa hưởng được truyền thống văn
học viết hoàn chỉnh và lâu đời. Đặc điểm này có ảnh hưởng quan trọng tới đặc
điểm từ vựng, ngữ âm của PN này.
Nội dung
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Từ vựng
- Về mặt từ vựng, trước hết có thể thấy hầu như vốn từ vựng của PNHN
trùng với vốn từ vựng của ngôn ngữ toàn dân. Đó là do thứ ngôn ngữ được dùng
chính thức trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài... ), trong các văn bản
hành chính và giáo dục được thực thi thường xuyên nhất, đều dặn nhất thường là ở


thủ đô của quốc gia.
- Vốn từ vựng của PNHN, cũng như PNB, có phần phong phú hơn PNT và
PNN. Nền tảng văn học không chỉ đảm bảo cho tính quy chuẩn cao mà còn khiến
mức độ, sắc thái biểu hiện được phân biệt tế nhị cho từng nghĩa một. VD: Ở PNN
“ốm” được dùng cho cả nghĩa “gầy” và “đau (ốm)”, ở PNB, tiêu biểu là PNHN, tồn
tại hai từ khác nhau để biểu hiện cho mỗi một nghĩa, một sắc thái khác nhau.
Tương tự với “thương” của PNN và “yêu”, “thương” của PNHN.
1.3. Một đặc điểm khác, đó là xu hướng phát âm từ mượn tiếng nước ngoài
(chủ yếu là tiếng Anh, Pháp) chính xác hơn vùng khác. VD: Nam Định, Thái
Bình..., thậm chí ngoại thành HN thường phát âm là “bin”, “(xe) bít” (hay “bút”),
còn nội thành HN phát âm là “pin”, “buýt”. Điều này không chỉ rõ ở lớp trí thức Hà
Nội mà phổ biến ở mọi đối tượng sống trong địa bàn.
2. Ngữ âm
Về ngữ âm, ở đây chúng tôi nhận xét theo quan điểm âm tiết của GS. Hoàng
Thị Châu: Âm tiết bao gồm phụ âm đầu, âm đệm, phần vần và thanh điệu.
- Thanh điệu:
Gồm cả 6 thanh như trong tiếng toàn dân, sắc thái âm vực và đường nét âm
điệu chuẩn.
- Âm đầu:
Giữ vị trí âm đầu là các phụ âm.
Số lượng phụ âm đầu của PNHN ít hơn so với tiếng toàn dân: chỉ có 20 âm
vị.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc điểm các phụ âm đầu tiếng Hà Nội giống với PNB, hệ thống phụ âm đầu
như sau:
Vị trí
Phương
thức cấu âm
Môi Răng Lợi Tiền
ngạc

Ngạc Mạc Hầu
Tắc Hữu
thanh
b d
Vô thanh p t (c) k .
Bật hơi t’
Mũi m n . .
Tắc xát (ts)
Xát Vô thanh f s .
Hữu
thanh
v z X h
Rung
Bên l
+ Ở đây, PNHN mất đi dãy phụ âm tiền ngạc: / /, / /, / / và phụ âm rung
/r/. Thay vào đó, / / chuyển thành /s/.
/ / chuyển thành /z/.
/r/ chuyển thành /z/.
/ /, /c/ chuyển thành /ts/ hoặc /c/.
Đáng lưu ý ở đây là trường hợp / /, /c/: phụ âm tiền ngạc / / không tồn tại
trong PN này, còn phụ âm ngạc, nổ, vô thanh /c/ vẫn còn tồn tại trong phát âm ở
một số người Hà Nội, song ở một số khác (đặc biệt là thế hệ trung niên và thanh
niên), nó có xu hướng được phát âm như một phụ âm tắc – xát đầu lưỡi – răng /ts/.
Những âm tiết có chứa âm vị / / (“tr” trong chính tả) sẽ được phát âm giống như
cách phát âm /c/ (“ch” của chính tả), nghĩa là, nếu một người phát âm /c/ (ch) là /ts/
thì / / (tr) cũng là /ts/, người khác giữ nguyên âm vị /c/ (ch) trong phát âm thì / /
(tr) cũng phát âm là /c/.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hướng biến đổi ở đây là chuyển vị trí cấu âm ra phía trước (âm tiền ngạc và
lợi chuyển thành phụ âm răng). VD: trong trắng: / / (/ /), chông

chênh: / / (hoặc / /), sao sáng: / /, giục giã:/ /, rung
rinh: / /...
+ Ngoài ra, còn có hiện tượng lẫn lộn /l/,/n/. Đây là hiện tượng khá phổ biến
ở PNB. Song, ở PNHN, lẫn lộn l/n chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không thành xu hướng, chủ
yếu ở trẻ em và thanh niên, phổ biến hơn ở người làm nghề buôn bán. Ở lớp trí thức
hầu như không có hiện tượng này. Có tác giả cho rằng hiện tượng này sẽ mất đi khi
đối tượng trưởng thành. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn đang được nghiên cứu.
Tìm ra quy luật chuyển đổi ngữ âm - âm vị học là việc khó, vì người dân chỉ nhầm
lẫn như một thói quen. VD: “long lanh” có thể phát âm là / /, / /,
hay / /; “nông nổi” phát âm là / / , / /, /
/, / /...
+ Cuối cùng, ở PN này còn tồn tại một hiện tượng thú vị dễ gặp trong PNB:
sử dụng song song hai biến thể ngữ âm: /l/, / / (VD: lầm – nhầm, lớn – nhớn, lạt -
nhạt, lời – nhời, lanh lẹ – nhanh nhẹn...); /c/ (tr), /z/ (gi) (VD: trai – giai, trăng –
giăng, tro – gio, trời – giời...) và / / (nh), /z/ (r) (nhức – rức, nhuộm – ruộm...).
Ở trường hợp l/nh, tuỳ từng cặp từ cụ thể mà ta có lựa chọn biến thể nào là
chính thức. VD: /l/ là biến thể chính thức trong “lớn”, “lời”... nhưng / / là biến thể
chính thức trong “nhanh”, “nhẹ”. Các trường hợp kia có xu hướng chọn / /, / / làm
biến thể chính thức, điều này ngược lại so với cách lựa chọn phổ biến của PNB
(chọn /z/ như là cách phát âm thường thấy).
Hiện tượng này không ở nhất loạt các từ nhưng do số lượng các âm tiết chứa
hiện tượng này khá lớn, đã gần đi vào hệ thống nên chúng rôi coi nó như một hiện
tượng biến đổi ngữ âm chứ không phải từ vựng.
- Âm đệm:
PNHN đầy đủ cả 2 âm đệm /w/ và /zêrô/ như tiếng toàn dân.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vần:
PNHN có đủ các vần như ngôn ngữ toàn dân.
Âmcuối
Nguyên

1 2 3 4 5 6 7
- m - n - nh - ng - ng - w - j
Trước iê - iêm - iên - iêng - iêw
i - i:m - i:n - inh - i:w
ê - ê:m - ê:n - ênh - ê:w
e - e:m - e:n - enh - e:w
Giữa ươ - ươm - ươn - ương - ươw - ươj
ư - ưn - ưng - ưw - ưj
ơ - ơm - ơn - ơj
â - âm - ân - âng - âw - âj
a - am - an - ang - aw - aj
ă - ăm - ăn - ăng - ăw - ăj
Sau uô - uôm - uôn - uông - uôj
u - u:m - u:n - ung - u:j
ô - ô:m - ô:n - ông - ô:j
o - o:m - o:n - ong - o:j
(Bảng trên dùng phiên âm theo chữ quốc ngữ để tiện theo dõi.
Âm /- w/ ứng với /u/ hay “u”, “o” trong chính tả.
Âm /- j/ ứng với /i/ hay “i”, “y”.)
Đặc điểm khác biệt so với PNB là ở PNHN, tồn tại cách phát âm [- ươw] và
[- ưw]. Trong cách phát âm hàng ngày, mỗi đối tượng khác nhau sẽ lựa chọn
phương án phát âm là [- ươw] hay[- iêw], là [- ưw] hay [- iw]. Thường thì một
người Hà Nội có thể phát được âm [- ươw] và [- ưw], nhưng hay dùng các biến thể
[-iêw] và[- iw] trong giao tiếp hàng ngày hơn. VD: “rượu” nói thành “riệu”, “hươu”
là “hiêu”, “hưu”, “mưu” nói là “hiu”, “miu”, “cứu” là “kíu”... Biến thể [- ươw] , [-
ưw] xuất hiện với tần số cao hơn ở tầng lớp trí thức (nhất là người làm về văn học,
nghệ thuật), giới nữ. Trong khi đó, ở PNB, nhiều vùng không phát âm được âm [-
ươw] và [- ưw] mà chuyển hết thành [- iêw], [- iw].

×