Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một vài vấn đề về phương thức biểu hiện hành vi phủ định trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một vài vấn đề về phương thức biểu hiện hành vi phủ định trong tiếng Việt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ
biên, Nxb Giáo dục, 1996), hành vi ngôn ngữ là một đoạn lời nói có tính mục đích
nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng
những phương tiện tiết tấu – ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm -
âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong
hoàn cảnh giao tiếp nào đó. Như vậy, khi sử dụng ngôn ngữ, ngoài vệc tạo ra
những phát ngôn có chứa mệnh đề về những đối tượng, những thực thể, sự kiện,
chúng ta còn phải thực hiện những chức năng như đánh giá, yêu cầu, cám ơn, phủ
nhận … Những hành động ngôn từ này được chúng ta nhận biết thông qua một ngữ
cảnh mà trong đó phát ngôn diễn ra. Dù ở trong trường hợp nào thì phát ngôn cũng
bao gồm ba hành động liên quan. Đó là hành động tạo lời (locutionary act), hành
động tại lời (illocutyonary) và hành động xuyên lời (perlocutionary act).
Hành động tạo lời là hành động cơ sở của phát ngôn, liên quan đến kết học,
kết cấu, tạo ra những mệnh đề phản ánh nội dung của mệnh đề đó. Hành động
xuyên lời là hành động gây được hiệu quả ở người nghe, giúp người nghe hiểu được
điều người nói muốn bày tỏ thông qua phát ngôn. Cách bày tỏ có thể là hiển ngôn
hoặc hàm ngôn, có đánh dấu hoặc không có đánh dấu. Còn loại hành động thông
qua mô hình cấu trúc của câu mà tạo thành lời hứa hẹn, một lời bác bỏ hay một lời
tuyên bố … có nghĩa là nói lên một hành động ngôn trung nào đó, thì được gọi là
hành động tại lời.
Có 5 phạm trù cơ bản của hành động tại lời:
(1). Phạm trù phán xử: là hành động ngôn ngữ làm thay đổi sự việc qua các
phát ngôn. Các hành động như tuyên án, kết luận, đánh giá, xếp loại, chẩn đoán, tha
bổng, giải quyết, tuyên bố … thuộc phạm trù này.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(2). Phạm trù hành chức: là hành động mà người nói sử dụng để khiến người
nghe làm một cái gì đó. Thuộc mhóm này có các hành động như chỉ thị, thăng


chức, từ chức, chỉ định, tha, hiệu triệu …
(3). Phạm trù hứa hẹn: là một hành động cam kết của người nói về một sự
việc, hoạt động nào đấy, chẳng hạn như hứa, cam kết, bảo lãnh, hợp đồng, thề
thốt…
(4). Phạm trù ứng xử: là hành động thể hiện trong quá trình ứng xử, giao tiếp
giữa người nói và người nghe. Thuộc phạm trù ứng xử là những hành động xin lỗi,
cám ơn, chia buồn, trách móc, trao tặng…
(5). Phạm trù trình bày: hành động này thể hiện ở những câu mà người nói
phải chịu trách nhiệm về tính chân thực của mệnh đề biểu đạt. Nhóm này bao gồm
các hành vi như khẳng định, phủ định, bác bỏ, đáp, thừa nhận, tường thuật …
Mỗi một loại phạm trù chắc chắn phải được thể hiện bằng những phương
thức ngôn ngữ phù hợp, tương ứng. Để tìm ra câu trả lời, tôi đã lựa chọn hành vi
phủ định (HVPĐ) (thuộc phạm trù trình bày như đã nói ở trên) trong ngôn ngữ, cụ
thể là trong tiếng Việt và thử tìm hiểu về phương thức biểu hiện hành vi.
Sẽ là cần thiết nếu chúng ta tìm hiểu sơ lược về sự phủ định, câu phủ định
trước khi đi vào nghiên cứu các phương thức biểu đạt hành vi phủ định. Thế nào là
sự phủ định, câu phủ định? Có những loại câu phủ định nào?
Khái niệm phủ định trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên được
hiểu là “bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì”. Còn trong cuốn Logic – Ngữ
nghĩa – Cú pháp (Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1987), Nguyễn Đức
Dân viết: “Sự phủ định là một phạm trù cơ bản của tư duy, của logic hình thức. Nó
đối lập với phạm trù khẳng định”. Sự phủ định là một trong những vấn đề quan
trọng nhất của Ngôn ngữ học đại cương bởi nó biểu hiện mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức, giữa cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ý nghĩa.
Nhiều nhà ngôn ngữ học trong nước và ngoài nước đã đề cấp đến câu phủ
định. Diệp Quang Ban cho rằng “Câu phủ định xác nhận sự vắng mặt của vật, hiện
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tượng hay sự kiện, sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc trưng đối tượng trong
hiện thực hoặc tưởng tượng, bằng những phương tiện hình thức nhất định” (Ngữ

pháp Tiếng Việt phổ thông, tập II, Nxb ĐH&THCN, 1989,tr 261). Theo Từ điển
Larouse của Pháp, câu phủ định chỉ khác câu khẳng định ở chỗ có sự tồn tại của từ
phủ định.
Có nhiều loại câu phủ định. Có câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ
phận, có câu phủ định chung và câu phủ định riêng. Câu phủ định toàn bộ “là
những câu mà sự phủ định tác động vào vị ngữ hoặc vào thành phần chính biểu hiện
vị ngữ” (Sách ngữ pháp tiếng Nga của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) (RG
198)). Câu sau đây là câu phủ định toàn bộ:
VD1:
Tiếng Việt: Anh ấy không làm việc
Tiếng Anh: He doesn’t work
Câu phủ định bộ phận được phân biệt với câu phủ định toàn bộ ở chỗ nó chỉ
phủ định một thành phần của câu. Câu Anh ấy không nói tiếng Anh là câu phủ định
toàn bộ, còn câu Anh ấy nói tiếng Anh không hay là phủ định bộ phận vì từ không
chỉ tác động vào trạng từ hay – một thành phần phụ của câu.
Người ta nói đến câu phủ định chung khi sự phủ định được thực hiện với mọi
yếu tố, mọi người, còn câu phủ định miêu tả một hoặc một số phần tử của một tập
hợp không có một thuộc tính nào đó được gọi là câu phủ định riêng. Các ví dụ sau
sẽ minh hoạ cho hai kiểu câu này:
VD2:
Câu phủ định chung: Tất cả các bạn của tôi đều không đến đó
Câu phủ định riêng: Một số người bạn của tôi không đến đó
Trên đây chỉ là một vài nét rất khái quát về sự phủ định và câu phủ đinh.
Tiếp theo, tôi xin nói đến một số phương thức nổi bật được dùng để thể hiện hành
vi phủ định trong tiếng Việt.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN SỰ PHỦ ĐỊNH
TRONG TIẾNG VIỆT
Khi quan sát hay tư duy về các sự vật, hiện tượng, người ta thường đưa

những lời nhận xét, phán đoán về các thuộc tính của chúng. Chẳng hạn khi quan sát
các căn phòng, người ta nói: Căn phòng này rộng, Căn phòng kia hẹp. Các phán
đoán này được biểu hiện bằng câu khẳng định. Người ta cũng có thể dùng câu phủ
định: Căn phòng kia không rộng để thể hiện phán đoán Căn phòng kia hẹp. Như
vậy, có loại câu phủ định dùng để miêu tả. Bên cạnh đó, câu phủ định còn được
dùng để đối đáp, bác bỏ ý kiến.
VD3: - Tớ vừa thấy cậu đi với một cô gái
- Tớ đâu có đi với ai
Câu trả lời là một HVPĐ bác bỏ được thực hiện bằng câu phủ định. Nói cách
khác, bằng cách dùng câu miêu tả hay câu đối đáp, bác bỏ, chất vấn, người ta có thể
thực hiện được HVPĐ.
1. Dùng từ kèm phủ định như không, chẳng, chả, chưa trong câu để thực hiện
HVPĐ
Các từ này được dùng trong câu phủ định miêu tả, chẳng hạn như:
VD4:
Cuộc đời cố nhiên là chẳng có gì vui, nhưng cũng không buồn lắm
(Truyện Người hàng xóm, Nam Cao)
Tác giả đưa lời nhận định về sự vui – buồn của cuộc đời bằng một câu phủ
định. Để có được câu phủ định này, phải kể đến vai trò của hai từ chẳng và không.
Câu trên có thể chỉ cần dùng một từ không cho cả hai lần cũng đủ diễn đạt ý phủ
định, nhưng có thêm từ chẳng thì dường như câu văn nghe cân đối, nhịp nhàng
hơn. Hay như trong câu nói Tao chả biết, HVPĐ được thể hiện bằng một sắc thái
khác với trong câu Tao không biết. Đó là sắc thái thân mât, thậm chí có cả sắc thái
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bỗ bã nữa trong từ chả, khác với sắc thái trung tính trong từ không. Vậy là các từ
kèm phủ định, tuy là thực hiện một chức năng như nhau nhưng vẫn có những nét
riếng biệt của chúng. Nhờ thế mà người nói , khi thực hiện HVPĐ, có thể lựa chọn
để phát ngôn của mình có tính biểu cảm hơn.
Không, chẳng, chả, chưa còn được dùng trong câu phủ định đối đáp, bác bỏ:

VD5: - Ở làng có việc gì lạ không?
- Chả có việc gì lạ sất …
(Trở về, Thạch Lam, Gió đầu mùa)
VD6:
- Thế thì ta đợi anh ấy một lát
- Không đợi. Nó bảo: chúng mình đi trước
(Cái mặt không chơi được, Nam Cao)
Để thực hiện câu bác bỏ, trong tiếng Việt còn có những phương thức đặc biệt
khác
2. Phương thức dùng các từ phiếm định ai, nào, sao, gì, đâu và phương thức
dùng từ mà
VD7:
- Ai bảo mày gạ gẫm tao?
- Ai ạ gẫm nhà anh? Có anh quyến rũ tôi thì có
(Lang Rận, Nam Cao)
Không cần đến từ không, HVPĐ vẫn được thực hiện rõ ràng. Đó là nhờ đến
vai trò của từ phiếm chỉ ai. Không chỉ được dùng để biểu hiện HVPĐ, ai dường
như còn làm cho sắc thái phủ định có nét khác so với khi dùng từ không trong câu
Tôi không gạ gẫm nhà anh. Câu trả lời Tôi không gạ gẫm nhà anh có vẻ như nghiêm
túc, đứng đắn hơn câu trả lời của mụ Lợi đối với Lang Rận, một câu bác bỏ có vể
như rất phù hợp với “chất” của câu mà Lang Rận nói.
VD8:
5

×