Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.91 KB, 85 trang )

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
1
Cần Thơ, 5/2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

DƯƠNG THÙY LINH
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC. PHAN THỊ MỸ HẰNG
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
2
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
  
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát truyện thơ
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ
1.1.3. Phân loại truyện thơ
1.2. Khái quát truyện thơ Lục Vân Tiên
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác


1.2.2. Tóm tắt cốt truyện
1.2.3. Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN
TIÊN
2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa
2.1.1. Nhân nghĩa
2.1.2. Hiếu nghĩa
2.1.3. Tình nghĩa
2.1.4. Ơn nghĩa
2.2. Truyện thơ Lục Vân Tiên phê phán bất nhân, bất nghĩa
2.2.1. Sự nham hiểm, gian trá
2.2.2. Sự mù quáng, bất công
2.3. Truyện thơ Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng lý tưởng của nhân dân
2.3.1. Niềm tin về sự thắng lợi của đạo lý- chính nghĩa thắng gian tà
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
3
2.3.2. Niềm tin về một xã hội phong kiến lý tưởng- vua sáng, tôi hiền
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN
3.1. Sự kết hợp nhiều hình thức ngôn ngữ
3.1.1. Ngôn ngữ bình dân
3.1.2. Ngôn ngữ bác học
3.1.3. Ngôn ngữ địa phương
3.2. Một số phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Ngoại hình
3.2.2. Tính cách
3.2.3. Hành động
3.2.4. Tâm trạng
3.3. Vận dụng sáng tạo một số thể loại của văn học dân gian
3.3.1. Thành ngữ, tục ngữ
3.3.2. Ca dao, dân ca

3.3.3. Truyện cổ tích
3.4. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố
3.4.1. Điển cố mượn những câu chuyện về những nhân vật lịch sử và các triều
đại
3.4.2. Điển cố mượn những dẫn chứng tích cũ, lời xưa trong thơ cổ Trung Quốc
3.4.3. Điển cố mượn những địa danh trong văn chương Trung Quốc
3.4.4. Điển cố mượn từ Hán Việt kết hợp với từ Thuần Việt
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
4
LỜI CẢM ƠN
  
Bốn năm ngồi trên giảng đường đại học đã cho chúng tôi nhiều kiến thức mới
mẻ mà lúc còn phổ thông chưa có dịp tiếp cận. Và cho đến khi nhận đề tài nghiên cứu
về Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên chính là bước thử thách sau cùng để chúng tôi
hoàn thành khóa học. Từ lâu rồi ba chữ Lục Vân Tiên cùng với cái tên Nguyễn Đình
Chiểu đã trở nên quen thuộc với chúng tôi, thế nên khi tiếp xúc đề tài đã tạo nên một
tâm trạng khó tả. Chúng tôi mừng vì được trực tiếp nghiên cứu một tác phẩm có ảnh
hưởng sâu rộng trong quần chúng cũng như nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, nỗi lo
vẫn có vì kiến thức của chúng tôi phần nào đó còn bị hạn chế. Thế nhưng, nhờ vào sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Phan Thị Mỹ Hằng chính là niềm tin, và
điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô vì sự
giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Cũng không quên cảm ơn tất cả các thầy cô của hai
bộ môn Ngữ Văn thuộc Khoa Khoa học Xã Hội và Nhân Văn cùng Khoa Sư Phạm đã
cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu từ khi bước vào trường Đại Học Cần
Thơ. Gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân luôn ở bên, ủng hộ, động viên
và giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện.
Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để khắc phục những thiếu
sót của đề tài.
Chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Dương Thùy Linh
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
5
PHẦN MỞ ĐẦU
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
6
1. Lí do chọn đề tài
Nam Bộ - một miền đất mới của đất nước Việt Nam - ở đây không chỉ có những
cánh đồng lộng gió, có tôm, có cá, có nhiều đặc sản quý báu, mà vùng đất đã nuôi
dưỡng biết bao tâm hồn của những người con tận cùng của Tổ quốc. Và đặc biệt nơi
đó còn có những con người hào sảng, biết sống vì nghĩa, chết vì tình. Cũng chính miền
đất thành đồng ấy đã sinh ra một người con ưu tú, người đã vượt qua số phận bất hạnh
của bản thân để phục vụ cho đời. Có thể nói khi nhắc đến miền Nam ta không nhắc
đến tên của ông, một chí sĩ yêu nước đã dùng ngòi bút chống lại những bất công trong
cuộc sống, giành lại những giá trị tốt đẹp có từ ngàn xưa của dân tộc là một điều thiếu
sót. Cái tên ấy đã trở thành niềm tự hào của con người miền Nam, đó không ai khác
chính là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, được nhân dân Nam Bộ gọi bằng một cái tên trìu
mến: cụ Đồ Chiểu. Nghe cách gọi ta cũng biết được những con người nơi đây yêu mến
Nguyễn Đình Chiểu như thế nào, họ đã xem ông như thầy, và là một trong số ít người
có ảnh hưởng lớn đối với quê hương miền Nam. Không chỉ người dân nơi này ngưỡng
mộ cụ mà hầu như những ai yêu thích văn chương, có hứng thú trong việc tìm hiểu về
văn học Việt Nam đều có chung một nhận định: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng). Người ta yêu mến cụ Đồ Chiểu không
chỉ vì ông là người Nam Bộ mà còn là một con người đã hiểu thấu tình cảm của họ.
Người đọc tìm thấy trong tác phẩm của cụ những giá trị không gì thay thế được, họ
còn lấy những tác phẩm đó làm nền tảng cho mọi hành động của mình. Nổi bật là
truyện thơ Lục Vân Tiên. Có thể nói sau Truyện Kiều của Nguyễn Du thì Lục Vân Tiên
xứng đáng xếp hàng thứ hai trong kho tàng truyện Nôm của dân tộc Việt Nam.

Yêu mến Nguyễn Đình Chiểu bao nhiêu thì ta không thể nào quên được chàng
Lục Vân Tiên và nàng Kiều Nguyệt Nga của ông - hai con người trong truyện thơ Lục
Vân Tiên - chính là tấm gương cho những thanh niên miền Nam bấy giờ noi theo.
Ngoài ra những con người lao động yêu nó cũng bởi vì chính Lục Vân Tiên nói lên
những gì mà họ mong ước. Cho nên sức sống của tác phẩm đối với người dân Nam Bộ
nói riêng, và những người con của Việt Nam nói chung vẫn còn mãi đến ngày nay.
Nếu như Truyện Kiều được xem là tác phẩm làm nên ngôn ngữ thơ ca dân tộc thì Lục
Vân Tiên là bức tranh về con người Việt Nam nhân nghĩa, tiết hạnh, trọng nghĩa khinh
tài… Vì thế là những người con của đất nước ngàn năm văn hiến, đặc biệt là một
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
7
người đã sinh ra và lớn lên ở vùng cực Nam của Tổ quốc, chúng tôi càng thêm yêu quý
những giá trị mà cha ông ta để lại trong đó có nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Và cũng chính vì sự yêu mến tác phẩm Lục Vân Tiên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu
những đặc điểm của nó.
Như chúng ta đã biết truyện thơ Lục Vân Tiên có những giá trị vô giá đã được
cụ Đồ Chiểu viết lên bằng cả tâm huyết. Những vẻ đẹp tiềm tàng ấy không phải chỉ
trong một thời gian ngắn mà ta có thể hiểu hết. Vì thế chọn đề tài “Đặc điểm truyện
thơ Lục Vân Tiên” chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu và
bảo tồn tác phẩm quý báu này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của Việt Nam, tác phẩm của cụ có ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống và lịch sử văn học dân tộc. Vì thế, như những ngôi sao trên
trời ta không thể chỉ nhìn mà phải biết đi sâu tận bên trong mới hiểu được hết nội tại
của nó. Văn thơ của cụ cũng là một ngôi sao, rất cần có những con người tâm huyết đi
tìm những giá trị ẩn bên trong mà không dễ gì chúng ta có thể nhìn thấy. Trong đó nổi
bật là truyện thơ Lục Vân Tiên. Từ khi Lục Vân Tiên ra đời cho đến nay các tác giả
như: Hà Như Chi, Xuân Diệu, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lộc, Phong Nam, Trần
Nghĩa, Hoài Thanh, Lê Trí Viễn, Nguyễn Quang Vinh… đã cùng tham gia tìm hiểu về
tác phẩm. Ngoài ra truyện đã thu hút sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu nước

ngoài đặc biệt là người Pháp. Từ đó thấy được giá trị quý báu của Lục Vân Tiên đối
với văn học và con người là không phủ nhận. Tuy các bài viết của những tác giả chỉ
bàn vài khía cạnh về Lục Vân Tiên nhưng qua đó thấu hiểu nỗi lòng của Đồ Chiểu gởi
gắm qua từng câu chữ của tác phẩm.
Quyển Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm [39], có các bài viết của
nhiều tác giả bàn về Lục Vân Tiên như: Dương Quảng Hàm, Trần Nghĩa, Nguyễn
Quang Vinh, Lâm Vinh… Các nhà nghiên cứu tuy có những cách viết khác nhau và
vấn đề bàn luận nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung đều có những đánh giá cao giá trị
của tác phẩm. Họ xem Lục Vân Tiên là một vũ khí để chống lại những bất công, cái
phi nghĩa hành hạ con người.
Quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [37], tập hợp nhiều bài viết
nghiên cứu về Lục Vân Tiên. Chẳng hạn Lục Vân Tiên trong hát hò Nam Trung Bộ
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
8
[37;351], Nguyễn Quý Thành đã nhấn mạnh sức ảnh hưởng của truyện thơ đối với
cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của nhân dân lao động. Bảo Định Giang trong bài viết
Trở lại truyện thơ Lục Vân Tiên [37;357] giải thích được lí do quần chúng lao động
yêu thích và say mê Lục Vân Tiên đến như vậy.
Quyển Lịch sử văn học Việt Nam tập 4A [33], có giới thiệu bài viết của Phan
Côn và Lê Trí Viễn về đạo đức trong truyện thơ Lục Vân Tiên: “ Người ta thấy rằng lý
tưởng mà các nhân vật mang trong tim trong óc đã được bộc lộ dưới những khái niệm
đạo đức nhân nghĩa của nhà nho nhưng bản chất lại chính là lý tưởng đạo đức của
nhân dân, của dân tộc. Ai nấy đều biết: đối với giai cấp thống trị, nhân nghĩa chẳng
qua là chiêu bài để lừa bịp, nhất là giai cấp thống trị trong thời kỳ phản động của nó.
Nhưng ở trong những con người ưu tú của thời đại, những con người tuy xuất thân từ
hàng ngũ phong kiến hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của Nho giáo,
nhưng lại tiếp nhận được truyền thống đạo đức nhân dân thì nhân nghĩa đạo đức vẫn
có ý nghĩa thực tiễn.”[33;51]. Qua đó ta thấy được nhân nghĩa trong tác phẩm nó
không xa rời mà rất gần với cuộc sống thường nhật của quần chúng.
Quyển Lục Vân Tiên tác phẩm và lời bình [27] đã tập hợp nhiều bài viết bình

luận và phê bình về tác phẩm. Bài viết Lục Vân Tiên [27;215] của Phong Nam có viết:
“Truyện Lục Vân Tiên sở dĩ được quần chúng mến mộ vì bản thân nó có sức hấp dẫn
lớn. Sức hấp dẫn đó nằm cả trong sự phong phú của nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện
đặc sắc” [27;215]. Ý kiến ấy đã phần nào xóa bỏ những nhận định cho rằng Lục Vân
Tiên chỉ đặc sắc về nội dung nhưng về nghệ thuật còn hạn chế.
Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Lục Vân Tiên ở hai mặt nội
dung và hình thức. Nhưng mỗi phương diện chỉ đi sâu đề cập đến một số lĩnh vực của
tác phẩm. Các cứ liệu trên là nguồn tài liệu phong phú cho những ai muốn đi sâu khám
phá truyện thơ Lục Vân Tiên một cách toàn diện. Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp, sự
hiểu biết chưa thật vững vàng như các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng chúng tôi
hy vọng với đề tài này sẽ góp phần vào kho tài liệu tìm hiểu và nghiên cứu về tác
phẩm Lục Vân Tiên của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
3. Mục đích nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, Nguyễn Đình Chiểu cùng với truyện thơ Lục Vân Tiên
đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học cũng như quần chúng nhân dân. Người
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
9
dân lao động chẳng những yêu thích tác phẩm mà còn xem nó là kim chỉ nam trong
nếp sống của mình. Do đó, với đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên” chúng tôi
thử tìm hiểu và làm sáng tỏ những giá trị thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm.
Qua đó phần nào xác định sức sống lâu bền của truyện thơ trong lòng quần chúng lao
động, đồng thời khẳng định sức ảnh hưởng của nó trong nền văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, bài viết cũng góp một phần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến Lục Vân Tiên. Đồng thời bổ sung thêm những kiến thức để nâng cao khi
tìm hiểu chuyên sâu về tác giả trong chương trình giảng dạy và nghiên cứu văn học
sau này của chúng tôi.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên”, đối tượng khảo sát
chủ yếu thuộc về hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện trong tác phẩm.
Dẫn chứng tác phẩm được vận dụng chủ yếu trong quyển Nguyễn Đình Chiểu

tác phẩm và lời bình [37] và một số tư liệu có liên quan như quyển: Nguyễn Đình
Chiểu về tác gia và tác phẩm [39], Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại [36], Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX [25]…
Cấu trúc luận văn gồm ba phần: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm
ba chương:
Chương 1 - Một số vấn đề chung.
Chương 2 - Đặc điểm nội dung truyện thơ Lục Vân Tiên.
Chương 3 - Đặc điểm hình thức truyện thơ Lục Vân Tiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài chúng tôi đã tổng hợp các bài nghiên cứu, phê bình của
các tác giả trong và ngoài nước viết về Lục Vân Tiên. Trong đó có sự chọn lọc một số
ý kiến có liên quan đến đề tài để lập luận thêm sức thuyết phục.
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để dễ dàng liên hệ giữa thực
tiễn với tác phẩm. Phương pháp trực giác nhằm đưa ra nhận định, đánh giá những
đóng góp của Lục Vân Tiên. Sử dụng phương pháp lôgic giúp cho chúng tôi có những
đánh giá đúng theo bản chất của truyện.
Ngoài ra chúng tôi đã kết hợp các thao tác so sánh, chứng minh, bình luận, tổng
hợp. Thao tác so sánh nhằm làm nổi bật những điểm tương đồng và dị biệt của Lục
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
10
Vân Tiên với những truyện thơ khác. Chứng minh để thấy rằng quan điểm, nhận định
ấy của tác giả là chính xác trong mọi hoàn cảnh. Thao tác bình luận và tổng hợp giúp
chúng tôi rút ra được những nhận xét đúng theo bản chất của sự việc, đồng thời biết
tổng kết những ý kiến từ bên ngoài với tác phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
11
PHẦN NỘI DUNG
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
12
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát truyện thơ
Truyện thơ là một khái niệm được nhắc nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu thể
loại văn học trung đại cũng như văn học dân gian. Nó xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu,
trong môi trường sinh hoạt văn hóa của các dân tộc ít người, dần dần lan truyền xuống
dân tộc Kinh. Từ khi ra đời cho đến nay, truyện thơ có một ảnh hưởng nhất định đối
với nền văn học của nước nhà, đặc biệt quần chúng nhân dân lao động cũng dễ dàng
thuộc vài ba câu trong một tác phẩm. Và cũng vì nhiều nguyên nhân nên truyện thơ
được nhìn nhận ở nhiều góc độ, song các ý kiến đó không đối nghịch mà bổ sung cho
nhau. Tùy theo các lĩnh vực mà khái niệm truyện thơ được khai thác theo các hướng
không giống nhau. Điều đáng lưu ý là thuật ngữ truyện thơ không được dùng phổ biến
mà thay vào đó là thuật ngữ truyện Nôm. Nguyên nhân của tên gọi truyện Nôm “thiết
nghĩ là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn
xuôi Nôm không phát triển, nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền
ngẫu, cho nên gọi như vậy mà không sợ nhầm lẫn là truyện văn xuôi Nôm”[36;395].
Đồng thời do ở Việt Nam truyện thơ viết bằng chữ Hán không phổ biến nên tên gọi
truyện Nôm được dùng để chỉ thể loại này. Nhìn chung về khái quát truyện thơ là một
công việc tốn rất nhiều công sức của giới phê bình.
1.1.1. Khái niệm
Trần Đình Sử cho rằng “Truyện thơ Nôm là một sáng tạo độc đáo của văn
học dân tộc”[36;394]. Vì thế không nên đánh đồng truyện Nôm với thể loại truyện cổ
tích vì đơn giản nó là “xu hướng tiểu thuyết hóa truyện dân gian”[36;396]. Truyện thơ
Nôm có nhiều điểm rất khác với truyện cổ tích dân gian, về cách xây dựng nhân vật,
yếu tố tự sự trong truyện Nôm được tăng cường, yếu tố trữ tình phong phú, sự kịch
tính, lời thoại của các nhân vật đặc biệt ở thể loại này còn xuất hiện những lời bình
triết lý hoặc lời bình về trữ tình.
Phương Lựu nhận xét: truyện thơ “Là thể loại tự sự bằng thơ. Người
phương Tây gọi là “poème” - thường dịch là trường ca. Người Trung Quốc gọi là “tự
sự thi” hoặc “trường thiên tự sự thi”[26;383]. Từ đó ông cho rằng truyện thơ cũng là
một loại tiểu thuyết do nó nghiêng về thể loại và bút pháp tiểu thuyết, tiêu biểu đó
chính là Truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Do vậy truyện thơ không lấy vua, quan, tướng

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
13
hay những nhà hoạt động cho nhà nước làm đối tượng miêu tả mà thể loại này tập
trung miêu tả những con người bình thường, khắc họa những tính cách của người dân
lao động.
Đặng Thanh Lê nhận định truyện Nôm là một thể loại tiểu thuyết cổ điển
Việt Nam, “là tác phẩm chính thống của các nhà Nho viết ra để giải thích minh họa
các sách kinh của tiên thánh như họ định nghĩa” [23;65].
Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên cho rằng: “truyện thơ có khả năng phản
ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội. Trên ý nghĩa đó truyện thơ có thể được
xem như một tiểu thuyết. Một mặt khác do chỗ vận dụng ngôn ngữ thơ ca để diễn đạt
nên từ hình ảnh, nhịp điệu đến cú pháp thơ ca, truyện thơ tự xác định chỗ khác nhau
với tiểu thuyết”. [9;329]
Lê Hoài Nam cũng nhận định: “Truyện Nôm là một loại hình văn học đã có
từ lâu. Đó là những sáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu thuyết, và
viết bằng thể thơ lục bát, có khi bằng thất ngôn bát cú. Mặc dù trải qua thời gian,
nhiều truyện Nôm đã bị mất mát thất truyền, nhưng số còn lại hiện nay cũng khá
nhiều. Xét về mặt nội dung cũng như mặt hình thức, truyện Nôm có nhiều yếu tố phức
tạp. Nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở vào nhiều giai đoạn lịch sử
khác nhau, đã chung sức xây dựng nên cái gia tài to lớn ấy.” [32;170]
Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường cũng có chung nhận xét với nhiều
tác giả và rút ra kết luận về truyện thơ: “một thể loại sáng tác Tiếng Việt (chữ Nôm)
thời trung đại” [1;664] và được sáng tác chủ yếu với hai thể thơ là Đường luật với lục
bát.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn
học [17] cũng cho rằng đây là thể loại tự sự bằng thơ dài tiêu biểu trong nền văn học
cổ điển Việt Nam.
Nguyễn Lộc đã gọi truyện thơ là truyện Nôm và khái niệm của ông mang vẻ
tổng hợp hơn: “một thể loại văn học viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện trong
văn học cổ Việt Nam”. [20;1847]

Tóm lại truyện thơ là một thể loại văn học phổ biến trong nền văn học trung
đại Việt Nam, được các tác giả sáng tác nhằm phục vụ nhu cầu xã hội, lấy đối tượng
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
14
miêu tả là những con người bình thường, hình thức sáng tác là chữ Nôm - một loại chữ
viết của dân tộc và thể thơ được dùng chủ yếu là lục bát cùng Đường luật.
Với sự ra đời của truyện Nôm đã xóa tan đi ý kiến “nôm na là cha mách
qué”, một nhận định sai lệch về chữ viết dân tộc. Thể loại này đã khẳng định được vẻ
đẹp chữ Nôm mà đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tác
phẩm này mang trong mình một vẻ đẹp của một loại hình văn học dân tộc với chữ viết
của nó.
“Với truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm có tên tác giả, nhất là Truyện
Kiều của Nguyễn Du con người trong văn học Việt Nam đã được ý thức một cách sâu
sắc, mới mẻ”. [36;433]
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển truyện thơ
Truyện thơ là một thể loại khá quan trọng trong sự phát triển của văn học
các nước trên thế giới. Khu vực Châu Á và đặc biệt là Việt Nam không nằm ngoài
khuôn khổ đó. Bởi vậy, quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ ở nước ta là
một đề tài thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn học.
Trong công trình Mấy vấn đề Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [36],
Trần Đình Sử đã trình bày khá đầy đủ lịch sử của truyện thơ.
Cũng theo Trần Đình Sử truyện thơ là một thể loại rất phát triển trong nền
văn học trung đại Việt Nam. Từ trước đến nay khi tìm hiểu về truyện thơ ở nước ta,
giới nghiên cứu đều cho rằng chất liệu ngôn ngữ tạo nên các tác phẩm đa phần là chữ
Nôm. Tuy nhiên, truyện thơ viết bằng chữ Hán cũng xuất hiện một ít, minh chứng là
tác phẩm Hương miệt hành của tác giả khuyết danh được cho là ra đời từ thời Trần,
nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó ra đời từ thời Lê. Cũng chính vì sự ít ỏi của các
truyện thơ viết bằng chữ Hán ở nước ta mà thuật ngữ truyện Nôm cũng dùng để chỉ thể
loại truyện thơ. Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã tìm thấy: “hiện có ở Việt Nam
khoảng trên 100 truyện Nôm. Truyện thơ Nôm Việt Nam phát triển rầm rộ trong suốt

hai thế kỷ XVII - XVIII, nhưng truyện thơ Nôm thế kỷ XVII còn lại không nhiều, phần
lớn truyện thơ Nôm hiện còn là từ thế kỷ XVIII - XIX. Tiến trình hình thành truyện thơ
Nôm được Kiều Thu Hoạch trình bày rất chi tiết. Giai đoạn đầu tiên là các truyện thơ
cấu tạo bằng một chuỗi thơ Đường luật như Tô Công phụng sứ, Vương Tường, Lâm
Tuyền kỳ ngộ và Tam Quốc thi mà người ta thấy gần gũi với thơ Hồng Đức quốc âm
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
15
thi tập xuất hiện khoảng thế kỷ XVI - XVII. Giai đoạn hai là xuất hiện diễn ca lịch sử
như Thiên Nam ngữ lục, tiếp đến là xuất hiện các truyện thơ Nôm bình dân như Quan
Thế Âm, Phạm Công Cúc Hoa, Lý Công Cúc Hoa… - các tác phẩm này có “mẫu câu”
và cách gieo vần gần gũi với Thiên Nam ngữ lục, ra đời vào cuối thế kỷ XVII - XVIII.
Giai đoạn cao trào là xuất hiện truyện thơ Nôm bác học mà bắt đầu với
truyện của Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Thiện… Truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII đã mượt
mà và cách gieo vần, kể chuyện, miêu tả đã khác với lối bình dân ở thế kỷ trước”.
[36;394]
Theo Lại Nguyên Ân cho rằng truyện thơ Nôm được quốc ngữ hóa vào cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chính đều này làm cho các tác phẩm viết theo thể loại này
có điều kiện để phát triển và tồn tại trên văn bản. Cũng chính dấu ấn ấy làm cho nhiều
nhà nghiên cứu có điều kiện tiếp nhận và đi sâu tìm hiểu truyện thơ.
Trong quyển Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm [23] tác giả Đặng Thanh
Lê cũng trình bày khá đầy đủ về lịch sử hình thành và phát triển của truyện thơ Nôm.
Cũng theo ông sự ra đời của nó là do “một yêu cầu phản ánh xã hội với những nội
dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản thân thời đại ấy”
[23;50]. Do vậy cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam trong ba thế kỷ
XVI, XVII, XVIII ngày một trầm trọng với nhiều mâu thuẫn nảy sinh làm nền cho một
thể loại sáng tác mới ra đời. Truyện Nôm nó phản ánh phần nào mâu thuẫn xã hội, tinh
thần nhân đạo, đấu tranh giai cấp đồng thời cũng thể hiện quan niệm sống bình dân
của các hàn sĩ. “Có thể nói, truyện Nôm là sản phẩm văn học vào thời kỳ phong kiến
suy tàn, mang ý nghĩa phản ánh một thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp
dưới chế độ phong kiến”. [23;57]

Các công trình nghiên cứu về truyện Nôm khác như Từ điển Văn học [18],
Từ điển thuật ngữ văn học [17], Lịch sử văn học Việt Nam tập 3 [32], Từ điển Văn học
Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX [1] đều có chung ý kiến với các nhận định
trên khi cho rằng thể loại văn học này ra đời từ lâu và phát triển rầm rộ vào hai thế kỷ
XVII, XVIII. Theo đó, qua nhiều biến cố của thời gian các tác phẩm truyện Nôm còn
lại đến nay không nhiều.
Tóm lại, cho dù truyện Nôm được hình thành như thế nào và sự tồn tại của
các tác phẩm không nhiều nhưng có thể nói thể loại này đã thổi một ngọn lửa mới vào
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
16
trong kho tàng văn học dân tộc. Cũng vì thế mà bạn bè quốc tế đã tiếp xúc với nền văn
học Việt Nam qua hai tác phẩm kiệt tác của truyện thơ Nôm là Truyện Kiều và Lục
Vân Tiên của hai tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.
1.1.3. Phân loại truyện thơ
Như đã biết truyện thơ là một thể loại tiểu thuyết viết bằng thơ dưới thể văn
vần. Để phân loại nó giới nghiên cứu đã dựa chủ yếu vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất thì Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường dựa vào thể
thơ dùng để sáng tác, lúc đó hai ông phân truyện thơ thành hai loại: truyện thơ Đường
luật và truyện thơ lục bát. Tác phẩm ở thể loại thứ nhất “là một liên hoàn gồm một loạt
bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt. Ví dụ: Tô Công phụng sứ gồm 24 bài, Vương
Tường 49 bài (39 bài bát cú, 10 bài tứ tuyệt), Lâm Tuyền kỳ ngộ - 146 bài bát cú, 1 bài
tứ tuyệt, 1 bài ca khúc…” [1;664]. Do việc cố tìm xem có phải truyện thơ Đường luật
là một dạng xuất hiện sớm của truyện Nôm và cũng có nhiều người lại muốn tìm kiếm
niên đại của nó nên vô hình chung họ đã “coi truyện thơ Đường luật chỉ là dạng ít
thuận lợi nên ít được dùng cho truyện thơ Nôm” [1;665]. Ở thể loại truyện thơ lục bát
“hầu như hoàn toàn dùng thơ lục bát, chỉ đôi khi mới xen một vài đoạn ngắn các thể
khác (như nói lối, thơ Đường luật, từ khúc)” [1;665].
Tiêu chí thứ hai để phân loại truyện Nôm là dựa vào tác giả sáng tác thì các
nhà nghiên cứu đều thống nhất phân thành hai loại với các thuật ngữ: truyện Nôm hữu
danh và truyện Nôm khuyết danh, hoặc truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học.

Trong công trình Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại [36], Trần Đình
Sử cho rằng: “Mặc dù giữa hai loại truyện Nôm có nhiều mối liên hệ sâu sắc, song
việc phân loại như vậy là phù hợp thực tế và thuận lợi cho nghiên cứu. Truyện Nôm
khuyết danh phần lớn sử dụng cốt truyện dân gian, hãn hữu sử dụng cốt truyện nước
ngoài. Phần lớn truyện Nôm có tên tác giả, bác học vay mượn cốt truyện Trung Quốc
hoặc tự sáng tác. Do truyện khuyết danh có khi vì chưa tìm ra tên tác giả, cho nên
đúng hơn nên phân loại truyện Nôm thành hai loại bình dân và bác học”. [36;395]
Cũng theo Trần Đình Sử: “Đối với truyện Nôm bác học - truyện Nôm của
văn nhân - lấy đề tài từ các tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc như Song Tinh, Hoa
Tiên, Truyện Kiều, Ngọc Kiều Lê… vốn đầy rẫy chi tiết, tình tiết thì tác giả truyện
Nôm lại tướt bỏ bớt chi tiết rườm rà cụ thể để làm nhạt đi màu sắc Trung Quốc, mà
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
17
tôn lên những tính chất chung về con người, hoặc thay vào đó các chi tiết, cảnh gợi
nhớ đến làng quê hoặc kinh kỳ Việt Nam”. [36;408]
Còn truyện Nôm bình dân gồm các tác phẩm như: Phạm Tải Ngọc Hoa,
Tống Trân Cúc Hoa, Phương Hoa, Hoàng Trừu, Thạch Sanh, Thoại Khanh Châu
Tuấn… Trong Từ điển Văn học [20] có đề cập đến loại này như sau: “Đó là những
truyện được viết lại trên cơ sở truyện cổ tích hay diễn ca truyện cổ tích. Tất cả đều
khuyết tên tác giả” [20;1847]. Nguyễn Lộc còn dự đoán rằng tác giả của loại truyện
này là những Nho sĩ bình dân như các ông đồ. Loại truyện này thể hiện rõ quan niệm
của người lao động với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
Trong Lịch sử Văn học Việt Nam tập 3 [32], tác giả Lê Hoài Nam đã dựa
vào hai tiêu chí để phân loại truyện Nôm, đó là:
Dựa vào nguồn gốc trực tiếp của đề tài thì truyện Nôm được phân thành 3
loại. Thứ nhất: Dựa vào truyện cổ tích, thần thoại, hay sự tích thần thoại với các tác
phẩm Trương Chi, Tấm Cám…; thứ hai: dựa vào các tiểu thuyết Trung Quốc gồm
những tác phẩm như Nhị độ mai, Hoa Tiên, Vương Tường, Tô công phụng sứ, Bạch
Vân Tôn Các, Hoàng Trừu, Truyện Kiều…; cuối cùng là loại hoàn toàn sáng tác dựa
vào thực tế Việt Nam đó là truyện Lục Vân Tiên .

Còn “nếu xét về các mặt nội dung và hình thức thì đại loại có thể phân
truyện Nôm ra làm hai loại rõ ràng do hai hạng người sáng tác khác nhau” [32;179]
lúc đó có hai loại truyện Nôm tồn tại là loại có tính chất ít quần chúng và loại có tính
quần chúng nhiều hơn.
Cho dù theo tiêu chí phân loại nào các tác giả cũng đảm bảo được nội dung
mà từng thể loại truyện Nôm đề cập. Và một lần nữa khẳng định rằng thể loại văn học
cổ đặc sắc này đã có ảnh hưởng không nhỏ trong nền văn học dân tộc.
1.2. Khái quát truyện thơ Lục Vân Tiên
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Lục Vân Tiên là một trong những truyện thơ có ảnh hưởng đến sự phát triển
văn học ở Việt Nam, đây cũng là tác phẩm truyện Nôm bác học có nhiều dị bản nhất.
Có thể nói việc tìm hiểu nguồn gốc văn bản cũng như xuất xứ của truyện là cả một vấn
đề đối với giới nghiên cứu. Tuy nhiên đa số các ý kiến đều có một nhận xét chung về
thời gian ra đời cũng như hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
18
Theo đó truyện được sáng tác sau khoảng thời gian tác giả bị mù tức là sau
năm 1848. Và theo nhiều tài liệu nghiên cứu đều thống nhất cho rằng Lục Vân Tiên
được sáng tác trong khoảng từ năm 1850 trở về sau, khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù.
Theo Nguyễn Phong Nam, tác giả cuốn Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học
[29] thì năm 1864 tác phẩm đã được một người Pháp tên là Gabriel Aubaret sưu tập và
cho in lần đầu trên Kỷ yếu châu Á.
Có rất nhiều ý kiến xoay quanh về nguồn gốc ra đời của tác phẩm. Nguyên
nhân là do ở câu thơ mở đầu tác giả đã viết: “Trước đèn xem truyện Tây minh” (Câu
1). Hai chữ Tây minh dường như cho người đọc biết nguồn gốc thật sự của tác phẩm là
xuất phát từ một truyện Tây minh bên Trung Quốc. Việc lấy một cốt truyện có sẵn để
viết lại thành một truyện thơ là việc không lạ gì đối với nền văn học Việt Nam. Đại thi
hào Nguyễn Du lấy Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc
để viết nên Truyện Kiều thì việc Nguyễn Đình Chiểu lấy truyện Tây minh sáng tạo ra
truyện thơ Lục Vân Tiên thì không có gì đáng bàn luận cả. Trong bài viết Thử bàn về

nguồn gốc truyện Lục Vân Tiên [39;435], Trần Nghĩa đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh
nguồn gốc của truyện. Cũng theo công trình đó tác giả đã dẫn ra ý kiến của Trần
Nguyên Hanh cho rằng hai chữ Tây minh là tên một tủ sách Tô Đông Pha thời Tống,
xem như đã chứng minh rằng truyện có nguồn gốc bên Trung Quốc. Tuy nhiên, Aben
đê Misen thì cho rằng Tây minh không phải tên một tủ sách, “mà tên một triều đại do
Nguyễn Đình Chiểu tưởng tượng ra. Và truyện Tây minh, có nghĩa là một câu chuyện
xảy ra trong triều đại tưởng tượng đó” [39;435]. Tiếp theo hai người trên là Bajô cũng
quan niệm cho rằng Tây minh là tên một cuốn truyện. Và khi bàn về nguồn gốc truyện
Lục Vân Tiên, Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên có nói: “Cứ theo
Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc
nhan đề là truyện Tây minh…Nhưng truyện Tây minh thì đến nay vẫn chưa biết là có
hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các văn học sử Trung Quốc không thấy
đâu nói đến. Cũng có thể là không có cuốn Tây minh nào cả và cốt truyện Lục Vân
Tiên là do tác giả dựa vào thân thế mình và những hiểu biết của mình về truyện Nôm
của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra” [39;435].
Có thể nói nếu cho rằng tác phẩm có nguồn gốc cốt truyện từ Trung Quốc
thì còn rất nhiều điều cần xem xét vì rằng ở đó có những chỗ không hợp với thực tế
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
19
bên Trung Quốc, mặc dù truyện được lấy bối cảnh ở nước Sở. Và những chi tiết trong
tác phẩm cần phải bàn lại vì nó không hợp với thực tế. Ở đây chúng tôi không đi sâu
vào nguồn gốc của truyện mà chỉ dừng lại ở hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Cho dù
Lục Vân Tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không thì đây được xem là bản tự
truyện của bản thân tác giả. Sau khi đường công danh bị gián đoạn vì cụ gặp phải
những bất hạnh lớn trong cuộc đời, Nguyễn Đình Chiểu dạy học và làm thuốc với hy
vọng bản thân sẽ giúp ích cho đời. Với một tác phẩm mang dáng dấp tự truyện,
Nguyễn Đình Chiểu đã mang đến cho đời một tác phẩm có giá trị nhiều mặt mà đến
giờ vẫn còn nguyên. Đồng thời cần nhìn nhận Lục Vân Tiên được cụ Đồ Chiểu viết ra
bằng cả tâm huyết của mình trong giai đoạn đầu và là một trong những sáng tác tiêu
biểu nhất trong văn thơ trung đại. Tác phẩm là lời tâm sự của chính tác giả đối với

cuộc đời cũng như hy vọng của ông về sự hồi phục nền tảng Nho giáo đang có dấu
hiệu suy tàn.
1.2.2. Tóm tắt cốt truyện
Truyện thơ Lục Vân Tiên bao gồm 2082 câu thơ lục bát, được phân thành 4
đoạn. Sự phân đoạn này dựa vào diễn biến của truyện.
Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 286): Lục Vân Tiên có quê quán ở quận Đông
Thành, là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, sau một thời gian “Theo thầy nấu sử sôi
kinh”(Câu 11) nhân khi kinh thành có mở khoa thi chàng từ biệt thầy để lên đường
ứng thí. Trên đường về nhà chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang ức hiếp dân lành, Lục
Vân Tiên bèn ra tay nghĩa hiệp đập tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm
kích trước tấm lòng hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài của Vân Tiên, nàng đã làm một bài
thơ để tiễn chân quân tử lên đường. Nhìn thơ biết ý, chàng đã họa lại một bài thơ.
Cuộc gặp gỡ lần đầu giữa người tài tử - kẻ giai nhân đã để lại những ấn tượng khó phai
trong lòng Kiều Nguyệt Nga, không kìm nén được tình cảm của mình nàng tự nhủ với
lòng “trăm năm cho vẹn chữ tòng” với Lục Vân Tiên.
Đoạn 2 (từ câu 287 đến câu 1264): Đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt
Nga, Lục Vân Tiên tiếp tục lên đường, trên đường đi, chàng gặp và kết bạn với một sĩ
tử khác là Hớn Minh. Hai người cùng kết nghĩa anh em, Hớn Minh tiếp tục lên đường,
Vân Tiên phải ghé lại thăm nhà.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
20
Sau khi về thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng Tiểu đồng khăn gối lên kinh. Nhớ
lời cha dặn, chàng ghé vào nhà Võ Công - người đã cùng cha chàng ước hẹn - để thăm
hỏi. Thấy Vân Tiên khôi ngô tuấn tú Võ Công lấy làm ưng ý. Cũng tại nơi đây chàng
quen và kết làm anh em với Vương Tử Trực. Hai người cùng lên kinh ứng thí, khi lên
gần tới thì hai chàng gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, bốn người cùng nhau làm thơ tại
một quán ven đường. Trịnh Hâm và Bùi Kiệm làm thơ bị chê, thấy Vân Tiên tài cao
nên đem lòng đố kỵ. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được thư báo tin mẹ mất,
chàng quyết định bỏ thi về nhà chịu tang. Trên đường về, vì thương khóc mẹ, Vân
Tiên bị nhuốm bệnh, lại gặp phải toàn hạng lang băm nên bệnh ngày càng thêm nặng

rồi bị mù hai mắt. Nhân gặp Trịnh Hâm trên đường đi thi về, Hâm lừa Tiểu đồng vào
trong rừng, bắt trói lại, nói dối là Tiểu đồng đã bị cọp ăn thịt, rồi lừa đẩy Vân Tiên
xuống biển. Tiểu đồng được Sơn quân cởi trói, lầm tưởng là chủ đã chết nên dựng chòi
ở lại trông coi phần mộ. Vân Tiên bị đẩy xuống biển được giao long dìu vào bờ và
được ông chài cứu sống. Chàng nhờ ông chài đưa mình sang nhà họ Võ, thấy Tiên bị
mù nhà họ Võ bội ước, lừa bỏ vào hang Thương Tòng. Vân Tiên được Du thần và ông
Tiều đem ra khỏi hang, lại gặp Hớn Minh vì trừng trị con một vị quan huyện cậy thế
làm càng nên phải bỏ thi, đang sống lẩn lút trong rừng, chàng đưa Vân Tiên về cùng
sống tại một am vắng để dễ bề chăm sóc.
Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ đầu, nhân qua nhà họ Võ hỏi han tin tức của
Vân Tiên. Võ Công ngõ ý gả con gái cho, Tử Trực cự tuyệt, mắng cho một trận, y hổ
thẹn ốm chết.
Đoạn 3 (từ câu 1265 đến câu 1664): Nghe tin Lục Vân Tiên chết, Nguyệt
Nga vô cùng đau đớn và nguyện suốt đời thủ tiết để thờ chàng. Biết nàng xinh đẹp,
Thái sư đương triều đưa sính lễ cưới cho con trai mình. Bị cự tuyệt, Thái sư ôm lòng
oán hận. Nghe tin giặc Ô Qua xâm lược, Thái sư tâu vua cho Nguyệt Nga dâng cống
để giảng hòa. Thuyền cống đến ải Đồng, gần nước Ô Qua, Nguyệt Nga ôm bức tranh
vẽ hình Vân Tiên nhảy xuống biển tự tử. Nàng được sóng đưa vào bãi. Phật Bà Quan
Âm thác mộng, căn dặn nàng “ tìm nơi nương náu cho qua tháng ngày” (Câu 1526)
và nói rằng thời gian gặp Vân Tiên chỉ trong vòng đôi ba năm trở lại. Kế đó Nguyệt
Nga dạt vào nhà Bùi Công và được nhận làm con nuôi. Không ngờ Bùi Công chính là
cha Bùi Kiệm. Kiệm về nhà, thấy nàng xinh đẹp, muốn lấy làm vợ bất chấp biết rõ đây
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
21
là vợ của Vân Tiên. Nguyệt Nga tìm cách trốn đi, nàng vào rừng, nương nhờ một bà
lão dệt vải.
Đoạn 4 (từ câu 1665 đến câu 2082): Vân Tiên ở tại chùa với Hớn Minh, một
hôm nằm mơ thấy một ông Tiên cho thuốc chữa bệnh, kết quả mắt của chàng được
sáng trở lại bình thường. Sau khi sáng mắt trở lại, chàng liền về nhà thăm gia đình.
Nghe Lục ông kể lại tình cảm của Nguyệt Nga dành cho mình, chàng đã tìm đến thăm

Kiều ông, biết hết mọi sự của nàng. Vân Tiên đi thi, đỗ trạng nguyên, được nhà vua cử
đi dẹp giặc Ô Qua. Vân Tiên tiến cử Hớn Minh làm phó tướng đi diệt giặc, được chấp
nhận. Hai người ra trận, đánh tan quân giặc. Vân Tiên do đuổi theo tướng giặc một
mình lạc vào rừng sâu. Nhân vào nhà bà lão dệt vải hỏi thăm đường, chàng gặp lại
Nguyệt Nga. Vân Tiên về triều tâu rõ mọi sự với vua, kẻ gian ác bị trị tội, người nhân
nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga sum vầy, hạnh phúc.
1.2.3. Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên
Truyện thơ Lục Vân Tiên là một hiện tượng văn học đáng chú ý. Tác giả là
một con người phải gánh chịu biết bao bất hạnh của cuộc đời, chứng kiến nhiều cảnh
ngang trái mà lòng không thể thốt nên thành lời đã để lại cho đời một kiệt tác vô giá.
Tác phẩm còn đặc biệt ở chỗ sự tồn tại. Truyện không sống trên trang giấy mà nó sống
trong lòng người dân lao động. Hiếm có một tác phẩm nào mà chiếm được sự ưu ái
lớn như vậy. Người dân lao động miền Nam hầu như ai cũng thuộc nằm lòng vài ba
câu thơ trong truyện. Những em bé mới sinh ra đời đã được mẹ chúng hát ru bằng
những vần thơ Lục Vân Tiên. Khó mà giải thích hết sự yêu thích của người dân Nam
Bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với tác phẩm. Giải thích sự yêu mến
của quần chúng cần lao đối với Lục Vân Tiên, Hà Huy Giáp nhận xét: “chưa nói đến
tính bình dị, trong sáng của ngôn ngữ, tính dân tộc và đại chúng trong các hình tượng
nghệ thuật, cái chủ yếu là tác phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng được cái tinh thần dũng
cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác, “kiến ngãi bất vi vô dũng giả” của người
nông dân miền Nam mà cũng là của mọi người dân Việt Nam chúng ta” [11;40].
Quả đúng như vậy, người ta yêu mến Lục Vân Tiên không phải ở ngôn ngữ
mà ở nội dung của nó. Ta không thể phủ nhận tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết
ra chủ yếu để giáo dục đạo lý làm người. Ông đem vào trong thơ mình hình ảnh, tấm
gương của người đời xưa mà khuyên người đời nay biết sống nhân nghĩa, thủy chung,
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
22
không gian trá. Người đọc tác phẩm như thấy mình trong gương, họ rất sợ “luật nhân
quả” vì vốn người dân sống theo phương châm “gieo nhân nào gặp quả đó”, bởi thế
họ rất yêu mến chàng Lục Vân Tiên biết sống vì nghĩa, ra tay cứu người không mong

gì đến đền đáp và đặc biệt chàng còn là một con người trung hiếu vẹn toàn; khâm phục
tấm lòng chung thủy kiên trinh của nàng Nguyệt Nga; một Tử Trực, Hớn Minh tận tụy
hết lòng vì bạn, không bỏ bạn lúc bạn gặp nguy, biết phân định đúng sai, không sợ
cường quyền; những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều thà nghèo vật chất nhưng lại biết
sống vì tình.
Lục Vân Tiên ca ngợi chính nghĩa, phê phán sự bất nhân bất nghĩa. Tác
phẩm là ngọn cờ đầu trong phong trào chống lại những bất công, bảo vệ cho nền tảng
đạo đức đã có từ lâu đời. Nói như vậy không có nghĩa nó chỉ có nội dung hay mà Lục
Vân Tiên còn có ý nghĩa ở mặt hình thức. Cụ Đồ Chiểu đã tận dụng triệt để chất liệu
dân gian vào tác phẩm của mình. Những ngôn ngữ trong truyện không cao sang, xa vời
với quần chúng mà nó dường như rất gần gũi, như chính lời ăn tiếng nói của người lao
động.
Như vậy, ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên nằm cả ở nội dung và hình thức.
Cả hai phần này bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu tìm hiểu truyện Lục Vân
Tiên mà chỉ đi một khía cạnh thì tin chắc rằng chúng ta sẽ không thấy hết giá trị của
tác phẩm này. Hãy hiểu rằng tác giả xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ bình dân,
dùng các điển tích, điển cố chỉ nhằm nêu bật lên phần nội dung của tác phẩm mà thôi.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
23
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN
2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa
Là truyện thơ được tác giả Nguyễn Đình Chiểu xây dựng trên nền tảng đạo đức
Nho giáo, nên mỗi hành động, cử chỉ hay lời nói của các nhân vật chính diện đều là
những tấm gương về trung - hiếu - tiết - nghĩa. Vì thế thật không khó hiểu khi tác giả
xây dựng cho các nhân vật của mình giống như một bậc thánh nhân, luôn luôn hành
động theo phương châm đạo đức có sẵn trong xã hội. Họ là những ngọn cờ đại diện
cho nhân nghĩa đạo đức, đấu tranh không mệt mỏi vì một lý tưởng tốt đẹp.
2.1.1. Nhân nghĩa
Nhân nghĩa là đạo đức của nhân dân, là gốc rễ để trau dồi, rèn giũa con

người. Một người không thể sống không có lòng nhân việc nghĩa, nền tảng đạo đức
này xuyên suốt truyền thống văn hóa của người dân Á Đông trong đó có người dân
Việt Nam. Tư tưởng cao đẹp ấy được Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải vào trong truyện
thơ Lục Vân Tiên và trở thành sợi chỉ xuyên suốt tác phẩm. Mỗi nhân vật đều hành
động theo phương châm:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
(179 - 180)
Nhân vật trong tác phẩm từ những con người được ăn học đàng hoàng như
Lục Vân Tiên, Hớn Minh đến những con người “vô danh tiểu tốt”, không có tên tuổi
và được gọi bằng nghề nghiệp của mình, thế mà tất cả họ đều ra tay hiệp nghĩa khi có
cơ hội. Họ có một tấm lòng thương người vô hạn, sẵn sàng làm mọi chuyện vì tình
thương ấy cho dù có hại đến bản thân mình.
Khi biết bọn cướp đang ra tay làm hại dân chàng tỏ ra rất dứt khoát, không
có vẻ gì là sợ hãi trước những lời khuyên cũng như cảnh báo của người dân và ra tay
dẹp yên lũ cướp giống như một dũng sĩ. Vân Tiên không chỉ hiện thân cho một anh
học trò siêng năng mà chàng là đại biểu cho những con người biết sống vì lòng thương
người. Lòng nhân nghĩa ấy không có một chút gì vụ lợi, làm ơn chỉ vì “kiến ngãi bất
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
24
vi vô dũng giả”, để rồi khi được trả ơn chàng thẳng thừng từ chối không hề do dự:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.(Câu 176)
Ơn nghĩa là việc thường tình ở đời, ta làm việc nghĩa người nhớ ơn cũng là
việc bình thường ở đời nhưng nếu nhận sự trả ơn ấy thì cũng không phải là một người
quân tử thật sự, đấy không phải là hành vi của một thanh niên có học. Lục Vân Tiên
được theo học dưới nền đạo đức Khổng Mạnh vì thế mỗi việc làm của chàng đều tựu
trung trong hai chữ nhân nghĩa.
Hớn Minh cũng là một trường hợp giống như vậy. Chàng trai có thân hình
“dị thường” này cũng hành động vì lòng thương người, vừa thấy chuyện bất bình là ra
tay cứu ngay. Trên đường đi thi thấy tên con quan huyện đang giở trò tồi tệ với gái nhà

lành chàng liền “vật ngay xuống đất bẻ đi một giò” (Câu 1162). Biết rằng việc mình
làm sẽ gây liên lụy cho người khác nếu như chàng không tự mình ra nhận tội. Và thế là
Hớn Minh đã “Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng. (Câu 1164)
Việc làm của Hớn Minh nếu chỉ nghĩ đơn giản là “dám làm dám chịu” thì
không thể hiểu hết được ý nghĩa của “việc bó tay chịu trói” ấy. Hai việc làm liên tiếp
của chàng đều xuất phát từ tấm lòng thương người, việc làm thứ nhất chàng thương
người thế cô phải chịu áp bức của những tên công tử con nhà quan “ăn không ngồi
rồi”, việc làm thứ hai tưởng chừng thể hiện sự anh hùng trong việc mình gây ra nhưng
không chỉ vậy mà còn xuất phát từ việc chàng lo lắng cho số phận của những con
người vô tội vì việc mình làm mà họ phải gánh lấy, khi đó giúp người không vẹn mà
còn làm hại tới những người vô can khác.
Chàng họ Lục cùng với Hớn Minh đều ra tay nghĩa hiệp cho dù hậu quả
mình gánh lấy có thể là vô cùng lớn lao. Ta có thể cho rằng hai chàng trai khác nhau
nhưng có cùng một quan điểm sống hết mình vì lý tưởng nhân nghĩa là do họ được
theo học nền đạo đức Nho giáo. Tuy nhiên, nên nhớ rằng trong tác phẩm Nguyễn Đình
Chiểu đã cho xây dựng những nhân vật rất bình thường. Họ không giàu về vật chất,
không phải là những người có địa vị trong xã hội mà họ rất bình thường, sống bằng
chính sức lao động của mình những cũng sẵn sàng ra tay cứu giúp người hoạn nạn qua
cơn khốn cùng.
Ông Ngư thấy Vân Tiên bị trôi sông, liền không do dự mà vớt ngay lên bờ,
trong đầu ông chẳng hề lo sợ về lai lịch của chàng mà chỉ muốn nhanh chóng cứu
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
25
người thoát cơn hoạn nạn. Cả nhà ông Ngư xúm xít với nhau cùng cứu Vân Tiên một
cách tích cực, đầy nhiệt tình:
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
(949 - 950)
Cả nhà cứu Vân Tiên giống như chính người thân của họ gặp nạn. Sau khi
cứu sống ông còn khuyên chàng ở lại cùng gia đình, cùng chung sống dưới mái nhà

như một thành viên. Không riêng gì ông Ngư mà ông Tiều cũng vậy, cũng cứu giúp
Lục Vân Tiên qua cơn khốn cùng. Sau khi chàng bị gia đình họ Võ bội ước và bị bỏ
vào hang, đang trong cơn đói khát, tưởng chừng mình sẽ chết nhưng không ngờ có một
ông Tiều xuất hiện. Lão Tiều cũng giống như ông Ngư, cũng sẵn sàng cứu giúp người
qua cơn hoạn nạn. Lão lên núi đốn củi chỉ có đem theo nắm cơm để ăn, thế mà khi
nghe Vân Tiên kể lại sự tình của chàng thì ông Tiều liền: “ Mở cơm trong gói miệng
mời Vân Tiên. (Câu 1116)
Cũng giống như ông Ngư, ông Tiều đã cứu giúp Lục Vân Tiên thì lão bà ra
tay che chở cho Kiều Nguyệt Nga khi nàng trốn khỏi nhà Bùi Kiệm cũng là một tấm
lòng thương người và hành động vì tình thương đó. Theo như lời giải thích về sự tình
cờ của mình là do lời dạy bảo của Phật bà Quan Âm, nhưng thiết nghĩ nếu như bà lão
không có một tấm lòng thương người hoạn nạn thì làm sao bà lại tìm đến Nguyệt Nga
để dắt nàng về chung sống với mình cho được. Hành động ấy của bà có khác nào ông
Ngư, ông Tiều khi cứu giúp Lục Vân Tiên.
Khác với những nhân vật trên, ông Quán cũng là điển hình của lòng thương
người. Ông không cứu Vân Tiên thoát dòng nước như ông Ngư, không cưu mang
người hoạn nạn như ông Tiều, hay che chở cho người không nơi nương thân như bà
lão mà ông chỉ nêu lên quan điểm ghét thương ở đời. Tuy nhiên cũng từ những quan
điểm đó ta thấy ở ông một tấm lòng dành cho nhân loại. Ông thương những ai? Đó là
những bậc quân tử, minh quân, thương những con người biết nghĩa nhân, biết đạo
nghĩa ở đời. Ông ghét ai? Đó là những tên hôn quân bạo chúa, những tên quan tham,
những tên lừa thầy phản bạn. Ta nhớ lại lúc Vân Tiên lên đường ông Quán đã tận tay
đưa cho chàng ba hườn thuốc để dành hộ thân. Ông không biết việc tương lai nhưng gì
mến mộ tài năng của chàng họ Lục, lo cho Tiên bị những kẻ tiểu nhân hãm hại, lại có

×