Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đặc điểm truyện lịch sử nhân vật của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.29 KB, 103 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trườngưđạiưhọcưvinh
---------------------

Phạm thị hà

đặc điểm truyện lịch sử nhân vật
của nguyễn huy thiệp
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời híng dÉn khoa häc:

Ts. Lª thanh nga

Vinh - 2010


1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................8
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8
6. Phạm vi khảo sát...........................................................................................9
7. Đóng góp của luận văn..................................................................................9


8. Câu trúc của luận văn....................................................................................9
Chương 1
VỊ TRÍ CỦA CHÙM TRUYỆN LỊCH SỬ-NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
1.1. Một số vấn đề chung về Nguyễn Huy Thiệp............................................10
1.1.1. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn Việt Nam sau 1986......10
1.1.2. Một cây bút giàu cá tính thể hiện trên nhiều thể loại, lĩnh vực văn học....12
1.2. Những điều kiện xã hội - thẩm mỹ quy định sự hình thành cảm hứng về
lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp.......................................................15
1.2.1. Sự xáo trộn của lịch sử Việt Nam trong một thời gian khá dài.............15
1.2.2. Nhu cầu nhận thức lại các vấn đề của lịch sử, của cuộc sống...............18
1.2.3. Sự nghi ngờ của con người về các bảng giá trị.....................................20
1.3. Chùm truyện lịch sử - nhân vật trong hành trình sáng tạo của Nguyễn
Huy Thiệp........................................................................................................24
1.3.1. Sự phong phú về đề tài trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp...............24
1.3.2. Truyện lịch sử - nhân vật, chùm truyện quan trọng bậc nhất trong sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp cho đến thời điểm hiện nay.................................27
1.3.3. Thái độ của Nguyễn Huy Thiệp khi tiếp cận lịch sử.............................29
Chương 2
NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRUYỆN LỊCH SỬ
NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. Một cái nhìn mang tính đối thoại với lịch sử...........................................33
2.1.1. Truyền thống viết về lịch sử trước khi xuất hiện các truyện của Nguyễn
Huy Thiệp........................................................................................................33


2.1.2. Truyện lịch sử nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp và những nỗ lực tiếp
cận vĩ nhân từ góc nhìn đời thường.................................................................36
2.1.3. Vĩ nhân với những trải nghiệm chua xót về thân phận.........................41
2.2. Mượn lịch sử, nhân vật để thể hiện những cảm nhận, suy tư về con người.....45

2.2.1. Đưa nhân vật ra khỏi những thiên kiến.................................................45
2.2.2. Qua lịch sử và nhân vật để nghiền ngẫm về bi kịch của dân tộc...........48
2.2.3. “Cái vỗ vai” của một cá thể độc lập đối với những phán truyền từ các
thiết chế...........................................................................................................51
2.3. Một kiểu nhận thức về con người.............................................................53
2.3.1. Con người là một sản phẩm dang dở của lịch sử..................................53
2.3.2. Con người là nạn nhân của lịch sử........................................................57
2.3.3. Con người là một bi kịch với nỗi cô đơn tiền định...............................60
Chương 3
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
LỊCH SỬ - NHÂN VẬT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện...............................................................66
3.1.1. Xây dựng cốt truyện lồng ghép.............................................................66
3.1.2. Mờ hoá cốt truyện.................................................................................69
3.1.3. Hướng đến chuyện hơn là truyện..........................................................72
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................................74
3.2.1. Mơ tả nhân vật bằng ngơn ngữ, cái nhìn của người trần thuật..............74
3.2.2. Mô tả nhân vật bằng sự di động điểm nhìn...........................................78
3.2.3. Mơ tả nhân vật bằng những biểu hiện của chính nhân vật....................81
3.3. Ngơn ngữ trong truyện lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp..........84
3.3.1. Lớp ngôn ngữ sang trọng cao quý.........................................................84
3.3.2. Lớp ngôn ngữ đậm chất trần trụi của đời sống hiện thực......................86
3.3.3. Ý nghĩa nghệ thuật của việc xây dựng đan xen các bè ngôn ngữ.........90
KẾT LUẬN....................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong văn học Việt Nam từ đổi mới khuynh hướng viết về lịch sử đã
trở thành hướng đi khá quan trọng trong văn xuôi và đã đạt được những thành
tựu nhất định. Việc đặt vấn đề nghiên cứu các tác phẩm viết về đề tài lịch sử
vẫn là việc nên làm, để khảo sát, lý giải những quan niệm của các tác giả khi
tiếp cận các vấn đề lịch sử và những đóng góp cho văn xi của các tác giả ấy
qua đề tài này.
1.2 Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả có vị trí khá quan trọng trong nền
văn học Việt Nam, từ sau 1975, đặc biệt sau 1986 với tư cách là một trong
những người mở ra một lối viết mới, lối tư duy mới trong văn xi. Đã có
nhiều tác giả tìm hiểu nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp với hàng trăm bài báo
và một số luận văn thạc sỹ, luận khóa luận tốt nghiệp đại học. Nhưng nhìn
chung những nghiên cứu ấy vẫn chưa thể khám phá hết những tầng vỉa trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và đặt vấn đề nghiên cứu Nguyễn
Huy Thiệp là tiếp tục quá trình nhận thức về tác giả này.
1.3 Đề tài lịch sử - nhân vật, là một đề tài khá quan trọng trong hệ thống
sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tác phẩm
viết trên đề tài này vẫn chưa được đặt ra và triển khai một cách hệ thống, tồn
diện. Tìm hiểu mảng truyện lịch sử - nhân vật, trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp là góp phần nhận rõ quan niệm, thái độ của nhà văn khi tiếp cận
với đề tài lịch sử, những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của tác giả cho
văn xuôi viết theo khuynh hướng này.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất hiện trong bối cảnh của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng lạ, độc đáo, hiếm có. Vì vậy những sáng


2
tác của ông đã gây nên “cơn sốt” trong dư luận. Đánh giá về “cơn sốt” này
Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là người đầu tiên

trong văn học Việt Nam lập kỷ lục có nhiều bài viết nhất về sáng tác của
mình, chỉ trong một thời gian ngắn và khơng có độ lùi thời gian. Phê bình tức
thời theo sáng tác liên tục lâu dài. Khơng chỉ trong nước cả ngồi nước; khơng
chỉ người việt cả người ngoại quốc”; Đỗ Đức Hiểu cũng có ý kiến tương tự
“...người tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam này, ở nửa sau thế kỷ XX. Cái tôi ấy
đứng dậy, đau khổ, cô đơn, đầy khát vọng. Cái tôi ấy gieo bão táp trong văn
chương Việt Nam lúc ấy”; Năm 1987, Nguyễn Hải Hà - Nguyễn Thị Bình
cũng hào hứng: “có thể nói Nguyễn Huy Thiệp mới thật là mới, là độc đáo,
chỉ mình anh cũng đủ tạo nên một đời sống văn học sôi động kéo dài mấy
năm trời và cịn nóng bỏng đến tận ngày hơm nay”. Hai tác giả này còn đưa ra
thống kê “từ khoảng giữa năm 1987 đến giữa năm 1989 đã có trên 70 bài viết
về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp”; Năm 2001 Phạm Xn Ngun, trong
một cơng trình tuyển chọn cơng phu nghiêm túc và có hệ thống mang tên Đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp đã tổng hợp được 54 bài viết khá tiêu biểu cũng thông
báo: “Những bài viết tập hợp trong sách này ước tính mới chỉ là một phần ba
số bài viết đã đăng trên các báo chí khắp nơi về tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp gần 15 năm qua. Đây còn là chưa kể một số lượng các luận văn đại học
và sau đại học trực tiếp lấy sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên
cứu, hoặc dành cho anh một số trang quan trọng khi chọn khảo sát một
phương diện, một thể loại nào đó của văn học Việt Nam thời gian qua”.
Chúng tơi chưa có điều kiện đọc hết những bài viết ấy, xong xét thấy với
số lượng tư liệu quan trọng có được trong lượng bài nêu trên đã có thể đưa ra
cái nhìn vừa cụ thể vừa khái quát về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Nhưng khi bắt tay vào thống kê, phân vùng các bài viết về truyện ngắn
của ông chúng tơi cảm nhận được sự khó khăn khơng chỉ do số lượng bài lớn,


3
mà chủ yếu vì tính phân tán, đa dạng về góc nhìn, sự phong phú phức tạp ở
nội dung của chúng. Tuy nhiên nhìn bao quát ta thấy một nét khá rõ là

Nguyễn Huy Thiệp sáng tác chủ yếu theo ba mảng đề tài chính: đề tài sinh
hoạt, đề tài lịch sử - nhân vật và chùm “truyện dân gian”. Vơ hình trung các
bài phê bình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng viết theo các mảng đề tài
ấy. Nhưng trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ xin điểm lại một số vấn đề
cơ bản bàn luận đối với mảng truyện viết về đề tài lịch sử - nhân vật.
Bên cạnh những bài phê bình về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, số
lượng bài phê bình trực tiếp nói tới mảng truyện lịch sử - nhân vật của ông
khá lớn, và người ta có thể nhìn thấy hai luồng ý kiến khác nhau về các sáng
tác trên đề tài lịch sử nhà văn. Sự bất đồng của các ý kiến không nhằm khẳng
định hay phủ nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung vào các vấn
đề văn - sử; hư cấu – phi hư cấu; chính – tà. Căn cứ vào nội dung các bài tranh
luận nhìn chung chúng tơi có thể tạm chia thành hai xu hướng chính.
Gây xơn xao dư luận nhiều nhất là bộ ba truyện ngắn “giả lịch sử” Vàng
lửa, Phẩm tiết, Kiếm sắc. nguyên nhân là sự dị ứng của một số độc giả đối với
cách viết của Nguyễnh Huy Thiệp do cách viết mà tác giả bị hiểu nhầm rằng
có ý đồ chính trị, ý đồ bơi nhọ vĩ nhân, đạp đổ thần tượng; động chạm đến
niềm tự hào, lịng tự tơn dân tộc... Từ đấy có rất nhiều ý kiến cơng khai chỉ
trích thậm chí thố mạ Nguyễn Huy Thiệp. Châm ngòi nổ cho cuộc tranh luận
là bài viết của nhà sử học Tạ Ngọc Liễn trong bài: Về truyện ngắn vàng lửa,
Tạ Ngọc Liễn phân tích và “cảnh báo”.
1. Viết lịch sử không chỉ sử gia mà cả nhà văn cũng phải phục tùng sự
thật, đúng bản chất lịch sử, khơng được làm cho diện mạo lịch sử méo mó đi.
2. Chúng ta có quyền vạch ra và phê phán những nhược điểm của dân tộc
xong không được xúc phạm tới danh dự dân tộc mình. Thậm chí ơng cịn nói
một cách đầy ngụ ý: “ tơi sẽ khơng nói tới cái mà người đọc dễ hiểu lầm là ở


4
đây tác giả Vàng lửa muốn ca ngợi Pháp có cơng khai hố văn minh cho đất
nước Việt Nam”. Sau đó ơng bị Thuỳ Sương, Văn Giá, Lại Ngun Ân phản

bác.
Khi Phẩm tiết ra mắt trên tuần báo Văn nghệ (số 29-30, ngày 16/07/1988)
Tạ Ngọc Liễn viết tiếp: Về mối quan hệ giữa sử và văn, tuy tỏ ra dè dặt hơn
lần phê bình Vàng lửa nhưng vẫn muốn vin vào lịch sử để quy kết Nguyễn
Huy Thiệp có ý bơi nhọ lịch sử (cũng có thể Tạ Ngọc Liễn đã đánh đồng bản
chất sử và văn).
Nguyễn Thúy Ái công phẫn: “Viết như thế là một cách bắn súng lục vào
quá khứ” và kết án Nguyễn Huy Thiệp “xúc phạm nghiêm trọng tới người đọc
và lịch sử” (Văn nghệ 20/08/1988). Vũ Phan Ngun dẫu có nhẹ nhàng hơn
nhưng khơng thốt ra khỏi sự nghi ngờ dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Huy
Thiệp “Nguyễn Huy Thiệp muốn giúp người đọc phá vỡ mọi định kiến dù
đúng dù sai, chỉ để trơ chọi người đọc với những sự kiện bóc trần khơng lời
phán xét. Tôi nhớ chủ đề đập nát thần tượng, xé tan huyền thoại... nhưng với
một giá đắt làm sao? Và liệu có cần thiết khơng?... “Nhà văn khơng có quyền
dùng anh hùng dân tộc cho những thông điệp hiện đại của mình”. Anh ví
Nguyễn Huy Thiệp miêu tả Quang Trung ở đây như là việc “Phá hoại các di
tích lịch sử” (Văn nghệ số 35,36,20/08/1988). Vũ Đức Phúc cho “Phẩm tiết là
quả bóng thăm dị nhưng đụng đến lịng tự tin nên bị phản ứng” (“Hội nghị lý
luận phê bình văn học” (lược thuật), Văn Nghệ quân đội T4/1989). Cũng trong
hội nghị này Đỗ Đức Dục thì bảo nếu Nguyễn Huy Thiệp định qua tác phẩm
để đánh thức niềm tự hào dân tộc thì đó là điều khơng tốt, thậm chí là dại dột
(“Hội nghị...” Văn nghệ quân đội, 04/1989).
Bùi Hiển phát biểu ý kiến trong cuộc Hội nghị lý luận - phê bình đã tỏ ra
nghi ngờ “Phẩm chất nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp buộc người ta phải
đánh dấu hỏi về nhân cách tác giả” (Văn nghệ Quân đội 11/1988).


5
Nguyễn Thanh nhận xét về Phẩm tiết: “Nhân vật Quang Trung lộ ra trên
nét lớn là một gã phàm phu tục tử thiển cận và hiếu sắc”. Rồi ơng chì chiết:

“Tơi rùng mình khơng ngờ phẩm giá, nhân cách của vua Quang Trung bị
người trong đám con cháu đời sau dìm xuống đáy của sự tồi tàn” (Về truyện
ngắn Phẩm tiết, Văn nghệ Quân đội, 1/1988).
Hồ Phương cũng đề cập mối quan hệ văn sử nhưng lại suy luận theo một
hướng khác “... Vấn đề quan trọng ẩn kín trong truyện là quan hệ quyền lực và
tự do hoặc nghệ thuật. Tác giả đã tỏ sai lầm khi cường điệu tự do và nghệ
thuật để đối lập lại với lãnh đạo và chính trị (Trả lời phỏng vấn văn nghệ
Quân đội, 11/1988).
Nguyễn Oanh viết “sơ suất lớn nhất mà Nguyễn Huy Thiệp phạm phải là
khi sử dụng những nhân vật đã ổn định về giá trị trong quá khứ để chuyển tải
các vấn đề hiện tại, anh dễ dàng làm tổn thương đến các quan niệm truyền
thống của dân tộc”. (Khởi sắc hay sự chuyển mình của văn học?, văn nghệ
03/12/1988).
Trên tạp chí văn học số 200(12/2002), Nguyễn Văn Trung cũng triển
khai vấn đề này và kết luận: “không nên sử dụng lịch sử một cách tuỳ tiện
trong mọi lĩnh vực”.
2.2. Bên cạnh những ý kiến phê phán có khi rất nặng lời, cịn có xu
hướng ủng hộ, chấp nhận lối hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp như một
số cách tân trong kỹ thuật viết. Các tác giả này thường đã thốt ra ngồi quan
niệm truyền thống về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực, cái mà họ chũ
ý là những vấn đề thuộc về nghệ biểu hiện. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
trong bài Đọc văn phải khác đọc sử cho rằng, các phát ngôn trong văn xuôi
nghệ thuật không phải bao giờ cũng đồng nhất với tư tưởng tác giả. Khi trao
đổi với Tạ Ngọc Liễn, ông viết: “Bạn Liễn đã nêu ra một cách đọc không phù


6
hợp với các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật, và đó là một cách “tự tố cáo mình
là khơng biết đọc văn chương vậy”. (Văn nghệ 16/07/1988).
Văn Tâm cũng có nhận xét gần với Lại Nguyên Ân. Ông trả lời Tạ Ngọc

Liễn bằng việc chứng minh rằng “Nguyễn Huy Thiệp khơng xun tạc lịch
sử” mà chỉ đi tìm cái “hằng số lịch sử” (Đọc Nguyễn Huy Thịêp, văn nghệ
26/11/1988).
Châu Hồng Thuỷ cũng có một luận điểm quan trọng “với con mắt của
thầy giáo sử học, anh (tức Nguyễn Huy Thiệp) khơng có ý dựng lại chân dung
các nhân vật lịch sử. Lịch sử chỉ là cái cớ để anh ngẫm suy về quan hệ ứng xử
giữa người với người, suy ngẫm về số phận, tâm lý dân tộc” [Làm quen với
cây bút trẻ ngành giáo dục, Người giáo viên nhân dân 27/06/1988].
Diệp Minh Tuyền tỏ ra bất ngờ hoàn toàn với lối vào truyện, dẫn truyện
thiên biến vạn hoá, bịa như thật... “Hư cấu để dựng lên một cốt truyện thời
Gia Long, Nguyễn Huy Thiệp nhằm khái quát lên số phận và đặc điểm đời
sống tinh thần của dân tộc ta... Đi xa hơn nữa anh muốn trình bày một quan
điểm sống mới trong cách đối nhân xử thế không phải của từng số phận riêng
lẻ mà còn của cả dân tộc, rộng ra là cả thế giới”. (“Nguyễn Huy Thiệp, một tài
năng mới”, văn nghệ 03/09/1988).
Bài phê bình của Mai Ngữ lại đặt ra cho cuộc tranh luận một điểm xuất
phát mới, đó là vấn đề cái “tâm” và cái “tài” của người viết. Ơng cơng nhận
Nguyễn Huy Thiệp có tài, là “của hiếm của một tài năng”... Tác phẩm của ông
đã gây được sự bất ngờ đến sửng sốt cho người đọc, khiến mọi người phải suy
nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về sức mạnh và khả năng của
văn học (Quân đội nhân dân 27/08/1988).
Đỗ Đức Thịnh phân tích mối quan hệ rất người mà rất thanh khiết giữa
Quang trung với Vinh Hoa để chứng minh cái tâm trong sáng của Nguyễn
Huy Thiệp: “Dùng Quang Trung làm điểm đệm tôn tâm hồn Vinh Hoa mà


7
khơng thiếu lịng kính u, tơn kính Quang Trung”... Rõ ràng vua Quang
Trung trở thành hình tượng tiểu biểu cho u cầu tơn trọng trí tuệ, phẩm tiết,
tức tơn trọng tâm hồn con người” (Xung quanh truyện ngắn phẩm tiết - tường

thuật trao đổi thơng tin văn hố văn nghệ, số 4/1988).
Thuỷ Minh: “Nhà văn có quyền được thể nghiệm, tìm tịi khai phá những
con đường mới mà xưa nay chưa ai đi, chưa ai làm... Nguyễn Huy Thiệp đã
làm và đã viết về các danh nhân, anh hùng trong lịch sử ở bình diện con người
bình thường với mọi khía cạnh đời thường của các vị ấy” (Thơng tin văn hóa
Việt Nam số 3/1988).
Ngồi ra cịn rất nhiều các tác giả khác với những cách viết khác nhau
nhưng đều nỗ lực bênh vực Nguyễn Huy Thiệp.
Lê Thanh Nga trong luận văn Thạc sỹ Nghệ thuật trần thuật trong truyện
của Nguyễn Huy Thiệp (2002) cũng dành một lượng trang viết khá lớn để bàn
về các truyện viết về đề tài lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Tiếp đó,
vào năm 2006, tác giả cơng bố tiếp bài Những vấn đề hiện thực trong truyện
lịch sử của nguyễn Huy Thiệp. Tại đây, tác giả đã chỉ ra “nếu trước đây, các
nhân vật lịch sử thường được miêu tả từ điểm nhìn bên ngồi, thì với Nguyễn
Huy Thiệp anh miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên trong. Với cái nhìn ấy lần
đầu tiên trong lịch sử ta có Quang Trung, Đề Thám, Nguyễn Trãi... ý thức
được những bi kịch của họ, ý thức được tình u và nỗi cơ đơn của họ, những
ý thức đó chỉ được phát hiện ở con người hiện đại... Viết như thế có nghĩa là
Nguyễn Huy Thiệp đã đem lịch sử đến với đời sống tươi nguyên cảm xúc,
những tình cảm chân thành, rất thật không bị chi phối bởi những ràng buộc
của lịch sử. Anh để cho nhân vật của mình cảm nhận con người và thế giới
một cách hồn nhiên, sống động. Đó là những con người đang sống”. (Tạp chí
khoa học, tập 35, số 4b-2006). Cũng trong bài viết này, tác giả đưa ra được


8
cái nhìn khá bao quát về thế giới hiện thực hai bình diện và những đặc điểm
cơ bản, quan trọng của nghệ thuật biểu hiện những bình diện hiện thực ấy.
Điểm lại những cơng trình nghiên cứu trên đây, có thể thấy phần lớn các
ý kiến đều xoay quanh việc xác định lập trường tư tưởng của Nguyễn Huy

Thiệp và đánh giá thái độ của nhà văn này đối với lịch sử, với dân tộc. Sở dĩ
tranh luận bùng nổ, xét đến cùng, cũng chỉ do cách viết của ông mà thơi.
Như vậy, mặc dù chưa có một cơng trình đặt vấn đề nghiên cứu truyện
lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp với tư cách là một đối tượng nghiên
cứu chuyên biệt, nhưng đã có nhiều ý kiến, về mặt này hay mặt khác, chú ý đến,
mặt này hay mặt khác, các truyện lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Đó
là những gợi ý quý báu cho chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu
Như tên của luận văn đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của chúng tơi ở
cơng trình này là: Đặc điểm truyện lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
1. Làm rõ vị trí, vai trị của chùm truyện lịch sử - nhân vật trong sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
2. Xác định được những nội dung cơ bản trong truyện lịch sử - nhân vật
của Nguyễn Huy Thiệp.
3. Làm rõ một số vấn đề về nghệ thuật trong truyện lịch sử - nhân vật của
Nguyễn Huy Thiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn - hóa
Và một số phương pháp nghiên cứu thông dụng hiện nay


9
Ngồi ra cịn nhiều phương pháp nghiên cứu thơng dụng khác cũng được
chúng tơi sử dụng trong những hồn cảnh thích hợp.
6. Phạm vi khảo sát
Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát các truyện viết về đề tài lịch sử nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp

7. Đóng góp của luận văn
Chúng tôi đi vào nghiên cứu Đặc điểm truyện lịch sử - nhân vật của
Nguyễn Huy Thiệp một cách tương đối toàn diện. Đặc biệt đề xuất một hướng
tiếp cận mới đối với mảng truyện lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp.
8. Câu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong 3 chương.
Chương 1: Vị trí của chùm truyện lịch sử - nhân vật trong truyện của
Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 2: Những nội dung cơ bản trong truyện lịch sử - nhânm vật của
Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện lich sử - nhân vật
của Nguyễn Huy Thiệp.


10
Chương 1
VỊ TRÍ CỦA CHÙM TRUYỆN LỊCH SỬ-NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
1.1. Một số vấn đề chung về Nguyễn Huy Thiệp.
1.1.1. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn Việt Nam sau 1986
Từ sau năm 1975 đất nước thống nhất cả nước bắt tay vào hàn gắn vết
thương chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới trên tồn lãnh thổ. Trong q
trình ấy, những yếu kém của việc quản lí đất nước dần dần lộ diện, bởi sự
thích ứng chậm rất khó tránh khỏi của một đội ngũ quản lí quen với tư duy
kinh tế - xã hội thời chiến nay bỡ ngỡ trong những công việc của thời bình. Có
những khó khăn khơng thể hình dung được với một dân tộc quen hình dung về
những vấn đề của cuộc sống theo cách nhìn qua lăng kính thời chiến. Sự bình
tâm trở lại của con người sau những năm bị cuốn vào chiến tranh với những
niềm tự hào, với những quyết tâm, những chiến thắng đã mở ra một tư duy

mới và văn học bắt đầu giã biệt những tình cảm của thời chiến, ở trên cao của
những niềm tự hào, của tinh thần tiếng hát át tiếng bom, để trở về với mặt đất,
nơi hàng ngày, hàng giờ vẫn xảy ra những câu chuyện nhức nhối làm nhói
lịng những người có lương tâm, trách nhiệm. Văn học chuyển qua một q
trình, nói như Lê Ngọc Trà, là “nghiền ngẫm hiện thực”. Nguyễn Huy Thiệp
thuộc số nhà văn thành danh trong môi trường ấy, và ông đã mạnh dạn bước
những bước khó khăn vào văn đàn. Sự khó khăn ấy, hiểu theo nghĩa cả chủ
quan và khách quan, bởi, người ta biết khi gửi chùm truyện đầu tiên Những
truyện kể bất tận trong thung lũng Hua Tát, chính Nguyễn Huy Thiệp cũng
khơng tin, và khơng dám chắc lắm về những gì mình đã viết. Thế rồi, các tác
phẩm ấy được in trên báo Văn nghệ số tết Đinh Mão, mặc dù đã mang những


11
yếu tố hấp dẫn, mới lạ nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được sự chú ý của
người đọc.
Phải đến tháng 6-1987, báo Văn nghệ số ra ngày 20 cho đăng Tướng về
hưu thì cái tên Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự gây nên phản ứng. Đấy là
những xôn xao vẫn thỉnh thoảng gặp trên văn đàn Việt Nam nhưng lần này có
vẻ gay cấn, căng thẳng hơn. Tiếp đó trong hai năm 1987, 1988 truyện của
Nguyễn Huy Thiệp liên tiếp ra mắt bạn đọc: Văn nghệ số 18/8 /1987 đăng
Muối của rừng, Số 6/2/1988 đăng Con gái Thuỷ Thần, báo người Hà Nội đăng
Chút thoáng Xuân Hương.
Người đọc chưa hết bàn tán thì năn 1988 bộ ba truyện Kiếm sắc, Phẩm
tiết, Vàng lửa ra đời. Có lẽ đây là ba tác phẩm khiến Nguyễn Huy Thiệp chịu
nhiều búa rìu của dư luận nhất. Các nhà phê bình và bạn đọc lại được phen
bận bịu, kẻ chỉ trích, lên án, người bênh vực hết lời. Các ý kiến đối lập tranh
luận căng thẳng thậm chí mạt sát lẫn nhau. Nhưng có một điều chắc chắn là
truyện của Nguyễn Huy Thiệp càng thu hút sự chú ý của độc giả hơn.
Rõ ràng Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy động cả bầu không khí sinh hoạt

văn hố văn nghệ Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ơng đã phá vỡ thế bình ổn trên
văn đàn, chuyển nhịp cho bước đi vốn bình thường, chậm rãi của lý luận phê
bình văn học. Giờ đây ta đã có một Nguyễn Huy Thiệp đàng hồng chững
chạc với tư cách là một nhà văn Việt Nam hiện đại. Và khơng chỉ viết truyện,
Nguyễn Huy Thiệp cịn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, viết tiểu
luận văn chương … một Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật
lạ, là nhà văn đúng nghĩa với từ này - sử dụng tối đa các khả năng , ngơn ngữ
để đạt được cao nhất điều mình muốn diễn đạt. Công lao của Nguyễn Huy
Thiệp trong văn học Việt Nam đương đại có lẽ, trước hết phải xét ở chính việc
tạo ra cái khơng khí rộn rã trên văn đàn. Cho đến hôm nay việc đánh giá về
Nguyễn Huy Thiệp còn nhiều luồng ý kiến khác nhau nhưng chúng ta ai đã


12
từng đọc Nguyễn Huy Thiệp thì khơng thể khơng thừa nhận rằng Nguyễn
Huy Thiệp là một nhà văn biết cất lên tếng nói độc đáo trong một tình thế khá
đặc biệt của văn học Việt Nam hiện đại. “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, có
thể nói, là thành quả của đổi mới. Ông may mắn gặp thời đổi mới, và văn học
đổi mới may mắn có ơng.
1.1.2. Một cây bút giàu cá tính thể hiện trên nhiều thể loại, lĩnh vực văn học
Nguyễn Huy Thiệp, như chúng ta biết, trước hết là một cây bút truyện
ngắn theo cả hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, ông bước vào làng văn bằng truyện
ngắn, và nghĩa thứ hai, ông thành công hơn cả ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, ở
đây chúng tôi xin lưu ý một điểm, thuật ngữ “truyện ngắn” chúng tôi sử dụng
ở đây chỉ có tính chất tương đối, bởi vì, trong một số truyện, dung lượng của
nó có vẻ như đã vượt qua giới hạn của một truyện ngắn theo quan niệm thơng
thường. Cịn về khả năng ơm chứa hiện thực, một số truyện đã mang dáng dấp
của một tiểu thuyết. Cho đến nay, Nguyễn Huy Thiệp đã công bố tất cả trên
dưới ba mươi truyện ngắn. Con số này so với nhiều nhà văn khác quả là cịn ít
ỏi. Song, điều đó khơng ngăn cản việc ơng bước vào đội ngũ những cây bút

truyện ngắn tiêu biểu trong văn học Việt Nam sau 1986.
Nhưng Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là một cây bút truyện ngắn. Ơng
cịn viết viết một số tiểu thuyết như: Tuổi hai mươi yêu dấu, Gạ tình lấy điểm,
Tiểu long nữ, Tiểu thuyết Tuổi hai mươi yêu dấu đánh dấu một bước ngoặt
trong văn nghiệp của tác giả, đó là sự chuyển thể từ sáng tác ngắn sang sáng
tác dài. Tuy nhiên, tính chất bước ngoặt ở đây chỉ có giá trị đánh giá về việc
tác giả đã mạnh dạn rời bỏ khu vực sở trường để bước vào một khu vực khác.
Về cơ bản, cho đến nay, đã có một số ý kiến khơng đánh giá cao tiểu thuyết
của ông, và những đánh giá ấy, theo chúng tơi là hợp lí.
Nguyễn Huy Thiệp cịn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, các tác
phẩm Còn lại với tình yêu, Gia đình nhà tiên tri, Hoa sen nở ngày ba mươi


13
tháng tư… Suối như êm dịu… Có thể thấy các kịch bản văn học của ơng cũng
có những nét riêng, mặc dù nó khơng gây sóng gió như ơng đã từng làm được
với truyện ngắn.
Kịch bản Suối nhỏ êm dịu nói lên sự tuyệt vọng của con người đứng
trước nguy cơ tận thế, bắt đấu từ nguy cơ toàn trị của những thể chế độc tài tả
“h u ô hợp cầu biến với môi trường kinh tế, liên mạng kim tiền, phi đạo đức,
dẫn đến sự tha hoá, tiêu huỷ con người từ bản thân. Có thể đây là tác phẩm bi
quan nhất của Nguyễn Huy Thiệp từ trước đến giờ. Mỗi khán giả sau này nếu
tác phẩm được trình trên sân khấu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, đều có thể
nhận diện được những khn mặt chính trị, xã hội, văn hố… đã sống bên
cạnh mình và nhận diện được chính mình …trên con đường dẫn đến ma lộ:
Con người rỗng, cái cười rỗng, cái khóc rỗng. Và đó là nền thanh bình của
những con số”. Một số kịch bản khác của Nguyễn Huy Thiệp được viết lại trên
cơ sở các truyện ngắn của nhà văn, dĩ nhiên nó mang hơi thở của chính bản
thân các truyện đó. Người ta thấy ở đây vẫn là một Nguyễn Huy Thiệp gai góc,
có phần “bặm trợn”. Ơng dám nói toạc những điều mà có khi người khác cịn

phải kiêng dè né tránh, hoặc chỉ dám nói một cách nhẹ nhàng, kín đáo hơn.
Nguyễn Huy Thiệp khá tích cực viết tiểu luận phê bình, phần lớn các tác
phẩm này nay đã được tập hợp trong cuốn Giăng lưới bắt chim. Điều này
cũng thể hiện được khát vọng tiếp cận sau hơn, đa diện hơn với con đường
văn học. Nếu đặt trong tương quan chung, có lẽ Nguyễn Huy Thiệp là một
trong những nhà văn tham gia khá nhiều và khá sâu vào đời sống phê bình và
mạnh dạn bàn nhiều về một số vấn đề của văn học. Cũng như trong khu vực
truyện ngắn, cách viết tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp có những nét riêng
thật rõ, đơi khi nói toẹt ra những điều mà nhiều người muốn nói, nhưng nhát
chỉ dám rỉ tai, thì thầm to nhỏ với nhau, hoặc chẳng dám thì thầm với ai cả,
chỉ lâm râm cắn rứt bụng mình. Dùng lối trực luận pha mật đắng Nguyễn Huy


14
Thiệp đi từ bình văn, bình thơ sang số phận nhà văn, nhà thơ, sang tư cách và
phong cách của họ, sang mối tương quan giữa chính trị và văn học; sang tình
cảm song song giữa nhà văn, nhà chính trị.
Một số bài viết của ông ra đời lập tức bị phản ứng dữ dội. Sau bài viết
“Thời của tiểu thuyết”, lập tức ơng bị chỉ trích gay gắt với bài “Thời của tiểu
thuyết hay thời của ông tâm đen, mặt dày”, sau khi tạp chí Ngày nay in liên
tiếp ba kì Trị chuyện với hoa thủy tiên về sự nhầm lẫn của nhà văn, lập tức
Nguyễn Huy Thiệp bị tấn công liên tục. Và cũng như ở truyện ngắn, gây sốc và
khiến một vị Tổng biên tập báo Văn nghệ bị liên lụy, thì sau cú gây sốc bởi bài
viết vừa nêu, Tổng biên tạp tạp chí Ngày nay cũng không tránh khỏi rắc rối.
Đánh giá tập tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp,nhà nghiên cứu Vương Trí
Nhàn viết: “Đọc Giăng lưới bắt chim tơi cịn nhớ tới nhà văn Trung Quốc
Vương Sóc. Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê tổng hợp bao nhiêu vấn đề. Tác
giả chê văn học Trung Quốc đương thời, ngán văn chương đại chúng. Và ông
lật tẩy cả những tượng đài văn chương hiện đại, bảo họ là giả dối vụ lợi. Ở
Trung Quốc Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê đã gây ra tranh cãi, cịn ở Việt

Nam, người ta đọc nó với bao thích thú, vừa sung sướng gặp được ý tưởng
mình thường nghĩ, vừa khơng sợ tội vạ gì.
Tơi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp cần cho chúng ta một phần là ở chỗ đó: ơng
nối nghề văn ở ta với nghề văn ở các xứ sở khác. Trong khi mang nặng cốt
cách bản địa, các sáng tác cũng như tiểu luận phê bình của ông đã là một bằng
chứng để những ai vốn ngần ngại trước con đường hội nhập có thể yên tâm.
Bởi chỉ cần trung thực với chính mình, thì thế giới chẳng xa lạ với ta và ta
cũng chẳng xa lạ với ai cả.” [giăng lưới bắt chim;311-312]
Nhà nghiên cứu Hồng Ngọc Hiến sau khi đã đưa ra cái nhìn khái quát về
tập tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp, cũng đưa ra một nhận định rất đáng chú
ý: “Trong tình hình hiện nay, tập tiểu luận, phê bình của Nguyễn Huy Thiệp là


15
một cuốn sách kịp thời, có thể xem đây là một sự kiện văn học quan trọng.
Nhưng, cịn có một sự kiện quan trọng hơn, chính là Hội nhà văn Việt Nam đã
xuất bản cuốn sách này. Tôi xem đây là một trong những việc làm sáng giá nhất
của Hội nhà văn Việt Nam từ đổi mới đến nay” [Giăng lưới bắt chim; 305].
Đã một thời gian khá dài, Nguyễn Huy Thiệp dường như im lặng. Người
đọc không mấy khi thấy ông xuất hiện trên văn đàn, thỉnh thoảng lại thấy ơng
có mặt trong một cuộc gặp gỡ, giao lưu nào đó, có khi ở một hội văn nghệ cấp
thành phố, có khi ở một trường trung học hay đại học. Thật khó mà đốn biết
được điều gì trong đó. Nguyễn Huy Thiệp bây giờ đã khơng cịn sức lực,
khơng còn hăng hái như hồi cách đây vài chục năm, nên hiến mình vào những
cuộc dạo chơi, cuộc gặp gỡ, giao lưu cho qua nốt phần đời bất lực trước văn
chương cịn lại, hay ơng đang âm thầm quan sát và ngẫm ngợi để chuẩn bị
một cuộc đi mới?
Chưa ai biết được điều gì sẽ xảy ra. Có thể mọi chuyện sẽ ơi vào trường
hợp thứ nhất. Nhưng dẫu có thế, thì những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp
đối với văn học Việt Nam cho đến nay vẫn cần được ghi nhận.

1.2. Những điều kiện xã hội - thẩm mỹ quy định sự hình thành cảm
hứng về lịch sử - nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp
1.2.1. Sự xáo trộn của lịch sử Việt Nam trong một thời gian khá dài
Lịch sử Việt Nam là một lịch sử đau khổ và dữ dội. Ngay từ thuở khai
thiên lập địa, ông cha ta đã phải đối mặt liên tục với nạn ngoại xâm. Bên cạnh
nạn ngoại xâm là nạn nồi da xáo thịt. Dấu ấn đau khổ ấy ngày nay vẫn còn rải
rác khắp dải đất hình chữ S này, thể hiện một cách rõ ràng ở các đền thờ, các
khu di tích anh hùng, vĩ nhân (xét đến cùng, sự xuất hiện các anh hùng, vĩ
nhân một mặt cho thấy cái bi kịch lớn lao, cái số phận hẩm hiu của dân tộc).
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử của dân tộc ta, thế nước lúc thịnh, lúc
suy. Thường thì sau một thời gian bình trị lại đến thời li loạn. Nếu tính từ khi


16
Ngô Quyền lập nước, quy luật ấy vận hành khá nhịp nhàng. Thời loạn vài
chục năm rồi trị được vài trăm năm. Tuy nhiên, trong khoảng ba trăm năm gần
đây, số phận dân tộc bị đặt vào một tình thế đặc biệt hơn, hiểm nghèo hơn. Từ
thời Lê mạt đến nay, dường như dân tộc ta, nhân dân ta chưa được giây phút
ngơi nghỉ. Nạn cát cứ, phân tranh giữa các tập đoàn phong kiến xảy ra liên
miên, sự xâm lấn của ngoại bang khiến đất nước dường như liên tục rơi vào
thảm họa chiến tranh li loạn. Chỉ trong ba thế kỉ đã diễn ra những cuộc đối
đầu giữa Trịnh - Nguyễn, Lê - Mạc, giữa tập đoàn Tây Sơn và tập đoàn họ
Nguyễn ở Đàng Trong, Tây Sơn với họ Trịnh, với họ Lê, rồi Tây Sơn với nhà
Nguyễn - Gia Long trong những cuộc rượt đuổi triền miên, trong cuộc chiến
khốc liệt và trong các cuộc trả thù đẫm máu. Rồi cũng trong chừng ấy năm,
thậm chí vài ba năm, dân tộc ta, dưới sự thống trị, lãnh đạo của Tây Sơn, đã
phải đối mặt với họa ngoại xâm từ Xiêm La, Mãn Thanh… và sau đó nữa là
cuộc xâm lược của Pháp, Nhật, cuộc đổ bộ của quân Anh và Tưởng giới
Thạch, tiếp đó là cuộc khang chiến chống Pháp, chống Mĩ và chính quyền
Việt Nam cộng hịa, rồi hai cuộc chiến tranh hai phía biên giới Tổ quốc… Có

thể nói, mảnh đất Việt Nam nhỏ bé bị băm nát và đã trải qua những thời khắc
vơ cùng nguy hiểm, bấp bênh.
Trong tình thế chung ấy của lịch sử, có những sự kiện, những giai đoạn
mà sự đảo lộn cực kì chóng vánh, và dường như bước đi của lịch sử càng về
sau càng trở nên dồn dập hơn kể từ thế kỉ XVII. Kể từ khi dời đơ ra Thăng
Long, nhà Lí tồn tại được hơn trăm năm thì bị diệt bởi nhà Trần, nhà Trần tồn
tại hơn hai trăm năm thì bị diệt bởi nhà Hồ, nhà hậu Lê được chừng ba trăm
năm, từ đó rơi vào tình trạng phân tranh, cát cứ. Trong tình thế dồn dập các sự
kiện ấy, có những triều đại xuất hiện một cách huy hoàng rồi sụp đổ một cách
chóng vánh với bao nhiêu người bị giết, bao nhiêu ngơi mộ bị đào bới, trong
đó vương triều Tây Sơn là vương triều khá đặc biệt, là một hiện tượng bi kịch


17
và kì thú của lịch sử. Ngắn ngủi, nhưng vương triều này đã là được bao nhiêu
việc, khuynh loát cả lịch sử với một ông vua xuất thân áo vải mà chứng tỏ
được khả năng quân sự kiệt xuất nhưng lại không hoặc chưa kịp bộc lộ những
tài cán trong trị nước. Chúng tôi nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn
Huy Thiệp lại dành nhiều thời gian, tâm sức để viết về những nhân vật liên
quan đến triều đại nay, và triều đại nhà Nguyễn có nhiều duyên nợ liền đó.
Đấy là diện mạo của lịch sử trong suốt ba trăm năm. Ba trăm năm đau xót
ấy chắc chắn đã để lại những vết thương khó lành trong kí ức dân tộc. và cũng
trong ba trăm năm đó, có lẽ một cách hoàn toàn tự nhiên, những người Việt
Nam thấm thía một cách sâu sắc nỗi bất hạnh của dân tộc và những bấp bênh
của số phận con người. Dường như nỗi bất an đã trở thành một nét đặc trưng
của lịch sử, và vì thế chắc chắn có tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần
con người. Một khi lịch sử có vấn đề, một khi lịch sử trở nên bấp bênh với
tính chất là trị chơi quyền lực thì chắc chắn người ta sẽ nghĩ nhiều về nó. Bên
cạnh sự xuất hiện của Hồng Lê nhất thống chí, hình như thời nhà Nguyễn
cũng xuất hiện nhiều sử gia, nhiều nhà nghiên cứu địa lí hơn. Theo kinh

nghiệm, có vẻ như sự xuất hiện nhiều bộ sử, hoặc xuất hiện những bộ sử có
giá trị trong những thời điểm lịch sử khủng hoảng là một tất yếu. Trường hợp
Tư Mã Thiên với bộ sử kí là một ví dụ. Đến thời kì ý thức và kinh nghiệm về
lịch sử nhập thân vào văn học, viết về đề tài lịch sử trong những thời điểm
nhạy cảm cũng là ý thức thường trực của văn học. Trong tiền bán thế kỉ XX, ở
Việt Nam cũng xuất hiện hàng chục (thậm chí có thể hàng trăm) tác phẩm viết
về lịch sử của Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Sử Tiêu, Nguyễn Triệu
Luật, Trương Tửu… và trong đó rất nhiều cuốn cho đến nay vẫn cịn khiến
người đọc khơng thể bỏ qua.
Nguyễn Huy Thiệp, trước khi là nhà văn, là một thầy giáo dạy lịch sử.
Thêm nữa, theo như chính nhà văn có lần nói, thì trong suốt mười năm công



×