Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

những điều cần biết về Phan tich ky thuat trong chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.75 KB, 53 trang )

Technical analysis
.MỤC LỤC
Vnds.com.vn 3
Technical Indicators 3
1. Simple Moving Average – Đường trung bình động – SMA 3
2. Exponential Moving Average – Đường trung bình động số mũ – EMA 3
3. Bollinger Bands – Dải Bollinger - BBands 4
4. Money Flow Index – Chỉ số dòng tiền – MFI 4
5. MACD – Đường trung bình động số mũ – EMA 4
6. Parabolic SAR – Đường Parabol SRA – PSAR 5
7. Rate Of Exchange – Tỉ lệ thay đổi – ROC 6
8. Relative Streng Index – Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI 6
9. Slow Stochastic 6
10. Fast Stochastic 7
11. Volume – Số lượng 7
12. Volume + MA 7
13. Williams %R 8
Forum.cadovn.net 8
Nhóm hệ số hiệu quả sinh lợi : 8
Nhóm hệ số khả năng thanh toán 11
Nhóm hệ số hoạt động 11
Nhóm hệ số nợ của công ty 12
Chỉ số P/E 12
Phân tích EPS 14
Đánh giá tỷ lệ ROE 15
Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán 16
CAN SLIM – Phương pháp hiệu quả lựa chọn chứng khoán 18
Cách chọn những cổ phiếu triển vọng 21
Chỉ số P/E 22
Dòng tiền rỗi 22
Khấu trừ nợ 23


Chỉ số VN-Index 24
Phân tích kỹ thuật 27
Các chỉ số trung bình động 35
Giá trị 36
Khối lượng 36
Các chỉ số 38
Lý thuyết ‘‘nhập môn’’ của phân tích kỹ thuật 39
Phân tích kỹ thuật – khóa 44 42
1. Mục tiêu nghiên cứu 42
2. Nội dung nghiên cứu 42
2.1. Lịch sử hình thành phân tích kỹ thuật 42
2.2. Khái niệm về phân tích kỹ thuật: 42
CMT
1
Technical analysis
2.3. Các giả định trong phân tích kỹ thuật 43
2.4. Các khái niệm, công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật 43
2.4.1 Các loại biểu đồ 43
Biểu đồ dạng đường ( Line chart ) 43
Biểu đồ dạng then chắn ( Bar chart ) 44
Biểu đồ dạng ống ( Candlestick chart ) 44
2.4.2 Các khái niệm cơ bản 44
Xu thế 44
Đường xu thế: 45
Kênh 45
Mức hoàn lại 45
Khung giao dịch 45
Hỗ trợ và kháng cự 45
Điểm đột phá : 46
2.4.3 Các hình mẫu kỹ thuật 46

Tam giác hướng lên: 46
Mô hình cốc- chuôi 46
Mô hình tam giác hướng xuống 46
Hình mẫu kỹ thuật tam giác cân 46
Hình mẫu cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo 47
Hình mẫu hình chữ nhật 47
Hình mẫu hai đáy 47
Hình mẫu hai đỉnh 47
Hình mẫu cái nêm hướng xuống 47
Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai 47
Hình mẫu kỹ thuật đáy vòng cung 47
Hình mẫu kỹ thuật ba đáy 48
Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh 48
2.4.4 Một số chỉ số sử dụng trong phân tích kỹ thuật 48
2.5. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 48
2.5.1 Lý thuyết Dow 48
Lịch sử hình thành 48
2.5.2 Lý thuyết sóng( Elliott) 49
Lịch sử hình thành 49
Hướng tiếp cận và các vấn đề cơ bản của lý thuyết sóng Elliott 49
Các vấn đề cơ bản 49
3. Phương pháp ứng dụng chỉ số vào phân tích đồ thị 50
3.1. Các loại chỉ số 50
3.1.1 Đường trung bình trượt (Moving Average) 50
3.1.2 Đường chuẩn MACD 50
3.1.3 Đường MACD Histogram( MACD_H) 51
3.1.4 Chỉ số kênh hàng hoá ( Commodity Channel Index: CCI) 51
3.1.5 Đường RSI (Relative strength index : RSI ) 52
3.1.6 Bộ giao động stochastic 52
3.2 Thực trạng và giải pháp 52

3.2.1 Những khó khăn và trở ngại trong phân tích kỹ thuật 52
CMT
2
Technical analysis
3.2.2 Ưu, nhược điểm của phân tích kỹ thuật 53
Ưu điểm : 53
Nhược điểm: 53
Vnds.com.vn
Technical Indicators
1. Simple Moving Average – Đường trung bình động – SMA
Line 1 Period : 20
Line 2 Period (Optional)
Line 3 Period (Optional)
Bạn có quyền tự chọn vẽ biểu đồ có 3 đường trung bình động đơn (SMAs) cùng
lúc. 3 hộp nhập dữ liệu ở trên biểu diễn thời kỳ của đường Trung bình động đơn
mà bạn muốn vẽ.
Nếu bạn đang muốn vẽ biểu đồ cho các thời kỳ: hàng phút, hàng ngày hoặc
hàng tuần, thì thời kỳ của đường SMA mà bạn phải chỉ ra ở trên sẽ tương ứng là
phút, ngày và tuần. Một đường SMA sẽ được tính bằng cách cộng giá các chứng
khoán trong N thời kỳ gần nhất và sau đó chia cho N. Nó làm ”mượt” chuỗi dữ
liệu, làm cho việc phát hiện ra xu hướng trở nên dễ dàng hơn.
2. Exponential Moving Average – Đường trung bình động số mũ –
EMA
Line 1 Period : 50
Line 2 Period (Optional)
Line 3 Period (Optional)
CMT
3
Technical analysis
Bạn có quyền tự chọn vẽ biểu đồ có 3 đường trung bình động số mũ (EMAs)

cùng lúc. 3 hộp nhập dữ liệu ở trên biểu diễn thời kỳ của đường Trung bình động
số mũ mà bạn muốn vẽ.
Nếu bạn đang muốn vẽ biểu đồ cho các thời kỳ: hàng phút, hàng ngày hoặc
hàng tuần, thì thời kỳ của đường EMA mà bạn phải chỉ ra ở trên sẽ tương ứng là
phút, ngày và tuần. Một đường EMA khá là khác biệt so với đường trung bình
động đơn (SMA) ở chỗ nó còn đưa ra trọng số phụ thêm cho các dữ liệu về giá.
Điều này cho phép các nhà đầu tư dò tìm ra và phản hồi 1 cách nhanh chóng với
những xu hướng biến động giá gần nhất, mà điều này có thể cần nhiều thời gian
hơn mới xuất hiện ở trong đường SMA. Công thức tính cho 1 đường EMA là:
EMA = giá ngày hôm nay*K + EMA ngày hôm qua*(1-K) với K = 2 / (N+1). Giống
như 1 đường SMA, nó làm “mượt” chuỗi dữ liệu, làm cho việc phát hiện ra xu
hướng dễ dàng hơn.
3. Bollinger Bands – Dải Bollinger - BBands
Period : 20
Deviation : 2
Bạn có quyền lựa chọn thay đổi thời kỳ và giá trị độ lệch chuẩn sử dụng để tính
Dải Bollinger ở trên. Giá trị thời kỳ và độ lệch chuẩn mặc định được đặt tương
ứng là 20 và 2.
Dải Bollinger là một dạng hình bao được vẽ ở mức độ lệch chuẩn của giới hạn
trên và giới hạn dưới của một đường trung bình động đơn. Vì độ lệch chuẩn là 1
thước đo cho sự giao động, nên những dải này tự điều chỉnh và khuyếch đại
trong thị trường biến động và co rút lại trong thời kỳ yên ổn hơn.
4. Money Flow Index – Chỉ số dòng tiền – MFI
MA Period : 14
Bạn có thể lựa chọn để thay đổi thời kỳ của Chỉ số dòng tiền (MFI) ở trên. Thời
kỳ mặc định được đặt là 14. Ước tính sức mạnh của dòng tiền chảy vào hoặc ra
của 1 chứng khoán , chỉ số dòng tiền (MFI) là chỉ báo động tương tự về mặt hàm
số với chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). Khác biệt cơ bản là trong khi đường
RSI chỉ kết hợp với giá cả, thì đường MFI tính tới cả khối lượng.
"Tìm kiếm sự đi trệch giữa đường MFI và diễn biến của giá. Nếu giá có xu

hướng tăng và đường MFI có xu hướng giảm (hoặc ngược lại), một sự hoán vị
là cần thiết được thực hiện. Tìm kiếm những đỉnh thị trường sẽ xuất hiện khi
đường MFI vượt quá 80. Tìm kiếm những đáy thị trường sẽ xuất hiện khi đường
MFI dưới 20."
“Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis”
5. MACD – Đường trung bình động số mũ – EMA
Slow Period : 26
Fast Period : 12 (Optional)
Signal Period : 9 (Optional)
CMT
4
Technical analysis
Bạn có quyền lựa chọn để thay đổi thời kỳ chậm, thời kỳ nhanh và thời kỳ tín
hiệu được sử dụng để tính MACD ở trên. Giá trị mặc định của thời kỳ chậm,
nhanh và tín hiệu lần lượt tương ứng là 26,12 và 9. Đường trung bình động phân
kỳ hội tụ (MACD) là một đường chỉ báo động các xu hướng diễn tiến chỉ ra mối
quan hệ giữa 2 đường trung bình động của giá. Đường MACD mặc định biểu
diễn sự khác biệt giữa đường EMA của giá thời kỳ 26 ngày và 12 ngày. Một
đường EMA 9 ngày của MACD, chỉ ra đường tín hiệu (hoặc là đường hành
động), được vẽ ở trên đầu của MACD để chỉ ra cơ hội mua/bán. Sự phân kỳ, sự
khác biệt giữa MACD và đường tín hiệu, cũng được vẽ trên biểu đồ.
Đường MACD có ảnh hưởng lớn nhất trong dạng thị trường giao dịch có giao
động mạnh. Có 3 cách thức chuẩn để hiểu MACD:
• Cắt nhau
Luật giao dịch MACD cơ bản là bán khi MACD rớt xuống dưới đường tín hiệu
của nó. Tương tự như vậy, 1 tín hiệu mua sẽ xảy ra khi đường MACD tăng lên
cao hơn so với đường tín hiệu của nó. Quy tắc mua/bán khi MACD tăng lên cao
hơn/thấp hơn 0 là rất phổ biến.
• Các tình trạng mua quá mức/ bán quá mức
Đường MACD cũng rất hữu dụng với chức năng là 1 chỉ báo mua quá mức/bán

quá mức. Khi đường trung bình động ngắn bị kéo đi ra xa đáng kể so với đường
trung bình động dài (i.e, đường MACD tăng), nó chỉ ra rằng giá chứng khoán đã
vượt quá mức và sẽ sớm trở lại mức level thực tế hơn. MACD các tình trạng
mua quá mức và bán quá mức tồn tại rất đa dạng từ chứng khoán này tới loại
chứng khoán khác.
• Sự phân kỳ
Một sự chỉ báo, mà là điểm chấm dứt xu hướng hiện tại, có thể sắp xảy ra khi
đường MACD phân kỳ so với chứng khoán. Một sự phân kỳ bearish xảy ra khi
MACD đang vẽ lên mức giá thấp mới trong khi giá chứng khoán lại không giảm
xuống tới mức giá chỉ báo mới này. Một sự phân kỳ bullish xảy ra khi MACD
đang vẽ lên 1 mức giá cao mới trong khi giá chứng khoán lại không tăng được
tới mức giá chỉ báo mới này. Cả 2 sự phân kỳ ở trên đều là những dấu hiệu quan
trọng khi chúng xảy ra tương quan với level mua quá mức/ bán quá mức.
- "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
6. Parabolic SAR – Đường Parabol SRA – PSAR
Step Period : 0.02
Max Step Period : 0.20
Bạn có quyền lựa chọn để thay đổi bước thời kỳ và bước thời kỳ lớn nhất sử
dụng để tính đường parabol SAR ở trên. Giá trị bước thời kỳ và bước thời kỳ lớn
nhất được đặt mặc định tương ứng là 0.02 và 0.20.
Cũng được biết đến như là “Hệ thống parabol thời gian/giá”, đường chỉ báo này
được sử dụng để thiết lập đường giá dừng và thường được biết đến như là SAR
(dừng và đảo ngược).
Đường parabol SAR cung cấp những điểm dừng rất tốt. Bạn có thể bán chứng
khoán đang có (long position: lượng chứng khoán đang thực có trong tay) khi giá
rơi xuống thấp hơn so với SAR và mua chứng khoán vào (thực hiện nghĩa vụ
của lệnh bán khống chứng khoán) khi giá tăng lên cao hơn so với SAR. Nếu bạn
CMT
5
Technical analysis

sở hữu chứng khoán (i.e, giá cao hơn so với SAR), đường SAR sẽ chuyển dịch
lên trên mỗi ngày, bất chấp hướng giá đang chuyển động. Mức dịch chuyển của
SAR sẽ phụ thuộc vào mức dịch chuyển của giá.
- "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
7. Rate Of Exchange – Tỉ lệ thay đổi – ROC
Step Period : 12
Bạn có thể thay đổi thời kỳ của Tỷ lệ thay đổi (ROC) đề cập ở trên. Thời kỳ mặc
định được đặt là 12. Chỉ số Tỷ lệ thay đổi (ROC) thể hiện sự khác biệt giữa giá
hiện hành và giá của thời điểm trước hiện tại X kỳ. Sự khác biệt có thể được
phản ánh bằng số điểm hoặc số phần trăm
" ROC trong 12 ngày là khoảng rất thích hợp phản ánh các chỉ số mua quá
nhiều/ bán quá nhiều. ROC càng cao thì càng phải xem xét lại tính an toàn của
việc mua quá nhiều. ROC càng thấp thì càng có khả năng mua vào. Tuy nhiên,
cùng với việc xem xét các chỉ số mua quá nhiều/bán quá nhiều, cần thận trọng
đợi thị trường quay về đúng trạng thái của nó (lên hoặc xuống) trước khi bạn
thực hiện giao dịch. Một thị trường đã có hiện tượng mua quá nhiều vẫn có thể
duy trì tình trạng này trong một thời gian. Trên thực tế, các hiện tượng mua/bán
nhiều một cách lạ kỳ thường ngụ ý sự tiếp tục của xu hướng hiện tại. Chỉ số
ROC trong 12 này có khuynh hướng mang tính chu kỳ, dao động lên họăc xuống
trong một chu kỳ khá đều đặn. Thông thường, các thay đổi về giá có thể được
dự đoán bằng cách nghiên cứu ROC ở các thời kỳ trước và kết hợp chúng với
thị trường hiện tại.
- "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
8. Relative Streng Index – Chỉ số sức mạnh tương đối – RSI
Step period : 14
Bạn có thể thay đổi khoảng của Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đề cập ở trên.
Khoảng mặc định được đặt tới điểm 14. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đo
lường giá của một chứng khoán dựa vào các biến động của nó trong quá khứ
nhằm xác đinh sức mạnh nội tại của chứng khoán đó (trong một nỗ lực muốn
lượng hoá xu hướng về giá của một chứng khoán).

"Một phương pháp phổ biến trong phân tích RSI là tìm kiếm sự khác biệt mà ở
đó giá chứng khoán thì cao hơn nhưng RSI lại thấp hơn so với mức trước đó.
Sự khác biệt này là một chỉ số dự báo tình thế đảo ngược sắp xảy ra. Khi RSI hạ
xuống và xuống dưới mức tối thiểu gẩn nhất, thì tình thế đảo ngược nhiều khả
năng sẽ xảy ra.
- "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
9. Slow Stochastic
%K Period : 15
%Dperiod : 5
CMT
6
Technical analysis
Bạn có thể thay đổi khoảng của %K và %D trong Slow Stochastric đề cập phía
trên. Khoảng mặc định của %K và %D được đặt tương ứng tới 15 và 5.
Chỉ số MACD được sử dụng hiệu quả nhất trong những thị trường dao dịch có
biến động lớn. Có 3 cách diễn giải cho Slow Stochastic.
• Mua khi chỉ số dao động (hoặc %K hoặc %D) xuống dưới một mức cụ thể (ví dụ, 20) và sau đó lại
tăng lên trên mức này. Bán khi chỉ số dao động vượt lên trên một mức (ví dụ, 20) và sau đó lại
xuống thấp hơn mức này.
• Mua khi đường %K vượt lên trên đường %D và bán khi đường %K xuống dưới đường %D.
• Tìm điểm khác biệt. Ví dụ, tại các điểm mà giá liên tục tăng cao và chỉ số dao động Slow
Stochastic lại thấp hơn mức cao trước đó.
- "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
10. Fast Stochastic
%K Period : 15
%Dperiod : 5
Bạn có thể thay đổi khoảng của %K và %D trong Fast Stochastric đề cập phía
trên. Khoảng mặc định của %K và %D được đặt tương ứng tới 5 và 3.
Fast Stochastic so sánh các điểm mà ở đó giá của một chứng khoán tương đối
xấp xỉ với giá của nó trong một giai đoạn nhất định và được thể hiện ở hai

đường. Một đường được gọi là %K và đường kia là %D – là đường trung bình di
chuyển của %K.
• Mua khi chỉ số dao động (hoặc %K hoặc %D) xuống dưới một mức cụ thể (ví dụ,
20) và sau đó lại tăng lên trên mức này. Bán khi chỉ số dao động vượt lên trên một
mức (ví dụ, 80) và sau đó lại xuống thấp hơn mức này.
• Mua khi đường %K vượt lên trên đường %D và bán khi đường %K xuống dưới
đường %D.
• Tìm điểm khác biệt. Ví dụ, tại các điểm mà giá liên tục tăng cao và chỉ số dao
động Slow Stochastic lại không thể vượt qua mức cao trước đó của nó.
• "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
11. Volume – Số lượng
Số lượng là số cổ phần của một chứng khoán được giao dịch trong một khoảng
thời gian nhất định. Số lượng được vẽ tự động như là một phần của đồ thị đã
mặc định
Số lượng là một chỉ số quan trọng trong phân tích kỹ thuật vì nó dược sử dụng
để đo lường giá trị của các biến động thị trường. Nếu thị trường có những thay
đổi lớn về giá, hoặc lên hoặc xuống, giá trị nhận được của các biến động phụ
thuộc váo số lượng giao dịch trong thời kỳ đó. Trong thời kỳ biến động giá, số
lượng càng lớn thì việc biến động càng có ý nghĩa.
12. Volume + MA
MA Period : 13
CMT
7
Technical analysis
Bạn có thể thay đổi khoảng của Số lượng + MA đề cập ở trên. Khoảng mặc định
được đặt tới 13. Số lượng + MA đại diện cho số cổ phần giao dịch hàng ngày.
Ngoài ra, số lượng giao dịch trong 13 ngày kết hợp với Exponential Moving
Average (EMA) được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về xu hướng của số
lượng.
13. Williams %R

MA Period : 14
Bạn có thể thay đổi khoảng của Williams %R đề cập phía trên. Khoảng mặc định
được đặt tới 14. Chỉ số Williams %R đo lượng mức độ mua quá nhiều/bán quá
nhiều.
" Các thông số trong khoảng 80 dến 100% ám chỉ rằng chứng khoán đó đã bị
bán quá nhiều trong khi các thông số từ 0 đến 20 ám chỉ rằng nó đã được mua
quá nhiểu”
- "Technical Analysis from A to Z" by Stephen Aechlis
Forum.cadovn.net
Nhóm hệ số hiệu quả sinh lợi :
Trên thực tế người ta thường sử dụng một số hệ số sau để đánh giá hiệu quả
sinh lợi của doanh nghiệp: hệ số tổng lợi nhuận; hệ số lợi nhuận hoạt động; hệ
số lợi nhuận ròng; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần; và hệ số thu nhập trên đầu
tư.
1. Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu
vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Hệ số tổng lợi nhuận= (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua) / Doanh
số bán
Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so
sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng
ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì
công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.
2. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong
quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
CMT
8
Technical analysis
Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/doanh thu
Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công
ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao
nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý
chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động.
3. Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế)
của một công ty so với doanh thu của nó.
Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu.
Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản
thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn,
nhân lực ) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn.
4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng
trên vốn cổ phần của cổ đông.
ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu
khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng
cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả
năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu
nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.
5. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh
hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản.
ROI= (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản).
Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của
một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản
được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao.
6. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan
trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ
phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E
đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - PM) và thu nhập của
mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
P/E = PM/EPS
CMT

9
Technical analysis
Trong đó giá thị trường PM của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được
mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận
ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần
nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E
được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ
số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ
tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ
suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình
và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử
người đầu tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường,
vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số P/E
được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu XYZ, sau đó
nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu
XYZ.
Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng
các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu
tư chứng khoán.
Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung
của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất
khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so
sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.
Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng
khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng
ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp
thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính
để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các

nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và
hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của
nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số
này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải pháp kiểm soát, khắc phục
trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số
tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối
tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của
một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu
lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập).
Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt
động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.
CMT
10
Technical analysis
Nhóm hệ số khả năng thanh toán
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản
thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán
bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền
mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác
định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công
ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh
khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là
hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn
gọi là hệ số thử axít).
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và
các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong
việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt

và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản
đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- Hàng dự trữ) / Nợ
ngắn hạn.
Nhóm hệ số hoạt động
Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt
nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh
toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.
Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của
một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải
thu thành tiền mặt.
Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /
360 ngày).
Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung
bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng
chịu mỗi năm.
Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng
năm/360 ngày).
CMT
11
Technical analysis
Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho,
hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh
được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.
Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu
kho trung bình.
Nhóm hệ số nợ của công ty
Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt
động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình
trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả

lãi định kỳ; hệ số trang trải chung.
Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài
trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược
lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.
Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số
nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương
quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc
vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) = (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn
cổ phần.
Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với
tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức
độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để
đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả
lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập
trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu
nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công
ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông
thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của
công ty cho các chủ nợ càng lớn.
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ= EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm.
Chỉ số P/E
CMT
12
Technical analysis
Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện
hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty.
Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau

thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được:
151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không
chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB bằng 1.700.000 :
151,025 = 11,25 lần.
Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét
mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua
càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy
vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới
đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4 ; lợi
nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 .
Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm
1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9
lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì
lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư
khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình
cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán
được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận
năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999 .
Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường
hợp xảy ra:
- Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với
lợi nhuận công ty đạt được.
- Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể
là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn,
các công ty này phát triển rất ổn định .
Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực
công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường
chứng khoán các nước trên Thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các
chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng
khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất

công nghiệp kỹ thuật cao.
Hiện nay, các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt
Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công
ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác
có thể dưới 10.
CMT
13
Technical analysis
Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có
nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là
con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được .
Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các
chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Phân tích EPS
EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả
năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đáng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp
phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi
nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp
vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng
khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và
ngược lại. Ví dụ, nếu đạt 5.000 đồng trên một cổ phần thì điều đó có nghĩa là
công ty tạo ra lợi nhuận là 5% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ
phần là 100.000 đồng).
Như vậy, nếu một công ty chỉ đạt EPS khoảng 8 - 9% một năm thì chỉ bằng lãi
suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua không, đó là điều bạn phải cân nhắc
trước khi quyết định đầu tư. Nếu bạn mua thì có hai trường hợp xảy ra:
- Một là bạn biết và hy vọng là công ty trong thời gian tới có thể tăng lợi nhuận
do nhiều lý do như công ty đang mở rộng thị trường, đưa vào thị trường sản
phẩm mới, nâng cấp bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn Đây là một quyết định
phản ánh thực tế công ty.

- Hai là bạn thấy rằng trên thị trường chứng khoán, tâm lý các nhà đầu tư khác
quan tâm nhiều đến việc mua cổ phiếu công ty này có thể có lý do là công ty
được ưa chuộng, có ngành nghề kinh doanh "hợp thời" ví như cơn sốt của công
ty dot com (công ty Internet) trên thế giới vậy .
Nói tóm lại, nếu công ty đạt được mức EPS từ 15% - 35 % là tỉ lệ tương đối phổ
biến tại Việt Nam, nó phản ánh tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và giá
vốn chấp nhận được của thị trường vốn. Ví dụ các công ty cổ phần dưới đây :
Công Ty( Năm 1999 ) # EPS ( đồng ) # EPS ( đồng )
Ngân hàng ABC # 151.000 # 15,1
Cty CP Văn hóa Phương Nam # 24.500 # 24,5
Cty Bánh kẹo BIBICA # 50.800 # 50,8
Cty CP SACOM # 21.000 # 21,0
Cty CP REE # 5.300 # 5,3
CMT
14
Technical analysis
Đánh giá tỷ lệ ROE
Làm thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu
cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng lời và
tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư công ty X này mà không đầu tư vào
công ty Y khác có cùng ngành nghề?.
Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả
năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ số này
chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn sở hữu cổ
đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể
là lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành Phản
ánh khá chính xác các khả năng đó chính là ROE (return on equity) trị giá biểu
thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế
toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi

nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ
vốn sở hữu chủ, tức tài sản ròng (xin xem bài chỉ số NAV là gì?) vào lúc đầu niên
độ kế toán.
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ
đông bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời.
Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty
Y có cùng ngành nghề với nhau.
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông,
điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với
đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai
thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận.
Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:
* Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng (khoảng
10%/năm) thì ở mức độ đánh giá tương đối, bạn hãy xem lại khả năng sinh lời
của công ty này vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có
công ty nào đi vay ngân hàng vì lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân
hàng. Tất nhiên ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân hàng.
* Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì bạn nên tìm hiểu xem
công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường
chưa để có thể đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không trong
tương lai. Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay
và công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi cho khoảng vốn vay này.
CMT
15
Technical analysis
Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc cho nên ảnh hưởng rất
nhiều đến yếu tố thanh khoản công ty, vì vậy cân đối vốn vay và vốn cổ đông
cũng là bài toán quản lý của công ty.
* Ngoài ra, tỷ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng

một ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công ty có
cùng ngành nghề đó, phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là tỷ lệ ROE cao, vì
như đã nói ở trên thì ROE của công ty càng cao thì có khả năng tăng lợi thế
cạnh tranh càng mạnh, khi đó lợi thế cạnh tranh của các công ty khác sẽ bị giảm
xuống.
Dưới đây là bản đánh giá ROE của một số công ty:
Tên CTY # Ngành nghề # ROE 1999 (%)
Sacombank # Ngân hàng # 11,53%
Ngân hàng TMCP á Châu # Ngân hàng # 13,95%
Procter & Gamble (Mỹ) # Hàng tiêu dùng # 32%
Unilever Plc (Anh) # Hàng tiêu dùng # 55%
Phân tích chỉ số Yield để đầu tư chứng khoán
Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ phần) là một công cụ giúp
nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào?
Chỉ số Current Yield (Hay người ta thường gọi là Yield) là gì? Đây là chỉ số dùng
để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá
cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên
giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào.
- Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà
đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây
+ Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán
lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không
quan tâm gì nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan
trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS như đã đề cập trong bài trước
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và
EPS. Nếu Yield thấp, ép cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để
tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ
dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn.
+ Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để
mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng

CMT
16
Technical analysis
quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ
quan tâm.
Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩ là không cần sử dụng lợi nhuận để lại có thể
do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc
thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều
trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư
không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai.
Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi
nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Ví dụ như công ty Cơ điện lạnh (REE) từ
ngày cổ phần hoá đến nay cổ tức nhà đầu tư nhận được chỉ là 283% trên mệnh
giá cổ phần (một trăm ngàn đồng) trong khí đó tăng giá cổ phiếu là 1350% có
nghĩa tăng 4,7 lần. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường
thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn có nghĩa trong Đại hội c ổ đông
hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức
nhiều.
Nói tóm lại khi đầu tư bạn nên tìm hiểu và đánh giá hết các loại chỉ số phân tích
để có một cái nhìn tổng thể hơn mối quan hệ của các chỉ số này đẻ ra quyết định
đầu tư cho chính xác. Kỳ sau chúng tôi sẽ giúp bạn đi sâu phân tích thêm các
mối quan hệ giữa tài sản công ty và tài sản cổ đông để bạn không nhầm lẫn giữa
cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.
Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì? Cách tính NAV và đánh giá chỉ số một cách
khách quan
Chỉ số NAV có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài
sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài
và cái bản chất taìi sản thật bên trong của công ty.
Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành chính bởi nguồn vốn sở hữu của cổ
đông và nguồn vốn vay. Các nguồn vốn nay tạo cho công ty các tài sản như:

máy móc thiết bị, nhà xưởng và các tài sản lưu động khácphục vụ cho hoạt
động kinh doanh hàng ngày của công ty. Do đó có lúc công ty có vốn cổ đông
(hay gọi là vốn điều lệ) thấp như tài sản thể hiện bên ngoài lớn thì chưa chắc đó
là tài sản hình thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể một phần từ vốn vay.
Nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần của công ty, giá
trị này chính là chính là chỉ số NAV (Net Asset Value).
Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm: Vốn cổ đông (vốn điều lệ) vốn hình thành từ
lợi nhuận để lại. Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn
mệnh giá (Share Premlum) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát
triển dự phòng.
CMT
17
Technical analysis
Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát
hành) để đánh giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào chỉ số này
được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài
sản vô hình nào trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên)
chia cho tổng số cổ phần phát hành.
Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư dánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh
như sau:
- Giả sử công ty có phần mệnh giá là 100.000 đồng mà NAV là 120.000 chẳng
hạn thì có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất có thể từ nguồn lợi nhuận
để lại phát hành chênh lệch Như vậy nhà đầu tư mua cổ phần với giá 120.000
đồng thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó.
- Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng lợi nhuận công ty đạt được cao thì nhà đầu tư
cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng khi
đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới.
- Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm
NAV thì bạn có quyết mua với 120.000 đồng hay cao hơn không. Đây là quyết
định khó khăn và rủi ro nhất nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá phân tích của

nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh thông tin chính xác về công ty tương lai
để quyết định. ở đây chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận
đầu tư đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao".
Nói tóm lại NAV là thước đo bảo thủ nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu
của công ty theo giá trị thực của công ty. Trong thực tế điều chú trọng nhất vẫn là
vấn đề "lợi nhuận" luôn được đặt lên hàng đầu vì đó là cơ sở chính để đánh giá
khả năng sinh lời của việc sử dụng đồng vốn của công ty.
CAN SLIM – Phương pháp hiệu quả lựa chọn chứng khoán
Nhiều chuyên gia đánh giá CANSLIM là một trong những phương pháp hiệu quả
nhất trong vô vàn các công cụ phân tích chứng khoán hiện nay. “CAN SLIM thể
hiện sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp phân tích cơ bản với phương pháp
phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán”- John Neff, một cây đại thụ của phố
Wall, cho biết.
CAN SLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà theo William là rất
hiệu quả khi đánh giá cổ phiếu:
C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý
gần nhất)
CMT
18
Technical analysis
William nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so
với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có
nhiều triển vọng. Theo ông, các nhà đầu tư trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu
cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức
tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất.
Nhưng phải tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này ở đâu và như thế nào? William
cho rằng nhà đầu tư có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của
công ty niêm yết, cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo
chí, người quen Điều quan trọng là các nhà đầu tư cần coi trọng độ tin cậy và
tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu

doanh thu của công ty tăng 20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.
A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
Theo ONeil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong
vòng 5 năm trước đó. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức
gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới
chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Theo ONeil, tiêu chí này có thể
giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.
Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, nhà đầu tư cần nghiên cứu
tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này
bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt
phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể
tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của
công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên
đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về mức tăng
trưởng lãi ròng hàng năm.
N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản
lý mới, mức giá trần mới)
Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một
số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công
ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán.
Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các nhà đầu tư quan tâm đến những nhân tố
nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện
đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng
tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
CMT
19
Technical analysis
Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành

sản phẩm, và đầu tư chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu
cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William cho rằng cổ phiếu của các công
ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng
để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại
ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của
cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn.
Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều
triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu
hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ
lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các
cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn
trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ
càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các nhà
đầu tư nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình
quân ở các công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh
toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty.
L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu)
Theo ONeil, nhà đầu tư trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất
trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những
cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh
mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng
hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu
này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất
giá.
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan
chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số
lượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự
ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, một số

lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu
tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan
ít khi muốn bán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu
xuống thấp.
M: Market Direction (định hướng thị trường)
Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng
đến tiêu chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số
7 cổ phiếu bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan
CMT
20
Technical analysis
trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu
cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá cổ phiếu của công ty mà bạn lựa
chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các
công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào cũng
được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày,
theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu.
Một trong những thành công lớn nhất của William là đầu tư vào cổ phiếu của
hãng dược phẩm Syntex. Đây là hành động táo bạo và liều lĩnh, theo đánh giá
của các nhà đầu tư chuyên nghiệp lúc bấy giờ, bởi Syntex là hãng sản xuất
thuốc tránh thai đầu tiên trên thế giới. Nhưng rồi kết quả đã chứng minh quyết
định của William là đúng. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Syntex đã công bố
doanh thu hàng quý tăng trưởng trên 300% và cổ phiếu của Syntex từ chỗ còn
“ẩn danh” với mức giá 100 USD/cổ phiếu đã trở thành cổ phiếu tăng trưởng
mạnh mẽ với mức giá 550 USD/cổ phiếu trong vòng chưa đầy sáu tháng. Chính
nhờ khoản lợi nhuận kếch sù từ Syntex mà William đã có tiền để thành lập công
ty William J. ONeil & Company của riêng mình.
Goerge Soros, một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại phố Wall, đúc kết rằng:
“Không có lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận nhanh và lớn bằng đầu tư chứng

khoán”. Có khá nhiều người xem việc đầu tư chứng khoán là cuộc chơi ngẫu
hứng với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên,
lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định
theo cảm tính. Đối với William ONeil cũng như nhiều “cây đại thụ” khác tại phố
Wall, các quyết định lựa chọn cổ phiếu cần được dựa trên sự phân tích và phối
kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Chìa khoá phân tích trong đầu
tư cổ phiếu là tìm ra những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong
thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem
xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích hợp
để xác định thời điểm mua vào những cổ phiếu mạnh và bán đi những cổ phiếu
yếu.
(source: Internet)
Cách chọn những cổ phiếu triển vọng
Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư lại
thường không được đánh giá đúng mức. Để có thể tìm ra những cổ phiếu triển
vọng, bạn cần phải phân tích các số chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu.
Đôi khi, các nhà đầu tư cần phải thận trọng với những cổ phiếu đang có chiều
hướng tăng giá. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là những cổ phiếu đắt giá
sẽ không mang lại lợi nhuận. Để có thể đánh giá đúng, bạn cần phải so sánh giá
CMT
21
Technical analysis
cổ phiếu với lợi nhuận và triển vọng kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu.
Chúng tôi nói điều này chỉ với hàm ý rằng những cổ phiếu đang tăng giá nhanh
chóng chưa chắc đã phải là mục tiêu tốt để đầu tư.
Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số cơ bản về hoạt
động kinh doanh của những công ty phát hành cổ phiếu để xác định cổ phiếu
được đánh giá đúng mức hay quá mức. Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu bạn chỉ
xem xét một chỉ số nào đó, bạn cần phải đánh giá tổng thể tất cả các chỉ số mới
có thể đưa ra được kết luận gần đúng rằng: loại cổ phiếu này có đáng mua hay

không.
Chỉ số P/E
P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá (giá trị công ty theo thị giá hay giá
trị vốn hóa của công ty) trên thu nhập. Đây là một trong những chỉ số thông dụng
nhất mà các nhà đầu tư thường xem xét trước khi mua cổ phiếu. Người nắm giữ
cổ phiếu cũng là những đồng sở hữu của công ty, vì vậy, giá trị cổ phiếu quan hệ
mật thiết với lợi nhuận công ty. Chỉ số P/E cao thì cổ phiếu có nguy cơ bị đánh
giá quá mức so với lợi nhuận thật và ngược lại.
Bạn cần so sánh chỉ số P/E của những công ty hoạt động trong cùng một lĩnh
vực kinh doanh. Nếu P/E của một công ty nào đó cao hơn mức trung bình, thì
điều đó có nghĩa những nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng của công
ty phát hành cổ phiếu và cũng như sự tăng trưởng những chỉ số tài chính của
nó. Trong trường hợp, lòng mong mỏi của các nhà đầu tư không sát với thực tế,
thì giá cổ phiếu sẽ hạ.
Bạn cần nhớ rằng, đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì chỉ số P/E
trung bình cũng khác nhau. Thông thường, những công ty công nghệ thường có
chỉ số P/E cao (ví dụ, P/E của Google là 46,3) những công ty kinh doanh trong
lĩnh vực nguyên liệu có chỉ số này thấp hơn (P/E của tập đoàn dầu lửa
ExxonMobil là 11,4, mặc dù năm 2006, tập đoàn này thu được lợi nhuận kỷ lục
trong lịch sử nước Mỹ là 39,5 tỷ USD. P/E của tập đoàn dầu lửa Lukoil là 8,4).
Đối với các công ty thuộc các nước đang phát triển chỉ số này thường thấp hơn
ở những nước phát triển cao.
Theo các các nhà nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Mỹ và cả từ kinh
nghiệm thực tế cho thấy: việc mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp thường dễ
thành công hơn. Vài năm trước, Warren Edward Buffett, một nhà đầu tư chứng
khoán nổi tiếng trên thế giới, đã mua cổ phiếu của một số công ty Hàn Quốc có
chỉ số P/E từ 2-4, từ bấy đến nay những công ty này đã tăng trưởng vượt bậc.
Dòng tiền rỗi
CMT
22

Technical analysis
Việc xem xét chỉ số thị giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của công ty sau khi
thanh toán hết các chi phí) P/CF cũng không kém phần quan trọng. Nhiều nhà
phân tích khi đánh giá một cổ phiếu nào đó, họ không quá chú trọng đến lợi
nhuận của công ty phát hành cổ phiếu mà tập trung vào dòng tiền rỗi của công ty
đó. Nếu P/CE thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ
phiếu đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả lợi tức cổ phần
hoặc mua cổ phiếu, điều này có nghĩa thu nhập của cổ đông sẽ tăng. Venant
Sandar, thày giáo dạy môn phân tích thị trường chứng khoán của trường Tuck
School of Business, nói: giá trị của một doanh nghiệp nằm chính ở dòng tiền rỗi.
Tuy nhiên, chỉ số P/CF thấp có thể là một cái bẫy khi công ty dự trữ quá nhiều
tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh. “Cổ phiếu có
P/CF thấp hoàn toàn có thể chẳng đáng để mua, Swot Damodaran từ trường
Stern School of Business thuộc Đại học tổng hợp News York, nói. Có thể công ty
này chưa đầu tư đúng mực và đang cần phải đầu tư rất nhiều”.
Khấu trừ nợ
Hệ số P/BV = thị giá trên giá trị của công ty theo tính toán sổ sách (tài sản của
công ty trừ đi các khoản nợ và các khoản mà công ty phải chi trả) là một chỉ số
quan trọng nữa. Ví dụ, nếu giá trị của công ty theo thị giá là 2 tỷ USD và giá trị
của công ty theo tính toán sổ sách là 1 tỷ đô, thì P/BV =2.
Nếu chỉ số P/BV không lớn lắm, thì đây là tín hiệu an toàn cho sự đầu tư của
bạn. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi thị trường chứng khoán của
Mỹ như quả bóng căng khí, chỉ số P/BV trung bình của S&P 500 (500 công ty
thuộc Standard & Poor) rất cao và bằng 4,5. Giá trị của cổ phiếu được đánh giá
cao quá mức, BV thì thấp vì những khoản nợ lớn. Khi quả bóng xì hơi, nền kinh
tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, cổ phiếu giảm giá, nhiều công ty phải cải tổ lại và
tích cực hoàn trả những món nợ. Trong những năm gần đây P/BV của S&P 500
xấp xỉ 3,1.
“Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ số P/BV có thể rất có ý
nghĩa hoặc không có ý nghĩa mấy trong việc đánh giá cổ phiếu do công ty đó

phát hành. BV rất quan trọng khi đánh giá những công ty hoạt động trong các
lĩnh vực tài chính nhưng hầu như không có ý nghĩa gì đối với những hãng sản
xuất phần mền. Trong BV không tính đến giá trị của các bằng sáng chế, thương
hiệu cũng như không phản ánh những thành tựu của công ty trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm thiết kế và khả năng sáng tạo của
các nhân viên có nghĩa tất cả những yếu tố đóng vai trò sống còn đối với các
hãng công nghệ và dược phẩm. Đối với những công ty này, thông thường BV rất
thấp còn P/BV lại rất cao”, Terri O’Connor, người lãnh đạo Quỹ Cedar Creek, nói.
Ngoài lĩnh vực tài chính, chỉ số P/BV còn quan trọng khi bạn đánh giá các công
ty hoạt động trong một số lĩnh vực khác, ví dụ như xây dựng.
CMT
23
Technical analysis
Chỉ số thị giá công ty chia cho doanh số bán hàng của công ty đó (Price/Sales)
cũng hay được sử dụng khi đánh giá triển vọng của cổ phiếu. Một số nhà phân
tích thị trường chứng khoán thường thích những công ty có doanh số bán hàng
cao. Nếu một công ty có thị giá là 500 triệu USD và doanh số bán hàng là 1 tỷ
USD thì chỉ số này sẽ bằng 0,5.
Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý, doanh số lớn chưa chắc đã đồng hành với lợi
nhuận cao. Vì vậy, những công ty có chỉ số P/S thấp cần phải có kế hoạch tăng
lợi nhuận, còn bằng không cổ phiếu của công ty đó sẽ hạ.
(Theo Bwportal)
Chỉ số VN-Index
Trong mỗi TTCK tương ứng với mỗi quốc gia sẽ có 1 vài chỉ số cụ thể riêng biệt.
Ở Mỹ người ta dùng chỉ số Down Jones, Nasdaq và The Standard & Poor’s 500
ở Nhật người ta dùng chỉ số Nikkey Như vậy ở VN chúng ta cũng ko nằm
ngoài quy luật đó và ở VN chúng ta sử dụng chỉ số VNI như 1 công cụ để phản
ánh giá cả và cung - cầu CK mà tối nào các bạn nghe bản tin đều được các BTV
đọc " He he nghe mà bùn ngủ" Ta sẽ cụ thể như sau:
Chỉ số VN Index là chỉ số trung bình giá chứng khoán trên thị trường VN. Tuy

từng nhà đầu tư mua một cổ phiếu riêng biệt sẽ chỉ quan tâm đến giá loại cổ
phiếu riêng biêt đó, nhưng chỉ số VN index một cách tổng quan người ta quan
tâm đến nó vì nó phản ánh được một cách trung bình giá trị của tất cả các cổ
phiếu đang được niêm yết. Nhìn nó tăng hay giảm người ta có thể có được một
cái đánh giá là giá cổ phiếu trung bình tăng hay giảm trong ngày hôm đó. Về
công thức tính nó là trung bình gia quyền (weighted average) của giá các cổ
phiếu:
VNindex = (P1Q1+ +PnQn) / (Q1+ +Qn)
Pi, Qi là giá và số cổ phiếu i
Hiện nay trên thị trường HoSTC và HaSTC VN có tất cả khoảng gần 100 công ty
niêm yết (để niêm yết được phải có một số điều kiện trong bản báo cáo bạch về
số vốn tối thiểu, tình hình tài chính phải mạnh v.v ). Người ta lấy phiên giao dịch
đầu tiên làm chuẩn để so sánh, vào cho VNindex lúc đó bằng 100 (điểm). Sau đó
các phiên sau tăng giảm bao nhiêu phần trăm so với phiên đầu thì sẽ có số điểm
tương ứng. Ví dụ hiện nay tình hình TTCK Việt nam khá ảm đạm và chỉ số VN
index tụt xuống chỉ còn hơn 170 điểm, có nghĩa là giá trung bình của các cổ
phiếu vn bây giờ bằng 170% so với giá trị lúc đầu niêm yết. (TTCK Viêtnam lúc
CMT
24
Technical analysis
mạnh nhất đạt hơn 500 điểm, xảy ra vào giữa năm 2001). Tuy nhiên cách tình
trên là cách tính đơn giản nhất giúp bọn em hiểu được bản chất của chỉ số
Index, thực ra với mục đích khác khi diễn ra những hoạt động khác như có sự
tham gia mới của 1 công ty niêm yết, người ta phải điều chỉnh cái mẫu số trên để
cho nó không bị thay đổi do tác động phụ của việc gia nhập công ty mới v.v
Một vài chỉ số CK quên thuộc trên thế giới là chỉ số DowJon của Mỹ: nó là chỉ số
trung bình của giá khoảng hơn 60 cổ phiếu của các công ty công nghiệp lớn nhất
giữ vai trò quan trọng nhất trong nền ktế Mỹ. Chỉ số Nasdad (viết có đúng không
nhỉ?) đo chỉ số trung bình của các loại CK khác trên thị trường phi tập trung (thị
trường OTC). Thị trường OTC là thị trường buôn bán các chứng khoán của các

cty nhỏ hơn và không đuợc niêm yết trên sàn giao dịch, thường ở Mỹ thì các bạn
sẽ thấy họ buôn bán qua các ký hiệu tay chân giữa các nhà môi giới vô cùng
nhộn nhịp
Cách tính chỉ số chứng khoán VN Index của Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời gian đầu chỉ số chứng khoán được tính toán sẽ đại diện
cho tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá trị thị trường, tức dựa vào
mức độ chi phối của từng giá trị được sử dụng để tính chỉ số.
Ký hiệu: VN Index; Giá trị cơ sở: 100; Ngày cơ sở: 28/7/2000.
Công thức tính cơ bản:
VN Index = Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá
trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở x 100
Chỉ số được tính toán và công bố sau mỗi phiên giao dịch. Trong quá trình đó,
sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so
sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm yết
như thêm, bớt cổ phiếu giao dịch vào cơ cấu tính toán. Điều này sẽ làm phát
sinh tính không liên tục của chỉ số, các trọng số và cơ sở để xác định bình quân
thị trường số chia đã thay đổi. Do đó, số chia mẫu số trong công thức tính chỉ số
trên phải được điều chỉnh nhằm duy trì tính liên tục cần có của chỉ số. Nguyên
tắc điều chỉnh được tính như sau:
số chia mới d = Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi / Tổng giá trị
thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi x số chia cũ
Cụ thể, trong trường hợp có cổ phiếu mới được đưa vào niêm yết, số chia mới
được tính như sau:
CMT
25

×