Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bảo vệ di sản văn hóa(tiết 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 27 trang )


TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Svth: Phan Ngọc Như Trang


Thế nào là di sản văn hóa ? Có bao
nhiêu loại di sản văn hóa ?

Hãy quan sát tranh và phân loại
các di sản?
KIỂM TRA BÀI CŨ

Quan sát tranh
Động Phong Nha
– Kẻ Bàng
Múa rối nước
Tiền cổ
Nhà tù Côn Đảo

Vịnh Hạ Long
Bãi biển Nha
Trang
Mì Quảng
Bến Nhà Rồng

Bài 15
(Tiết 2)
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản
văn hóa.



THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1: Di sản văn hóa có giá trị về lịch
sử, về văn hóa là gì ?
Nhóm 2: Di sản văn hóa có giá trị về khoa
học là gì?
Nhóm 3: Di sản văn hóa có giá trị về kinh
tế xã hội là gì?
Nhóm 4: Vì sao phải bảo vệ và giữ gìn di
sản văn hóa?

Phản ánh quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc và nhân loại


Thể hiện trình độ
và đặc điểm tâm lí,
tư tưởng đạo đức,
chính trị, lối sống,
phong tục tập
quán, văn hóa nghệ
thuật, âm nhạc,
điêu khắc, hội
họa của các thế hệ
cha ông

Thể hiện trình độ
phát triển khoa
học, kĩ thuật của
xã hội lúc đương

thời. Là tư liệu
cho những nhà
nghiên cứu khoa
học trên các lĩnh
vực tiếp thu, kế
thừa và phát
triển.

Du lịch sinh thái, văn hóa đã trở thành
ngành kinh tế có thu nhập cao. Qua đó
còn thiết lập được mối quan hệ quốc tế
trong thời kỳ hội nhập.

2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa

Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc
nói lên truyền thống của dân tộc, thể
hiện công đức của tổ tiên trong xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh
nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
Các thế hệ sau cần tiếp thu, kế thừa và
phát triển nền văn hóa mang đậm bản
sắc dân tộc.

Di sản văn hóa Việt Nam đã làm
phong phú thêm DSVH nhân loại.

3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản
văn hóa.
- Có chính sách bảo vệ và phát

huy giá trị của di sản văn hóa.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
Chủ sở hữu có trách nhiệm bảo vệ và
phát huy giá trị DSVH.

- Nghiêm cấm các hành vi chiếm
đoạt làm sai lệch DSVH, hủy
hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại
DSVH, đào bới trái phép địa
điểm khảo cổ, xây trái phép, lấn
chiếm đất đai thuộc di tích lịch
sử

Luật di sản văn hóa năm 2001:
Điều 5:
“Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn
hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận
và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể,
sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư
nhân và các hình thức sở hữu khác theo
qui định của pháp luật về di sản văn
hóa”.

Điều 10:
“Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá
nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy

giá trị di sản văn hóa”.

Là học sinh em
phải làm gì để bảo
vệ và giữ gìn di sản
văn hóa ?

III. Luyện tập
Bài tập (a) SGK:
Trong những hành vi dưới đây, hành vi
nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ hoặc phá
hoại di sản văn hóa:
(1) Đập phá các di sản văn hóa
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất
hợp pháp.
(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan
có trách nhiệm
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà.

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy
phép
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di
tích
(7)Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh
lam thắng cảnh.
(8)Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo
vệ di sản văn hóa.
(9)Tổ chức tham quan, tìm hiểu di
tích lịch sử.


(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu.
(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu
tầm cổ vật.
(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm
ngăn chặn những người phá hoại di
sản văn hóa
(13)Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên
đất của các di tích đã được xếp hạng

Bài tập tình huống:
Trên đường đi học Mai nhìn thấy hai anh em
nhà H đang lấy trộm đồ cổ trong ngôi chùa
của làng. Đến lớp Mai kể cho các bạn nghe.
Các bạn trách Mai thiếu trách nhiệm không
biết bảo vệ di sản văn hóa. Nhưng Mai nghĩ
đó là trách nhiệm của chính quyền địa
phương và những người được giao nhiệm
vụ quản lý.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì
sao? Nếu là Mai em sẽ xử lý như thế
nào?

Hành trình di sản
Phố cổ Hội An

Góc phố nhỏ
ở Hội An
Chùa Cầu

Miếu Quan

Công
Chùa Phước
Kiến

Hát Bài
Chòi
Cao Lầu

×