Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.41 KB, 80 trang )

1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển khu công nghiệp (KCN) là định hướng chính sách quan trọng của
Đảng và nhà nước ta. Chủ trương của Đảng qua các thời kì đều xác định vai trò của
KCN là một trong những nền tảng của công cuộc CNH - HĐH đất nước, thực hiện
mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Thực tế đóng góp của hệ thống các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội
đất nước trong hơn 20 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương và mô
hình KCN.
Cùng với sự chuyển mình và phát triển vượt bậc của các KCN trong những
năm qua trên địa bàn nước ta, thì các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng đang có
những thay đổi đáng kể.
Là một tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía bắc, qua 10 năm xây dựng
và phát triển, các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển công nghiệp và kinh tế-xã hội của tỉnh. Các KCN đã trở thành
nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng
trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá
trình CNH - HĐH của tỉnh. Biểu hiện rõ nhất là việc hoàn thành quy hoạch phát
triển các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt với 15 khu công nghiệp, tổng diện tích 7.525 ha (Khu công nghiệp
6.541 ha và Khu đô thị 984 ha), đã thúc đẩy liên kết hạ tầng kỹ thuật, góp phần tạo
lập và phân bố không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ
trợ lẫn nhau giữa khu vực phía Bắc sông Đuống và phía Nam sông Đuống.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, trong quá trình
phát triển các KCN, KCX cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập về công tác quy
hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, chất lượng thu hút đầu tư, công tác
bảo vệ môi trường và vấn đề lao động; cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới
KCN, KCX còn chồng chéo, chưa đồng bộ.
Trong giai đoạn phát triển mới 2013 -2020, sự phát triển các KCN trong cả
nước nói chung tạo ra rất nhiều cơ hội và sự cạnh tranh về thu hút đầu tư vào KCN


2
giữa các tỉnh, thành phố. Để tiếp tục phát triển thế mạnh về KCN và giải quyết các
vấn đề nhân sinh, môi trường liên quan đến phát triển KCN, Bắc Ninh cần có một
chiến lược đầu tư phát triển vào các KCN một cách rõ ràng. Do đó, chúng tôi đã
lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2006 – 2020”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Qua những nghiên cứu, đánh giá về đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, đề tài NCKH nhằm hướng tới mục tiêu nghiển cứu cụ thể sau:
- Làm rõ bản chất và vai trò của đầu tư phát triển các khu công nghiệp.
- Phân tích thực trạng đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2006 – 2012, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển KCN tại
tỉnh Bắc Ninh.
- Qua đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư
phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2013 – 2020.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu các nội dung liên quan đến đầu tư phát triển KCN,
trong đó tập trung phân tích đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
KCN và đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2006 – 2012, vận dụng để đề
xuất giải pháp tăng cường đầu tư phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để nghiên cứu đề tài Đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bài
viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp điều tra thực tế: điều tra, phỏng vấn về những vấn đề liên quan
đến nhu cầu các công trình hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN; khảo sát thực tế
được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp về KCN.
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu thứ cấp: các tài liệu nghiên cứu,

sách báo, văn bản nhà nước, số liệu thống kê, báo cáo hàng năm của Ban quản lý
KCN tỉnh Bắc Ninh và Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ kế hoạch và Đầu tư.
3
- Phương pháp tổng hợp thống kê, đánh giá dùng để thu thập thông tin về thu
hút vốn đầu tư để xây dựng và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Ngoài ra bài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp trao đổi ý kiến các nhà
quản lý, phỏng vấn chuyên gia lấy ý kiến của cán bộ quản lý chuyên ngành, các nhà
đầu tư hạ tầng KCN.
1.5. Tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài
Đầu tư phát triển KCN đã được một số tác giả nghiên cứu trong quá trình làm
luận văn với phạm vi tỉnh, hay vùng, đặc thù cơ chế chính sách hay nghiên cứu Đầu
tư phát triển nói chung.
- Nhiều công trình nghiên cứu thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển
các KCN cả nước đã có các đánh giá về mặt được và chưa được của quá trình phát
triển KCN hơn 15 năm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển các
loại hình KCN. Các công trình cụ thể: VS.TS Nguyễn Chơn Trung, PGS.TS.
Trương Giang Long: Phát triển KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Võ Thanh Thu: “Phát triển KCN,
KCX đến năm 2020, triển vọng và thách thức” – Tạp chí Cộng sản, số 106, tháng
5/2006.
- Tác giả Nguyễn Văn Thanh (2006): xây dựng KCN và KCX theo hướng
tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp phụ
trợ, theo www.khucongnghiep.com, 12/9/2006 đã đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế thông qua tận dụng ưu thế liên kết trong phát triển KCN.
- Luận án tiến sĩ (2010) “ Phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
theo hướng phát triển bền vững” của TS. Vũ Thành Hưởng đã làm rõ các vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các KCN đến quan điểm phát triển bền
vững, đưa ra cái nhìn tổng thể về các KCN toàn vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, từ
đó đưa ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển bền vững các
KCN các vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

- Hoàn thiện chính sách phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của
Trịnh Vân Anh.
- Đầu tư phát triển các KCN vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thực trạng
và giải pháp của Trần Nữ Đạo Hiền (2008), xác định các vấn đề lý luận liên quan
4
đến đầu tư phát triển các KCN, cũng đã nêu rõ thực trạng cũng như đề xuất giải
pháp cụ thể cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1998 - 2007.
- Thu hút vốn đầu tư phát triển các KCN tỉnh Bắc Giang của Nguyễn Đăng
Liễu. Tỉnh Bắc Giang cũng là một tỉnh không có biển, tài nguyên dầu khí… Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả cũng đánh giá thực trạng thu hút Đầu tư phát
triển KCN Bắc Giang, đưa ra nhiều giải pháp mang tính khả thi cho đầu tư KCN
Bắc Giang.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về đầu tư phát triển cho từng tỉnh (Bắc Giang,
Đồng Nai) hay cho toàn vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cũng đã góp phần hệ
thống hóa lý luận về Đầu tư phát triển KCN, phát triển bền vững KCN. Tuy nhiên,
đầu tư phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006- 2012 lại có những điểm khác
biệt, đây là địa điểm tập trung nhiều KCN mới, nằm giáp với Thủ đô Hà Nội với
nhiều lợi thế phát triển trong vùng kinh tế phía Bắc.
1.6. Kết cấu của đề tài
Tên đề tài: “Đầu tư phát triển Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2006 – 2020” được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn đầu tư phát triển khu công nghiệp
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2006 – 2020
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển
KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP

2.1. Một số vấn đề về khu công nghiệp
2.1.1. Khái niệm KCN
Sự ra đời khu công nghiệp (KCN) đầu tiên trên thế giới là vào cuối thế kỷ
XIX, đánh dấu bằng sự ra đời của khu Trafford Park (1896) tại thành phố
Manchester, Vương Quốc Anh. Sau đó là vùng công nghiệp Clearing ở Chicago –
Hoa Kỳ (1899) và KCN tại thành phố Naples (1904) – Italia. Tiếp sau sự phát triển
các KCN này là sự hình thành KCN tại một số nước phương Tây như: Pháp, Thụy
Điển, Hà Lan hay Canada. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các KCN được phát
triển rộng rãi ở các nước đang phát triển như Braxin, Columbia, Mexico (Mỹ
Latinh), Ấn độ, Pakisstan, Nhật Bản, Thái Lan (Châu Á)…
Hiện nay trên thế giới có hàng chục nghìn KCN. Theo số liệu của Hội đồng
nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC), đến năm 2005 đã có 12.600 KCN nằm rải
rác ở 90 quốc gia .
Khu công nghiệp (KCN) theo thuật ngữ tiếng anh có thể được dùng là
Industrial estates, industrial zone (IZ), export processing zone (EPZ) hay industrial
park (IP). Đây là những khái niệm đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Các KCN được thành lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn,
công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và thực hiện đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa đất nước, hướng về xuất khẩu. Khái niệm cụ thể về KCN ở một số
nước như sau:
- Ở Philipine, theo luật Khu kinh tế đặc biệt năm 1995, KCN được định nghĩa
như sau: “KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một quy
hoạch toàn diện dưới sự quản lý liên tục thống nhất và với các qui định đối với cơ
sở hạ tầng cơ bản và các tiện ích khác, có hay không có các nhà xưởng tiêu chuẩn
và các tiện ích công cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN”.
- Trong khi đó ở Indonexia số 98/1993 thì KCN được định nghĩa: “Là khu vực
tập trung các hoạt động chế tạo công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
6
và các phương tiện hỗ trợ khác do công ty KCN cung cấp và quản lý”. Ở đây,
“Công ty KCN là các công ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật của

Indonexia và ở trên lãnh thổ Indonexia với chức năng quản lý KCN”.
Từ những khái niệm trên có thể thấy khái niệm về KCN giữa các nước là
không đồng nhất, nhưng thường được hiểu là một khu đất được phân chia và phát
triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các
ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện ích công cộng, các dịch
vụ phục vụ và hỗ trợ.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của chính
phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, “KCN là khu
chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ
tục quy định tại Nghị định này”. “Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất
khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản suất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có
ranh giới địa lý xác định, được xây dựng theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế
xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể”. “ Trong
KCN, KCX không có dân cư sinh sống”.
2.1.2. Đặc điểm KCN
Hiện nay, các KCN được phát triển hầu hết ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và phương
thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ
yếu sau:
- Về tính chất hoạt động: KCN là khu vực được quy hoạch mang tính liên
vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp
cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp KCN) ; là
khu vực được quy hoạch riêng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện
sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như hoạt động hỗ trợ và dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp. Sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN có thể tiêu
thụ trong nước hoặc bán ra nước ngoài.
7

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá; hệ thống
điện nước, điện thoại. Là khu kinh doanh bởi công ty cơ sở hạ tầng (công ty phát
triển KCN, công ty dịch vụ KCN). Công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kĩ
thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại.Các công ty phát triển cơ sở
hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh
nghiệp khác thuê lại.
- Về tổ chức quản lý: Trên thực tế các KCN đều thành lập hệ thống ban quản
lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức
năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công
nghiệp. Ngoài ra, tham gia vào quản lý ngành dọc các KCN còn có cơ quan quản lý
Nhà nước như các Bộ: Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ xây dựng,…
2.1.3. Vai trò của KCN
KCN có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Sự ra đời của KCN đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng
tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Xét theo
cơ cấu thành phần kinh tế sự phát triển KCN làm tăng tỉ trọng đóng góp của các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị
trường.
KCN có tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa
Sự phát triển KCN làm cho tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn. Cụ thể là:
- Cơ sở hạ tầng KCN và vùng xung quanh KCN được nâng cấp và ngày càng
hoàn thiện, từ đó mọc lên những thị tứ, nhiều nơi trở thành thành phố sầm uất, có
đầy đủ điện, nước, đường xá, hệ thống thông tin liên lạc, công trình phúc lợi hiện
đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Sự phát triển hạ tầng KCN có tác dụng kích
thích sự phát triển kinh tế địa phương và góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển
giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
- Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm
bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân
cư mới, các khu đô thi vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ,


8
- Tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư theo hướng: nâng cao tỷ lệ
lao động phi nông nghiệp và tỷ lệ dân cư thành thị.
Khu công nghiệp có tác động mạnh đến hoàn thiện môi trường đầu tư bằng
các chính sách phù hợp
Các KCN là nơi thử nghiệm các cơ chế chính sách mới tiên tiến như: cơ chế
“một cửa, tại chỗ”, cơ chế tự “đảm bảo tài chính” cũng như các chính sách về hoàn
thiện thủ tục kiểm hóa hải quan, phát triển hoạt động tài chính – ngân hàng trong
các KCN có sự phối hợp của ban quản lý các KCN, tạo môi trường đầu tư tại các
KCN hấp dẫn hơn.
KCN kích thích phát triển các loại hình dịch vụ
Sự phát triển của các KCN đã tạo cơ hội cho sự phát triển về chiều rộng các
hoạt động dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng: điện, nước, xử lý
chất thải; dịch vụ tài chính – ngân hàng; dịch vụ giao thông vận tải; dịch vụ kho;
dịch vụ cung ứng; dịch vụ xây dựng và cho thuê bất động sản; dịch vụ huấn luyện,
đào tạo và cung ứng lao động, dịch vụ cho thuê nhà, dịch vụ văn hóa xã hội và
nhiều dịch vụ logistisc khác. Các dịch vụ ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của
các KCN, đồng thời nó góp phần tạo nên sự tiện ích của các KCN, làm cho môi
trường kinh doanh và môi trường sống tại các khu này được cải thiện theo chiều
hướng hiện đại và văn minh.
KCN có tác động thúc đẩy và hội nhập kinh tế quốc tế
Các khía cạnh về hội nhập quốc tế thúc đẩy nhờ sự phát triển các KCN đó là:
chính KCN là nơi thử nghiệm đầu tiên chính sách thông thoáng với các nhà đầu tư
nước ngoài; tạo mũi nhọn cho việc thực hiện mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Tại các KCN, các doanh nghiệp chế xuất được hưởng cơ chế hải quan thông thoáng
hơn, giúp kích thích khả năng cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế.
2.2. Đầu tư phát triển KCN
2.2.1. Khái nhiệm về đầu tư phát triển KCN

Theo nghĩa chung nhất, là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại, để tiến hành các
hoạt động nhằm đạt được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
9
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện
tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất
(nhà xưởng, thiết bị,…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực
sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Từ những phân tích về khái niệm Đầu tư phát triển và khu công nghiệp ở trên,
ta có thể đưa ra khái niệm về đầu tư phát triển KCN như sau:
Đầu tư phát triển KCN là việc chi dùng vốn trong hiện tại (bao gồm: tiền vốn,
đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên…) cho việc khôi phục, nâng cấp mở
rộng hay xây dựng mới các công trình hạ tầng KCN như hệ thống điện nước, thông
tin liên lạc, giao thông, xử lý chất thải, các công trình phúc lợi xã hội… trong và
ngoài KCN; từ đó thúc đẩy thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp vảo KCN nhằm làm tăng năng lục sản xuất kinh doanh xã hội, tăng năng lực
sản xuất hàng hóa, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
và góp phần vào ngân sách.
Theo quan điểm này, Đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm: đầu tư phát
triển hạ tầng cơ sở KCN và hoạt động thu hút đầu tư phát triển kinh doanh trong
KCN. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở KCN là bước khởi đầu, là cơ sở để phát triển
thành công một KCN; hoạt động thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
trong KCN chính là hoạt động đầu tư minh chứng cho sự thành công ấy. KCN càng
thu hút được nhiều vốn đầu tư, tỷ lệ lấp đầy KCN cao, giá trị xuất khẩu, doanh thu
cao càng chứng tỏ KCN đã được đầu tư đúng hướng.
Đầu tư phát triển KCN có vị trí quan trọng trong việc hình thành KCN, thu hút
đầu tư sản xuất kinh doanh vào hàng rào KCN, đóng góp vào chuyển dịch cơ cầu
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, phát triển ngành nghề có thế
mạnh và lợi thế so sánh, có tác động tích cực đến giải quyết việc làm và nâng cao
đời sống người dân, và đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường KCN.

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực, theo nghĩa hẹp nguồn lực sử
dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm
cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi đánh giá
hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển KCN nói riêng
cần xem xét đủ các nguồn lực tham gia.
2.2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển KCN
10
Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng góp phần cho sự thành công của mỗi
KCN. Đây là một hoạt động đầu tư khá đặc thù, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn,
đặc biệt với những công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng
ngoài hàng rào, cơ sở hạ tầng xã hội,… Về vốn đầu tư hạ tầng KCN tại nước ta,
thường do Nhà nước thực hiện, vốn nước ngoài vào đầu tư cơ sở hạ tầng còn nhiều
hạn chế. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển như nước ta, huy động nguồn vốn
từ nước ngoài, đa dạng nguồn vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, cũng như sản
xuất kinh doanh trong KCN là rất cần thiết.
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN là nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh trong KCN được huy động từ hai nguồn: Vốn đầu tư trong nước và vốn
đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn của
doanh nghiệp và nguồn vốn huy động trong dân cư. Cụ thể hơn, nguồn vốn nhà
nước bao gồm: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và nguồn vốn của ngân
sách địa phương. Nguồn vốn đầu tư trong nước là quyết định và chiếm tỉ trọng lớn
trong cơ cấu vốn đầu tư ở nước ta.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm : nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) hoặc nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Hiện nay, Việt Nam
thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và không ngừng gia tăng qua từng
năm. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các KCN, tạo ra những cơ hội phát
triển to lớn cho địa phương và cho bản thân các nhà đầu tư.
2.2.3. Nội dung đầu tư phát triển KCN
2.2.3.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN

Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai nhanh
các dự án, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu
tư có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN bao gồm:
đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội.
Đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật trong hàng
rào và ngoài hàng rào KCN.
Đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN là việc đầu tư xây dựng hệ thống
đường giao thông, cầu, cảng, hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông…
là những công trình xây dựng theo quy hoạch phát triển tỉnh thành phố hay vùng
11
lãnh thổ và thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Do đó, đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng
rào KCN thường do nhà nước thực hiện, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước hoặc có cơ chế huy động vốn các thành phần kinh tế khác tham gia như hợp
đồng BOT, BTO, BT…
Đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào KCN là việc đầu tư xây dựng các hạng
mục công trình như giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện, mạng lưới thông tin
liên lạc, trạm xử lý nước thải… trong hàng rào KCN. Kết quả của đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng KCN bao gồm: hệ thống đường xá trong KCN, hệ thống kho bãi, điện
nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, phòng cháy chữa cháy,
hải quan… đối với KCN, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng rào KCN là để
tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể tiến hành
xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt
động sản xuất kinh doanh chính của mình.
Quá trình đầu tư phát triển các KCN sẽ có tác động lan tỏa đến sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố và vùng lãnh thổ, tạo nên hiện tượng di dân và
tập trung lao động ở những nơi tập trong các KCN. Ngay từ khi hình thành các
KCN phải có kế hoạch thu hút và đào tạo lao động để đáp ứng đủ số lao động và
yêu cầu đặt ra. Sự hình thành các KCN làm cho mật độ dân cư tại các KCN gia
tăng nhanh chóng, nên nhu cầu về sinh hoạt và văn hóa cũng phải gia tăng. Vì vậy
thu hút lao động và phát triển hạ tầng xã hội phục vụ KCN là hai công việc phải

được tiến hành song song và có vai trò quan trọng trong việc phát triển KCN.
2.2.3.2. Thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN
Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN đóng vai trò quan trọng trong phát triển KCN, là
điều kiện thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN, đây mới là mục
tiêu chính của đầu tư phát triển KCN. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong
KCN là việc doanh nghiệp thuê đất trong KCN của doanh nghiệp phát triển hạ
tầng, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để tiến hành sản xuất kinh
doanh sản phẩm và dịch vụ công nghiệp. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
trong KCN có vai trò quan trọng làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh xã hội,
tăng năng lực sản xuất kinh doanh hàng hóa, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động và đóng góp vào ngân sách.
12
Đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN là loại đầu tư cho đối tượng vật chất
tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị… là điều kiện cơ bản làm tăng tiềm
lực của nền kinh tế.
Đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN thuộc loại đầu tư dài hạn thông thường
là những dự án trên 20 năm, nếu là những dự án đầu tư nước ngoài thì thường là 40
đến 50 năm. Thời gian thực hiện đầu tư dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất
định trong tương lai khó có thể dự đoán chính xác được như nhu cầu sản phẩm, giá
cả đầu vào, đầu ra, tốc độ phát triển khoa học công nghệ, ổn định chính trị thiên
tai… Vì vậy, các nhà đầu tư vào các sản xuất kinh doanh trong KCN phải chuẩn bị
kỹ, dự báo những yếu tố biến động có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động
đầu tư trong tương lai và có biện pháp xử lý phù hợp.
Đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN bao gồm đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ công nghiệp. Ngành công nghiệp nặng như vật liệu xây dựng, sắt
thép, hóa chất… Các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da thuộc, chế biến thực
phẩm… Các ngành dịch vụ công nghiệp như xử lý rác thải công nghiệp…
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển KCN
Để đánh giá đầu tư phát triển các KCN ta dùng các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu vốn đầu tư đăng ký: là tổng vốn đầu tư đăng ký vào một hay một số

KCN nhất định trong khoảng thời gian nhất định, thông thường 1 năm. Bao gồm
đăng ký vào xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và sản xuất kinh doanh trong KCN.
- Chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện: bao gồm vốn đầu tư thực hiện xây dựng cơ sở
hạ tầng KCN và vốn đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh trong KCN.
Vốn đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng KCN là tổng số tiền đã chi để tiến
hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN như chi phí đển bù giải phóng mặt bằng,
chia lô, xây dựng đường trong KCN, xây dựng hệ thống điện, nước và một số công
trình phục vụ hoạt động trong KCN.
Vốn đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh trong KCN như xây dựng nhà
xưởng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị… các các chi phí khác theo quy định của
thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
- Số lượng công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng:
Tổng diện tích đất đã cho thuê
Tỷ lệ lấp đầy KCN = x 100%
Tổng diện tích đất có thể cho thuê x 100%
13
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng các công trình, hạng mục công trình đã được
xây dựng. Các công trình này bao gồm: công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội, các công trình trong và ngoài hàng rào KCN.
- Tỷ lệ lấp đầy KCN:
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ đất đã cho thuê trong tổng diện tích đất KCN có
thể thuê. Công thức:
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng KCN, nó phản ánh bao nhiêu phần trăm diện tích đất KCN đã được
cho thuê. Chỉ tiêu này phản ánh sự thành công của việc đầu tư xây dựng KCN, chỉ
tiêu càng cao càng thể hiện KCN có khả năng thu hút đầu tư lớn. Bên cạnh đó, chỉ
tiêu lấp đầy KCN còn làm cơ sở để mở rộng hoặc thu hẹp diện tích đất KCN. Khi
tỷ lệ này trên 60% diện tích đất có thể cho thuê thì sẽ tiến hành mở rộng KCN. Ở
một số nước phát triển thành công KCN, đặc biệt những KCN nằm ở vị trí thuận lợi
cho thu hút đầu tư, chỉ số này lên đến 90%. Ở nước ta, chỉ số này còn thấp, bình

quân cả nước hơn 50%, ở những vùng kém phát triển chỉ đạt 20%.
- Quy mô vốn đầu tư thu hút vào phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN:
Nhờ hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN, các KCN thu hút vốn
đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN. Vốn đầu tư của các doanh
nghiệp trong KCN vào nhiều lĩnh vực như: vật liệu xây dựng, sắt thép, hóa chất,
dệt may, da thuộc, chế biến thực phẩm, xử lý rác thải công nghiệp…
- Tổng giá trị xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu tính
bằng triệu USD hoặc tỷ đồng của các doanh nghiệp trong KCN trong một khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xuất khẩu
hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vị thế của thương hiệu trên thị trường
thế giới.
- Mức nộp ngân sách Nhà nước: Mức nộp ngân sách Nhà nước là tổng số tiền
nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp trong KCN như: các khoản thuế,
phí… đây chính là chỉ tiêu phản ánh lợi ích của KCN đối với Nhà nước, qua đó
14
cũng thể hiện doanh thu của các doanh nghiệp đạt khá, hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
- Tổng số lao động: Tổng số lao động làm việc trong KCN, phản ánh số việc
làm được tạo ra. Chỉ tiêu này cao hay thấp còn tùy thuộc vào tính chất của mỗi
ngành nghề. Những ngành công nghiệp nhẹ như da giày, dệt may… sử dụng nhiều
lao động thì chỉ số này cao, còn những ngành công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao
động thì chỉ số này thấp. Với xu thế thu hút ngành công nghệ cao thì chỉ số này sẽ
thấp dần. Vì vậy, cần quan tâm đến chỉ số lao động có trình độ cao, lao động đã đào
tạo, có tay nghề tốt trong KCN, chỉ tiêu này sẽ phản ánh chính xác hơn mức độ sử
dụng lao động trí thức và lao động tay nghề. Tuy nhiên, với một nước có lực lượng
lao động dồi dào như nước ta, trình độ công nghệ còn hạn chế, các nhà đầu tư chủ
yếu khai thác lợi thế nhân công rẻ nên các dự án còn mang tính sử dụng nhiều lao
động, do đó khi đánh giá chỉ tiêu này, ta chỉ xem xét dưới góc độ giải quyết công
ăn việc làm cho người lao động.
Ngoài các chỉ tiêu trên, còn có một số chỉ tiêu gián tiếp đánh giá kết quả thu

hút đầu tư sản xuất kinh doanh vào KCN nói riêng và kết quả đầu tư phát triển
KCN nói chung như: mức độ khoa học công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của thành phố; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương hay cả nước; hệ thống hạ
tầng hiện đại cho phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN
2.3.1. Vị trí địa lý KCN
Vị trí địa lý là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng KCN.
Với những vị trí gần cầu, cảng, đường giao thông, sân bay, sẽ là điều kiện
thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng khách, nguyên nhiên vật liệu,
hàng hóa và do đó, dễ thu hút đầu tư vào KCN, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
hạ tầng KCN.
Những vị trí nằm gần nguồn cung ứng lao động, đặc biệt là nguồn lao động
chất lượng cao, giá nhân công rẻ là một lợi thế cho đầu tư phát triển. Tại Việt Nam,
nguồn lao động vẫn được đánh giá là dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó,
sáng tạo, giá nhân công khá thấp so với các nước trong khu vực đây chính là lợi thế
của nước ta so với các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
15
Những vị trí gần nguồn nguyên liệu, gần trung tâm đô thị lớn sẽ thuận lợi cho
việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho hoạt động của doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN và hiệu quả của việc đầu tư
phát triển hạ tầng KCN. Ngoài ra, những vị trí thuận lợi cho việc cung cấp nguyên
vật liệu xây dựng cũng là một thuận lợi cho việc đầu tư phát triển KCN.
Bên cạnh đó, những vị trí có quy hoạch rõ ràng sẽ có ảnh hưởng tích cựcđến
sự phát triển ổn định, lâu dài của hoạt động đầu tư và do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN.
2.3.2. Quy hoạch KCN
Quy hoạch là công cụ rất quan trọng, nó định hướng dài hạn và đảm bảo sự
đồng bộ trong phát triển dài hạn. Xây dựng quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch
sẽ khắc phục được tình trạng lộn xộn, tự phát, tùy tiện, chắp vá, lãng phí trong quá

trình phát triển do phải khắc phục hậu quả và làm đi làm lại nhiều lần. Quy hoạch
lại là cơ sở để xây dựng kế hoạch, do vậy cần phải xây dựng quy hoạch có tính khả
thi và chất lượng cao, đảm bảo khả năng phát triển dài hạn trong tương lai.
Bản chất của KCN chính là tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được
thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ.
Do vậy quy hoạch KCN cần gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp và cũng là
một bộ phận trong hệ thống các quy hoạch ngành và lĩnh vực trên vùng lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển KCN phải tính đến các quan hệ liên ngành và liên vùng
theo tinh thần phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa
giữa các vùng và các ngành kinh tế. Quy hoạch phải đánh giá đúng các nguồn lực
và lợi thế của vùng; xác định có luận cứ khoa học định hướng phát triển công
nghiệp trên vùng lãnh thổ và KCN gắn với nhu cầu thị trường, khai thác có hiệu
quả và lợi thế của vùng lãnh thổ. Quy hoạch cần được kịp thời điều chỉnh phù hợp
với sự thay đổi của các điều kiện phát triển…
Quy hoạch phát triển KCN là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước, là căn cứ
quan trọng để xây dựng các giải pháp chính sách phù hợp với điều kiện từng vùng
lãnh thổ. Như vậy khi phát triển KCN cần quan tâm đến quy hoạch ngành công
nghiệp, quy hoạch lãnh thổ và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
từng địa phương. Quy hoạch phát triển KCN cần phải phù hợp với quy hoạch phát
16
triển kinh tế xã hội của từng địa phương, nhằm đảm bảo sự phát triển của KCN
đúng định hướng và mục tiêu phát triển của địa phương trong từng giai đoạn.
Quy hoạch và phân bố KCN hợp lý sẽ khai thác triệt để lợi thế so sánh và đặc
thù của từng vùng lãnh thổ; phát huy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của
địa phương, đồng thời đảm bảo đồng đều, hợp lý của toàn ngành công nghiệp trong
phạm vi quốc gia hoặc liên vùng. Việc phát triển các KCN phù hợp với quy hoạch
sẽ thúc đẩy các vùng phát huy được lợi thế của mình để phát triển theo cơ cấu kinh
tế mở, gắn với thị trường trong và ngoài nước; các vùng kinh tế trọng điểm phát
huy được vai trò đầu tàu phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành

công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp với công nghệ và kỹ thuật cao, công
nghiệp có giá trị gia tăng cao để lôi kéo các vùng khác phát triển theo.
Quy hoạch xây dựng trong từng KCN cần quan tâm bố trí, phân khu chức
năng hợp lý đảm bảo hệ số sử dụng đất công nghiệp và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hệ
thống đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin viễn thông, phòng cháy
chữa cháy… trong nội bộ khu đảm bảo phát triển phù hợp với quá trình thay đổi
dần theo nhu cầu tầng cao, đồng nhất trong công trình kiến trúc và phù hợp với đặc
thù ngành công nghiệp.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng KCN
- Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN
Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển
KCN, không chỉ ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên vật liệu cho xây dựng
KCN mà còn ảnh hưởng đến khả năng giao thương của doanh nghiệp hoạt động
trong KCN, từ đó tác động đến khả năng thu hút đầu tư vào KCN, ảnh hưởng đến
khả năng thu hồi vốn của đầu tư phát triển KCN.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN thường đòi hỏi một lượng
vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu
tư tư nhân mà thông thường do nhà nước đảm nhận. Một số KCN đã xây dựng cơ
sở hạ tầng trong hàng rào và thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng phải
mất hằng năm, tốn nhiều công sức liên hệ, kiến nghị lên các cơ quan nhà nước, sự
chậm trể trong việc thực hiện quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào
KCN đã làm giảm tính hấp dẫn của việc đầu tư sản xuất kinh doanh trong các
KCN.
17
- Cơ sở hạ tầng trong hàng rào KCN
Cơ sở hạ tầng trong hàng rào KCN ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, thời gian
chuẩn bị đầu tư, khả năng cung cấp dịch vụ cho sản xuất kinh doanh của chủ đầu
tư. đối với các KCN đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư khi làm xong thủ
tục thuê đất sẽ triển khai xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị để tiến
hành sản xuất kinh doanh mà không tốn thời gian chờ đền bù, giải phóng mặt

bằng, không phải bỏ tiền xây dựng đường trong KCN nên tiết kiệm được chi phí
sản xuất. Bên cạnh đó, những KCN đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp
điện, cấp nước, thông tin dịch vụ… nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí
lắp đặt ban đầu.
2.3.4. Giá đất, chi phí đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng
Để có mặt bằng xây dựng KCN, chủ đầu tư phải đền bù cho phần đất xây
dựng KCN theo giá đất mà Nhà nước quy định, bên cạnh đó, còn rất nhiều khoản
chi phí khác theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân như chi phí hỗ trợ di dời,
chi phí hỗ trợ định cư, tìm việc làm, chi phí thủ tục giấy tờ… Khi những chi phí
này cao thì buộc chủ đầu tư phải cho thuê lại hạ tầng KCN với giá cao, ảnh hưởng
đến khả năng cho thuê đất. Không chỉ chi phí về tiền mà ở những vùng khó đền bù,
giải tỏa mặt bằng thì chủ đầu tư còn mất chi phí về thời gian, ảnh hưởng đến cơ hội
thu hút đầu tư vào KCN và khả năng thu hồi vốn.
2.3.5. Giá thuê đất trong KCN
Với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, giá thuê đất
là một phần trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, tác động giá thành sản phẩm
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Trong việc xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, có sự mâu thuẫn về lợi ích
giữa Nhà nước và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN. Nhà nước mong muốn xây
dựng một môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư bằng giá thuê đất cạnh tranh để đẩy
nhanh quá trình lấp đầy các KCN. Với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, lợi
nhuận vẫn là mục tiêu hàng đầu, hơn nữa đặc điểm đầu tư của doanh nghiệp là khối
lượng vốn bỏ ra rất lớn, khê động trong thời gian dài nên luôn mong muốn thu hồi
vốn nhanh để giảm chi phí sử dụng vốn, thu lợi nhuận cao, doanh nghiệp đẩy giá
18
thuê đất cao hơn. Mặc dù giá thuê đất được doanh nghiệp phát triển hạ tầng ấn định
với sự thỏa thuận của ban quản lý các KCN cấp tỉnh so với mức giá thuê đất ngoài
KCN thì mức giá này vẫn cao hơn khá nhiều.
2.3.6. Các nhân tố khác
- Kinh nghiệp cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài ngoài việc xem xét về ưu

đãi về kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư mà còn rất quan tâm tới sự ổn định về
chính trị, xã hội của quốc gia đó vì nó đảm bảo sự ổn định vững chắc trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư
vào các KCN.
- Môi trường đầu tư nước sở tại cũng được các nhà đầu tư rất quan tâm, môi
trường thuận lợi, thông thoáng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính,
không gây trở ngại cho các nhà đầu tư và có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư
vào KCN sẽ tạo sự hấp dẫn cho nhà đầu tư. Để tăng sức hấp dẫn nhà đầu tư, nhà
nước cần cải thiện môi trường đầu tư chung và ban hành các chính sách ưu đãi
mang tính đặc thù trong việc miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp, nâng cao ưu đãi khi đầu tư vào địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa, không
hạn chế việc chuyển vốn, lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài…khi đầu tư
vào KCN.
- Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô khác về đầu tư, lao động, việc làm,
giáo dục đào tạo, thương mại…cũng có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung và
vào các KCN nói riêng. Do vậy, quốc gia sở tại cần phải biết lắng nghe, tìm hiều
những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư để có biện pháp hỗ trợ kịp thời để hoàn
thiện, sửa đổi, bổ sung các chính sách nhằm tạo môi trường ngày càng thông
thoáng và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư hoạt động trong các KCN.
- Các khu công nghiệp nằm trong khu vực có chính sách ưu tiên phát triển
công nghiệp của địa phương và có quy hoạch phát triển KCN của cả nước có thể
được nhà nước, địa phương có những chính sách hỗ trợ trong quá trình xây dựng cơ
sở hạ tầng, các công trình phục vụ chung nhưng có lợi cho cả KCN như: nâng cấp
sân bay, cải tạo và nâng cấp đường bộ, đường sắt, mở rộng các cảng biển…và được
các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các công trình cung
cấpđiện, nước, thông tin liên lạc…
19
2.4. Kinh nghiệm đầu tư phát triển KCN ở một số địa phương
2.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Từ ngày đầu thành lập theo quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995, Ban

quản lý các KCN và KCX Hà Nội (cũ) quản lý KCN Nội Bài, đến tháng 8 năm
2008 đã có 7 KCN và 2 Khu công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ cho phép
thành lập phê duyệt danh mục quy hoạch và có chủ trương đầu tư, với diện tích quy
hoạch 1297 ha bao gồm các KCN: Bắc Thăng Long; Nội Bài; Hà Nội - Đại Từ; Sài
Đồng B; Nam Thăng Long; Đông Anh; Sóc Sơn; hai Khu công nghệ cao là: Khu
công nghệ cao sinh học Từ Liêm 200 ha và Khu công viên công nghệ thông tin
Him Lam. Trong đó có 5 KCN và KCX đã đi vào hoạt động với diện tích 493 ha
với tổng vốn đầu tư hạ tầng 137 triệu USD và 182 tỷ đồng. Năm 2005, Ban quản lý
được giao quản lý đầu tư xây dựng cho các doanh nghiệp thứ phát tại các cụm công
nghiệp.
Với vị trí địa lý thuận lợi, các KCN sau khi được thành lập đã nhanh chóng
được lấp đầy, đến cuối năm 2008 Ban quản lý Hà Nội đã cấp Giấy phép đầu tư,
Giấy chứng nhận đầu tư cho trên 200 dự án với tống vốn 2549 triệu USD và 904 tỷ
đồng vào các KCN. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ thu hút 150 dự án, vốn đăng
ký đầu tư trên 3000 tỷ đồng; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
cũng đạt được những kết quả đáng kể, giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, giá
trị xuất khẩu tăng bình quân 10% năm, thu hút từ 3000 đến 5000 lao động mỗi
năm.
Tại Hà Tây(cũ), Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Tây được thành lập theo
Quyết định số 49/2003/QĐ-TTg ngày 14/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 5
năm thành lập và hoạt động (đến tháng 8/2008), trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) có 5
KCN: KCN Thạch Thất - Quốc Oai; KCN Phú Nghĩa; KCN Bắc Thường Tín; KCN
Phụng Hiệp và KCN Phú Cát. Trong đó có 2 KCN được xây dựng hạ tầng trên cơ
sở phát triển từ cụm công nghiệp gồm: Khu Thạch Thất - Quốc Oai vốn đầu tư hạ
tầng 220 tỷ đồng, KCN Phú Nghĩa 400 tỷ đồng. Các KCN Hà Tây tuy mới được
thành lập nhưng tỷ lệ lấp đầy khá nhanh. Từ năm 2005 đến năm 2008 đã thu hút
trên 100 dự án, vốnđăng ký đầu tư đạt 600 triệu USD và 3000 tỷ đồng.
20
Sau khi hợp nhất tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội, cùng với việc tổ chức ổn
định bộ máy, hoạt động Ban quản lý trong việc xây dựng và phát triển KCN được

tăng cường, Ban đã tiếp nhận các KCN thuộc huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc. Đến
này thành phố Hà Nội có 18 KCN, khu công nghệ cao, tổng diện tích 7.526 ha
được chính phủ cho phép thành lập; có 8 khu đã cơ bản lấp đầy đi vào hoạt động;
các KCN còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.
Đến nay các KCN đã thu hút được 518 dự án với tổng mức vốn đăng ký
11.600 tỷ đồng và 3.560 triệu USD. Trong đó số dự án FDI có nhiều dự án của các
tập đoàn hàng đầu thế giới, sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko,
Marumishu (Nhật Bản), MHI (sản xuất linh kiện máy bay Boieng của Mỹ) có mức
vốn đăng ký 250 đến 300 triệu USD; vốn đăng ký bình quân đạt 14,6 triệu USD/dự
án FDI, dự án trong nước vốn đăng ký bình quân 42,5 tỷ đồng/dự án; bình quân 1
ha đất công nghiệp thu hút 95,2 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư, tương đương 4,8 triệu
USD. Đã có trên 360 dự án đi vào hoạt động với doanh thu ước tính đạt 3,5 tỷ USD
năm 2010.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, tuy mới chỉ có 8 KCN, với 70% số dự án
hoạt động nhưng đã góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, trở
thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH của Thủ đô. Các KCN Hà
Nội đã chiếm 10% số lượng và giá trị các khu của cả nước; tạo ra trên 40% giá trị
sản lượng công nghiệp toàn thành phố; trên 45% kim ngạch xuất khẩu, 20% GDP
của thành phố, tạo việc làm cho hơn 10 vạn lao động của thành phố theo hướng
tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, bước đầu tạo dựng hệ thống hạ
tầng xã hội phục vụ nhu cầu công nhân lao động trong các KCN.
2.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Bình Dương được đánh giá là một tâm gương thành công trong thu hút vốn
đầu tư nước ngoài trên cả nước, bởi không chỉ huy động vốn đâu tư cơ sở hạ tầng
mà còn tận dụng khả năng kêu gọi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các
nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư từ nước đó. Do đó, Bình Dương đã thực hiện
khẩu hiệu “ Trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, trải chiếu hoa đón chào nhà tri
thức”, cùng với đó là sự quyết liệt trong đổi mới quản lý cơ chế hành chính theo mô
hình “ một cửa, tại chỗ” trong nhiều năm. Bình Dương đã có những bước tiến vượt
21

bậc, được nhiều địa phương trong cả nước đến tìm hiều, học tập mô hình phát triển
công nghiệp.
Cụ thể, từ KCN Sóng Thần được thành lập đầu tiên vào tháng 9 năm 1995, sau
hơn 15 năm, đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được chính phủ cho phép
thành lập và có 24 KCN đi vào hoạt động chính thức với tổng diện tích trên 8.100
ha và diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là trên 5000 ha. Dự kiến đến năm
2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 33 KCN với diện tích khoảng 200 nghìn ha. Có thể
nói hình thức công ty phát triển hạ tầng KCN ở Bình Dương rất đa dạng, đó là
doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn dân
doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hiện có gần 20 doanh nghiệp
tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, đây cũng là một điểm khác
biệt so với các địa phương khác trong xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
Ngay từ những năm đầu phát triển KCN Bình Dương rất chú trọng đến quy
hoạch hệ thống giao thông, không chỉ bên trong mà còn ở bên ngài KCN. Các KCN
ở địa phương này khi đi vào hoạt động hầu như đều có một hệ thống giao thông
hoàn thiện thuần lợi kết nối với sân bay, bến cảng và các trục giao thông trong nội
tỉnh cũng như đi các tỉnh khác.
Không dừng lại ở đó, các nhà đầu tư hạ tầng KCN ở tỉnh Bình Dương rất quan
tâm đến những dịch vụ cơ sở hạ tầng đi kèm theo KCN, do đó, hệ thống cung cấp
nước sạch, thoát nước, hệ thống điện, bưu chính viễn thông và các nhà máy xử lý
nước thải đã đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương đã triển khai xây dựng đường cao tốc Mỹ Phước-
Tân Vạn, sẽ nối liền với Bình Dương và Đồng Nai bằng một con đường thông
thoáng, rút ngắn thời gian chạy xe và đảm bảo an toàn giao thông cho các phương
tiện, đây cũng là con đường kết nối Bình Dương với hệ thống cảng biển Thị Vải –
Cái Mép và sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).
Chú trọng tiếp xúc đầu tư theo hướng tập trung trọng điểm.
Phát triển công nghiệp luôn được tỉnh Bình Dương quảng bá, giới thiệu đến
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chương trình xúc tiến đầu tư được tỉnh xây

dựng và điều chỉnh theo hướng tập trung, trọng điểm ở các thị trường như Mỹ,
Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… nhằm kêu gọi các nhà đầu tư
22
vào các dự án sản xuất cơ khí chính xác, điện, điện tử, đây là những dự án có hàm
lượng công nghệ cao theo định hướng thu hút đầu tư của Bình Dương.
Việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Bình Dương để phát triển
kinh tế, đặc biệt là các KCN tập trung trong thời gian qua đã đạt được một số kết
quả khả quan, đến nay, các KCN của Bình Dương có trên 1000 dự án đầu tư còn
hiệu lực, trong đó có 100 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần
5 tỷ đô la Mỹ, tiếp đó là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và các Quốc
gia, vùng lãnh thổ khác. Các ngành nghề thu hút đầu tư rất đa dạng, phong phú
như: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, dược phẩm, chế biến gỗ, sản xuất cơ
khí, điện tử… các ngành nghề nói trên đều phù hợp với quy hoạch và định hướng
phát triển kinh tế của tỉnh, phù hợp với quy hoạch KCN đã được phê duyệt.
Hiện nay, tỷ lệ lấp kín diện tích đất công nghiệp của các KCN đang hoạt động
gần 60%, nhiều khu đã lấp kín 100% diện tích. Thu nhập của người lao động bao
gồm cả lương (kể cả làm thêm giờ) và tiền phụ cấp (tiền xăng đi lại, nhà ở, tiền
chuyên cần, tiền trách nhiệm) tính đến cuối năm 2010 bình quân 4 triệu đồng (đối
với lao động phổ thông bình quân khoảng 2,2 triệu đồng, tăng 2.4 lần so với năm
2005). Thu nhập bình quân của người lao động qua từng năm từng bước được nâng
lên, trong đó có phần do tăng lương tối thiều; một số ngành cơ khí, ngành điện,
điện tử có tốc độ tăng khá.
Qua 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN của các tỉnh Bình Dương đã góp
một phần quan trọng vào thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh nhà,
tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công
nghiệp dịch vụ. Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các
KCN của tỉnh Bình Dương đang tiếp tục đẩy mạnh, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ
tầng, tạo quỹ đất sạch, sẵn sàng thu hút đầu tư với hàm lượng công nghệ cao, ít ô
nhiễm môi trường, gắn liền với phát triển hệ thống giao thông, đo thị hiện đại, thực
hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, qua đây, góp phần đưa Bình Dương

sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển.
2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh
Qua việc nghiên cứu quá trình phát triển, mô hình tổ chức quản lý và chính
sách thu hút đầu tư vào các KCN của một số tỉnh, thành phố có thể rút ra được một
23
số kinh nghiệm cho quá trình đầu tư phát triển vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh như sau:
- Bên cạch chiến lược phát triển các KCN và việc tổ chức triển khai xây dựng
KCN, tỉnh cần chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề môi trường
để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
- Tỉnh cần gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào với xây dựng cơ sở
hạ tầng ngoài hàng rào KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại.
- Trong quy hoạch KCN, tỉnh cần phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh phù
hợp với tình hình và điều kiện thực tế, đồng thời công tác triển khai thực hiện quy
hoạch phải linh hoạt, thông thoáng nhưng đảm bảo nhất quán.
- Căn cứ vào điều kiện hiện tại, tỉnh cần dự báo triển vọng kinh tế, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, xã hội
từng vùng, định hướng cụ thể cho việc phát triển ngành nghề của từng khu vực, các
KCN có quy mô thích hợp.
- Tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN chuyển hướng sang các
ngành có trình độ khoa học , công nghệ cao, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm
lượng chất xám phục vụ thị trường nội địa và đảm bảo tính cạnh tranh của hàng
hóa.
- Tỉnh cần thực hiện phân cấp đầu tư mạnh tới quận (huyện) chính quyền tổ
chức giải phóng mặt bằng, cơ chế đền bù linh hoạt.
- Tỉnh cần tạo điều kiện về thời gian thuê đất dài, tạo điều kiện cơ bản để
doanh nghiệp yên tâm dầu tư phát triển lâu dài. Thủ tục đất (cho thuê đất) nhanh
gọn, các doanh nghiệp (các nhà đầu tư) không phải làm các thủ tục về xin thuê đất
mà do các ban quản lý dự án thực hiện.
- Tỉnh cầntập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ

cao, chế tạo, cơ khí, sản xuất phụ kiện, phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp
phụ trợ, phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phân bổ hợp lý sự phát triển công nghiệp
trên các vùng của tỉnh và khai thác hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có; hỗ
trợ xây dựng và đưa vào hoạt động các KCN công nghệ cao, KCN cao chuyên
ngành công nghệ sinh học.
- Với các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ, Đảng bộ và chính quyền tỉnh
cần có nhiều chính sách hỗ trợ rõ ràng hơn đối với các nhà đầu tư. Việc xây dựng
hạ tầng kĩ thuật ngoài hàng rào hỗ trợ 30% kinh phí giải phóng mặt bằng để xây
dựng hạ tầng và cấp điện, nước tới các doanh nghiệp.
24
- Tỉnh cầnđảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định để nhà đầu tư
yên tâm đầu tư sản xuất, cần thực hiện tính đồng bộ của luật pháp, quy định thủ tục
đơn giản đảm bảo quyền sở hữu và vấn đề lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỉnh cần tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài
nguyên môi trường, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn lao động; Tỉnh cần tăng
cường hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn
trong đầu tư và sản xuất kinh doanh để các dự án được triển khai đúng tiến độ,
ổnđịnh.
- Về các chế độ, chính sách cho người lao động, tỉnh cần đề ra các giải pháp
khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân, tổ chức Ngày
hội văn hóa công nhân, trợ giá điện nhà trọ…
- Tỉnh cần thực hiện xếp hạng các KCN theo bộ tiêu chí riêng của tỉnh. Bộ tiêu
chí này thõa mãn các điều kiện như: các nhóm tiêu chí phân loại về phần cứng như
việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kết quả thu hút đầu tư và sản xuất, kinh
doanh; có nhóm tiêu chí về phần mềm như ngành nghề thu hút vào KCN, lợi thế vị
trí, dịch vụ phục vụ,… Trên cơ sở bộ tiêu chí này, xem xét việc xếp hạng từng
KCN đủ điều kiện làm cơ sở để xây dựng thương hiệu và bản sắc từng KCN.
25
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh
có ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20
o
58

đến 21
o
16’ vĩ độ Bắc và
105
o
54

đến 106
o
19

kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và
Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp
thành phố Hà Nội.
Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh
khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông,
được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông
Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng
chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước
biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế

Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ
Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là
núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ)
cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia
Bình) cao 71m.
Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0
– 1,2km/km
2
với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông
Thái Bình.
Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc
Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m
3
. Tại Bến Hồ, mực nước cao

×