Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

PHỤ NỮ VÀ TÂM LÝ HỌC TÀI CHÍNH VỀ SỰ LO LẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.87 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
-------$$$-------


Đề tài:
PHỤ NỮ VÀ TÂM LÝ
HỌC TÀI CHÍNH VỀ
SỰ LO LẮNG





THỰC HIỆN
Nhóm của Nguyễn Trần Nhật Huy
Tcdn6k33
PHỤ NỮ VÀ TÂM LÝ HỌC TÀI CHÍNH VỀ SỰ LO LẮNG

THE FINANCIAL PSYCHOLOGY OF WORRY AND WOMEN
VICTOR RICCIARDI
ASSISTANT PROFESSOR OF FINANCE
ĐẠI HỌC BANG KENTUCKY

Lời mở đầu

Mục đích trung tâm của bài nghiên cứu này là tóm tắt những kiến thức về những
cảm xúc tiêu cực ( đặc biệt là sự lo lắng) và sự thiên lệch giới tính trong lĩnh vực
thực hiện quyết định tài chính. Bài viết này kết hợp chặt chẽ sự đa dạng của những
nguồn nghiên cứu như những nghiên cứu học thuật đã xuất bản, những luận án, tài
liệu công ty, sách tham khảo và những cuộc khảo sát khắp cả nước. Như những


nhà học thuật, chúng tôi có hướng đi kiểm chứng những giả định đã được thiết lập
tốt và những lý thuyết về một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt. Chẳng hạn, một tập
hợp những nghiên cứu thử nghiệm toàn diện và những nổ lực khảo sát trong tài
liệu về hành vi e ngại rủi ro cho thấy những khám phá có giá trị cao như sau:
Giới tính: nữ giới có xu hướng dè dặt về rủi ro hơn là nam giới.
Tình trạng hôn nhân: những người độc thân có khả năng chấp nhận rủi ro hơn là
những người đã lập gia đình.
Tuổi: những người trẻ tuổi thích tìm kiếm rủi ro hơn là những người lớn tuổi.
Trình độ giáo dục: những người có trình độ học vấn cao hơn thể hiện xu hướng
chấp nhận rủi ro cao hơn.
Kiến thức về tài chính ( kinh nghiệm/ chuyên môn): những cá nhân tin rằng họ
có sự hiểu biết nhiều hơn về rủi ro và tình trạng rủi ro, nhận thấy một xu hướng
chấp nhận rủi ro tài chính lớn hơn.
Những nhà nghiên cứu tài chính hành vi đưa ra những quy tắc hành xử bằng cách
kiểm tra những vấn đề cấp bách như vai trò của những cảm giác tích cực và tiêu
cực trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Nói cách khác, chúng tôi nên khám phá
những giả thuyết mới hơn là điều tra lại những giả thuyết đã được chứng minh hay
chấp nhận rộng rãi. Ví dụ như, trong một chương quyển sách “sự chịu đựng rủi ro”
được viết bởi Grable ( 2008), tác giả cung cấp một phần là: “Những hướng dẫn
nghiên cứu về tương lai” mà hướng dẫn này trình bày một danh sách mở rộng về
những câu hỏi học thuật trong phạm vi bài này.


Vào đầu những năm 1990, những nhà nghiên cứu nhận thức nguy cơ ảnh hưởng
nghiêm trọng của sự lo lắng trong quá trình ra quyết định. Ricciardi cung cấp
những nghiên cứu về " quá trình gây ra lo lắng " ảnh hưởng đến nhận thức của nhà
đầu tư trong việc họ nhận ra rủi ro của một dịch vụ tài chính cụ thể và sản phẩm
đầu tư. Borkovec đã chứng minh vai trò quan trọng của sự lo lắng khi đề cập đến
các nghiên cứu thực hiện của Veroff, Douvan, và Kulka. Sự lo âu là một trong số
hai đặc trưng của sức khỏe tinh thần để rồi đến hai mươi năm sau năm 2007 công

bố một tập hợp 8 dấu hiệu cư xử. Keates chỉ ra rằng Viện Sức khỏe Tâm thần
Quốc gia đã ghi nhận rằng 9,5% cư dân Mỹ (tương đương 20,9 triệu người) chịu
đựng rối loạn tâm thần mỗi năm. Trong một nghiên cứu bởi Trường đại học
Harvard về vấn đề sức khỏe, Tổ chức y tế thế giới và ngân hàng thế giới chỉ ra
rằng vào khoảng năm 2030, sự buồn chán sẽ được xếp hạng thứ hai chỉ sau căn
bệnh thế kỷHIV/ AIDS ( Keates [2007]).
Trong khoa học xã hội, chủ đề về sự lo lắng đã trở thành một đề tài nghiên cứu
học thuật tồn tại trong một thời gian dài ( Breznitz [1971], Metzger,.
Metzger
,
Cohen, Sofka, và Borkovec [1990], MacLeod, Williams, và Bekerian [1991],
Davey. và Tallis [1994], Freeston, Rheaume, Letarte, Dugas, và Ladouceur
[1994], Borkovec, Twenge [2000], Hazlett- Stevens và Borkovec [2001], Hazlett-
Stevens, Zucker, và Craske [2002], Davey [2006], và McLaughlin, Borkovec và
Sibrava. [2007]). Hành động lo lắng là một kinh nghiệm phổ biến ở con người
bình thường và không thể tranh cãi được. Sự lo âu từ những kí ức và sự tưởng
tượng về những giai đoạn trong tương laị đã làm thay đổi những phán đoán từng
ngày và trong dài hạn của chúng ta. Quá trình lo lắng làm yếu đi những giả định
của mô hình quyết định cổ điển, mà trong đó, người ta có một cách tiếp cận hợp
lý, có hệ thống, và tính toán trước; đáng lo ngại thay vì tuân theo những nguyên lý
của sự hợp lý bắt buộc trong đó, những cá nhân đưa ra quyết định trong một cách
thức dễ xúc động, bản năng, và tự phát. Về khía cạnh cảm xúc ảnh hưởng đến ra
quyết định, thói quen lo lắng là mối bận tâm đang diễn ra về bối cảnh quá khứ và
hiện tại. Trong quá trình lo âu, một cá nhân hoặc phản chiếu trên một hoàn cảnh
quá khứ hoặc hình dung sống ngoài một sự kiện tương lai, và cá nhân không thể
ngăn chặn những kiểu suy nghĩ này xảy ra. Một khía cạnh tâm lý của lo lắng là
làm thế nào một cá nhân có thể phản ứng trước một điều kiện cụ thể hoặc hoàn
cảnh là nguyên nhân gây lo âu, trầm cảm, sợ, mối quan tâm hoặc bất hạnh. Tóm
lại, Davey [1994] đưa ra quan điểm như sau:
Lo lắng thường được xem như một công việc giúp giải quyết những vấn

đề tiềm tàng trong cuộc sống. Nó thậm chí có thể được xem như một hoạt
động cần thiết trong nhiều trường hợp. Ví dụ, sinh viên khi dần đến các
kỳ thi cuối khóa thì thường phải lo lắng về chúng. Điều này có lợi ích
giúp tạo động lực cho các cá nhân và giúp họ định rõ và suy nghĩ những
vấn đề có thể xảy ra trong thời gian cho phép. (P. 38).
Các phần sắp tới của bài nghiên cứu này phác thảo một bộ sưu tập phong phú của
những nỗ lực nghiên cứu ( mang tính học thuật hay không) về cảm xúc lo lắng và
cảm xúc bi quan khác (cảm giác) trong phạm vi lĩnh vực đề tài, bao gồm:
 Sự ảnh hưởng của tác động tiêu cực ( cảm xúc) đến quá trình ra
quyết định tài chính;
 Vai trò của lo lắng và hành vi sợ rủi ro trong tài chính hành vi, kinh
tế học, và kế toán học;
 Các mối quan hệ cơ bản giữa lo lắng và phụ nữ;
 Các ảnh hưởng của tác động tiêu cực ( lo lắng ) và sự thiên lệch giới
tính trong tài chính hành vi và tâm lý học tài chính.

Vai trò của tác động tiêu cực ( cảm xúc) đến việc ra quyết định Tài chính.

Quan niệm về những cảm giác tiêu cực và quản lý tiền có một truyền thống lịch sử
lâu đời và có ý nghĩa trong việc ra quyết định tài chính. Trong suốt năm 1950 , bác
sĩ William Kaufman, một chuyên gia về bệnh thần kinh ( chuyên gia trong y học
chuyên nghiên cứu về mối quan hệ lẫn nhau của tâm trí và thân thể, dùng thuật
ngữ " sự điên rồ của tài chính" khi đề cập tới mối quan hệ có hại giữa tiền và
những cảm giác ( Anonymus 1954). Kaufman [1965] đề xướng một cách tiếp cận
cảm xúc liên quan tới tiền, nhận ra một sự khác biệt giữa những khía cạnh tích
cực được mô tả như “sức khỏe của tiền” chống lại những mặt tiêu cực được
biết như “ căn bệnh gây ra do tiền".
Kaufman đưa ra quan điểm rằng việc sử dụng tiền không thích hợp trở thành mối
đe dọa cảm xúc nghiêm trọng khi một người đối mặt với mâu thuẫn giữa mơ ước
và lương tâm của anh ta với hậu quả của hành vi tiêu tiền lầm lạc. Những động lực

thúc đẩy vô ý thức khó hiểu có thể ngăn anh ta khỏi việc sử dụng tiền tự phát theo
những cách khéo. Những người như thế thường phát triển một trong những căn
bệnh tâm lý phổ biến nhất của thời đại: “ căn bệnh gây ra do tiền bạc” ( 1965,
p.43-44). Ngay cả các cá nhân ngày nay nhiều người đang miễn cưỡng thừa nhận
họ có thể bị rối loạn cảm xúc khi sử dụng tiền và điều này gây ra những cảm xúc
tiêu cực như căng thẳng, lo lắng và stress.
Hơn năm mươi năm sau sự quan sát ban đầu bởi Kaufman về “căn bệnh gây ra do
tiền”, bác sĩ Rodger Henderson vào 2006, một chuyên gia về stress và thần kinh,
nhận thức rối loạn này được biết đến như Hội chứng bệnh gây ra do tiền. Đối với
dạng hội chứng này, những cá nhân có những triệu chứng căng thẳng xuất hiện từ
sự lo âu và mối lo do những cảm giác của việc không kiểm soát được tiền của họ
hay hiểu biết giới hạn về hoàn cảnh tài chính của họ. Vào 2006, cuộc khảo sát của
Henderson được tài trợ bởi công ty đầu tư và bảo hiểm AXA, cho một mẫu gồm
1.022 người ở Vương quốc Anh trên 16 tuổi, cho thấy 43% người trả lời có những
triệu chứng có liên hệ với Hội chứng bệnh gây ra do Tiền. Những kết quả này, suy
rộng ra có 10,75 triệu dân cư Vương quốc Anh có những sự lo lắng về tiền và biểu
hiện những dấu hiệu cảnh báo được liên kết với những triệu chứng trên ( AXA
[2006]). Chẳng hạn, những triệu chứng vật lý của sự rối loạn bao gồm bệnh nhức
đầu, buồn nôn, khó tiêu, những hồi hộp, một thiếu sự ngon miệng, và thói quen
ngủ ít. Bênh cạnh đó, những chỉ tiêu tâm lý học bao gồm những sự thay đổi tâm
trạng, cáu kỉnh, lo lắng chung chung, những cảm giác tiêu cực, sự tập trung giảm,
trí nhớ kém, và phán đoán kém. Điều kiện này là một ví dụ đáng ghi nhớ cho thấy
vai trò quan trọng của cảm xúc tiêu cực và việc ra các quyết định tài chính.

Tài liệu tài chính hành vi khám phá ra vai trò của tác động tiêu cực ( cảm xúc)
nằm trong quá trình ra quyết định ở nhiều phương diện khác nhau như tâm lý của
cá nhân, sự thành thạo của người ra quyết định, vấn đề nghỉ hưu, những ảnh
hưởng được hình thành trong giáo dục, những căng thẳng về tài chính. Cuộc
nghiên cứu nhấn mạnh sự quan trọng của những cảm giác tiêu cực và " tâm lý của
cá nhân". Ví dụ, Hira và Mugenda [1999] điều tra sự lo âu và sự ra quyết định tài

chính dựa hoàn cảnh này.
Mức độ lo lắng tài chính đã được đo bằng phản ứng với ba câu hỏi sau
đây: (1) Bạn có thường lo lắng về tài chính của bạn không? (2) Các vấn đề
tài chính của bạn có gây trở ngại cho hoạt động hàng ngày của bạn không?
và (3) Các vấn đề tài chính của bạn có can thiệp vào mối quan hệ cá nhân
của bạn không? (P. 77).
Gr Và Joo khảo sát những những lo âu tài chính của 406 cá nhân bằng việc giới
thiệu họ với những một tập hợp " những yếu tố gây lo lắng " như sự suy giảm thu
nhập tiềm năng, sự liên quan qua việc khai báo sự phá sản cá nhân, và ảnh hưởng
của việc trải qua một sự mất mát đầu tư. Sự nghiên cứu 8 câu hỏi lo âu về đạo đức
và 12 điều về sự lo âu hàng ngày ( E.G., . sức khỏe, những tài chính), Ohman,
Grunewald, và Waldenstrom [2003] đã ước lượng khoảng 200 phụ nữ có thai lo
lắng về 16 điều và tìm thấy sự lo âu chính là sức khỏe của đứa trẻ, sự sinh nở và
các vấn đề tài chính ( E.G., tiền và những vấn đề về việc làm). Xét về khía cạnh
tình cảm của các quyết định, Leahy [1992] sử dụng một cách tiếp cận nghiên cứu
trường hợp trong một vấn đề "Nhận thức trị liệu trên Wall Street " và mô tả vai trò
của cảm xúc tiêu cực và các xu hướng bản thân của khách hàng của ông ấy. Trong
cuốn sách của Schott và Arbeiter [1998], các tác giả thừa nhận giá trị của tâm lý lo
lắng đối với tài chính của một cá nhân và tình cảm ảnh hưởng đến quyết định quá
trình của họ trong chương mang tên " Nhà đầu tư-Tôi không thể ngưng sự lo lắng.
"
Tập hợp tiếp theo này là những nghiên cứu điều tra vai trò của ảnh hưởng tiêu cực
( Ex., lo lắng,. mối lo) và những quyết định tài chính thông qua việc xem xét cảm
xúc này gây ảnh hưởng sự quyết định như thế nào. Năm 1993, William Criddle,
một nhà tâm lý học cho rằng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư, cá nhân có kinh
nghiệm chịu sự căng thẳng ở mức độ cao hơn. Criddle cũng nhận xét về vai trò
của một chuyên gia tài chính, đầu tư chuyên nghiệp như là một sự việc "vô cùng
nguy hiểm hơn so với thế giới của các nhà đầu tư nghiệp dư! Sự nghiên cứu bởi
Noordink và Ashkanasy [2004] chỉ ra rằng những cảm xúc là những dấu hiện quan
trong bên ngoài trong kinh nghiệm thương mại (của) 293 thương gia tài chính đến

từ Australia, đặc biệt là vai trò của sự lo lắng và sự nhận thức. Trong một nghiên
cứu về đề tài chính cá nhân của Garman và Sorhaindo [2005], xem xét các khái
niệm quan trọng nhất của việc "xây dựng tốt tài chính cá nhân" trong đó một
chuyên gia xem xét lại việc xác định hai vấn đề hàng đầu là "lo lắng về việc có thể
để đáp ứng các chi phí sinh hoạt bình thường hàng tháng" và "Cuộc sống ngày
hôm nay trên một cơ sở chỉ có tiền lương." Trong một khuôn khổ ngân sách vốn,
Kida, Moreno, và Smith [2.001] đã chứng minh rằng các nhà quản lý (tức là, 114
đối tượng kinh doanh với kinh nghiệm làm việc phong phú) kết hợp cả hai cảm
xúc và thống kê tài chính khi đánh giá một lựa chọn đầu tư. Những cá nhân đã
tránh những sự lựa chọn tài chính mà có kết nối với sự phản ứng có tính tiêu cực
của bản thân. Trong một việc tiếp theo, Moreno, Kida, và Smith [2002] thông báo
những kết quả tìm kiếm đáng ghi nhớ này:
Nói chung những giám đốc thường tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi
dễ bị xúc động. Tuy nhiên, khi bị ảnh hưởng, họ có xu hướng loại bỏ những giải
pháp đầu tư mà gây ra ảnh hưởng tiêu cực và chấp nhận những giải pháp có ảnh
hưởng tích cực. Những kết quả cũng chỉ ra rằng những phản ứng dễ xúc động có
thể gây ảnh hưởng đến những giám đốc dẫn đến việc đưa ra những giải pháp với
hiệu quả kinh tế thấp. (P. 1331)
Sawers [2005] cũng tiến hành nghiên cứu vốn ngân sách để xem xét vai trò của
ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến dự án đầu tư của 120 giám đốc điều hành. Một
khía cạnh quan trọng của nghiên cứu cho thấy rằng các nhà quản lý khi trình bày
các quyết định phức tạp thì họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, và không thoải mái và biểu
lộ gia tăng nhu cầu làm chậm trễ các dự án hơn so với các thành viên trong nhóm
kiểm soát.
Quá trình tiếp theo của nghiên cứu đã kiểm tra ảnh hưởng của lo lắng lo lắng và
vấn đề tài chính khi về hưu. Loewenstein, Prelec, và Weber [1999] trong sách của
họ mang tên "Những gì tôi lo lắng? Một nhận thức sâu xa vài nét về việc nhận
thức tính kinh tế của việc về hưu " đánh giá các lo lắng về tiền bạc liên quan đến
vấn đề nghỉ hưu. Các tác giả của nỗ lực này lưu ý:
Trước khi thôi việc, một cá nhân đã thích nghi tới thu nhập hiện tại, và bởi vậy tác

động của nó bị coi nhẹ. Hơn nữa, một cá nhân chưa chắc chắn liệu việc tiết kiệm
sẽ đủ cho sự thôi việc. Tất cả các việc trên làm tăng mối lo về tiến và đồng thời,
chấm dứt mối lo đó từ những hoàn cảnh tài chính khách quan. (Loewenstein,
Prelec, và Vê [ 1999, P. 242])
Một sự cố gắng nghiên cứu bởi Cutler [2001] rằng những cá nhân đó với những
thu nhập trong khoảng $35,000-$ 100,000 và những độ tuổi 35-43, 44-53, và 55-
64 lo lắng hơn về việc hoang phí tất cả tài sản khi về hưu cho việc chăm soc sức
khỏe trong thời gian dài hơn là họ lo lắng về việc cất giữ lâu hơn các khoản tiết
kiệm và những quỹ hưu bổng. Trong một nghiên cứu gần đây của Owen và Wu
[2007] báo cáo rằng các hộ gia đình thừa nhận việc không thoải mái ngày càng
nhiều về áp lực tài chính về việc thiếu thốn về tài chính khi họ về hưu, thậm chí
sau khi tính toán ảnh hưởng của áp lực tài chính trên tất cả tổng tài sản.. Các tác
giả nhận định "chúng tôi tìm thấy bằng chứng hỗ trợ rằng ít nhất một phần của
việc gia tăng lo lắng về việc về hưu là do bi quan hơn là những thay đổi trong
hoàn cảnh riêng của một cá nhân" (Owen và Wu [2007, p.515]).
Trong một nỗ lực nghiên cứu của
Cutler [2001] về mối quan hệ giữa cá nhân và
thu nhập có thu nhập từ $35,000-$ 100,000 và các đọ tuổi khác nhau 35-43,
44-53 và 55-64 đã cảm thấy lo lắng khi họ tiêu dùng tiền lương của mình
nhiều cho chăm sóc sức khỏe hơn là sống qua ngày bằng tiền tiết kiệm và quỹ
hưu trí. Trong một nghiên cứu gần đây của Owen và Wu ( 2007) đã cho thấy
rằng các hộ gia đình đã thừa nhận áp lực tài chính đã gây ra nhiều sự lo lắng
hơn khi họ có đầy đủ về tài chính khi họ về hưu ngay cả khi tính toán ảnh
hưởng của áp lực tài chính trên tổng tài sản. Các tác giả nhận xét về những
phát hiện của họ “ chúng tôi đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy có ít
nhất 1 bộ phận lo lắng hơn về sự về hưu là sự bi quan chung hơn là sự thay
đổi hoàn cảnh của mỗi có nhân”.
Đây là một loạt các nghiên cứu về sự lo lắng và sự đánh giá tài chính đã được
tiến hành một cách khoa học. ví dụ, Hagquist [1998] đánh gía mối quan hệ
giữa căng thẳng về kinh tế và cảm nhận đối với sức khỏe với mẫu là 2400

thanh thiếu niên thụy Điển. Nghiên cứu cho thấy sự phổ biến “ nhận thức về
sự yếu kém của y tế” nhiều hơn so với thanh thiếu niên, những người có thói
quen hay thường xuyên phải lo lắng về tài chính gia đình mình sẽ chịu lo lắng
nhiều hơn những thanh thiếu niên những người ít khi hoặc không bao giờ lo
lắng về chuyện này. Đối với các nghiên cứu của Sawyer và Wilson [1992]
nghiên cứu các vấn đề có đóng góp vào khó khăn tài chính của 1,445 sinh
viên tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học trên 34 tiểu bang. Nghiên cứu cho thấy
“ những điều đóng góp nhiều nhất và sự lo lắng vè tài chính đó là …chi phí
bảo hiểm y tế, tiếp theo đó là sự lo lắng( sinh viên) về các khoản nợ” (Sawyer
and Wilson [1992, p. 876]). Trong một nghiên cứu gần đây Mahrt-Smith
[2007] đã cung cấp một cái nhìn độc đáo của tâm lý giáo dục và văn học trong
lĩnh vực học thuật tài chính. Mahrt-Smith viết “ lo âu có tương quan mật thiết
với kết quả học tập… chính điều đó đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức
của các cá nhân” (Mahrt-Smith [2007, p. 18]). Các tác giả đã chỉ ra rằng nếu
các giáo sư về tài chính chỉ ra cho sinh viên sự kết hợp của các yếu tố khác
nhau sự buồn phiền, sự thích thú và sự ưu tiên cho kiến thức ; thực hiện 1
khóa học dự bị có thể làm cho kinh nghiệm học tập tăng lên và tăng mức độ
hài lòng cho các khóa tài chính thực tế. Scott, Eng và Heimberg [2002] đã
kiểm tra mức độ lo lắng của những sinh viên chưa tốt nghiệp đại học của các
dân tộc khác nhau. Các tác gỉa tìm thấy “ các nhóm khác nhau về tổng số
điểm trong bảng câu hỏi điều tra mức độ lo lắng (WDQ) và trong tất cả các
miền trừ miền tài chính” Scott, Eng, and Heimberg [2002, p. 15]). Nói tóm
lại, các sinh viên đã đồng nhất họ như người da trắng, người Mỹ gốc Phi và
người Mỹ gốc Á mọi người đều có kinh nghiệm như nhau về các vấn đề tài
chính, tuy nhiên những nhóm có văn hóa khác nhau trong đánh giá của họ về
những lo lắng khác. Ross, Cleland, và Macleod [2006] đã điều tra sự kết hợp
giữa các khoản nợ của sinh viên, tâm lý, và hiệu quả học tập. một tập hợp con
của 125 sinh viên y khoa chưa tốt nghiệp tiết lộ họ “ lo lắng về tiền bạc” có
ảnh hưởng trực tiếp đến các bài nghiên cứu của họ trong đó những sinh viên
có tỷ lệ nợ cao thường có thứ hạng thấp trong lớp của họ. bản chất, những

sinh viên y khoa “ sự lo lắng về tiền bạc khi có tỷ lệ nợ cao và hoạt động kém
hiệu quả hơn so với các đồng nghiệp cả họ trong các kỳ thi” (Ross, Cleland,
and Macleod [2006], p. 584).
Trong những năm gần đây, một lĩnh vực đang nổi lên trong tài chính hành vi
đã nảh hưởng tiêu cực tới cảm xúc và nhận thức về tài chính ( cũng được gọi
là hiểu biết về kinh tế) trong một laotj các công trình của (Glimcher [2004],
Shiv, Loewenstein, and Bechara [2005], Shiv, Loewenstein, Bechara,
Damasio, và Damasio [2005], Peterson [2007a], Peterson [2007b], and Zweig
[2007]). Ví dụ như, Shiv, Loewenstein, Bechara, Damasio, và Damasio
[2005] đã đánh giá sự nhận thức tài chính của những người không có cảm xúc
giống như bị tổn thương não. Nghiên cứu cho thấy các cá nhân với với ảnh
hưởng cụ thể của tổn thương não gây ra những lợi nhuận đầu tư nhiều hơn
bình thường và kiểm soát các nhóm. Trong một nỗ lực, các tác giả thấy rằng
khi não bị tổn thương thì những nhóm người này sẽ không trả qua những cảm
xúc lo lắng, buồn rầu hoặc sợ hãi kết quả này đang có chiều hướng nghiêng
về khuynh hướng chấp nhận rủi ra cao với những kết quả xứng đáng và ít khi
phô bày cảm xúc để phản ứng lại trước lợi nhuận hay lỗ.
Phần này cung cấp một bộ sưu tập thú vị và những phát hiện độc đáo về vai
trò của cảm xúc tiêu cực trong lĩnh vực đánh giá tài chính và đầu tư. Trong
lĩnh vực tài chính, lo lắng có ý nghĩa thực sự trong nhiều khía cạnh trong đầu
tư. Ví dụ, “ các phương tiện truyền thông liên tục hỗ trợ cho hành vi đáng lo
ngại trong tâm lý của bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia thi trường chúng
khoán họ kể lại những thông tin cho rằng thị trường giảm trong bất kỳ ngày
nào hoặc việc phát tán những thông tin xấu từ các nguồn khác nhau như
những bài viết mới trên mạng, báo chí và các báo cáo kinh doanh trên truyền
hình” (Ricciardi [2008a]). Lo lắng về tài chính và cảm xúc tiêu cực ảnh
hưởng đến tất cả các cá nhân như trẻ em, những người về hưu, nhà lập kế

×