Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu khoa học phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 124 trang )

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƢỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013











Tên công trình:

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1











HÀ NỘI, 2013



2


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƢỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2013









Tên công trình:

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 1





Họ và tên sinh viên (nhóm sinh viên): PHAN THỊ THOA Nữ
VŨ THỊ PHƢƠNG THẢO Nữ
NGUYỄN THỊ THÀNH Nữ

Lớp: Bảo hiểm xã hội Khoa: Bảo hiểm Năm thứ: 3 / 4
Ngành học: Bảo hiểm xã hội
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chính


HÀ NỘI, 2013

3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI NÓI ĐẦU 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ 9
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA BHYT 9
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHYT 9
1.1.2. Vai trò của BHYT 11
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHYT 13
1.2.1. Đối tƣợng BHYT 13
1.2.2. Phạm vi BHYT 14
1.2.3. Phƣơng thức BHYT 15
1.2.4. Phí BHYT 16
1.2.5. Quỹ BHYT 17

1.2.6. Mô hình tổ chức BHYT 17
1.3. BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở MÔT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 21
1.3.1. BHYT cho ngƣời nghèo ở Mỹ 22
1.3.2. BHYT cho ngƣời nghèo ở Indonesia 24
1.3.3. BHYT cho ngƣời nghèo ở Ấn Độ 27
1.3.4. BHYT cho ngƣời nghèo ở Thái Lan 28
1.3.5. BHYT cho ngƣời nghèo ở Hàn Quốc 30
1.3.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở
VIỆT NAM 32
2.1. ĐÓI NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở
VIỆT NAM 32
2.1.1. Quan niệm về đói nghèo 33
2.1.2.2. Nguyên nhân đói nghèo 38
2.1.2.3. Sự cần thiết phải BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam 39
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM
GIA BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM 41
2.2.1. Nhân tố chủ quan 41
2.2.2. Nhân tố khách quan 45
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 49
2.3.1.Các quy định pháp lý về BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam 49
2.3.2. Tổ chức thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam 57
4

2.3.3. Kết quả thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam 62
2.3.3.1. Tình hình cấp phát thẻ BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam 62
2.3.3.2. Tình hình sử dụng thẻ BHYT trong KCB của ngƣời nghèo ở Việt
Nam 68

2.3.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo 78
2.3.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc 78
2.3.4.2. Hạn chế 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 84
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC 84
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc 84
3.1.2. Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc 88
3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI
NGHÈO Ở VIỆT NAM 90
3.2.1. Thuận lợi 90
3.2.2. Khó khăn 91
3.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN 98
3.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO
TẠI VIỆT NAM 103
3.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ 103
3.4.2. Đối với các Bộ, ngành có liên quan 105
3.4.3. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng 110
3.4.4. Đối với cơ quan BHXH 112
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117








5

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khoẻ là vốn quý giá của mỗi con ngƣời, có sức khoẻ con ngƣời mới có thể
hoạt động bình thƣờng, mới có thể lao động nuôi sống bản thân và góp phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Con ngƣời ai cũng mong có
một cuộc sống khỏe mạnh, đầy đủ, ấm no và hạnh phúc. Nhƣng trong cuộc đời, từ
khi sinh ra đến khi mất đi, mỗi ngƣời đều phải chịu tác động của nhiều yếu tố khác
nhau từ các yếu tố tự nhiên nhƣ khí hậu, thiên tai đến môi trƣờng lao động nặng
nhọc, độc hại và nhiều rủi ro khác làm ảnh hƣởng đến sức khỏe, gây ốm đau, bệnh
tật. Trong hoàn cảnh đó, cuộc sống của họ ít nhiều bị gián đoạn vì các chi phí y tế
phát sinh thƣờng mang tính đột xuất, không đƣợc xác định trƣớc. Để khắc phục khó
khăn, ngƣời ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ tự tích lũy, bán tài
sản, kêu gọi sự hỗ trợ của ngƣời thân, đi vay… Tuy nhiên, đây là chỉ là những biện
pháp mang tính chất tạm thời nhằm khắc phục khó khăn trong một thời gian ngắn.
Vì thế, cuối thế kỷ XIX, BHYT đã ra đời nhƣ một tất yếu khách quan nhằm giúp
ngƣời lao động và gia đình họ có thể nhanh chóng khắc phục và ổn định đƣợc cuộc
sống, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Chính sách BHYT ở nƣớc ta đƣợc thực hiện từ năm 1992 theo Nghị định số
299/HĐBT ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ). Nhờ đó,
tình hình chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân đƣợc nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên trong
giai đoạn đó, ngƣời nghèo vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với dịch
vụ y tế.
Trong những năm gần đây, chủ trƣơng thực hiện BHYT toàn dân đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc ta đặc biệt chú trọng. Đó là một bƣớc đi đúng đắn của Đảng và Nhà
nƣớc trong quá trình phát triển hệ thống chăm sóc y tế cho ngƣời dân. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngƣời dân nhanh chóng đƣợc tham gia BHYT, giúp
họ CSSK, ổn định cuộc sống khi không may gặp phải rủi ro ốm đau, bệnh tật. Thực
6


tế ở Việt Nam, thực hiện BHYT toàn dân còn gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ, điều
kiện nền kinh tế còn thấp, ngƣời dân chƣa có sự dự phòng rủi ro, trong khi đó
NSNN thì có hạn không thể thực hiện BHYT toàn dân trong một thời gian ngắn.
Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần xây dựng và tổ chức thực hiện lộ trình BHYT toàn
dân một cách hợp lý và khoa học, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất
nƣớc .
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều giải pháp
nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo trong việc KCB. Nhiều hình thức KCB miễn phí cho
ngƣời nghèo đƣợc thực hiện ở nhiều địa phƣơng và tỏ ra có hiệu quả rõ rệt, đặc biệt
là hình thức cấp thẻ BHYT miễn phí cho ngƣời nghèo. Đối với ngƣời nghèo, việc
đƣợc quan tâm, CSSK và tham gia BHYT càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, hiện
nay còn rất nhiều ngƣời nghèo chƣa đƣợc tiếp cận với thẻ BHYT hoặc đã có thẻ
BHYT nhƣng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, từ đó,
ảnh hƣởng tới công tác chăm sóc sức khoẻ cho họ.
Một trong những giai đoạn quan trọng trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân là
làm thế nào để 100% số hộ nghèo đƣợc bao phủ bởi chính sách BHYT. Vì thế, việc
nghiên cứu đề tài “ Phát triển Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Việt Nam” là yêu
cầu cấp bách hiện nay để nhanh chóng hoàn thiện chính sách BHYT.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu với mục đích hiểu rõ hơn và đánh giá chính xác thực
trạng BHYT cho ngƣời nghèo hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu
kinh nghiệm của các nƣớc trong việc triển khai thực hiện BHYT cho ngƣời nghèo
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chính sách, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo
tiếp cận đầy đủ với BHYT và có cơ hội nhiều hơn trong việc KCB, góp phần hoàn
thiện chính sách BHYT ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
7

Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu các đối tƣợng tham gia chủ

yếu vào hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam, bao gồm: Cơ quan BHXH
Việt Nam, cơ quan BHXH các cấp ở các tỉnh, thành phố, các cơ sở KCB BHYT,
những gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nƣớc.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là BHYT cho đối tƣợng ngƣời nghèo trên đất
nƣớc Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc áp dụng trong đề tài bao gồm:
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và hệ thống hóa lý luận
- Các phƣơng pháp thống kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu, phỏng vấn, dự báo
và kế thừa các nghiên cứu trƣớc về những vấn đề có liên quan.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng I. Cơ sở lý luận của BHYT
Chƣơng II. Hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo ở Việt Nam
Chƣơng III. Giải pháp phát triển BHYT cho ngƣời nghèo
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Chính đã giúp đỡ chúng em
trong quá trình thực hiện đề tài này.







8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT























Tên viết tắt
Tên đầy đủ
ASXH
An sinh xã hội
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
CSSK
Chăm sóc sức khỏe

KCB
Khám chữa bệnh
KT – XH
Kinh tế - xã hội
NSNN
Ngân sách Nhà nƣớc
TYT
Trạm y tế
9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ
1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÕ CỦA BHYT
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHYT
Từ thời xa xƣa, ông cha ta đã có câu "Sức khỏe là vàng". Thật vậy, sức khỏe là
vốn quý nhất của con ngƣời, có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có
gì. Một thể chất tốt, một tinh thần thƣ thái, sảng khoái sẽ là tiền đề quan trọng giúp
con ngƣời có thể làm việc hiệu quả hơn, năng suất cao hơn và nhanh chóng đạt
đƣợc mục tiêu mà mình đã đề ra.
Tuy nhiên, cuộc đời con ngƣời đƣợc ví nhƣ một cuộc hành trình dài ngắn khác
nhau và không thể tránh khỏi kiếp sống luân hồi: sinh – lão – bệnh – tử. Vì thế,
không phải lúc nào sức khỏe của con ngƣời cũng đƣợc đảm bảo. Đặc biệt, trong
cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ cuộc sống lao động, con ngƣời luôn chịu nhiều ảnh
hƣởng và tác động khác nhau của môi trƣờng xung quanh. Điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, thời tiết nóng, lạnh bất thƣờng là một trong những nhân tố khách quan
không thể tránh khỏi, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bệnh tật cho con ngƣời. Thêm vào đó,
làm việc trong những môi trƣờng lao động nặng nhọc, độc hại khác nhau, ngƣời lao
động cũng rất dễ bị mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hƣởng không nhỏ
tới đời sống sản xuất, năng suất lao động và sau cùng là cuộc sống của ngƣời lao
động. Trong hoàn cảnh đó, cuộc sống của họ ít nhiều bị gián đoạn, thậm chí rơi vào
tình cảnh bế tắc do phải tốn một khoản chi phí " đột xuất", dù lớn hay nhỏ để chữa

trị bệnh tật, đặc biệt là những ngƣời nghèo. Vì vậy, BHYT ra đời và đƣợc nhiều
quốc gia trên thế giới xác định đó là một loại hình bảo hiểm có bản chất nhân đạo,
nhân văn cao cả, cần thiết phải triển khai để giúp mọi ngƣời lao động và gia đình
họ khi gặp rủi ro về sức khỏe để trang trải phần nào chi phí KCB, giúp ổn định đời
sống, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
10

Đồng thời, trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành y tế
cũng có những chuyển biến lớn với những phƣơng tiện, công nghệ KCB ngày càng
tiện nghi, hiện đại hơn. Hệ thống dịch vụ đƣợc nâng cấp, đội ngũ cán bộ y tế đƣợc
đào tạo với trình độ chuyên môn và chất lƣợng cao. Đặc biệt, cùng với việc đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học là sự ra đời của nhiều loại thuốc đặc trị, quý
hiếm. Điều này một mặt mở ra cho con ngƣời những hy vọng mới, nhiều bệnh hiểm
nghèo đã tìm đƣợc thuốc để phòng và chữa bệnh, mặt khác lại khiến cho chi phí
KCB tăng lên rất nhiều, gây khó khăn cho đại bộ phận dân cƣ trong xã hội do
không có đủ khả năng tài chính để chi trả khi ốm đau, bệnh tật đặc biệt là những
ngƣời nghèo, còn những ngƣời khá giả hơn thì họ cũng có thể gặp “bẫy” nghèo bất
cứ lúc nào. Khi đó BHYT đƣợc coi nhƣ là một giải pháp hữu hiệu để mọi ngƣời
vƣợt qua bệnh tật bằng cách thu của họ một số tiền nhất định gọi là phí BHYT để
hình thành quỹ, từ quỹ này dùng để hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí y tế cho họ
khi họ bị ốm đau, tai nạn
Mặt khác, cùng với sự tăng trƣởng không ngừng của nền kinh tế, đời sống
nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, các nhu cầu của con ngƣời cũng vì thế mà đa
dạng và phức tạp hơn, trong đó bao gồm cả nhu cầu chăm sóc và khám sức khỏe.
Trong khi đó, hệ thống KCB, cơ sở vật chất, giƣờng bệnh, việc đào tạo cán bộ y
học có trình độ… nếu chỉ đƣợc tài trợ bởi NSNN sẽ rất hạn chế và khó có thể đáp
ứng đƣợc đầy đủ và kịp thời các nhu cầu nói trên. BHYT ra đời với sự đóng góp
của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội để tạo thành quỹ tiền tệ tập trung sẽ giải quyết
đƣợc tốt vấn đề này, giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho NSNN để có thể tập
trung giải quyết tốt các vấn đề KT-CT-XH khác, đồng thời giúp các thành viên

trong xã hội có thể phục vụ, đáp ứng đƣợc chính nhu cầu CSSK của bản thân, khắc
phục khó khăn, vƣơn lên trong cuộc sống và sản xuất.
BHYT là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện và các đối tƣợng có trách
11

nhiệm tham gia theo quy định của pháp luật. BHYT ra đời là một tất yếu, khách
quan của cuộc sống. Đó là một công cụ hữu hiệu, đáp ứng tốt một trong những nhu
cầu thiết yếu của đại đa số ngƣời dân trong xã hội – nhu cầu CSSK, góp phần đảm
bảo an toàn xã hội.
1.1.2. Vai trò của BHYT
BHYT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, là
một chính sách xã hội do nhà nƣớc tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp
của các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng để hình thành một quỹ tiền tệ tập trung,
đảm bảo chi trả các chi phí y tế phát sinh khi ngƣời tham gia bảo hiểm không may
gặp rủi ro về sức khỏe. Mặc dù ở mỗi nƣớc khác nhau, BHYT đƣợc triển khai và
thực hiện theo các mô hình tổ chức khác nhau tùy theo các đặc điểm KT-XH và thể
chế chính trị của đất nƣớc mình nhƣng đều thể hiện những vai trò hết sức to lớn mà
không một quốc gia nào có thể phủ nhận đƣợc. Đó là:
Thứ nhất, BHYT góp phần giúp ngƣời tham gia bảo hiểm có thể khắc phục
nhanh chóng, kịp thời những thiếu hụt về mặt tài chính khi không may gặp rủi ro
ốm đau, bệnh tật cần đƣợc chữa trị.
Vai trò này đặc biệt quan trọng đối với những cá nhân, hộ gia đình nghèo
trong xã hội. Chi phí KCB là mối lo lớn nhất đối với mỗi con ngƣời khi không may
họ mắc phải ốm đau, bệnh tật. Khi bị ốm đau, họ không thể tham gia lao động sản
xuất hoặc lao động với hiệu quả thấp dẫn đến bị mất hoặc giảm thu nhập. Trong khi
đó chi phí y tế lại ngày càng tăng cao làm ảnh hƣởng lớn đến ngân sách của mỗi gia
đình. Tham gia BHYT sẽ giúp ngƣời bệnh giải quyết đƣợc một phần khó khăn về
kinh tế vì chi phí KCB đã đƣợc cơ quan BHYT thay mặt thanh toán một phần với
các cơ sở KCB, giúp họ yên tâm chữa bệnh, cuộc sống của họ và gia đình đƣợc

đảm bảo ổn định, giảm bớt nỗi lo khi rủi ro xảy đến, giúp ngƣời lao động yên tâm
tham gia sản xuất tạo ra của cải, vật chất cho chính bản thân và cho xã hội, góp
phần thúc đẩy xã hội phát triển.
12

Thứ hai, BHYT là một công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc thực hiện công bằng xã
hội, điều tiết thu nhập rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, từ đó góp phần đảm bảo
ASXH.
Nhờ có BHYT, mọi ngƣời dân đều có thể có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ
KCB nhƣ nhau. Hơn nữa, với cơ chế hoạt động dựa trên nguyên tắc "số đông bù số
ít", phạm vi đối tƣợng tham gia ngày càng mở rộng, do đó, BHYT đã góp phần san
sẻ rủi ro giữa các thành viên trong xã hội. Thực chất nguyên tắc chia sẻ rủi ro chính
là quy trình phân phối lại thu nhập giữa ngƣời khỏe mạnh và ngƣời ốm đau, ngƣời
trẻ với ngƣời già, và đặc biệt là ngƣời giàu với ngƣời nghèo bởi sự đóng góp của
mỗi cá nhân chỉ là một phần rất nhỏ so với chi phí KCB đƣợc bảo hiểm khi họ gặp
rủi ro về sức khỏe, đặc biệt trong trƣờng hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy, sự
đóng góp của cộng đồng xã hội để hình thành nên quỹ BHYT là tối cần thiết và
đƣợc thực hiện theo phƣơng châm "mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình". Với
vai trò đó, BHYT đã góp phần thực hiện công bằng xã hội theo cả chiều dọc và
chiều ngang.
Thứ ba, BHYT góp phần gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội với
nhau, và vì thế, nó mang tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
Ngay từ thời xa xƣa, con ngƣời đã biết yêu thƣơng, đùm bọc, che chở lẫn
nhau, luôn đề cao tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng
thân" trong cuộc sống. BHYT ra đời với mục đích san sẻ rủi ro giữa các thành viên
trong xã hội đã góp phần phát huy những truyền thống cao đẹp ấy, tăng cƣờng sự
đoàn kết, gắn bó, tạo nên một xã hội vững mạnh và phát triển.
Thứ tư, BHYT góp phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa lĩnh vực y tế.
Ngoài việc giúp nhà nƣớc thực hiện chính sách ASXH, BHYT còn góp phần
quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa lĩnh vực y tế. Chính sách này

tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế đồng thời phát triển đa
dạng các thành phần tham gia KCB. Đối tƣợng tham gia BHYT đƣợc lựa chọn cơ
13

sở KCB, không phân biệt trong hay ngoài công lập và đƣợc quỹ BHYT thanh toán
với mức phí tƣơng đƣơng.
Thứ năm, BHYT là "giá đỡ" cho NSNN.
Sự tồn tại của BHXH nói chung và BHYT nói riêng đã góp phần giảm bớt
gánh nặng cho NSNN với việc giảm tỷ trọng chi cho ASXH trong các khoản chi
thƣờng xuyên của Nhà nƣớc. Quỹ BHYT sẽ thay NSNN làm nhiệm vụ là nguồn tài
chính hỗ trợ chủ yếu cho hệ thống y tế của quốc gia và giúp các thành viên trong xã
hội, đặc biệt là ngƣời nghèo trang trải các chi phí KCB cần thiết, phát sinh khi họ
gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật. Nhờ đó, Nhà nƣớc có điều kiện tập trung nguồn tài
chính để thực hiện tốt hơn các chính sách KT - XH khác.
Thứ sáu, BHYT làm tăng chất lƣợng KCB và quản lý y tế thông qua hoạt động
đầu tƣ quỹ BHYT.
Nhờ có nguồn tài chính dồi dào, chất lƣợng y tế nƣớc nhà và sức khỏe của
ngƣời dân sẽ có điều kiện đƣợc cải thiện hơn: hiện đại hóa các trang thiết bị y tế, có
điều kiện nghiên cứu và sản xuất ra các loại thuốc đặc trị phòng và chữa các bệnh
hiểm nghèo, nâng cấp các cơ sở y tế một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp
ngƣời dân đi KCB đƣợc thuận lợi. Đồng thời, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ
y tế sẽ đƣợc nâng cao, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm hơn và đặc biệt sẽ có trách
nhiệm hơn với công việc, từ đó giúp cho công tác quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn
trong KCB.
Nhƣ vậy, có thể nói BHYT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội
hiện nay, không những đối với bản thân ngƣời tham gia mà đối với toàn xã hội, góp
phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa công tác y tế của Đảng và Nhà nƣớc.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHYT
1.2.1. Đối tƣợng BHYT
14


BHYT hƣớng tới những đối tƣợng không may gặp rủi ro về sức khỏe, rất cần
sự trợ giúp của các thành viên khác trong xã hội để nhanh chóng khắc phục khó
khăn do thu nhập bị gián đoạn, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập vào thị trƣờng
lao động. Vì vậy, có thể nói rằng, đối tƣợng của BHYT chính là sức khỏe của con
ngƣời. Bất kỳ cá nhân nào trong xã hội có sức khỏe và có nhu cầu bảo vệ sức khỏe
của mình đều có thể tham gia BHYT.
BHYT góp phần đáp ứng một trong những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất
của con ngƣời – nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Vì thế, nó là một dịch vụ
bảo hiểm rất phổ biến trên thế giới và đƣợc đông đảo nhân dân tham gia. Nhƣ vậy,
đối tƣợng tham gia BHYT là mọi ngƣời dân có nhu cầu bảo hiểm cho sức khỏe của
cá nhân mình hoặc cũng có thể là một ngƣời đại diện cho một tập thể, một đơn vị,
một cơ quan… đứng ra ký kết hợp đồng BHYT cho tập thể, đơn vị, cơ quan… đó.
Trong trƣờng hợp này, mỗi cá nhân tham gia BHYT tập thể sẽ đƣợc cấp một văn
bản chứng nhận quyền lợi BHYT của riêng mình. Văn bản này có thể có tên gọi
khác nhau nhƣ giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc thẻ bảo hiểm… ở các nƣớc khác
nhau.
Trong thời kỳ đầu mới triển khai BHYT, thông thƣờng ở các nƣớc đều có hai
nhóm đối tƣợng tham gia BHYT với hai phƣơng thức tƣơng ứng là bắt buộc và tự
nguyện. Hình thức bắt buộc tham gia BHYT áp dụng đối với công nhân viên chức
nhà nƣớc và một số đối tƣợng nhƣ ngƣời về hƣu có hƣởng lƣơng hƣu…, còn hình
thức tự nguyện tham gia BHYT áp dụng cho mọi thành viên khác trong xã hội có
nhu cầu và thƣờng giới hạn trong từng độ tuổi nhất định tùy từng quốc gia.
1.2.2. Phạm vi BHYT
Mọi đối tƣợng tham gia BHYT khi không may gặp rủi ro về ốm đau, bệnh tật đi
KCB đều đƣợc cơ quan BHYT xem xét chi trả BHYT. BHYT là hoạt động thu phí
bảo hiểm và đảm bảo thanh toán chi phí y tế cho ngƣời tham gia bảo hiểm. Những
15

ngƣời đã tham gia BHYT khi gặp rủi ro về sức khoẻ đều đƣợc thanh toán chi phí

KCB với nhiều mức độ khác nhau tại các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp nhất định, cơ quan BHYT không phải chịu
trách nhiệm bảo hiểm cho ngƣời tham gia, cụ thể là trƣờng hợp ngƣời tham gia bảo
hiểm cố tình tự huỷ hoại bản thân trong tình trạng không kiểm soát đƣợc hành động
của mình, vi phạm pháp luật hoặc một số trƣờng hợp loại trừ theo quy định của
BHYT…thì không đƣợc cơ quan BHYT chịu thanh toán, chi trả chi phí KCB.
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chƣơng trình sức khoẻ quốc gia khác nhau,
trong đó có quy định một số loại bệnh mà ngƣời đến KCB đó đƣợc ngân sách của
chƣơng trình hoặc NSNN đài thọ chi phí thì cơ quan BHYT cũng không có trách
nhiệm chi trả đối với những ngƣời tham gia BHYT thuộc chƣơng trình này.
Hơn nữa, trên thực tế, vì hoạt động theo nguyên tắc cân bằng thu – chi nên tuy
mọi ngƣời dân trong xã hội đều có quyền tham gia BHYT nhƣng thực tế BHYT
không chấp nhận bảo hiểm cho những ngƣời mắc bệnh nan y.
1.2.3. Phƣơng thức BHYT
Ở các nƣớc phát triển, hoạt động BHYT đã ra đời từ rất lâu và có điều kiện để
thực hiện hiệu quả và diễn ra tƣơng đối phổ biến và rộng rãi, trong khi đó ở các
nƣớc đang và chậm phát triển mặc dù có thể triển khai BHYT đƣợc nhƣng còn gặp
nhiều khó khăn do mức sống dân cƣ tƣơng đối thấp. Hiện nay, BHYT có thể đƣợc
triển khai theo các phƣơng thức sau, căn cứ vào mức độ thanh toán chi phí KCB
cho ngƣời có thẻ BHYT, bao gồm:
- BHYT trọn gói: Là phƣơng thức BHYT trong đó cơ quan BHYT sẽ chịu
trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho ngƣời đƣợc BHYT.
- BHYT trọn gói, trừ các đại phẫu: Là phƣơng thức BHYT trong đó cơ quan
BHYT sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi phí y tế thuộc phạm vi BHYT cho ngƣời
đƣợc BHYT, trừ các chi phí y tế cho các cuộc đại phẫu thuật đƣợc quy định rõ bởi
cơ quan y tế của mỗi quốc gia.
16

- BHYT thông thường: Là phƣơng thức BHYT trong đó trách nhiệm của cơ
quan BHYT đƣợc giới hạn tƣơng xứng với trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc

BHYT.
Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các nƣớc nghèo, chậm phát triển, do hoạt động
BHYT đƣợc triển khai tƣơng đối muộn, hơn nữa, nguồn lực tài chính còn nhiều hạn
chế nên chƣa có điều kiện để thực hiện BHYT trọn gói mà mới chỉ áp dụng phƣơng
thức BHYT thông thƣờng với hai hình thức chủ yếu là BHYT bắt buộc và BHYT
tự nguyện:
- BHYT bắt buộc là loại hình BHYT mà trong đó, ngƣời tham gia, tỷ lệ phải
tham gia và quyền lợi do pháp luật quy định. Loại hình này bắt buộc với một số đối
tƣợng cụ thể. Dù muốn hay không, những ngƣời thuộc đối tƣợng này đều phải tham
gia BHYT
- BHYT tự nguyện là loại hình BHYT áp dụng với mọi đối tƣợng có nhu cầu
tự nguyện tham gia BHYT tùy theo nhu cầu và khả năng của mình, kể cả đối tƣợng
đã tham gia BHYT bắt buộc nhƣng muốn tham gia BHYT tự nguyện để hƣởng
mức dịch vụ BHYT cao hơn đối với ngƣời tham gia BHYT bắt buộc.
1.2.4. Phí BHYT
Phí BHYT là số tiền mà ngƣời tham gia BHYT phải đóng góp để hình thành
quỹ BHYT. Phí BHYT phụ thuốc vào nhiều yếu tố nhƣ: xác suất mắc bệnh, chi phí
y tế, độ tuổi tham gia… ngoài ra còn có thể có nhiều mức phí khác nhau cho những
ngƣời có khả năng tài chính khác nhau trong việc nộp phí lựa chọn, trong đó chi
phí y tế là quna trọng nhất và nó phụ thuộc vào các yếu tố: tổng số lƣợt ngƣời
KCB, số ngƣời bình quân của một đợt điều trị, chi phí bình quân cho một lần KCB,
tần suất xuất hiện các loại bệnh…
Phí BHYT thƣờng đƣợc tính trên cơ sở các số liệu thống kê về chi phí y tế và
số ngƣời tham gia BHYT thực tế trong thời gian liền ngày trƣớc đó. Phí BHYT bao
gồm cả chi phí quản lý cho cơ quan, tổ chức đứng ra thực hiện và thƣờng tính cho
17

một năm. Việc tính phí không hề đơn giản và nó vừa phải đảm bảo chi trả đủ phí
KCB, vừa phải đảm bảo quyền lợi tối thiểu với mức phí tƣơng ứng.
1.2.5. Quỹ BHYT

Quỹ BHYT là một quỹ tài chính độc lập có quy mô phụ thuộc chủ yếu vào số
lƣợng thành viên đóng góp và mức độ đóng góp vào quỹ của các thành viên
đó.Việc quy định tỷ lệ đóng góp vào nguồn quỹ của các bên phụ thuộc và từng giai
đoạn lịch sử của mỗi quốc gia. Ngoài ra, quỹ BHYT còn đƣợc hình thành nên từ sự
hỗ trợ của NSNN, lãi đầu tƣ quỹ tạm thời nhàn rỗi theo quy định của pháp luật và
từ sự đóng góp của các tổ chức từ thiện khác…
Quỹ BHYT đƣợc sử dụng cho các mục đích sau:
- Chi trả các chi phí y tế cho ngƣời đƣợc BHYT: Đây là khoản chi thƣờng
xuyên, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng các khoản chi của BHYT.
- Chi dự trữ: Khoản chi này đƣợc tồn tích trong một thời gian tƣơng đối dài
nhằm đảm bảo thanh toán kịp thời, đáp ứng quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT.
- Chi quản lý hành chính nhằm duy trì hoạt động của bộ máy BHYT.
Việc tổ chức, quản lý quỹ phụ thuộc vào mô hình tổ chức BHYT của từng
quốc gia, trong từng thời kỳ phát triển để từ đó quy định mức đóng góp, chi trả phù
hợp.
1.2.6. Mô hình tổ chức BHYT
BHYT đƣợc thành lập và hoạt động trong khuôn khổ quy định của luật BHYT,
có tính chuyên trách, chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, do nguồn lực của mỗi quốc
gia là có hạn và không giống nhau nên mỗi Chính phủ đều tự tìm con đƣờng đảm
bảo tài chính, xây dựng hệ thống y tế và cơ chế dự phòng rủi ro cho hoạt động
BHYT riêng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của
nƣớc mình. Hiện nay,hoạt động BHYT ở các quốc gia trên thế giới đƣợc tổ chức
quản lý theo một trong hai mô hình:
18

Mô hình tổ chức hoàn toàn độc lập với Chính phủ: Theo mô hình này, Hội
đồng quản lý là cơ quan quản lý cao nhất của quỹ BHYT. Hội đồng này bao gồm
các thành viên đại diện cho tất cả các bên có liên quan, có thẩm quyền bổ nhiệm,
bãi miễn Giám đốc điều hành của quỹ, phê duyệt kế hoạch, dự toán thu chi và báo
cáo tài chính theo định kỳ hoặc hàng năm của quỹ BHYT. Ngoài ra, tùy theo mỗi

nƣớc cơ quan BHYT có thêm một số Hội đồng/Ủy ban bán chuyên trách để kiểm
soát và nâng cao hiệu lực quản lý quỹ BHYT nhƣ: Ủy ban tài chính tại Hàn Quốc
với chức năng chính là xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính của
quỹ BHYT: quyết định mức đóng, quản lý, điều hành quỹ…; Australia thành lập
Ủy ban tƣ vấn về quyền lợi y tế để tƣ vấn về phạm vi quyền lợi.
Mô hình tổ chức trực thuộc, chịu sự quản lý của một Bộ chủ quản: Tùy theo
quy định của Chính phủ mỗi nƣớc, quỹ BHYT có thể thuộc Bộ Y tế (Indonesia)
hoặc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội (Hàn Quốc) hoặc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã
hội (Nhật Bản); Bộ Công việc xã hội (Estonia)…. Trong trƣờng hợp này, Bộ chủ
quản chịu trách nhiệm quản lý, quyết định về nhân sự, tổ chức tài chính quỹ
BHYT.
Bên cạnh đó, tài chính y tế là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống tài
chính quốc gia, ảnh hƣởng to lớn đến sự vững mạnh và phát triển của một quốc gia.
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế ngày càng tăng của ngƣời dân cũng
nhƣ sự leo thang của các chi phí y tế, việc giải quyết các vấn đề về tài chính y tế
đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ cấp thiết đối với chính phủ mỗi nƣớc. Trên thế giới,
hiện nay, có nhiều mô hình tài chính khác nhau để giải quyết các vấn đề về CSSK
cho ngƣời dân nhƣng về cơ bản, có bốn mô hình chính sau:
Mô hình Beveridge (Mô hình tài chính y tế từ thuế): Trong mô hình này, Chính
phủ cung cấp toàn bộ dịch vụ y tế cho ngƣời dân thông qua kho bạc và nguồn thu
ngân sách từ thuế phân bổ lại cho khu vực y tế. Nƣớc Anh là điển hình cho mô hình
này. Ở Anh vẫn có một số hãng BHYT tƣ nhân thực hiện BHYT bổ sung cho
19

những ngƣời có điều kiện tham gia, dù tất cả mọi ngƣời đều sử dụng dịch vụ y tế
Nhà nƣớc. Một số nƣớc khác cũng sử dụng mô hình này nhƣ các nƣớc ở bán đảo
Scandinavia, Tây Ban Nha, Italia, Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hồng Kông. Mô
hình này cung cấp BHYT phổ quát cho mọi ngƣời.
Mô hình Bismarck (Mô hình BHYT xã hội): Mô hình này do cố Thủ tƣớng Von
Bismarck của Đức đƣa ra vào năm 1883, nằm trong nỗ lực thống nhất quốc gia, xây

dựng một dân tộc khỏe mạnh làm nền tảng cho một đội lục quân tinh nhuệ. Trong
mô hình này, chủ yếu là chủ và thợ cùng chia nhau trách nhiệm về BHYT theo
hình thức thuế thu nhập, còn Chính phủ chỉ đóng vai trò hỗ trợ một phần chi phí từ
NSNN. Tiếp theo nƣớc Đức, các nƣớc Pháp, Áo, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản
lần lƣợt ban hành và thực hiện chính sách BHYT xã hội. Sau đó các nƣớc Đông Âu
cũng có mô hình tƣơng tự.BHYT xã hội không phải là một chính sách mới trên thế
giới, đã có trên 50% các nƣớc công nghiệp phát triển (OECD) thực hiện BHYT xã
hội cho toàn dân dƣới hình thức này hay hình thức khác. Ngày nay, BHYT xã hội
toàn dân đã trở thành nguồn lực tài chính chủ yếu chi trả cho các dịch vụ y tế của
các nƣớc đang phát triển nhƣ Kenia, Brasil, Ai Cập, Bermuda, Mexico, Costa Rica.
Hình thức tổ chức triển khai tại mỗi nƣớc có thể khác nhau nhƣng mô hình BHYT
này đều có hai đặc điểm chung là quỹ hình thành do sự đóng góp bắt buộc của chủ
sử dụng lao động, ngƣời lao động theo tỷ lệ phần trăm của lƣơng và hoạt động,
quản lý độc lập với NSNN.
Mô hình BHYT Quốc gia:theo mô hình này, dịch vụ y tế do khu vực tƣ nhân
cung cấp nhƣng ngƣời trả phí tổn là chính phủ thông qua hãng BHYT do chính phủ
kiểm soát, chính phủ là ngƣời quyết định dịch vụ y tế nào nên đƣợc làm và thời
gian chời đợi. các quốc gia thực hiện BHYT theo mô hình này có thể kể đến
Canada, Đài Loan, Hàn Quốc.
Mô hình trả tiền túi (out – of – pocket model): đây là mô hình đƣợc nhiều quốc
gia thực hiện. Hiện nay khoảng trên 150 quốc gia không có hệ thống chi trả cho chi
20

phí y tế mà bệnh nhân phải tự trang trải cho các chi phí y tế bằng tiền túi cuả mình.
Theo mô hình này, cá quốc gia sẽ không có những chƣơng trình bảo hiểm do tƣ
nhân hay chính phủ điều hành. Chẳng hạn nhƣ ở Campuchia có tới 91% chi phí y tế
trong nƣớc đƣợc trả bằng tiền túi của ngƣời bệnh, con số đó ở Ấn Độ là 85% và ở
Ai Cập là 73%.
Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành chính
sách BHYT là BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính

phủ đƣợc tổ chức thành 3 cấp: cơ quan trung ƣơng, cơ quan cấp tỉnh và cấp quận
huyện. BHXH Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế
độ BHXH; thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện, chi BHXH theo
thẩm quyền, quản lý quỹ BHXH theo nguyên tắc tập trung và thống nhất.
Từ trung ƣơng tới địa phƣơng, hệ thống tổ chức hiện hành của BHXH Việt
Nam không tổ chức riêng bộ máy chuyên trách về nghiệp vụ BHYT. Ở cơ quan
trung ƣơng, chính sách BHYT đƣợc quản lý thực hiện cùng các chính sách hƣu trí
và BHXH ngắn hạn khác tại 10 ban chuyên môn (bao gồm: 1. Ban Chế độ, chính
sách BHXH; 2. Ban Kế hoạch – Tài chính; 3. Ban Thu BHXH; 4. Ban Chi BHXH;
5. Ban BHXH tự nguyện; 6. Ban Giám định y tế ; 7. Ban Tuyên truyền BHXH; 8.
Ban Hợp tác quốc tế ; 9. Ban Tổ chức cán bộ; và 10. Ban Kiểm tra).
Ở cấp tỉnh và cấp huyện, công tác BHYT cũng đƣợc thực hiện lồng ghép với
các công tác thu chi quỹ hƣu trí và quỹ BHXH ngắn hạn.
Hoạt động giám sát, kiểm tra thực hiện các chính sách BHXH, trong đó có
chính sách BHYT đƣợc giao cho Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam. Hội đồng có
các thành viên đại diện lãnh đạo của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thƣơng binh và
Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam.
Cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển khác, hệ thống CSSK cho ngƣời dân của
Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế và khó khăn do nguồn lực tài chính là có
21

hạn. Vấn đề công bằng và hiệu quả trong công tác y tế, vì thế, cũng chƣa thực sự
đƣợc đảm bảo đúng mức và đang đƣợc đặt ra nhƣ là một thách thức đối với các nhà
hoạch định chính sách. Việc kết hợp khả năng thể chế đủ mạnh với một phƣơng
pháp cung cấp tài chính tiến bộ đóng vai trò quyết định khả năng tiếp cận công
bằng đối với chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân và tránh đƣợc nguy cơ là hệ thống
chăm sóc sức khoẻ góp phần làm nghèo thêm cuộc sống của những ngƣời dân đang
có nhu cầu đƣợc chăm sóc sức khoẻ.
Nguồn lực tài chính công cho CSSK ở Việt Nam bao gồm NSNN, các khoản

viện trợ nƣớc ngoài và quỹ BHYT. Từ sau khi bƣớc vào thời kì đổi mới, nhu cầu
KCB của ngƣời dân ngày càng tăng cao đòi hỏi phải có những thay đổi phù hợp với
điều kiện mới. Năm 1989, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc ban hành, quy định
trách nhiệm của ngƣời bệnh khi đi khám, chữa bệnh phải trả một phần viện phí.
Tuy nhiên, đây đƣợc chỉ đƣợc coi nhƣ là một giải pháp tình thế để huy động thêm
nguồn lực tài chính cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân để khắc phục những
khó khăn về tài chính. Trong bối cảnh đó, BHYT đã ra đời nhằm tăng khả năng huy
động kinh phí, nâng cao chất lƣợng KCB của các cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu
CSSK toàn dân.
1.3. BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở MÔT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÖT RA CHO VIỆT NAM
Luật BHYT ra đời đầu tiên tại nƣớc Đức vào năm 1883, dƣới thời Thủ tƣớng
Bismask, mở đầu cho sự phát triển của một trong những loại hình bảo hiểm thuộc
hệ thống các chính sách ASXH lớn trên toàn thế giới. Mô hình này sau một thời
gian triển khai đã nhanh chóng lan rộng sang các nƣớc châu Âu vào đầu thế kỉ
XIX. Nhiều nƣớc đã xây dựng và hình thành nên quỹ BHYT nhƣ Áo (1888),
Hungary (1891), Đan Mạch (1892), Thụy Điển (1891), Bỉ (1894), Tây Ban Nha
(1929)… Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia ban hành luật BHYT sớm nhất vào năm
22

1922. Hơn nữa, chính sách BHYT toàn dân cũng đã đƣợc nhiều nƣớc trong khu
vực thực hiện thành công nhƣ: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore. Nhiều nƣớc đang
phát triển cũng đã triển khai BHYT từ giữa thập kỷ 90 nhƣng nhìn chung mức độ
bao phủ vẫn còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hoàn thiện chính sách BHYT
sẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với các nƣớc trên thế giới nói
chung, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển để đảm bảo và nâng cao chất lƣợng
sức khỏe của tất cả ngƣời dân nói chung và những ngƣời nghèo nói chung trong xã
hội.
1.3.1. BHYT cho ngƣời nghèo ở Mỹ
Ở Mỹ có một chƣơng trình chăm sóc y tế dành cho những cá nhân và những

gia đình có mức thu nhập thấp và hội đủ những điều kiện để nhận đƣợc sự hỗ trợ
của chính phủ mang tên Medicaid. Chƣơng trình này đƣợc liên bang và tiểu bang
phối hợp tài trợ, và do các tiểu bang nắm quyền quản lý. Medicaid là nguồn tài trợ
lớn nhất cho những dịch vụ y tế liên quan tới sức khỏe, dành cho những ngƣời có
mức thu nhập hạn chế tại Hoa Kỳ. Medicaid đƣợc thành lập vào ngày 30-7-1965,
thông qua Title XIX của Đạo Luật An Sinh Xã Hội (Social Security Act). Trong
năm 2010, đạo luật Affordable Care Act đã mở rộng Medicaid để bao gồm số
lƣợng bổ sung những ngƣời thành niên thu nhập thấp trong mọi tiểu bang. Một số
tiểu bang đặt tên riêng cho Medicaid của mình, chẳng hạn nhƣ California gọi
Medicaid là Medi-Cal.
Về đối tƣợng tham gia: Medicaid là chƣơng trình dành cho những ngƣời có
thu nhập thấp. Vì thế, những ngƣời đƣợc bảo hiểm chỉ bao gồm trẻ em có thu nhập
thấp, phụ nữ mang thai, những bà mẹ có con nhỏ, và ngƣời khuyết tật không có khả
năng làm việc (đang đƣợc nhận trợ cấp thu nhập – SSI - Supplemental Security
Income). Ngƣời khuyết tật, trong đó có ngƣời mù, điếc hoặc mắc bệnh tâm thần có
thể đƣợc hƣởng cả trợ cấp thu nhập và trợ cấp từ chƣơng trình Medicaid.Tuy nhiên,
điều này chỉ đƣợc áp dụng cho những ngƣời không còn khả năng lao động. Vì vậy,
23

để có thể đƣợc hƣởng trợ cấp từ chƣơng trình này, ngƣời ta phải chứng minh đƣợc
rằng mình không còn khả năng lao động. Medicaid cũng không cung cấp trợ giúp y
tế cho tất cả ngƣời nghèo mặc dù có ít tài sản là một trong những yêu cầu chính để
đƣợc hƣởng Medicaid. Thậm chí theo quy định rộng nhất của đạo luật liên bang
(trừ các dịch vụ khẩn cấp cho những ngƣời nhất định), chƣơng trình Medicaid
không cung cấp dịch vụ CSSK, ngay cả đối với những ngƣời rất nghèo, trừ khi họ
hội đủ các điều kiện cần thiết. Trong năm 2010, đạo luật Bảo vệ bệnh nhân và Luật
Chăm sóc y tế về mở rộng điều kiện hƣởng Medicaid đƣợc ban hành, bắt đầu có
hiệu lực vào năm 2014. Theo đó, diện bảo vệ bao gồm những ngƣời có thu nhập lên
đến 133% của mức nghèo khổ, đủ điều kiện bảo hiểm, bao gồm cả ngƣời lớn không
có con phụ thuộc.

Về nguồn ngân sách: Không giống nhƣ Medicare - một chƣơng trình liên
bang, Medicaid là chƣơng trình liên bang và bang. Mỗi tiểu bang điều hành hệ
thống y tế riêng của mình, nhƣng hệ thống này phải phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng
lối của liên bang để nhà nƣớc có thể tiếp nhận đƣợc vốn và các khoản viện trợ. Tỷ
lệ phù hợp để cung cấp cho mỗi quốc gia đƣợc xác định bằng cách sử dụng công
thức tính toán của toàn liên bang (gọi là tỷ lệ hỗ trợ y tế liên bang ). Tỷ lệ này thay
đổi tùy theo từng tiểu bang, tùy thuộc vào thu nhập bình quân đầu ngƣời tƣơng ứng
của mỗi bang. Vì thế, các quốc gia giàu có nhất thƣờng chỉ nhận đƣợc 50% trong
khi con số này ở các nƣớc nghèo lớn hơn rất nhiều.Tài trợ Medicaid đã trở thành
một vấn đề ngân sách lớn đối với nhiều quốc gia trong vài năm qua. Trung bình
mỗi quốc gia chi tiêu 16,8% nguồn NSNN cho chƣơng trình này. Nếu tính trên toàn
liên bang, chƣơng trình trung bình tiêu tốn 22% ngân sách của mỗi nƣớc. Khoảng
43 triệu ngƣời Mỹ đã đƣợc ghi danh vào năm 2004 (19,7 triệu là trẻ em) với tổng
chi phí là 295 tỷ USD. Năm 2008, nƣớc Mỹ đã cung cấp BHYT và dịch vụ cho
khoảng 49 triệu trẻ em có thu nhập thấp, phụ nữ có thai, ngƣời cao tuổi và ngƣời
tàn tật với mức chi tiêu liên bang Medicaid đƣợc ƣớc tính là 204 tỷ USD.
24

1.3.2. BHYT cho ngƣời nghèo ở Indonesia
Hiện nay ở Indonesia đang triển khai thực hiện 4 chƣơng trình ASXH khác
nhau gồm:
- Jamstostek là loại hình BHXH dành cho những ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động làm việc ở khu vực tƣ nhân. Loại hình này đƣợc triển khai với 4
chƣơng trình: Tai nạn lao động, tử vong, BHYT và hƣu tích lũy tuổi già.
- Taspen là loại hình bảo hiểm đƣợc triển khai cho các cán bộ công chức với
một chƣơng trình hƣu trí và trợ cấp lƣơng hƣu một lần.
- Askes cung cấp BHYT cho ngƣời lao động ở khu vực nhà nƣớc và một số
đối tƣợng khác.
- Asabri là nguồn vốn đối ứng cho lực lƣợng vũ trang và cảnh sát. Nó cung
cấp các khoản trợ cấp hƣu trí một lần tƣơng tự nhau và các khoản lƣơng hƣu. Các

lực lƣợng vũ trang cũng có những bệnh viện của riêng mình.
Năm 2005, Indonesia thiết lập một hệ thống thẻ CSSK mới cho ngƣời nghèo
để thay thế những thẻ SehatKartu trƣớc đây đã đƣợc cấp cho ngƣời nghèo nằm
trong một phần kế hoạch của chƣơng trình ASXH thuần túy. Các tính năng đặc biệt
của hệ thống mới này là việc phát hành các thẻ y tế đƣợc thực hiện bởi Askes - các
nhà cung cấp BHYT cho nhiều ngƣời lao động khu vực chính thức hiện nay, trong
đó, Chính phủ là ngƣời đứng ra trả tiền phí bảo hiểm thay mặt cho chủ thẻ. Chƣơng
trình BHYTcho ngƣời nghèo đƣợc gọi là Askeskin.
Tỷ lệ đóng góp ban đầu đƣợc thiết lập ở mức 5000Rp (khoảng 0,55
USD)/ngƣời/tháng). Với mức đóng góp đó, có thể ƣớc tính số thu đóng góp hàng
năm đạt 3,6 nghìn tỷ Rp cùng với sự tham gia của 60 triệu thành viên. Thực tế, năm
2005, Chính phủ Indonesia đã phân bổ 3,9 nghìn tỷ Rpcho việc chăm sóc y tế cơ
bản và BHYT.
Chƣơng trình này đƣợc thực hiện qua 2 giai đoạn chính với những nét đặc
trƣng chủ yếu sau:
25

- Trong giai đoạn đầu tiên từ tháng 1 – 5/2005, Chính phủ đã thiết lập mục tiêu
36,1 triệu cá nhân đƣợc bảo hiểm. Con số này tƣơng đƣơng với ƣớc tính số ngƣời
nghèo ở Indonesia, ở mức dƣới 17% dân số. Các huyện đƣợc phân bổ chỉ tiêu trên
cơ sở ƣớc tính số ngƣời nghèo cƣ trú trên địa bàn huyện, sẽ cùng với chính quyền
các địa phƣơng cung cấp danh sách các cá nhân đủ điều kiện cho các chi nhánh
đƣợc đặt tại các địa phƣơng của Askes. Quyền lợi của ngƣời nghèo khi tham gia
chƣơng trình này là đƣợc chăm sóc ban đầu ngoại trú miễn phí tại các trung tâm y
tế địa phƣơng (Puskesmas), và điều trị miễn phí tại các bệnh viện, thông thƣờng là
các bệnh viện ở cấp cơ sở. Askes nhận đƣợc tiền để trang trải cả hai khu vực, và lần
lƣợt hoàn trả các bệnh viện và trung tâm y tế một khoản phí trên cơ sở các dịch vụ
đã đƣợc cung cấp cho chủ thẻ.
- Ở giai đoạn thứ hai, diễn ra từ tháng 6 – 12/2005, một mục tiêu cao hơn
60triệu USD đã đƣợc thiết lập, bao gồm ƣớc tính số ngƣời nghèo và cận nghèo.

Tuy nhiên, một sự thay đổi lớn trong phạm vi đã đƣợc thực hiện. Các khoản tài trợ
trực tiếp của các trung tâm y tế cùng với các các khoản từ quỹ đƣợc Bộ Tài chính
chuyển cho phòng Y tế huyện thông qua Ngân hàng BRI. Quỹ đƣợc nắm giữ bởi
Askes và đƣợc giới hạn chỉ tiêu phân bổ để chi trả cho việc sử dụng dịch vụ ở bệnh
viện. Ngƣời có thẻ y tế tiếp tục đƣợc điều trị miễn phí tại các trung tâm y tế. Sau
quá trình xét duyệt, nguồn kinh phí để tài trợ cho việc cung cấp các dịch vụ bởi
Puskesmas sẽ đƣợc giao trực tiếp cho từng quận, huyện, cũng tƣơng tự nhƣ trƣớc
đây, với việc phân bổ cho chính quyền tỉnh để tài trợ cho các dịch vụ hỗ trợ. Askes
nhận đƣợc tài trợ cho các dịch vụ y tế bệnh viện cho ngƣời nghèo đang nắm giữ thẻ
phát hành của mình.
- Kinh nghiệm cho thấy, cũng nhƣ hồi đầu khi mới triển khai KartuSehat, khó
khăn lớn trong vấn đề cấp phát thẻ của Indonesia chính là việc làm thế nào để xác
định đƣợc chính xác ngƣời nghèo. Các dữ liệu thống kê Indonesia (BPS) đƣợc sử
dụng làm cơ sở để phân bổ tài chính cho các huyện và ƣớc tính "hạn ngạch" số

×