Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.7 KB, 26 trang )







Thân chào các bạn đồng
Thân chào các bạn đồng
nghiệp về dự lớp tập huấn
nghiệp về dự lớp tập huấn
Sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực
Sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn
hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn
Ngữ văn THCS
Ngữ văn THCS

Người trình bày: PGS.TS. Vũ Nho
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
ĐT: 0125 589 0003
Email :

Blog :
/>
Trước khi tìm hiểu nội dung chuẩn
Trước khi tìm hiểu nội dung chuẩn
kiến thức kĩ năng
kiến thức kĩ năng
1. Chương trình của chúng ta là chương
trình nội dung hay chương trình năng
lực?


2. Chuẩn kiến thức của chương trình Ngữ
văn THCS là loại chuẩn nào?
( chuẩn tối thiểu, chuẩn thông lệ, chuẩn tối
đa minimum, rule, maximum standards)
3. Thang đo kiến thức của Bloom hay của
Nikko là thích hợp?

Tìm hiểu tài liệu HD thực hiện
Tìm hiểu tài liệu HD thực hiện
chuẩn KTKN
chuẩn KTKN
1. Cấu trúc của TL
2. Phần quan trọng nhất của TL
3. Vận dụng TL trong dạy học
4. Một vài ví dụ minh họa

1. Cấu trúc của TL
1. Cấu trúc của TL
Hai phần chính
1. Khái quát chủ đề ( Theo CTGD PT môn
Ngữ văn, Ban hành theo Q Đ 16/2006/Q
Đ-BGDĐT ngày 05/5/2006)
2. Hướng dẫn các bài cụ thể

2. Phần quan trọng nhất của TL
2. Phần quan trọng nhất của TL
Đó là phần Hướng dẫn các bài cụ thể. Mỗi
bài có cấu trúc thống nhất:
TÊN BÀI
I. Mức độ cần đạt

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
III. Hướng dẫn thực hiện

III.Hướng dẫn thực hiện
III.Hướng dẫn thực hiện
Đối với bài học Văn
1. Tìm hiểu chung
2. Đọc hiểu
a) Nội dung
b) Nghệ thuật
c) Ý nghĩa
3. Hướng dẫn tự học

III.Hướng dẫn thực hiện
III.Hướng dẫn thực hiện
Đối với bài học Tiếng Việt
1. Tìm hiểu chung
2. Luyện tập
3. Hướng dẫn tự học

III.Hướng dẫn thực hiện
III.Hướng dẫn thực hiện
Đối với bài Tập làm văn
1. Tìm hiểu chung
2. Luyện tập
3. Hướng dẫn tự học

3. Vận dụng TL trong dạy học
3. Vận dụng TL trong dạy học


Xác định trọng tâm của bài

Xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản

Tập trung vào đơn vị kiến thức quan trọng
nhất

Tập trung vào bài tập vừa sức nhất

4. Một số ví dụ minh họa
4. Một số ví dụ minh họa
Bài trong chương trình Ngữ văn 6
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
(Truyền thuyết)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Hiểu, cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện.


III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN


1. Tìm hiểu chung

- Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống
giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV.

- Truyền thuyết địa danh: loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của
một địa danh.

- Sự tích Hồ Gươm là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về Hồ
Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nội dung

- Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đánh giặc:

+ Hoàn cảnh giặc Minh xâm lược nước ta.

+ Gươm thần được trao cho quân khởi nghĩa, mỗi bộ phận của gươm thần
được trao cho một đại diện của nghĩa quân Lam Sơn: Lê Lợi thấy ánh sáng
của chuôi gươm nạm ngọc có khắc chữ Thuận Thiên trên ngọn cây đa trên
đường đuổi giăc; Lê Thận bắt được lưỡi gươm ở dưới nước.


- Nguồn gốc lịch sử của địa danh Hồ Hoàn Kiếm:

+ Hoàn cảnh đất nước thanh bình trở lại, nhà vua ngự trên thuyền
rồng ở Hồ Hoàn Kiếm.


+ Rùa vàng đòi lại gươm báu.

b. Nghệ thuật

- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân
ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược.

- Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa như gươm
thần, Rùa vàng (mang ý nghĩa tượng trưng cho khí thiêng, hồn
thiêng sông núi, tổ tiên, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ, sức mạnh của
chính nghĩa, của nhân dân).

c. Ý nghĩa văn bản

Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến
chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ
vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.


3. Hướng dẫn tự học

- Đọc kĩ truyện, nhớ các sự việc chính, tập
đọc diễn cảm và kể lại truyện bằng lời văn
của mình.

- Phân tích ý nghĩa của một vài chi tiết
tưởng tượng trong truyện.

- Tự sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.


- Tự ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại
truyền thuyết.


CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài
văn tự sự.

- Bố cục của bài văn tự sự.

2. Kĩ năng

Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự
sự.



III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Chủ đề: vấn đề chủ yếu mà văn bản muốn nói đến.

- Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
sự việc thể hiện chủ đề, chủ đề thấm nhuần trong sự
việc.

- Chủ đề bài văn tự sự thể hiện qua sự thống nhất giữa
nhan đề, lời kể, nhân vật, sự việc

- Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm có ba phần:

+ Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;

+ Thân bài kể diễn biến của sự việc;

+ Kết bài kể kết cục của sự việc.


2. Luyện tập

- Xác định chủ đề, tìm từ ngữ thể hiện chủ đề của một tác phẩm tự
sự đã học.

- Xác định ba phần của truyện.

- Đọc, tìm hiểu cách mở bài và cách kết thúc của một truyện đã học.


- Tập viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo hai cách: giới thiệu
chủ đề câu chuyện và kể tình huống nảy sinh câu chuyện.

3. Hướng dẫn tự học

- Nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ
ràng.

- Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.




SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.

- Biết cách dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Khái niệm số từ và lượng từ:

- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.


- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:

+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ;

+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được số từ và lượng từ.

- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.

- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói và viết.


III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Số từ:

+ Nghĩa khái quát của số từ: chỉ số lượng, số thứ tự của sự vật;

+ Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ;
khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ;

+ Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ đơn vị: số từ không trực
tiếp kết hợp với chỉ từ trong khi đó danh từ chỉ đơn vị có thể trực
tiếp kết hợp với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau.


- Lượng từ:

+ Nghĩa khái quát của lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật;

+ Lượng từ được chia thành hai nhóm: lượng từ chỉ ý nghĩa toàn
thể và lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.


- Phân biệt số từ với lượng từ:

+ Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự (một, hai, ba, bốn, nhất,
nhì );

+ Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều (không cụ thể: những, mấy, tất
cả, dăm, vài ).

- Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ (trong mô hình cấu tạo
cụm danh từ):

+ Số từ chỉ số lượng giữ vai trò làm phụ ngữ t1 ở trước trung tâm;

+ Số từ chỉ thứ tự giữ vai trò làm phụ ngữ s1;

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể giữ vai trò làm phụ ngữ t2;

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối giữ vai trò làm phụ
ngữ t1.


2. Luyện tập


- Tìm các số từ và lượng từ trong trong một văn
bản đã học.

- Phân tích cách sử dụng số từ trong câu.

- Phân tích cách sử dụng lượng từ trong câu.

- Phân biệt lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể và
lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

- Đặt câu với số từ và lượng từ cụ thể.

3. Hướng dẫn tự học

- Nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ.

4. Một số ví dụ minh họa
4. Một số ví dụ minh họa

Bài trong chương trình Ngữ văn 7

4. Một số ví dụ minh họa
4. Một số ví dụ minh họa

Bài trong chương trình Ngữ văn 8

4. Một số ví dụ minh họa
4. Một số ví dụ minh họa


Bài trong chương trình ngữ văn 9

Kết luận
Kết luận

Không gây quá tải khi có tài liệu hướng
dẫn thực hiện chuẩn

Không thực hiện chuẩn chỉ ở mức tối thiểu
cho tất cả học sinh

Vẫn phải chú ý đến sự phân hóa trong dạy
học

Chú ý đến cả ba đối tượng giỏi, trung bình
và yếu kém

×