Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

“ Hợp đồng mua bán gạo giữa công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà nội và công ty Galluck limited

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.4 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế của nước ta mở cửa hội nhập với thế giới là lúc
quan hệ mua bán hàng hóa trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trao
đổi hàng hóa, dịch vụ với các quốc gia trên thế giới đã có vị trí quan
trọng hàng đầu trong kinh doanh thương mại quốc tế. Hoạt động kinh
tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng, sự thành
bại của một doanh nghiệp phụ thuộc quan trọng vào việc ký kết và
thực hiện các hợp đồng. Quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp
đồng sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những tranh chấp, thiệt
hại không đáng có. Do vậy việc nghiên cứu những đặc điểm cơ bản
của hợp đồng ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu
của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Có làm như vậy các doanh nghiệp
mới có kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào kinh doanh
thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Từ đó có rút ra những
kinh nghiệm q báu góp phần tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Bằng
những kiến thức đã học và tiếp thu cũng như những vấn đề cấp thiết
của nền kinh tế hiện tại, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“ Hợp đồng mua bán gạo giữa công ty xuất nhập khẩu lương
thực Hà nội và công ty Galluck limited.”
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề chung về hợp đồng mua bán ngoại thương.
Phần II: Hợp đồng mua bán gạo giữa công ty XNK lương thực Hà
nội và công ty Galluck limited.
Phần III: Ý kiến đề xuất.
Do trình độ cịn hạn chế nên bài viết của em cịn nhiều thiếu sót,
em rất mong có sự giúp đỡ của thầy cơ. Em xin chân thành cảm ơn!

1



Phần I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG.

Sự phát triển thương mại trên thế giới luôn đi liền với tranh chấp
thương mại, bởi vậy thành công hay thất bại đều nằm trong tay các
doanh nhân khi ký kết và thực hiện các hợp đồng. Trong số những
chủng loại hợp đồng thuộc hợp đồng thường nhật của doanh nghiệp,
hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài( gọi tắt là hợp đồng
mua bán ngoại thương- International of goods contract) giữ vai trò
đặc biệt quan trọng. Theo tinh thần nội dung luật thương mại: Hợp
đồng mua bán với thương nhân nước ngồi là hợp đồng mua bán
hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với
một bên là thương nhân nước ngoài. Là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa các bên, trong đó người bán có nghĩa vụ chuyền quyền sở hữu
hàng hóa cho người mua, cịn người mua có nghĩa vụ trả cho người
bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức
thanh toán quốc tế. Đây là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng
nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Do đó, hợp đồng mua bán ngoại thương cần có sự điều chỉnh chặt
chẽ bằng pháp luật.
Hợp đồng mua bán ngoại thương không chỉ là hợp đồng xuất khẩu,
nhập khẩu mà còn được áp dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu,
chuyển khẩu, đại lý, gia cơng cho bên nước ngồi, …
Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa, hàng hóa mua bán
ngoại thương được hình thành giữa các doanh nghiệp có trụ sở ở
các nước khác nhau( nhưng không bẳt buộc các doanh nghiệp khác
quốc tịch). Bởi vậy, khi đối tượng của hợp đồng( hàng hóa, dịch vụ)


2


được chuyển từ người bán sang người mua, bắt buộc chúng phải đi
qua biên giới của hai nước. Song, thực tế không phải lúc nào việc
mua bán cũng chỉ xảy ra giữa hai nước láng giềng, mà chúng có thể
thực hiện giữa các nước rất xa nhau, có hồn cảnh địa lý hoàn toàn
trái ngược nhau. Trong những thương vụ như vậy hàng hóa phải trải
qua q trình bốc dỡ, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau nên dễ bị
tổn thất hư hỏng, mất mát hoặc thất lạc. Bởi vậy người làm công tác
xuất, nhập khẩu phải bằng mọi biện pháp để đảm bảo cho hàng hóa
có chất lượng ổn định, bao bì hàng hóa phải đảm bảo việc bảo quản
hàng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời phải sử dụng kỹ mã
hiệu hàng hóa( cả ký mã hiệu chính lẫn phụ) một cách rõ ràng giúp
cho người chuyên chở giao đúng hàng cho người nhận và người bốc
dỡ thực hiện đúng kỹ thuật bốc dỡ, chất xếp hàng hóa.
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, do các bên ký kết hợp đồng
mua bán phải dùng ngoại tệ để thanh toán, nên chọn đồng tiền thanh
toán và phương thức thanh tốn phải ln ln tn thủ ngun tắc:
đồng tiền thanh toán phải là đồng tiền ổn định về tỷ giá, phương thức
thanh toán phải chặt chẽ để đảm bảo nếu là người bán thì chắc chắn
thu được tiền hàng, còn nếu là người mua chắc chắn nhận được
hàng hóa sau khi đã chuyển tiền thanh tốn. Trong hợp đồng ngoại
thương, việc lập văn bản hợp đồng kinh tế để trao đổi hàng hóa là
yêu cầu bắt buộc, các điều khoản trong hợp đồng phải được các bên
bàn bạc và thỏa thuận chi tiểt mặc dù trước đó đã có đơn đặt hàng,
chào hàng nhưng vấn phải thiết lập văn bản hợp đồng để làm cơ sở
pháp lý cụ thể cho các hoạt động trao đổi hàng hóa từ quốc gia này
sang quốc gia khác và làm căn cứ cho việc xác định khi có tranh

chấp xảy ra.
3


Thông thường cùng một lúc, việc ký kết một bản hợp đồng mua bán
ngoại thương có thể chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật khác
nhau như: điều ước quốc tế; luật của nước người bán; luật của nước
người mua. Tuy nhiên, luật của mỗi nước có nhiều sự khác nhau về
cách giải quyết những vấn đề của pháp luật hay sự khác biệt về quy
phạm pháp luật, vì vậy khơng có phương pháp và biện pháp nào tốt
hơn là hãy đưa vào hợp đồng trước khi ký tất cả những điều khoản
liên quan một cách hợp lý. Bỏ đi bất cứ một điều khoản nào cũng sẽ
dẫn đến khả năng hoặc đối phương lợi dụng, hoặc dẫn đến tranh
chấp. Ngôn ngữ dùng cho hợp đồng cũng được chọn lựa kỹ, nhất là
việc dùng từ ngữ để diễn đạt hợp đồng mua bán ngoại thương.
Chủ thể hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp
lý: chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ
được căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang
quốc tịch; chủ thể bên Việt Nam là thương nhân được phép hoạt
động thương mại trực tiếp với nước ngồi.
Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo qui
định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán. Hợp đồng mua
bán với thương nhân nước ngồi phải có các nội dung chủ yếu của
hợp đồng mua bán hàng hóa theo qui định của pháp luật và phải
được lập thành một văn bản.

4


Phần II:


HỢP ĐỒNG MUA VÀ BÁN GẠO
Giữa: Công ty xuất nhập khẩu Lương thực Hà Nội
Số 40 đường Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tel: 844-6225970
Telex: 411526- VNF VT
Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HANOI
Dưới đây gọi là Người bán
Và: Công ty Galluck Limited.
Phòng A.3/F, Causeway Tower
Số 16-222 đường Causeway HONGKONG
Tel: 8153084, 8153085

Fax: 8770471

Telex: 61355 WSGTC HK
Dưới đây gọi là Người mua
Hợp đồng mua bán gạo giữa hai bên bao gồm các điều kiện sau:
1. Hàng hóa: Gạo trắng Việt Nam
2. Quy cách phẩm chất:
+ Tấm: tối đa 35%
+Thủy phần: tối đa 14,5%
+Tạp chất: tối đa 0,4%
+ Gạo vụ mùa 2002- 2003
3. Số lượng:
100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn cảu người bán
4. Giá cả:
124 USD một MT giao hàng tháng 4/2004

5



+ Lót hàng, cót tính vào khoản của chủ tàu( Người mua)
+ Chi phí kiểm diện ở trên cầu cảng được tính vào tài khoản
của Người bán.
+ Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của Người
mua (chủ tàu)
+ Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do Người
bán chịu
+ Tất cả các khoản thuế nhập, thuế khác ở nước đến và ở các
nước bên ngồi Việt Nam sẽ được tính vào tài khoản của Người
mua.
5. Thời hạn giao hàng: 20- 25 ngày sau khi mở L/C (Letter of Credit)
6. Bao bì:
Gạo phải được đóng trong bao đay đơn mới trọng lượng tịnh
mỗi bao 50 kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bao bằng chỉ
đay xe đơi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; Người
bán sẽ cung cấp 0,2 % bao đay mới miễn phí ngồi tổng số bao
được xếp lên tàu.
7. Bảo hiểm: Người mua sẽ phải chịu
8. Kiểm tra và xơng khói hàng hóa:
+ Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do
Vinacontrol cấp ở cảng xếp hàng có tính chung thẩm và chi phí do
Người bán chịu.
+ Việc xơng khói hàng hóa phải được thực hiện trên boong tàu
sau khi hoàn thành việc bốc hàng với các chi phí do Người bán chịu.
Nhưng các khoản chi tiêu do đội thủy thủ ở trên bờ trong thời gian
xơng khói gồm cả các chi phí về ăn uống, chỗ ở và đi lại ở khách sạn
chủ tàu phải chịu.
6



+ Thời gian xơng khói khơng tính vào thời gian xếp hàng.
9. Các điều khoản về xếp hàng:
+ Người mua sẽ thông báo ETA của con tàu và các nội dung
chi tiết của nó 15 ngày ( sau khi tàu nhổ neo) và thuyền trưởng sẽ
thông báo ETA của tàu, khối lượng sẽ được xếp lên tàu và những
thông tin cần thiết khác 72/48/24 giờ trước khi tàu đến cảng xếp
hàng.
+ Thời gian xếp hàng bắt đầu tính từ 1h trưa nếu NOR được
trao trước buổi trưa và từ 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo nếu
như NOR được trao vào buổi chiều trong giờ làm việc, trong trường
hợp tàu đợi để thả neo vì cảng tắc nghẽn thì thời gian xếp hàng
được tính sau 72h kể từ khi trao NOR.
+ Tốc độ xếp hàng: 800 MT mỗi ngày làm việc liên tục 24h thời
tiết cho phép làm việc, chủ nhật, ngày nghỉ được trừ ra thậm chí nếu
có sử dụng, trên cơ sở có ít nhất 4 đến 5 hầm tàu/ hầm hàng làm
việc bình thường và tất cả cần cẩu/ cần trục và cuộn dây tời sẵn
sàng trong trạng thái tốt, nếu ít hơn thì tính theo tỷ lệ.
+ Người bán sẽ thu xếp một địa điểm bỏ neo an toàn tại một
cảng an toàn cho con tàu có sức chứa từ 10.000 MT- 20.000 MT để
bốc hàng.
+ Khoảng thời gian từ 17h chiều thứ bảy và ngày trước một
ngày nghỉ cho đến 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo khơng tính là
thời gian xếp hàng thậm chí có sử dụng.
+ Trước khi trao NOR, con tàu phải có giấy phép qua cảng,
ngay sau khi tàu cập( bỏ neo), thuyền trưởng sẽ yêu cầu Vinacontrol
kiểm tra các hầm tàu/ hầm hàng và cấp giấy chứng nhận các hầm
tàu/ hầm hàng sạch khơ, khơng có các tác nhân gây hại và thích hợp
7



để chở lương thực và những chi phí như vậy sẽ được tính vào tài
khoản của chủ tàu và thời gian khơng tính là thời gian xếp hàng.
+Phạt xếp hàng chậm, thưởng xếp hàng nhanh (nếu có), sẽ
theo như mức qui định trong hợp đồng thuê tàu chuyến, nhưng tối đa
là 4000/2000 USD một ngày hoặc tính theo tỷ lệ và phải được thanh
toán trực tiếp giữa người mua và người bán trong vòng 90 ngày kể
từ khi ký B/L.
+ Để có được những chứng từ giao hàng như:
- Các hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
Bên có trách nhiệm phải thông báo các chi tiết về giao hàng bằng
điện tín /telex/ fax trong vịng 24h sau khi hoàn thành giao hàng. Vận
đơn sẽ được cấp ngay sau khi hồn thành việc giao hàng và trước
khi xơng khói và được giao ngay cho Người mua để mua bảo hiểm.
+ Trong trường hợp hàng hóa đã sẵn sàng để xếp lên tàu như
đã được dự định trong hợp đồng này nhưng Người mua không chỉ
định tàu để bốc hàng thì tất cả rủi ro, thiệt hại, những chi phí có liên
quan đến hàng hóa do Người mua chịu trên cơ sở đòi bồi thường
thực tế của Người bán; ngược lại, nếu khơng có hàng để bốc lên tàu
đã được chỉ định ở cảng bốc hàng, thì cước khống sẽ do Người bán
trả trên cơ sở bản đòi bồi thường thực tế của Người mua và Người
mua sẽ xuất trình những chứng từ sau cho Vietcombank để nhận
P.B( thời gian được tính từ 20-25 ngày kể từ ngày mở L/C).
- NOR có chữ ký của người bán.
- Biên bản được ký giữa thuyền trưởng và Người bán xác
nhận rằng con tàu được chỉ định đã đến cảng xếp hàng để nhận
8



số hàng trong hợp đồng nhưng người bán khơng có hàng để
bốc lên tàu.
- Xác nhận của Vietcombank
10. Thanh toán
+ Sau khi ký kết hợp đồng này, Người mua hoặc Người bán
được Người mua chỉ định sẽ telex đề nghị người bán mở P.B với 1%
tổng giá trị LC tại Vietcombank Hà Nội trong vòng 2 ngày Người bán
sẽ mở P.B và thơng báo cho Người mua, sau đó 4 ngày sau khi nhận
được xác nhận được xác nhận của Vietcombank, Người mua sẽ lập
tức mở một LC được xác nhận, khơng hủy ngang bằng điện tín phù
hợp với hợp đồng này tại ngân hàng quốc tế hạng nhất thanh tốn
ngay bằng T.T.R có thể chấp nhận được đối với 40000 MT cho
Vinafood Hanoi hưởng qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Đối với 60000 MT Người bán cũng chấp nhận rằng Người mua
hoặc người được Người mua chỉ định sẽ mở một thư tín dụng thanh
tốn ngay có thể chuyển nhượng được không hủy ngang bằng điện
báo phù hợp với hợp đồng này có thể chấp nhận với chuyển tiền
bằng điện. Trong trường hợp Người bán yêu cầu xác nhận L/C, L/C
sẽ được xác nhận cho Người bán hưởng.
Trong trường hợp bốn ngày kể từ ngày Người mua nhận được xác
nhận của Vietcombank, nhưng L/C khơng được mở thì Người bán sẽ
thu hồi P.B từ Vietcombank và sau đó hợp đồng này tự động được
xóa bỏ. Người bán sẽ thu hồi P.B trên cơ sở xuất trình các chứng từ
vận tải cho Vietcombank.
+ Việc xuất trình những chứng từ sau đây cho ngân hàng ngoại
thương Việt Nam, được thanh toán trong vòng 3-5 ngày làm việc của
ngân hàng sau khi nhận được bức telex đã được kiểm tra từ
9



Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ này đã được kiểm tra
phù hợp với các điều kiện của L/C:
- Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu 03 bản
gốc có ghi “ Cước phí trả sau”.
- Hóa đơn thương mại làm thành 03 bản.
- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do
Vinacontrol cấp ở cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lý cuối cùng được
làm thành 06 bản.
- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại Việt
Nam cấp được làm thành 06 bản.
- Giấy chứng nhận hàng hóa đã được xơng khói do người
(cơ quan Việt Nam) có thẩm quyền cấp, được làm thành 06 bản.
- Giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan Việt Nam có thẩm
quyền cấp được làm thành 06 bản.
- Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/ Telex/
Fax trong vịng 24h sau khi hồn thành việc bốc hàng.
11. Bất khả kháng:
Điều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại quốc tế

(

ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này được kết hợp thành 01 bộ
phận trong hợp đồng này.
12. Trọng tài:
Bất cứ sự khác biệt hoặc tranh chấp nào phát sinh và trong
quan hệ với hợp đồng này mà không được giải quyết bằng thương
lượng sẽ phải đưa ra xử theo luật và tập quán trọng tài của Phòng
Thương mại quốc tế ở Paris hoặc những nơi khác do hai bên thỏa

thuận.

10


13. Các khoản khác:
Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điều kiện nào của hợp đồng
này phải được hai bên thỏa thuận bằng văn bản.
Hợp đồng này được làm thành 06 bản gốc tiếng Anh, 03 bản
cho mỗi bên.
Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người
mua bằng telex( 20 tháng 4 năm 2004).
Hợp đồng được làm ở Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2004.
Người bán

Người mua

Giám đốc

Giám đốc điều hành

( đã ký đóng dấu)

( đã ký)

Nguyễn Đức

Eddy.S.Y.Chan

Phần III:


Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
11


Bản hợp đồng ngoại thương giữa công ty Galluck Limited và
công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội đã nêu đầy đủ những điều
khoản cần thiết cho việc mua bán gạo như: hàng hóa cần mua bán;
quy cách phẩm chất; số lượng; giá cả; thời hạn giao hàng; các điều
khoản xếp hàng; thanh toán; những giấy tờ chứng nhận để đảm bảo
cho việc giao hàng và nhận hàng theo đúng qui định của pháp
luật,v.v….
Theo em trong bản hợp đồng này cần nêu thêm một số các quyền
và nghĩa vụ của các bên cho những trường hợp phát sinh ngoài
những điều khoản đã nêu:
Thứ nhất là việc hàng hóa giao không phù hợp với những qui định
đã đưa ra trong hợp đồng thì cơng ty Galluck limited có quyền địi
Cơng ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội( Vinafood Hà Nội) phải
loại trừ sự khơng phù hợp đó hoặc giao hàng thay thế với chất lượng
và mẫu mã tương tự. Công ty Galluck Limited sẽ bị mất quyền khiếu
nại về việc hàng hóa khơng phù hợp đó nếu cơng ty không thông báo
cho Vinafood Hà Nội. Trong trường hợp tiền hàng đã được trả hoặc
chưa, cơng ty Galluck Limited có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ
vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và
giá trị của hàng hóa nếu hàng hóa phù hợp hợp đồng vào lúc giao
hàng.
Thứ hai: Cơng ty Galluck Limited có quyền hủy bỏ tồn bộ hợp
đồng nếu Vinafood Hà Nội không thực hiện hợp đồng hoặc một phần
gạo được giao không phù hợp hợp đồng. Nếu Vinafood Hà Nội đã
giao hàng thì Galluck Limited sẽ mất quyền hủy hợp đồng. Ngược lại,

nếu công ty Galluck Limited đã trả tiền thì Vinafood Hà Nội mất
quyền tuyên bố hủy hợp đồng( điều 51- “Luật Hợp đồng thương mại
quốc tế”). Và một trong hai bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ
của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký
kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ
của họ.
12


Thứ ba: Trong bản hợp đồng có nêu giá cả được ấn định theo
trọng lượng tịnh( 124USD một MT). Bởi vậy, nếu có nghi ngờ, giá sẽ
xác định theo trọng lượng tịnh( điều 56).
Thứ tư: Bảo quản hàng hóa
Theo điều 85- Hợp đồng thương mại quốc tế: “ Khi người mua bị
chậm trễ nhận hàng hoặc không trả tiền hay trong những trường hợp
khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc,
nếu hàng hóa cịn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm sốt của người
bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong
những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có
quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ
các chi phí hợp lý”. Trong bản hợp đồng này có đề cập đến vấn đề
bảo quản hàng hóa thơng qua các chứng nhận kiểm tra hàng hóa khi
xếp lên tàu nhưng chưa nói đến bảo quản hàng hóa khi trên đường
giao hàng.
Ngược lại, “ Nếu người mua đã nhận được hàng và có ý định sử
dụng quyền từ chối khơng nhận hàng chiếu theo hợp đồng thì họ
phải thi hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy
để bảo quản hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới
khi nào người bán hồn trả cho họ các chi phí hợp lý”.
Chấp hành những qui định của luật pháp, áp dụng những kiến thức

luật vào trong quan hệ kinh tế ngay từ những bước đầu tiên là việc
ký kết các hợp đồng chặt chẽ, chắc chắn các cơng ty sẽ có mối quan
hệ hợp tác lâu dài tốt đẹp với nhau. Và đó là một số những ý kiến
của em về bản hợp đồng mua bán gạo giữa công ty xuất nhập khẩu
lương thực Hà Nội và công ty Galluck Limited.

KẾT LUẬN

13


Trong quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế với các đối tác là
nước ngoài việc đầu tiên mà chúng ta phải quan tâm đó là bắt đầu
với bản hợp đồng được ký kết một cách chắc chắn về mặt pháp lý,
hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Bản hợp đồng giữa Công ty
xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội và Công ty Galluck Limited là một
trong những bản hợp đồng thể hiện khá rõ ràng đặc điểm của một
bản hợp đồng mua bán ngoại thương cả về mặt nội dung cũng như
hình thức. Là một sinh viên kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành ngoại
thương, em cảm nhận được đây là những kiến thức rất quan trọng
và cần thiết cho bản thân. Biết được một bản hợp đồng cần có
những điều khoản nào đã là quan trọng nhưng dựa trên những kiến
thức luật pháp để vận dụng và thực hiện đúng hợp đồng đó sẽ tạo ra
những thành quả và lợi ích cho cơng ty và cho chính cá nhân trong tổ
chức điều đó còn quan trọng hơn. Mỗi bài tiểu luận là một bài tập lớn
giúp cho chúng em tự tích lũy được những kiến thức kinh tế thiết
thực để chúng em có thể nắm bắt kịp những vận động nhanh chóng
của nền kinh tế mở cửa.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong khoa Luật đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này.


Tài liệu tham khảo
14


 Giáo trình Luật Kinh Tế 2
 Hợp đồng thương mại quốc tế(A2-217)
 Hợp đồng kinh tế và các giải pháp tranh chấp thương mại
( H140)
 tucvietnam

15



×