Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

luận văn kỹ thuật dệt may THÀNH LẬP TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.99 KB, 26 trang )

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NAM ĐỊNH
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 8
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM MAY
VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG
Nam Định, tháng 06 năm 2011
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH
********
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án thành lập trung tâm thực nghiệm may và
thiết kế thời trang tại Trường Trung cấp nghề số 8
BAN THƯỜNG VỤ LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH
- Căn cứ Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ X thông qua ngày
29/11/20006.
- Căn cứ Quy chế tổ chức, quản lý trường Cao đẳng nghề, trường Trung
cấp nghề và Trung tâm dạy nghề của Công đoàn; Tổng Liên Đoàn LĐVN phê
duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TLĐ ngày 26/11/2010;
- Căn cứ Điều lệ trường Trung cấp nghề số 8 đã được ban Thường vụ
LĐLĐ tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 93/QĐ-LĐLĐ ngày 16/7/2009;
- Căn cứ năng lực quản lý và tổ chức đào tạo tại ngành May và thiết kế
thời trang của Trường Trung cấp nghề số 8;
- Căn cứ Nghị quyết của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh họp ngày
05/5/2011;
- Xét đề nghị của Trường Trung cấp nghề số 8 (tại Tờ trình số 94/Ttr-
TCNS8 ngày 04//2/2011 của Ban giám hiệu) và đề nghị của Ban tài chính,


Ban tổ chức LĐLĐ tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Đề án thành lập trung tâm thực nghiệm may và thiết
kế thời trang tại trường Trung cấp nghề số 8 (có Đề án kèm theo).
Điều 2: Giao cho Ban giám hiệu trường Trung cấp nghề số 8:
1
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm thực nghiệm may và thiết kế thời trang tại trường Trung cấp nghề số 8.
Quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả đồng thời tính khấu hao, sử dụng
khấu hao hàng năm theo Điều 12 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Thủ tướng chính phủ cũng như Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày
29/5/2008 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài
sản cố định của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức
có sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Ban giám hiệu trường Trung cấp nghề số 8 và các ban có liên
quan thuộc LĐLĐ tỉnh chịu trách nhiệm thi thành Quyết định này.
Nơi nhận
- Như điều 4
- Thường trực, LĐLĐ tỉnh
- Lưu ToC, VP
TM BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỈNH THƯỜNG TRỰC
Phan Văn Anh
2
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH
********
Số 82/QĐ-LĐLĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập trung tâm thực nghiệm may & thiết kế thời trang
BAN THƯỜNG VỤ LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH
- Căn cứ Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 dã dược Quốc hội nước Công
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ X thông qua ngày
29/11/2006;
- Căn cứ Quy chế tổ chức, quản lý trường Cao dẳng nghề, Trường
Trung cấp nghé và Trung tâm dạy nghề của Công đoàn; Tổng Liên đoàn
LĐVN phê duyệt tại Quyết định số 1534/QĐ-TLĐ ngày 26/11/2010;
- Căn cứ Đề án thành lặp trung tâm thực nghiệm may và thiết kế thời trang
tại trường Trung cấp nghề số 8 đã dược Ban Thường vụ LĐLĐ tinh Nam Định
phê duyệt theo Quyết định số 81 /QĐ-LĐLĐ ngày 6 tháng 9 năm 2011;
- Căn cứ năng lực quản lý và tổ chức đào lạo ngành May và thiết kế thời
trang của trường Trung cấp nghề số 8;
- Căn cứ Nghị quyết của Đảng đoàn LĐLĐ tính họp ngày 25/7/2011;
- Xét đề nghị của trường Trung cấp nghề số 8 (tại Tờ trình số 94/Ttr-
TCNS8 ngày 04/8/2011 của Ban giám hiệu) và đề nghị của Ban tổ chức
LĐLĐ tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập trung tâm thực nghiệm may và thiết kế thời trang lại
trường Trung cấp nghề số 8 (địa điểm cơ sở 2 xã Nam Phong - Tính Nam Định).
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ hoạt dộng của Trung tâm theo Đề
3
án thành lập Trung tâm thực nghiệm may và thiết kế thời trang đã được
LDLĐ tỉnh phê duyệt
Điều 2: Bổ nhiệm Ông Lê Xuân Hùng - Phó hiệu trưởng Trường Trung
cấp nghề số 8 kiêm giữ chức Giám dốc Trung tâm thực nghiệm may và thiết

kế thời trang (thời gian bổ nhiệm là 5 năm).
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4: Ban giám hiệu trường Trung cấp nghề số 8; Ban tổ chức LĐLĐ
tính và Ông Lê Xuân Hùng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận
- Như điều 4
- Thường trực, LĐLĐ tỉnh
- Lưu ToC, VP
TM BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỈNH THƯỜNG TRỰC
Phan Văn Anh
4
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH
********
Số 82/QĐ-LĐLĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********
Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2011
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP TRƯNG TÂM THỰC NGHIỆM MAY VÀ
THIẾT KÉ THỜI TRANG
I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM:
1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ luật dạy nghề số 76/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11 2006.
- Căn cứ Quy chế tổ chức, quản lý trường Cao đẳng nghề, trường
Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề của Công đoàn; Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam phê duyệt tại quyết định số 1534/QĐ- TLD ngày 26/11/2010

- Căn cứ Điều lệ trường Trung cấp nghề số 8 đã được thường vụ Liên
đoàn lao động tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 93/QĐ-LĐLĐ ngày
16/7/2009.
- Căn cứ Công văn số 91/LĐLĐ ngày 9/5/2011 của Ban thường vụ Liên
đoàn Lao động tỉnh Nam Định về việc thành lập TT thực nghiệm may và thiết
kế thời trang tại trường TCN số 8.
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Cán bộ công chức Nhà trong năm 2011
và Biên bản họp cán bộ chủ chốt số: 29B ngày 04 tháng 04 năm 2011 thống
nhất chủ trương thành lập: Trung tâm thực nghiệm may và thiết kế thời
trang.
2. Thực trạng cơ sở vật chất về tài chính của Nhà trường hiện nay:
Trường Trung cấp nghề số 8 thuộc TLĐLĐ Việt Nam tại Nam Định
được thành lập từ ngày 19 tháng 5 năm 2006, văn phòng làm việc tại số nhà
5
121 phố Lê Hồng Phong, T/P Nam Định, tỉnh Nam Định; có diện tích 700m
2
:
gồm 01 nhà cấp 4 diện tích 50m
2
và 01 ngôi nhà 03 tầng có tổng diện tích sử
dụng 400m
2
. Từ ngày thành lập đến nay Nhà trường luôn luôn được sự quan
tâm cua TLĐLĐ Việt Nam, của Tổng cục dạy nghề, của UBND tỉnh Nam
Định, LĐLĐ tỉnh và các ngành các cấp tạo điều kiện cho Nhà trường hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhà trường đã được đầu tư 26.000m
2
đất tại xã Nam
Phong, thành phố Nam Định đến nay đang xây dựng giai đoạn I trong đó đã
nhận bàn giao đưa vào sử dụng 02 hạng mục là nhà ăn 02 tầng diện tích sử

dụng khoảng 400m
2
và nhà xưởng thực hành có diện tích sử dụng là 220m
2
.
Kể từ năm 2007 đến năm 2010 Tổng cục dạy nghề, TLĐLĐ Việt Nam đầu tư
cho Nhà trường mua sắm thiết bị dạy nghề từ nguồn của dự án (Tăng cường
năng lực đào tạo nghề quốc gia) là 6 tỷ VNĐ. Trong đó trang thiết bị đầu tư
cho ngành may và thiết kế thời trang là: 2.579.368.120 VN đồng.
Trường Trung cấp nghề số 8 là trường công lập song ngân sách thường
xuyên hàng năm chi được TLĐLĐ Việt Nam hỗ trợ từ 650 triệu đến 750 triệu
VNĐ không đảm bảo chi phí thường xuyên, vì tổng số biên chế là 36 người
với mức lương trung bình trên 3 triệu đồng/ tháng và còn 04 lao động hợp
đồng bảo vệ, 05 - 08 giáo viên thỉnh giảng (thực có 12 giáo viên cơ hữu, còn
24 cán bộ lãnh đạo và cán bộ hành chính, hoạt động dịch vụ ). Hoạt động
liên kết đào tạo các bậc học chuyên nghiệp, đào tạo - sát hạch lái xe mô tô
hạng A1 chưa cân đối được thu bù chi. Do vậy trong những năm 2009 -
2010 Nhà trường nợ LĐLĐ tỉnh, các đối tác và chế độ cán bộ nhân viên Nhà
trường khoảng 500 đến 600 triệu đồng, ngoài ra tiền lương, tiền công của cán
bộ, nhân viên từ tháng 8/2011 - tháng 12/2011 chưa xác định được nguồn.
3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề May và thiết kế thời trang
- Số giáo viên biên chế: 03 người.
- Số lớp và số học sinh đang đào tạo:
+ Bậc Trung cấp nghề: 02 lớp có 30 học sinh.
6
+ Bậc sơ cấp nghề (03 tháng): 03 lớp 105 học sinh (học tại các xã thuộc
huyện Vụ bản và Xuân Trường) tỉnh Nam Định.
- Tổng số trang thiết bị đã đầu tư về số lượng có gần 100 máy với nhiều
chủng loại từ máy may 1 kim đến các loại máy chuyên dùng (có danh mục
kèm theo) đủ điều kiện để sản xuất hang may xuất khẩu, nghiên cứu khoa học

và đào tạo các bậc học từ sơ cấp nghề đến Trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
- Cơ sở vật chất nhà xưởng, điện nước là nhà ăn 2 tầng khu B xã Nam
Phong - TP Nam Định đang hoàn thiện và lắp đặt thiết bị.
4. Kết luận
Qua những phân tích ở trên cùng với các cơ sở pháp lý cho phép, cơ sở
vật chất đến nay đã có đủ điều kiện đảm bảo cho hoạt động: Đào tạo các bậc
học Trung cấp nghề, sơ cấp nghề, tổ chức sản xuất hàng may xuất khẩu và
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ là cơ sở để thành lập các Trung
tâm thực nghiệm, tiến tới thành lập doanh nghiệp theo Điều lệ trường Trung
cấp nghề Số 8. Song vẫn còn thiếu một số yếu tố đảm bảo cho Trung tâm hoạt
động có hiệu quả và đảm bảo tính bền vững là:
- Nguồn hàng, đề tài khoa học, cũng như nguồn tài chính Nhà trường
chưa có đủ điều kiện đảm bảo cho Trung tâm hoạt động ban đầu.
- Kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất, nghiên cứu khoa học và triển
khai sản xuất chưa có.
- Nguồn nhân lực chưa đảm bảo vì lực lượng chính chỉ có ba giáo viên,
còn lại khoảng 20 học sinh chỉ là lao động học việc; trong khi đó nhu cầu tổng
số lao động của Trung tâm tối thiểu là 60 người mới có hiệu quả.
Do vậy Nhà trường phải liên kết với một doanh nghiệp có đủ năng lực
chia sẻ phần chưa đảm bảo của Nhà trường và có uy tín, có trách nhiệm với
công tác đào tạo để thành lập Trung tâm; sao cho Trung tâm vẫn thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị "Dào tạo, " trong một thời gian nhất định. Doanh nghiệp
phải bổ sung thêm những trang thiết bị, dụng cụ, cũng như lao động của
7
doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu
khoa học. Hợpd dồng liên kết phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc trên nguyên
tắc hai bên cùng có lợi.
II. MỤC TIÊU THÀNH LẬP TRUNG TÂM:
1. Thúc đẩy phát triển đào tạo các bậc học
- Giáo viên và học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào sản phẩm thực

hành đạt tiêu chuẩn đưa ra thị trường xuất khẩu là mục tiêu số 1 của chương
trình đào tạo vì học sinh sau khi tốt nghiệp vào bất cứ doanh nghiệp nào cũng
như thành thạo công việc và rèn luyện được tác phong lao động công nghiệp.
- Giáo viên và học sinh cùng cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp thiết kế
các mặt hàng mới hoặc cùng khai thác các thiết bị công nghệ mới là cơ hội
cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Mặt khác tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh ngành May và thiết
kế thời trang tham gia sản xuất và làm đề tài khoa học, Nâng cao trình độ
của giáo viên và chất lượng đào tạo để thu hút người học, nâng cao đời sống
cán bộ, giáo viên và học sinh Nhà trường.
- Nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh: vì sản phẩm học sinh
và giáo viên làm ra được trả công theo năng lực "Trả lương khoán sản phẩm
hoặc thời gian lao động tùy theo công việc tham gia".
2. Tạo nguồn thu thường xuyên cho Nhà trường
- Sản phẩm thực tập đảm bảo điều kiện lưu thông ngoài thị trường phải
được hạch toán chi phí sản xuất và các khoản chi phí hành chính bắt buộc còn
lại lợi nhuận đóng góp thêm vào ngân sách chi thường xuyên cho Nhà trường
"khoảng 200 triệu đồng/ năm".
- Học sinh tham gia thực tập trên sản phẩm là hàng hóa giảm toàn bộ chi
phí vật tư học nghề, như vậy sẽ giảm chi thường xuyên cho Nhà trường.
- Đây là cơ sở thử nghiệm để tiến tới mỗi khoa, ngành thành lập một
doanh nghiệp trực thuộc trường (Theo yêu cầu của điều lệ hoạt động của Nhà
8
trường đã được LĐLĐ tỉnh Nam Định phê duyệt).
- Như vậy trường Trung cấp nghề số 8 có thêm nguồn thu để hỗ trợ thêm
ngân sách để chi trả tiền lương, tiền công và chi cho các hoạt động thường
xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị.
III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
TRUNG TÂM
1. Đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tổ chức đào tạo và quản lý học sinh; quản lý chương trình, giáo trình
các bậc học theo kế hoạch đào tạo hàng năm học của Nhà trường.
- Giáo viên và học sinh tham gia đầy đủ mọi hoạt động nội, ngoại khóa
của Nhà trường cũng như của pháp luật hiện hành.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
2. Tham gia sản xuất và quản lý tài sản
- Được phép thay thế bài tapạ thực hành bằng sản phẩm sản xuất.
- Tổ chức triển khai sản xuất các mặt hàng may mặc và tiêu thụ sản
phẩm mà pháp luật không cấm.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản do Nhà trường giao theo quy định
hiện hành của pháp luật.
Định kỳ một quý phải báo cáo bằng văn bản với Nhà trường về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản của Trung tâm. Hàng năm
kết hợp cùng hội đồng kiểm kê của Nhà trường thực hiện nhiệm vụ kiểm kê
và đánh giá lại tài sản.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM
1. Tên trung tâm
TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG
2. Địa điểm làm việc chính của Trung tâm
Nhà ăn khu B xã Nam Phong - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định
3. Tính pháp lý
9
- Trung tâm thực nghiệm may và thiết kế thời trang trực thuộc trường
Trung cấp nghề số 8, do Liên Đoàn Lao động tỉnh Nam Định quyết định
thành lập và bổ nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm.
- Trường Trung cấp nghề số 8 thừa ủy quyền của LĐLĐ tỉnh Nam Định
ký kết liên doanh, liên kết và ra quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ theo quy chế quản lý đã được các cấp phê duyệt.
- Trung tâm được sử dụng con dấu của trường Trung cấp nghề số 8 để
giao dịch.

4. Nguồn nhân lực Nhà trường tham gia
- Tất cả giáo viên và học sinh ngành may và thiết kế thời trang.
- Cán bộ, nhân viên trong biên chế Nhà trường tham gia các vị trí quản
lý hoặc sản xuất.
5. Tài sản Trung tâm được sử dụng (có biên bản bàn giao chi tiết)
- Trang thiết bị ngành May và thiết kế thời trang hiện Nhà trường có.
- Trang thiết bị văn phòng.
- Toàn bộ diện tích nhà ăn Khu B xã Nam Phong, Thành phố Nam Định,
Tỉnh Nam Định (cả hai tầng) và trang bị điện, nước đã có.
V. ĐƠN VỊ LIÊN KẾT VÀ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
1. Đơn vị liên kết
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI - MAY XUẤT KHẨU
THÀNH NAM
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:
THANH NAM SERVICES TRADING-GARMENT EXPORT
COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: T.N CO.,LTD
- ĐỊa chỉ trụ sở chính: Thửa số 42 phố Lương Ngọc Quyến, Phường Trần
Quang Khải, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.
- Điện thoại: 0903 209 773
10
2. Thời gian liên kết
Được thể hiện thông qua hợp đồng liên kết nhưng chỉ liên kết trong thời
gian từ 3 đến 5 năm, sau thời gian này Nhà trường thành lập doanh nghiệp
độc lập trực thuộc Nhà trường.
- Thời gian chuẩn bị sản xuất: Khoảng 03 đến 04 tháng kể từ ngày hợp
đồng liên kết có hiệu lực. Đây là thời gian tổ chức hình thành bộ khung quản
lý, tuyển dụng lao động, đào tạo công nhân, sắp xếp dây truyền công nghệ
chuẩn bị vật tư, chủng loại hàng sản xuất
- Thời gian sản xuất ổn định: Là thời gian được tính ngay sau thời gian

chuẩn bị sản xuất đến khi hợp đồng được thanh lý. Đây là thời gian bắt buộc
sản xuất phải đảm bảo hiệu quả, mọi chế độ quyền lợi của các bên và của
người lao động phải đảm bảo cam kết cụ thể.
- Thời gian phát triển: Là thời gian Trung tâm chuyển thành doanh
nghiệp cổ phần hoặc doanh nghiệp TNHH hoạt động theo luật doanh nghiệp
trực thuộc trường (Theo điều lệ hoạt động của Nhà trường). Thời gian này
sớm hay muộn phụ thuộc vào năng lực sản xuất và khả năng quản lý của
Trung tâm.
3. Nguyên tắc hạch toán và phân phối lợi nhuận
Hạch toán đúng, đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của
TLĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Nam Định. Trung tâm chỉ là một cơ sở sản
xuất dưới sự bảo trợ của doanh nghiệp, do đó hạch toán sản xuất kinh doanh
doanh nghiệp đảm nhiệm, Trung tâm hạch toán báo số (Theo thương thảo hợp
đồng giữa doanh nghiệp và Trung tâm hoặc theo quy chế phân phối). TRên
nguyên tắc tổng chi phí bắt buộc thực tế cho sản xuất, Nhà trường còn phần
thu là khấu hao và lợi nhuận. Do đó nếu sản xuất không hiệu quả Nhà trường
hoàn toàn không chịu trách nhiệm, trường hợp rủi ro bất khả kháng hai bên
cùng bàn bạc giải quyết hậu quả (như hỏa hoạn hoặc thiên tai).
Nguồn tài chính đảm bảo sản xuất, kinh doanh, chi phí hành chính, do
11
doanh nghiệp đảm nhiệm, Nhà trường không đầu tư vốn lưu động cũng như
các chi phí khác phục vụ sản xuất kinh doanh.
Nhà trường phân công cán bộ kế toán đủ năng lực chuyên môn tham gia
quản lý hoạt động tài chính, hàng hóa, Trung tâm thực hiện hàng ngày và
trực tiếp hạch toán theo lô hàng cụ thể thường xuyên báo cáo cho Giám đốc
Trung tâm xử lý. Định kỳ Trung tâm phải báo cáo bằng văn bản về Nhà
trường.
Thời gian chuẩn bị sản xuất (03 đến 04 tháng) sản xuất thường thua lỗ
nên để đảm bảo đời sống người lao động là bắt buộc, và mọi chi phí chuẩn bị
sản xuất, quản lý, đào tạo công nhân, Công ty TNHH dịch vụ thương mại

may XNK Thành Nam hoàn toàn chịu trách nhiệm kể cả phần hạch toán là
thua lỗ. Trường Trung cấp nghề số 8 không đầu tư cho chuẩn bị sản xuất và
không bù vào phần hoạt động thua lỗ của Trung tâm và Nhà trường cho Trung
tâm phần khấu hao tài sản.
Thời gian ổn định sản xuất Trung tâm phải lập kế hoạch sản xuất thu, chi
đảm bảo duy trì sản xuất và chi phí khấu hao tài sản có lợi nhuận cho cả hai
đơn vị. Phần Nhà trường thu được mỗi năm tối thiểu là 200 triệu VNĐ, phần
này Nhà trường nhập vào quỹ hòa chung với ngân sách TLĐLĐ Việt Nam
cấp để chi phí thường xuyên cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị
cấp trên giao.
* Hàng tháng, quý, năm Trung tâm phải báo cáo bản chất hoạt động sản
xuất kinh doanh và tài chính về Nhà trường. Hàng năm hai đơn vị phải tổng
kết hoạt động của Trung tâm và có các giải pháp thúc đẩy phát triển, cũng
như điều chỉnh hợp đồng bằng các phụ lục để đảm bảo quyền lợi của các bên.
12
VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức
2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên của Trung tâm
(Đại diện nhà trường hoặc đại diện doanh nghiệp trong cơ cấu tổ chức)
a - Giám đốc trung tâm: Nhà trường phân công một đồng bộ trong ban
giám hiệu kiêm nghiệm. (01 người)
- Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Trung tâm
trước ban Giám hiệu Nhà trường và Liên Đoàn Lao động tỉnh Nam Định.
- Là người chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ của Trung tâm.
13
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM
PHÓ GIÁM ĐỐC

KIÊM
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CHUẨN BỊ SX + KẾ
HOẠCH + TÀI
CHÍNH, KHO
QUẢN ĐỐC
PHÒNG ĐÀO TẠO,
KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
BẢO VỆ
BỘ PHẬN CẮT
HOÀN THÀNH
TỔ MAY 1 TỔ MAY 3TỔ MAY 3
- Là người chịu trách nhiệm về công tác đầu tư của Trung tâm.
- Là người trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, giảng dạy tại Trung tâm.
- Là người đại diện cho Nhà trường phối kết hợp cùng doanh nghiệp chỉ
đạo việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
b - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành: doanh nghiệp phân công
một thành viên điều hành (01 người)
- Là người trực tiếp điều hành việc sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
- Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về sản xuất kinh
doanh của Trung tâm.
- Là người thay mặt Giám đốc Trung tâm để giải quyết các công việc khi
được Giám đốc uỷ quyền.
c - Phòng Chuẩn bị sản xuất và Kế hoạch tài chính, kho: (03 người)
Nhà trường phân công một đến hai người tham gia
- Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, kế hoạch sản xuất tham mưu cho Giám
đốc điều hành phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm kiêm tra, kiểm soát về kỹ thuật và chất lượng.
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân trong toàn, Trung

tâm
- Thực hiện việc ghi chép các số liệu nguyên liệu, phụ liệu, thành phẩm
và bán thành phẩm toàn bộ dây truyền sản xuất của Trung tâm.
- Tham mưu cho Giám đốc điều hành hạch toán hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho từng lô hàng và theo năm tài chính.
- Quản lý tài sản hàng hoá nguyên liệu vật liệu và trang thiết bị.
d - Phòng kỹ thuật và công nghệ: (03 ngườ) Là giáo viên Nhà trường
cùng cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp của doanh nghiệp thực hiện.
- Tổ chức đào tạo và quản lý học sinh; quản lý chương trình, giáo trình
các bậc học theo kế hoạch đào tạo hàng năm học của Nhà trường.
- Thực hiện tốt và nghiêm túc chương trình giảng dạy theo chương trình
14
khung đã phê duyệt.
- Giáo viên và học sinh tham gia đầy đủ mọi hoạt động nội, ngoại khoá
của Nhà trường cũng như của pháp luật hiện hành.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
c- Quản đốc phân xưởng: (01 người) là giáo viên ngành May của
trường được Giám đốc điều hành ký, triển khai sản xuất đến các tổ sản xuất.
- Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về kế hoạch và
tiến bộ sản xuất.
- Là người thay mặt Giám đốc điều hành khi GĐ ĐH không có mặt tại
Trung tâm.
f- Bộ phận sắt, hoàn chỉnh: (3 người)
- Là lao động thực hiện nhiệm vụ quản đốc phân công cắt pha vải,…và
hoàn thiện đến đóng gói sản phẩm.
g- Tổ may số 1; tổ 2; tổ 3: 15 người/tổ =45 người
h- Bảo vệ: 1 người /ca = 2 người
3. Chế độ chính sách cho người lao động
- Tiền lương và tiền công của cán bộ, giáo viên "Trong biên chế của Nhà
trường" đã được các cấp tuyển dụng làm tại Trung tâm:

+ Được hưởng 100% lương và các phụ cấp (nếu có) theo thang bậc
lương như luật công chức, viên chức khi hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy thể
hiện tại kế hoạch đào tạo hàng năm của trường (Đảm bảo đủ giờ giảng dạy
với số lượng học sinh Nhà trường quy định). Nguồn này do ngân sách Nhà
nước chi trả. Trường hợp cán bộ, giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ chính
trị giao hàng năm thì tuỳ mức độ hoàn thành công việc nhà trường hỗ trợ một
phần lương "Theo quy chế của Nhà trường".
+ Được hưởng 100% lương sản phẩm do cá nhân làm được kể cả trong
giờ hành chính và ngoài giờ. Nguồn này do Trung tâm chi trả theo khả năng
lao động, hoặc vị trí làm việc.
15
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của bộ luật lao
động và qui chế hoạt động của doanh nghiệp.
- Các đối tượng lao động khác (Hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng công
việc, ) do Trung tâm tuyển hoặc lựa chọn thì mọi chế độ thực hiện theo thoả
thuận của hợp đồng. Trung tâm phải báo cáo thường kỳ với Nhà trường.
- Các đối tượng lao động do công ty TNHH dịch vụ thương mại may
xuất khẩu Thành Nam tuyển dụng cử tham gia quản lý, sản xuất tại Trung tâm
thì mọi chế độ của người lao động này công ty chịu trách nhiệm.
+ Trung tâm trả lương khoán sản phẩm hoặc vị trí làm việc.
+ Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của bộ luật lao
động và quy chế hoạt động của doanh nghiệp.
VII TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN
1/ Trường Trung cấp Nghề số 8:
A, Bàn giao cơ sở vật chất tại địa điểm trên như sau:
- Nhà xưởng (toà nhà ăn khu B xã Nam Phong): Trang thiết bị điện chiếu
sáng, điện sản xuất, nước sinh hoạt đảm bảo điều kiện sản xuất.
- Lắp đặt trang thiết bị ngành may (có biên bản bàn giao)
B, Chuẩn bị nhân sự:
1 - Cử cans bộ có đủ năng lực làm Giám đốc Trung tâm.

2 - Cử cán bộ hoặc giáo viên có đủ năng lực điều hành sản xuất làm
Quản đốc xưởng.
3 - Cử cán bộ có đủ năng lực làm kế toán cho Trung tâm.
4 - Cử cán bộ giáo viên và cán bộ kỹ thuật trực tiếp giảng dạy và sản
xuất ở các vị trí của dây truyền sản xuất mà có khả năng đảm nhiệm.
5 - Tất cả học sinh học nghề may các bậc học được tham gia trực tiếp
thực tập ở mọi vị trí của dây truyền sản xuất (Theo chương trình đào tạo đã
phê duyệt).
C, Thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ, công nhân Nhà
16
trường tuyển dụng biên chế theo ngạch bậc, phụ cấp nghề nghiệp (nếu có)
theo quy định pháp luật hiện hành hoặc quy chế nội bộ của Nhà trường.
D, Trường TCNS8 chịu trách nhiệm pháp lý và báo cáo các cấp quản lý
về việc liên doanh liên kết: Quản lý nhân sự, tài sản hình thành Trung tâm,
nội dung chương trình hoạt động của Trung tâm, cũng như kết quả hoạt động
của nó trong từng giai đoạn.
2. Công ty TNHH dịch vụ thương mại May XNK Thành Nam
A, Cử cán bộ kỹ thuật tham gia lắp đặt thiết bị theo dây truyền công
nghệ (sản phẩm) dự kiến sản xuất.
B, Chuẩn bị vật tư: Nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất hàng hóa: lập kế
hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của
trung tâm.
C, Cử Giám đốc điều hành và cán bộ kỹ thuật, công nhân có đủ năng lực
điều hành quản lý và tổ chức sản xuất.
1 - Cử cán bộ và lãnh đạo của công ty có đủ năng lực làm Giám đốc điều
hành của Trung tâm.
2 - Cử cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có đủ năng lực và phẩm chất đạo
đức làm việc tại các vị trí trọng yếu của dây truyền sản xuất mà Nhà trường
chưa đảm nhiệm.
3 - Tuyển đủ số lượng lao động có đủ năng lực làm việc tại các vị trí của

dây truyền sản xuất.
D, Chịu trách nhiệm kinh phí thanh toán lương, tiền công cho cán bộ,
công nhân tham gia quản lý và sản xuất kể cả cán bộ, học sinh, giáo viên Nhà
trường tham gia quản lý và sản xuất (theo hạch toán của doanh nghiệp, không
theo mã ngạch lương của Nhà trường trả).
E, Hàng hóa sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo quy định pháp luật Nhà
nước CHXHCN Việt Nam hiện hành.
F, Công ty góp vốn và toàn bộ kinh phí phục vụ sản xuất, kinh doanh
17
(mua nguyên nhiên vật liệu, lương cán bộ, công nhân, tiền điện và nước, ) và
máy móc thiết bị (có bản kê kèm theo).
3. Trách nhiệm chung
- Hai bên phối hợp chặt chẽ giám sát hoạt động và kết quả sản xuất kinh
doanh hàng ngày theo kế hoạch sản xuất đã lập.
- Hai bên cùng phối hợp tuyển dụng lao động cho đủ nhu cầu của doanh nghiệp.
- Quan hệ của Công ty TNHH dịch vụ thương mại may XK Thành Nam
với Trung tâm bằng các phụ lục hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng phải có thanh
lý hợp đồng minh bạch về tài chính và mọi khoản mục chi phí cho sản xuất.
- Hàng tháng 2 bên họp rút kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất kinh doanh và
hạch toán kinh phí hoạt động và thống nhất phân phối lợi nhuận. (3 tháng đầu
nếu hạch toán thiếu Trường TCNS8 sẽ không chi trả bù mà Công ty TNHH
dịch vụ thương mại may XK Thành Nam phải chịu hoàn toàn phần kinh phí
thiếu hụt đó).
- Sau 03 tháng sản xuất thí điểm hai bên sẽ họp rút kinh nghiệm phải
hình thành được phụ lục hợp đồng bổ sung chi tiết đảm bảo quyền lợi của mỗi
bên và chính thức đi vào hoạt động.
VIII. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Trường Trung cấp nghề số 8
- Sớm ban hành quy chế lao động, phân loại bị trí công tác trả lương theo
sản phẩm hoặc vị trí làm việc trên cơ sở nguồn ngân sách TLĐLĐ Việt Nam

hỗ trợ trong năm; sao cho tương đối công bằng và kích thích tính tích cực làm
việc của mọi cán bộ công nhân viên toàn trường.
- Nhà trường lựa chọn cán bộ giáo viên tham gia làm việc tại Trung tâm
phải là những người tâm huyết và gương mẫu tích cực lao động bằng các giải
pháp động viên thích đáng. Vì đây là một Trung tâm đầu tiên được thành lập
sự thành hay bại phụ thuộc rất nhiều ý thức và trách nhiệm cũng như tinh thần
hợp tác của mọi thành viên Nhà trường. Và đây cũng là cơ sở để thành lập các
18
doanh nghiệp trực thuộc trường cho các ngành nghề tiếp theo.
2. Liên đoàn lao động tỉnh Nam Định
- Trong nhiều năm qua LĐLĐ tỉnh Nam Định đã quan tâm đầu tư cơ sở
vật chất và tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để nhà trường hoàn thành nhiệm
vụ. Song để Trung tâm hoạt động đạt hiệu quả cần sự hỗ trợ tích cực của
Thường trực, của các ban thuộc LĐLĐ tỉnh và ban quản lý dự án xây dựng
khu B "Xã Nam Phong - TP Nam Định" giai đoạn 1 sớm hoàn tất, đặc biệt hệ
thống cổng, tường rào đảm bảo an ninh, quản lý tài sản. Cơ sở hạ tầng đường
đi ra vào và sân vườn xung quanh xưởng để đảm bảo môi trường, hệ thống
cung cấp nước sinh hoạt, nhà để xe cho người lao động
XI. KẾT LUẬN
- Trung tâm thực nghiệm may và thiết kế thời trang được thành lập là
một trong những cơ hội thay đổi quy mô, cơ cấu tổ chức là thể hiện sự phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu của trường Trung cấp nghề số 8 phù hợp
với năng lực hiện có.
- Đây là cơ hội ban đầu và là tiền đề cho Nhà trường xây dựng chiến lược
phát triển trong thời gian tới đảm bảo tính ổn định và phát triển bền vững.
- Trung tâm hoạt động có hiệu quả là góp phần thúc đẩy chất lượng đào
tạo cũng như quy mô đào tạo nghề May và Thiết kế thời trang của Nhà trường
cỉa thiện được một phần đời sống CBCNV Giáo viên Nhà trường.
Trường Trung cấp nghề số 8 kính đề nghị LĐLĐ tỉnh xem xét phê duyệt đề
án để Trung tâm thực nghiệm May và Thiết kế thời trang sớm đi vào hoạt động.

Nơi nhận:
- LĐLĐ Tỉnh Nam Định
- Lưu VP
TM BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN THÀNH
19
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 8
DANH MỤC THIẾT BỊ DỰ ÁN NGÀNH MAY
STT Tên thiết bị, công cụ dụng cụ ĐVT Năm dự án Số lượng Ghi chú
1
Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ TY 757
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2007 1
2
Máy may 2 kim động cơ PROTEX TY 845
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2007 1
3
Máy thùa khuy TAKING TK 871
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2007 1
4 Máy đính cúc TAKING TK 373 Bộ 2007 1
5
Máy cắt Km 8
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2007 1
6 Bàn là hơi Bộ 2007 1
7

Máy may bằng 1 kim Mitsuyin 8700
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2008 20
8
Máy may tự động cắt chỉ 1 kim
MITSUYIN MY 8700 - S - Y (SX: TQ)
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2008 10
20
9
Máy đính cúc MITSUYIN MY 8373
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2008 1
10
Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ MITSUYIN 8757
(SX: Trung Quốc)
Cái 2008 2
11
Bộ Bàn là hơi
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2008 1
12
Máy trần chun MY 008
(SX: Trung Quốc)
Cái 2008 1
27
Máy may bảng (DDI 8300S)
(Juki Trung Quốc)
Cái 2010 23
28

Máy lập trình (May nhám)
(Juki Trung Quốc)
Cái 2010 01
29
Máy giác mẫu
(SX: Trung Quốc)
Cái 2010 01
30
Máy cắt vòng EASTMAN
(Juki Trung Quốc)
Cái 2010 01
31
Máy thêu lập trình vi tính Tanaka 6 đầu
Máy dài 3m8, ngang 1m8, khung 2m7
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2010 01
32
Máy vắt gấu Mitsuyin
(SX: Trung Quốc)
Bộ 2010 01
21
33
Xe vận chuyển
Kích thước tối thiểu: 0,75m x 0,75m x 0 x 0,79
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 02
34 Nồi hơi điện Max Cái 2010 01
35
Dao xén giấy (lưỡi dây)
(Sản xuất: Việt Nam)

Bộ 2010 02
36
Bàn là hơi SILVERSTAR
Điện áp Voltage 110V/220V
Cái 2010 04
37
Chân mịt mí, má, 2 ly, 3 ly, kệ treo
(Sản xuất: Việt Nam)
Bộ 2010 10
38
Bộ giá
(Sản xuất: Việt Nam)
Bộ 2010 04
39
Bộ xếp 5 ly
(Sản xuất: Việt Nam)
Bộ 2010 02
40
Máy nén khí
Công suất HP - KW 1/2 - 0.37 Điện áp 220
(Sản xuất: Đài Loan)
Cái 2010 01
41
Bàn giác mẫu (làm baton)
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 06
42 Tủ đựng tài liệu
Kích thước d1000 x r457 x c1830 mm
Cái
2010

01
22
(39 x 17.82 x 71.37 inches)
(Sản xuất: Việt Nam)
43
Giá treo mẫu (treo baton, sản phẩm mẫu)
Kích thước: d0.75m x r0.75m x c1.2m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 02
44
Tủ treo sản phẩm mẫu
Kích thước: d2m x r0.5m x c1.8m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 01
45
Bàn trải vải, đánh số (d1.8m x r1.8m x cao 0.8m)
Kích thước: d1.8m x r1.8m x c0.8m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 20
46
Giá để hàng
Kích thước: r3m x c1.5m x bề dày 0.5m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 04
47
Kệ để hàng
Kích thước: d1.2m x r1.2m x cao 0.2m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 05
48

Bàn đóng gói
Kích thước: d1.2m x r1.8m x c0.8m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 08
23
49
Thùng để hàng có bánh xe
Kích thước: d1.2m x r0.8m x c0.9m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 9
50
Mắc treo quần áo
Kích thước 0.3m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 200
51
Cầu là
Kích thước: d1m x r0.6m x c0.75m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 04
52
Bàn mực sửa, thu hoạch
Kích thước: d1.8m x r1.2m x c0.8m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 04
53
Băng chuyền
Kích thước d1.2m x r0.5m x c0.75m
Chiếc 2010 40
54

Ghế ngồi
Kích thước d1m x r0.5m x c0.75m
(Sản xuất: Việt Nam)
Cái 2010 100
Tổng cộng danh mục (số lượng thiét bị) 457
Tổng số tiền dự án
2.579.368.12
0
24

×