Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG Thương mại.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”

TÊN CƠNG TRÌNH:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở BÌNH DƯƠNG.

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ

TPHCM, Ngày 18 tháng 6 năm 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ...............................................1
1.1. Các khái niệm
...................................................................................................................................1
1.1.1. Thương mại điện tử (E-commerce) ...........................................................................................1
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử (electronic banking hay E-banking).............................................1
1.2. Các hình thái phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
........................................................................2
1.2.1. Website quảng cáo (Brochure-ware).........................................................................................2
1.2.2. Thương mại điện tử (E-commerce) ...........................................................................................2


1.2.3. Kinh doanh điện tử (E-business) ...............................................................................................2
1.2.4. Ngân hàng điện tử (E-banking) .................................................................................................2
1.3. Các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng điện tử
1.3.1.1. Trung tâm cuộc gọi (Call centre) ......................................................................................3
1.3.1.2. Ngân hàng qua điện thoại (Phone banking) .....................................................................3
1.3.1.3. Ngân hàng qua mạng di động (Mobile banking- SMS banking) ....................................4
1.3.1.4. Ngân hàng tại nhà (Home banking) ..................................................................................4
1.3.1.5. Ngân hàng qua mạng (Internet banking) ..........................................................................5
1.3.1.6. Kiosk ngân
hàng.................................................................................................................6
1.3.2. Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ........................................................................................6
1.3.2.1. Tiền điện tử ( Digital Cash)...............................................................................................6
1.3.2.2. Séc điện tử ( Digital Cheques) ..........................................................................................6
1.3.2.3. Thẻ thông minh ( Stored Value Smart Card) ...................................................................6
1.4. Ưu, nhược điểm của ngân hàng điện tử
......................................................................................7
1.4.1. Ưu Về phía khách hàng............................................................................................................7
1.4.1.1.
1.4.1.2. Về phía ngân hàng..............................................................................................................7
1.4.1.3. Lợi ích đối với nền kinh tế ................................................................................................8
1.4.2. Nhược điểm
................................................................................................................................9
1.5. Đôi nét về công nghệ bảo mật, chữ ký điện tử và chứng chỉ số, chứng thực số
..................10


1.5.2. Chữ ký điện tử: (Chữ ký số)
....................................................................................................11
1.5.3. Chứng chỉ số (DC), chứng thực số (CA) ................................................................................11
1.6. Tổng quan về tình hình phát triển dịch vụ NHĐT trên thế giới và ở Việt Nam

................12
1.6.1. Tổng quan về tình hình phát triển dịch vụ NHĐT trên thế giới ............................................12
1.6.2. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam .....................................15
Kết luận chương 1
.................................................................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TRONG CÁC
NHTM Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY
..............................................................................................17
2.1. Các yếu tố cần thiết cho sự phát triển dịch vụ NHĐT tại Bình Dương
2.1.3.1. Trình độ và mức sống của người dân .............................................................................19
2.1.3.2. Sự hiểu biết và chấp nhận dịch vụ NHĐT ......................................................................20
2.1.3.3. Nguồn nhân lực của ngân hàng
.......................................................................................20
2.2. Tình hình phát triển dịch vụ NHĐT trong các NHTM ở Bình Dương hiện
nay................21
2.2.1. Dịch vụ Call Centre
..................................................................................................................21
2.2.2. Dịch vụ Phone Banking ...........................................................................................................22
2.2.3. Dịch vụ Mobie Banking – SMS Banking ...............................................................................23
2.2.4. Dịch vụ Home Banking............................................................................................................24
2.2.5. Dịch vụ Internet Banking.........................................................................................................25
2.2.6. Dịch vụ thanh toán thẻ
.............................................................................................................28
2.3. Khảo sát tình hình sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng ở Bình
Dương.......................29
2.3.1. Cách thức tiến hành
..................................................................................................................29
2.3.2. Kết quả khảo sát
.......................................................................................................................29
2.3.2.1. Đối với nhân viên ngân hàng...........................................................................................29

2.3.2.2. Đối với khách hàng
..........................................................................................................33
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong q trình phát triển dịch vụ NHĐT ở các ngân hàng tại


2.4.2.1. Khó khăn về vốn
..............................................................................................................39
2.4.2.2.
Khó khăn về cơng nghệ
2.4.2.3.
...................................................................................................39
2.4.2.4.
Khó khăn về cơ sở pháp lý
2.4.2.5. ..............................................................................................40
2.5. Một số hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ NHĐT ở các ngân hàng tại Bình
Dương.....................................................................................................................................................
.41
Kết luận chương 2
.................................................................................................................................42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC
NGÂN HÀNG TẠI BÌNH DƯƠNG
...................................................................................................43
3.1. Một số giải pháp đề xuất cho các ngân hàng
............................................................................43
3.1.1. Đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ NHĐT ..............................................................43
3.1.2. Nâng cao năng lực tài chính ....................................................................................................44
3.1.3. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và cơng nghệ.........................................................................44
3.1.4. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa dịch vụ NHĐT ................................................................45
3.1.5. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................................................45
3.1.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng ...............................................................................46

3.1.7. Đẩy mạnh liên kết, phối hợp giữa các ngân hàng ..................................................................47
3.1.8. Phổ biến, chuyển giao các kỹ thuật về ngân hàng điện tử đến các ngân hàng chi nhánh ở
huyện, thị xã
........................................................................................................................................47
3.2. Một số kiến nghị, đề xuất cho Chính phủ và các cơ quan chức năng
..................................47
3.2.1. Chính phủ cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển của hệ thống CNTT TT, phổ biến CNTT rộng rãi trong mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội .....................................47
3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý về NHĐT ......................................................................................48
3.2.3. Phát triển thương mại điện tử
..................................................................................................48
3.2.4. Tăng cường sự tự nguyện sử dụng NHĐT..............................................................................48


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng thươg mại cổ phần Á Châu

ATM

Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

CA

Chứng chỉ số


CMND

Chứng minh nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

HD Bank

Ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHĐT

Ngân hàng điện tử

NHTM

Ngân hàng thương mại

SCB


Ngân hàng Sài Gịn thương tín

TMĐT

Thương mại điên tử

VCB

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Việc gia nhập WTO cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã đặt ra cho
ngành ngân hàng nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh để tồn tại và phát triển, và vì vậy việc
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử gần như là một xu thế tất yếu mà các ngân hàng đều phải thực
hiện nếu muốn tồn tại. Lợi ích mà các dịch vụ này đem lại cho khách hàng và ngân hàng là rất lớn,
đó chính là sự nhanh chóng, chính xác và tiện lợi trong giao dịch, và các dịch vụ này cũng đem lại
những lợi ích to lớn cho nền kinh tế, giúp nước ta từng bước bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Hiện nay, ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng đều phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử và đã đạt
được những thành công nhất định ở một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Hà Nội… Tuy nhiên, ở Bình Dương, tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế khá cao trong những
năm gần đây, các dịch vụ này vẫn chưa được phát triển một cách đúng mức, số lượng khách hàng
tiếp cận cũng như sử dụng các dịch vụ này vẫn còn ở một mức hạn chế, vì vậy việc nghiên cứu
những thuận lợi và khó khăn của các ngân hàng ở Bình Dương trong việc phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử, và đưa ra những giải pháp để phát triển dịch vụ này tốt hơn ở Bình Dương là một vấn
đề cần thiết, vì với tốc độ phát triển hiện nay của Bình Dương nếu các dịch vụ đó phát triển tốt sẽ
đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Xuất phát vì những lý do trên đây, chúng tơi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu khoa học.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Bình
Dương, khảo sát sự hiểu biết của các chuyên viên ngân hàng và khách hàng về dịch vụ ngân hàng
điện tử, từ đó đề xuất ra những giải pháp phát triển dịch vụ này tốt hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
-

Không gian: các ngân hàng ở tỉnh Bình Dương.

-

Thời gian: từ năm 2000 đến nay.

-

Nội dung: những dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng này.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê, so sánh, tổng hợp,
phân tích, đánh giá.


5. Kết cấu của bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
-

Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử.

-


Chương 2: Thực trạng về việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong các ngân hàng
thương mại ở Bình Dương hiện nay.

- Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng tại Bình Dương.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Thương mại điện tử: (E-commerce)
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát,
TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện
điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông
qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả
hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng khơng gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình
thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch
thương mại, mua sắm qua Internet và mạng.
Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các
bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống và
các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở
cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là
khơng bị giới hạn bởi không gian địa lý.
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử: (electronic banking hay E-banking)
E-banking là một dạng của TMĐT ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đây
chính là sự kết hợp giữa một số dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin (CNTT)
và điện tử viễn thơng. Khi có nhu cầu giao dịch khách hàng khơng nhất thiết phải đến ngân hàng
mà vẫn có thể thực hiện một cách nhanh chóng thơng qua các kênh phân phối điện tử.
(Trương Đức Bảo, 2003) Với dịch vụ Ngân hàng điện tử (NHĐT), khách hàng có khả năng

truy nhập từ xa nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh tốn, tài chính dựa trên
các tài khoản lưu ký tại Ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới.
(The Australian Banking, 1999) Hay nói cách khác, dịch vụ NHĐT là một hệ thống phần
mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối
mạng máy tính của mình với ngân hàng.
Các khái niệm trên đều định nghĩa NHĐT thông qua các dịch vụ cung cấp hoặc qua kênh
phân phối điện tử. Định nghĩa này có thể đúng ở từng thời điểm nhưng khơng thể khái quát hết
được cả quá trình lịch sử phát triển cũng như tương lai phát triển của NHĐT, một định nghĩa tổng
quát nhất về NHĐT có thể được diễn đạt như sau: NHĐT bao gồm tất cả các dạng của giao dịch


2

giữa ngân hàng và khách hàng (cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ
liệu số hoá nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
1.2. Các hình thái phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:
Kể từ khi ngân hàng WellFargo, ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng
đầu tiên tại Mỹ (1989) đến nay, đã có rất nhiều tìm tịi, thử nghiệm, thành cơng cũng như thất bại
trên con đường xây dựng một hệ thống NHĐT hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Tổng
kết chung, hệ thống NHĐT được phát triển qua các hình thái sau:
1.2.1. Website quảng cáo: (Brochure-ware)
Đây là hình thái đơn giản nhất của NHĐT. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây
dựng NHĐT đều thực hiện theo hình thái này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa
những thông tin về ngân hàng, đưa sản phẩm lên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên
lạc…Thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thơng tin truyền thống như
báo chí, truyền hình… Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền
thống, tức là qua các chi nhánh ngân hàng.
1.2.2. Thương mại điện tử: (E-commerce)
Trong hình thái TMĐT, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho
những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thơng tin giao dịch chứng

khốn… Internet ở đây chỉ đóng vai trị như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi thêm
cho khách hàng. Hầu hết các ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này.
1.2.3. Kinh doanh điện tử: (E-business)
Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và
phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác. Giai
đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân
biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối
hợp chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet,
mạng không dây… giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và
chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa ngân
hàng, đối tác, khách hàng và cơ quan quản lý… Một vài ngân hàng tiên tiến trên thế giới đã xây
dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng được một NHĐT hồn chỉnh.
1.2.4. Ngân hàng điện tử: (E-banking)
Chính là mơ hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự
thay đổi hoàn toàn trong mơ hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân hàng này sẽ


3

tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp tồn bộ các giải pháp tài chính cho
khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm
cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
1.3. Các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng điện tử:
1.3.1. Các dịch vụ của ngân hàng điện tử:
1.3.1.1. Trung tâm cuộc gọi: (Call centre)
Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi
về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và thông
tin cá nhân. Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thơng tin được lập trình sẵn, Call
centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. Nhược điểm

của Call centre là phải có người trực 24/24 giờ.
Các dịch vụ Call center cung cấp:
- Cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như tiền gửi thanh toán, lãi
suất, tỷ giá…
- Tư vấn trực tiếp khi khách hàng gọi tới nhằm giải đáp, ghi nhận những thắc mắc của
khách hàng liên quan tới sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ của ngân hàng.
- Chủ động liên hệ với khách hàng nhằm thơng báo tình hình tài chính, ngày đến hạn các
khoản tiền hoặc các chương trình khuyến mại, sản phẩm, dịch vụ mới.
1.3.1.2. Ngân hàng qua điện thoại: (Phone banking)
Phone banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng chỉ cần nhấn các
phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng qui định để yêu cầu hệ thống trả lời các
thông tin cần thiết. Phone banking phục vụ khách hàng hoàn tồn miễn phí chỉ cần khách hàng
đến ngân hàng đăng ký sử dụng dịch vụ để được cấp mã số truy cập và mật khẩu. Đây là loại sản
phẩm cung cấp thơng tin ngân hàng qua điện thoại hồn tồn tự động. Do tự động nên các loại
thông tin được ấn định trước, các dịch vụ Phone banking cung cấp như:
- Thơng tin về tỷ giá hối đối, lãi suất, giá chứng khoán
- Kiểm tra số dư tài khoản
- Liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản
- Các thông báo mới nhất…


4

Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng u cầu cho các loại thơng tin nói trên. Hiện
nay qua Phone banking, thông tin được cập nhật, khác với trước đây khách hàng chỉ có thơng tin
của cuối ngày hôm trước.
1.3.1.3. Ngân hàng qua mạng di động: (Mobile banking- SMS banking)
Là hình thức thanh tốn trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với phương
thức thanh toán qua mạng Internet ra đời khi mạng lưới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng
thập niên 90. Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị

nhỏ (Micro payment) hoặc những dịch vụ tự động khơng có người phục vụ. Mobile bankingSMS banking là những kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng qua hệ thống mạng điện
thoại di động. Đây là qui trình thơng tin được mã hóa, bảo mật và trao đổi giữa trung tâm xử lý
của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng. Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần
đăng ký để trở thành thành viên chính thức trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ
bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh tốn. Sau đó, khách hàng
được nhà cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng này cung cấp một mã số định danh (ID). Mã số
này không phải số điện thoại và nó sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên điện thoại di động,
giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh tốn nhanh chóng, chính xác và đơn giản
hơn tại các thiết bị đầu cuối của điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ. Cùng với mã số định danh
khách hàng còn được cung cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh
toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh tốn u cầu. Sau khi hồn tất các thủ tục cần thiết thì khách
hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh tốn thơng qua điện thoại di động.
Các dịch vụ Mobile banking-SMS banking cung cấp như:
- Nhận tin nhắn khi số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thẻ thay đổi
- Xem số dư tài khoản tiền gửi, số dư thẻ hiện tại
- Xem 5 liệt kê giao dịch gần nhất
- Nạp tiền điện thoại di động từ tài khoản ngân hàng
- Thanh toán các hóa đơn: tiền điện, nước, cước điện thoại bàn…
1.3.1.4. Ngân hàng tại nhà (Home banking)
Với ngân hàng tại nhà (Home banking), khách hàng giao dịch với các ngân hàng qua mạng
nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Thông qua hệ thống máy chủ,
mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thơng tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao
đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng. Với dịch vụ Home banking, khách hàng có thể
thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo Nợ, báo Có… Để sử


5

dụng được dịch vụ Home banking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối
với hệ thống máy tính của Ngân hàng thơng qua modem – đường điện thoại quay số, đồng thời

khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này mới được kết nối với hệ
thống Home banking của Ngân hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh tốn qua Home banking được thực
hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xác nhận an toàn hơn.
Các dịch vụ Home banking cung cấp:
- Tra cứu số dư tài khoản, yêu cầu xác nhận số dư tài khoản
- Tra cứu thông tin chung về biểu phí, thơng tin tài chính, thơng tin ngân hàng…
- Chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng đến các tài khoản khác
trong cùng hệ thống ngân hàng.
- Chuyển tiền từ tài khoản của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ thống ngân hàng
hoặc người nhận tiền mặt bằng CMND, passport… trong hoặc ngoài hệ thống ngân hàng.
- Thực hiện các lệnh thanh toán trong nước (ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…)
- Thực hiện mua bán ngoại tệ qua tài khoản, chuyển đổi các loại ngoại tệ từ tài khoản tiền
gửi thanh toán ngoại tệ sang tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ trong hệ thống
1.3.1.5. Ngân hàng qua mạng (Internet banking)
Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản
cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia khách hàng truy cập vào
website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết. Thông tin rất
phong phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như thơng tin khác về ngân hàng.
Khách hàng cũng có thể truy cập vào website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân
hàng. Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó
với rủi ro trên phạm vi tồn cầu. Đây là trở ngại lớn vì đầu tư hệ thống bảo mật rất tốn kém.
Các dịch vụ Internet banking cung cấp như:
- Xem thông tin tỷ giá, lãi suất
- Xem những thông tin mới nhất về ngân hàng (khai trương, quà tặng, khuyến mãi…),
mạng lưới điểm giao dịch, những tin tức kinh tế
- Xem số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại
- Vấn tin lịch sử giao dịch
- Khách hàng có thể gửi các thắc mắc, góp ý về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và sẽ
được giải quyết một cách nhanh chóng



6

- Thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại…
- Thanh toán trực tuyến qua mạng…
1.3.1.6. Kiosk ngân hàng:
Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng
cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet
tốc độ cao. Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập,
cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ
mình.
1.3.2. Các sản phẩm của ngân hàng điện tử:
1.3.2.1. Tiền điện tử ( Digital Cash)
Tiền điện tử là phương thức thanh toán trên Internet. Người muốn sử dụng tiền điện tử phải
gửi yêu cầu đến ngân hàng. Ngân hàng phát hành tiền điện tử sẽ phát hành một bức điện được ký
phát bởi mã cá nhân (private key) của ngân hàng và được mã hóa bởi khóa cơng khai (Public
key) của khách hàng. Nội dung bức điện bao gồm thông tin xác định người phát hành, địa chỉ
Internet, số lượng tiền, số series, ngày hết hạn (nhằm tránh việc phát hành hoặc sử dụng 2 lần).
Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách hàng cụ thể. Khách hàng cất giữ tiền điện tử trên
máy tính cá nhân. Khi thực hiện một giao dịch mua bán, khách hàng gửi đến nhà cung cấp một
thông điệp điện tử được mã hóa bởi khóa cơng khai của nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhà
cung cấp dùng khóa riêng của mình để giải mã thơng điệp đồng thời kiểm tra tính xác thực của
thơng điệp thanh tốn này với Ngân hàng phát hành cũng bằng mã hóa công khai của Ngân hàng
phát hành và kiểm tra số series tiền điện tử.
1.3.2.2. Séc điện tử ( Digital Cheques)
Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như trên để chuyển phát séc và hối phiếu điện tử trên mạng
Internet. Séc điện tử có nội dung giống như séc thường chỉ khác biệt duy nhất là Séc này được ký
điện tử (tức là việc mã hóa thơng điệp bằng mật mã cá nhân của người ký phát séc). Khi ngân
hàng của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu séc, họ sẽ đánh dấu lên thông điệp điện tử

và việc thơng điệp này được mã hóa bởi mã khóa cơng khai của ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ
sở cho việc thanh tốn séc điện tử này.
1.3.2.3. Thẻ thơng minh ( Stored Value Smart Card)
Là một loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý (micro – processor chip). Người sử dụng thẻ
nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong việc mua hàng. Số tiền được ghi trong thẻ sẽ được trừ lùi cho
tới zero. Lúc đó chủ sở hữu có thể nạp lại tiền hoặc vứt bỏ thẻ. Thẻ thông minh được sử dụng


7

trong rất nhiều loại giao dịch như ATM, internet banking, home banking, telephone banking hoặc
mua hàng trên internet với một đầu đọc thẻ thơng minh kết nối vào máy tính cá nhân.
1.4. Ưu, nhược điểm của ngân hàng điện tử
1.4.1. Ưu điểm:
1.4.1.1. Về phía khách hàng
- Nhanh chóng, thuận tiện: Ưu điểm lớn nhất mà các dịch vụ NHĐT mang đến cho khách
hàng chính là sự tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mà các giao dịch
kiểu truyền thống khó có thể đạt được. Khách hàng nắm bắt thông tin ngân hàng nhanh hơn,
thông tin nhận được phong phú và tiện ích. Đồng thời, thực hiện các lệnh thanh toán cũng nhanh
hơn.
- Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí: Với hệ thống này khách hàng sẽ tiết kiệm được thời
gian không cần phải đến ngân hàng, không cần phải ngồi chờ ở ngân hàng đến lượt mình giao
dịch mà vẫn có thể giao dịch và biết được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình kể cả
ngồi giờ hành chính. Đồng thời, cũng tiết kiệm được chi phí đi lại, giao dịch với ngân hàng. Và
hơn nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hóa, khách hàng được phục vụ tận tụy và chính xác thay vì
phải tùy thuộc vào thái độ phục vụ khác nhau của các nhân viên ngân hàng.
- Quản lý tài sản hiệu quả: Khách hàng biết chính xác, kịp thời tình trạng tài khoản tiền gửi,
tiền vay. Quản lý cơng nợ chính xác, hiệu quả hơn. Khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào
vẫn nắm bắt thông tin nhanh chóng, quản lý các tài khoản của mình hiệu quả.
1.4.1.2. Về phía ngân hàng:

- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu: việc phát triển dịch vụ NHĐT giúp ngân hàng tiết kiệm
được chi phí mở các phịng giao dịch và giảm số lượng nhân viên, theo đó các chi phí liên quan
đến hoạt động giao dịch, thanh tốn, kiểm đếm, chi phí đi lại sẽ được giảm thiểu. Chi phí giảm so
với giao dịch theo phương pháp truyền thống sẽ góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng. Đồng
thời, việc mang đến những tiện lợi cho khách hàng sẽ làm cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngày
càng nhiều, từ đó thu được những khoản tiền nhàn rỗi để đem đi đầu tư, mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng.
- Tăng khối lượng giao dịch: do sự thuận lợi trong việc giao dịch không bị giới hạn bởi thời
gian, không gian nên khối lượng khách hàng giao dịch ngày đơng từ đó dẫn đến khối lượng giao
dịch tăng lên một cách nhanh chóng.
- Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng: Khả năng giữ và thu hút khách hàng của
NHĐT cao. Chính nhờ những tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng (phần mềm tối ưu, nhà


8

cung cấp dịch vụ mạng ưu tú, dịch vụ Internet thơng thống) từ việc thuận lợi trong giao dịch sẽ
thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng trung
thành của ngân hàng.
- Cung cấp dịch vụ trọn gói: Với mơ hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả
năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh
là rất cao. Đặc biệt NHĐT có thể cung cấp dịch vụ chéo. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết
với các cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm
tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo
hiểm, đầu tư, chứng khoán...
- Mở rộng phạm vi hoạt động: ưu điểm của NHĐT là có khả năng thu hút trên phạm vi rộng
về khách hàng bất kỳ thời điểm nào (24/24h/ngày) với mọi khoảng cách về khơng gian, thời gian.
Chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí
giao dịch... với sự trợ giúp của CNTT, dịch vụ NHĐT giúp các ngân hàng có thể cung cấp các
dịch vụ với tốc độ cao và liên tục, đồng thời giúp cho các ngân hàng ln tự đổi mới, hồ nhập và

phát triển khơng chỉ ở thị trường trong nước mà cịn hướng tới thị trường nước ngoài, thực hiện
chiến lược toàn cầu hóa, vươn tới mọi nơi mà khơng cần mở thêm chi nhánh.
- Nâng cao hình ảnh, khả năng cạnh tranh của ngân hàng: NHĐT là công cụ quảng bá,
khuyếch chương thương hiệu toàn cầu của ngân hàng thương mại (NHTM) một cách sinh động
và hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: thông qua các dịch vụ của NHĐT, các lệnh về chi trả,
nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn chu chuyển nhanh,
thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thơng
hàng hố, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng
truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với một NHĐT.
1.4.1.3. Lợi ích đối với nền kinh tế:
- Về mặt xã hội - kinh tế, NHĐT góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch
vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế
giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động TMĐT phát triển.
- Việc cơng nghệ hóa – hiện đại hóa trong giao dịch ngân hàng góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế, hạn chế được những thời gian nhàn rỗi vơ ích, giúp đất nước ngày càng tiến
gần với trình độ phát triển của các nước trên thế giới.


9

- Dịch vụ NHĐT làm thỏa mãn khả năng chi trả cho các nhu cầu kinh tế - xã hội ở bất cứ
nơi nào, làm giảm các chi phí xã hội như chi phí in ấn, bảo quản, kiểm tiền, đếm tiền, chuyển
tiền…
- Giảm lưu thông tiền mặt trong xã hội từ đó giúp Nhà nước quản lý tốt hơn về tiền tệ, kiểm
soát các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, tham nhũng…
- Tăng lòng tin của người dân với ngân hàng, với Chính phủ từ đó góp phần bình ổn chính
sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho việc huy động vốn, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng hiệu quả.
1.4.2. Nhược điểm:

- Vốn đầu tư lớn: Để xây dựng hệ thống E-banking địi hỏi phải có lượng vốn đầu tư khá
lớn để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị, chưa kể chi phí cho
hệ thống dự phịng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới cơng nghệ trong tương
lai. Bên cạnh đó, mảng dịch vụ này cũng địi hỏi nguồn nhân lực kỹ thuật có năng lực để quản trị,
vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà khơng phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu
tư. Ngoài ra, việc đầu tư vào mảng dịch vụ này có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào hệ
thống hạ tầng truyền thông quốc gia, môi trường kinh tế, mơi trường pháp lý, trình độ phát triển
kinh tế của các doanh nghiệp và của cá nhân… tức là còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của
cả một quốc gia chứ không riêng một NHTM nào.
- Rủi ro cao: vấn đề nan giải chính là ở chỗ tính an tồn và bảo mật của hệ thống, hệ thống
có thể bị xâm phạm, bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán. Khách hàng chưa tin tưởng lắm về độ
bảo mật, an toàn của dịch vụ NHĐT, đối với họ nếu có xảy ra tranh chấp thì chứng từ bằng giấy
vẫn luôn là bằng chứng hùng hồn hơn chứng từ điện tử. Thực sự rủi ro trong dịch vụ này là
khơng nhỏ bởi vì khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào chẳng biết do
sơ suất hoặc bị Hacker ăn cắp bằng cơng nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản bị mất khách hàng
không biết tại bản thân nhầm lẫn hay tại ngân hàng. Mặt khác, đặc trưng của dịch vụ NHĐT khác
với dịch vụ ngân hàng truyền thống là nhanh chóng đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, thời
gian thử nghiệm ngắn nên nguy cơ xảy ra rủi ro cao.
- Phụ thuộc vào cơng nghệ, trình độ kỹ thuật: hầu hết các giao dịch của NHĐT đều được
thực hiện trên hệ thống mạng máy vi tính, do đó nó phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế, cấu trúc, liên
kết và quy mô hoạt động của các hệ thống cơng nghệ, trong khi đó hệ thống CNTT ở Việt Nam
vẫn chưa phát triển, do đó đây là một hạn chế rất lớn trong việc phổ biến dịch vụ NHĐT.


10

- Phụ thuộc vào đối tác thứ ba: các vấn đề ứng dụng CNTT như quá trình vận hành, đảm
bảo an ninh… đều có liên hệ với đối tác thứ ba (ví dụ như các cơng ty phần mềm máy tính,
truyền thơng). Trong đó, nhiều phần quan trọng của kênh phân phối như internet, truyền thông và
các kỹ thuật công nghệ liên quan khác đều không nằm trong sự kiểm sốt trực tiếp của ngân

hàng. Do vậy, ngân hàng khó có thể kiểm sốt kỹ thuật đối với tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà
còn phải phụ thuộc vào đối tác thứ ba, và đây cũng là một khó khăn đối với sự phát triển của dịch
vụ NHĐT.
1.5. Đôi nét về công nghệ bảo mật, chữ ký điện tử và chứng chỉ số, chứng thực
số:
1.5.1. Công nghệ bảo mật:
- SET (Secure Electronic Transaction - Giao dịch điện tử an toàn):
Là tiêu chuẩn bảo mật mới nhất trong TMĐT. Một chuẩn mới cho việc giao dịch qua thẻ tín
dụng trên Internet. Là một giao thức bảo mật do Microsoft phát triển, SET có tính riêng tư, được
chứng thực và rất khó thâm nhập nên tạo được độ an tồn cao. SET đã được chấp thuận bởi một
số tổ chức và cơng ty đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực TMĐT, trong đó có Microsoft,
Netscape, Visa và Mastercard. Bằng việc sử dụng công nghệ chữ ký điện tử, SET cho phép các
công ty bán hàng xác thực người mua một cách an toàn. SET cũng bảo vệ người mua bằng một
cơ chế cho phép chuyển số thẻ tín dụng của khách hàng cho ngân hàng phát hàng thẻ để xác thực
và thanh tốn, khơng qua sự can thiệp của cơng ty bán hàng. Nhằm làm tăng khả năng an toàn
cho các giao dịch trên Internet đặc biệt là các giao dịch bán hàng. Tuy nhiên, SET ít được sử
dụng do tính phức tạp và sự địi hỏi phải có các bộ đọc card đặc biệt cho người sử dụng
- SSL (Secure Socket Layer): là công nghệ bảo mật do hãng Nescape phát triển, tích hợp
sẵn trong bộ trình duyệt của khách hàng, đó là một cơ chế mã hóa (encryption) và thiết lập một
đường truyền bảo mật từ máy của ngân hàng đến khách hàng (https). Với cơ chế này, khách hàng
của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thơng tin cá nhân bao gồm cả
số thẻ tín dụng sẽ khơng bị đánh cắp qua Internet. SSL đơn giản và được ứng dụng rộng rãi.
- Mã hóa đường truyền: Mã hóa thơng tin là chuyển thông tin sang một dạng mới khác dạng
ban đầu, dạng mới này gọi chung là văn bản mã hóa. Việc mã hóa được thực hiện dựa trên một
tập các quy tắc mà thực thể gửi và nhận quy ước sử dụng, tập các quy tắc đó gọi là mật mã.
- Bức tường lửa (Firewall): là kỹ thuật được tích hợp vào hệ thống để chống lại sự truy cập
trái phép nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ cũng như chống lại sự xâm nhập vào hệ thống
của một số thông tin không mong muốn (như virut). Cũng có thể hiểu rằng firewall là một cơ chế



11

để bảo vệ mạng tin tưởng khỏi các mạng không tin tưởng (ví dụ như internet), bảo vệ một hệ
thống mạng riêng hoạt động trong một môi trường mạng chung.
1.5.2. Chữ ký điện tử: (Chữ ký số)
Trong giao dịch truyền thống, khi khách hàng giao dịch với ngân hàng, trước hết, họ được
yêu cầu khai báo họ tên, xuất trình CMND/Passport nhằm kiểm tra thông tin để xác thực khách
hàng. Khi thực hiện giao dịch, khách hàng được yêu cầu ghi vào giấy và ký tên, việc làm này
nhằm đảm bảo khách hàng không thể từ chối giao dịch mà mình đã yêu cầu thực hiện đồng thời
đảm bảo nội dung giao dịch mà khách hàng yêu cầu được toàn vẹn. Để giao dịch trên mạng được
đảm bảo thì chữ ký điện tử phải đảm bảo được các yêu cầu như thực hiện một giao dịch truyền
thống. Chữ ký điện tử là công cụ điện tử ký vào tài liệu điện tử mà có tác dụng xác thực tính
trung thực của tài liệu điện tử đã ký. Khi đưa chữ ký điện tử vào một văn bản nào đó đồng nghĩa
rằng người thực hiện đã ký, chấp nhận nội dung trên văn bản đó. Chữ ký điện tử có thể được thể
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như username, password hoặc nhấn nút submit. Theo điều
21, Luật giao dịch điện tử “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh
hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với
thơng điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận
của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu ký”. Đặc điểm của chữ ký điện tử là không gắn
liền một cách vật lý với tài liệu được ký, được kiểm tra bằng các thuật tốn kiểm tra chữ ký được
cơng bố cơng khai, người dùng đều có thể kiểm tra được, bản sao của thông báo được ký số là
đồng nhất với bản gốc. Do vậy, cần phải có phương pháp để ngăn chặn thông báo đã được ký số
được sử dụng lại. Phương pháp ký lên các thông báo gồm 2 phần là ký (được giữ bí mật) và kiểm
tra chữ ký (được cơng khai) và nó được gọi là lược đồ chữ ký điện tử.
Chữ ký số được áp dụng nhiều trong Internet banking bởi nó đảm bảo đủ 4 yếu tố của an
tồn thơng tin là bí mật, tồn vẹn, xác thực và đặc biệt là tính khơng chối bỏ. Tính khơng chối bỏ
là yếu tố quan trọng, giúp xác định chính xác người thực hiện các giao dịch, chống tấn công
fishing (lừa đảo) trên mạng.
1.5.3. Chứng chỉ số (DC), chứng thực số (CA):
Chứng chỉ số (Digital certificate) là tài liệu số được gắn với khóa cơng khai (pulic key)

được dùng để nhận dạng ra đúng người (hay máy) đã gửi (hoặc nhận) dữ liệu điện tử. Chứng chỉ
số được phát hành bởi thành viên thứ ba (Certificate Authory –CA), là một tổ chức cung cấp các
thuật toán và quản lý chữ ký điện tử (Ví dụ như Verisign, e-Trust), chuyên cung cấp, xử lý và
chứng nhận chữ ký điện tử trong các giao dịch trên mạng. Chứng chỉ số phải đảm bảo các quy


12

tắc: tính duy nhất (trên tồn thế giới), xác thực được nguồn gốc (đảm bảo không bị giả mạo), xác
thực được thơng tin cá nhân, đảm bảo tính tồn vẹn dữ liệu.
1.6. Tổng quan về tình hình phát triển dịch vụ NHĐT trên thế giới và ở Việt
Nam:
1.6.1. Tổng quan về tình hình phát triển dịch vụ NHĐT trên thế giới:
Ngày nay, TMĐT đang là một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. TMĐT đang phát triển
nhanh và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh, thay đổi hình thức, nội dung hoạt
động kinh tế, văn hóa, xã hội của lồi người.
Để thúc đẩy q trình hội nhập, thu hút khách hàng cũng như giành giật cơ hội trong kinh
doanh, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đang không ngừng tăng cường và đưa ra các dịch vụ
tiện lợi, nhanh gọn và được hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ hiện đại như máy giao dịch tự
động (ATM), máy thanh toán tại các điểm bán hàng (POS), mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân
hàng thơng qua mạng điện thoại, máy tính cá nhân…
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), của khoa
học kỹ thuật, của công nghệ mới như Internet, mạng điện thoại di động, Web…, mô hình ngân
hàng với hệ thống quầy làm việc, những tịa nhà cao ốc, giờ làm việc hành chính 7, 8 giờ sáng
đến 4, 5 giờ chiều (“brick and mortar” Banking) đang dần được cải tiến và thay thế bằng mô hình
ngân hàng mới – ngân hàng điện tử (“ click and mortar” Banking). Khẳng định bằng những thành
công trong những năm qua, NHĐT đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mơ hình tất
yếu cho hệ thống ngân hàng trong thế kỷ 21.
Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và
vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… các ngân hàng

ngồi việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh tốn điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao
dịch điện tử (E – Banking) như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ
tín dụng Smart Card, Visa, Master card… và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như: Internet
Banking, Mobile banking, Telephone Banking, Home Banking. Theo thống kê của Stegman, năm
2001 ở Mỹ có trên 14 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Ở Anh, theo
khảo sát của BACS (Bankers Automated Clearing Services) vào năm 2002, số người thanh tốn
hóa đơn và chuyển tiền qua internet hoặc qua điện thoại đã tăng mạnh. Trong năm 2002 đã có 7,2
triệu người thanh tốn các loại chi phí và chuyển khoản theo đường này tăng 44% so năm 2001
và đã có tổng cộng 72 triệu lượt thanh tốn trực tuyến, trong đó số người sử dụng thẻ tín dụng
chiếm hơn một nửa.


13

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các dịch vụ
NHĐT từ rất sớm. Tại Hồng Kơng, dịch vụ NHĐT có từ năm 1990, còn các ngân hàng ở
Singapore cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet Banking ở
Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia hoạt động ngân hàng trực tuyến từ
năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh
vực này. Theo một khảo sát của IDC, đến hết năm 2002, có 16,8 triệu khách hàng sử dụng các
dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở tám nước và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Australia, Hồng Kông,
Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Đài Loan.
Tại Mỹ, những ngân hàng lớn tham gia kinh doanh trực tuyến ngày càng nhiều, theo báo
cáo của FDIC (tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ), số ngân hàng có tài sản dưới 100 triệu USD có
cung cấp dịch vụ NHĐT chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi đó số ngân hàng có tài sản lớn hơn 10
tỷ USD có dịch vụ NHĐT chiếm tới 84% (Bảng 1)
Bảng 1: Số lượng ngân hàng có mặt trên mạng Internet (năm 2001)
Tổng tài sản (triệu USD)

Số ngân hàng Có mặt trên mạng (%)


Ít hơn 100

5,912

5

Từ 100 đến 500

3,403

16

Từ 500 đến 1000

418

34

Từ 1000 đến 3000

312

42

Từ 3000 tới 10.000

132

52


Trên 10.000

94

84

(Nguồn: [FDIC01])
Kể từ giai đoạn có mặt trên mạng tới khi cung cấp đầy đủ dịch vụ trực tuyến là cả một quá
trình. Vào thời điểm năm 2000, trong số Top 100 ngân hàng của Mỹ thì có 36% khơng có mặt
trên mạng, 41% chỉ cung cấp thơng tin và cịn lại 23% là cung cấp đầy đủ dịch vụ ngân hàng trực
tuyến. Cũng trong năm này đã có khoảng 1.100 ngân hàng lớn nhỏ tại Mỹ cung cấp đầy đủ mọi
dịch vụ ngân hàng qua mạng, con số này tăng lên 1.200 vào cuối năm 2003 và đạt tới hơn 3.000
vào cuối năm 2005 (Trần Hồng Ngân, Ngơ Minh Hải, 2004)
Trong những năm vừa qua, NHĐT đã phát triển lớn mạnh và nhanh chóng. Theo nghiên
cứu của Jupiter Media, tổng số các giao dịch qua mạng của toàn bộ các ngân hàng tại Mỹ đã tăng
77,6% chỉ trong vòng một năm từ tháng 07/2000 tới tháng 07/2001, trong khi đó, cùng thời gian,
lưu lượng giao thông trao đổi thông tin qua hệ thống World Wide Web chỉ tăng 19,8% trong
cùng kỳ. Một cơ quan nghiên cứu trên mạng: Datamonitor đã báo cáo cho giai đoạn 2002 cho đến


14

hết năm 2003 số lượng tài khoản NHĐT tại Châu Âu tăng trung bình 34%/năm và tăng từ 14,3
triệu tài khoản năm 2002 lên xấp xỉ 43,2 triệu tài khoản vào cuối năm 2005, và số lượng người sử
dụng dịch vụ NHĐT sẽ tăng lên nhanh chóng. Giao dịch qua NHĐT vào năm 2005 chiếm từ 5 –
10% tổng khối lượng giao dịch của các ngân hàng bán lẻ ở Mỹ và Châu Âu. Tại Pháp, số lượng
tài khoản NHĐT đã tăng 75%/năm, một tốc độ tăng khá cao. ()
Theo các số liệu mới nhất, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ở Mỹ từ năm 2008
trở về đây đã có những bước phát triển thần tốc:

Theo nhóm nghiên cứu Aite, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động ở Mỹ đã tăng
mạnh từ mức không đáng kể của năm 2006 lên 1,7 triệu người vào cuối năm 2007 và đạt mức
hơn 8 triệu vào cuối năm 2008. Nhóm này ước tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 35 triệu người
Mỹ sử dụng các dịch vụ nhiều tiện ích này. Nhưng một nghiên cứu của Gartner được
Computerworld Singapore trích dẫn cho biết dự kiến trong năm 2008 có khoảng 33 triệu người
sử dụng cách thanh tốn qua điện thoại trên tồn thế giới, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình
Dương dẫn đầu với 28 triệu. Gartner thậm chí dự báo đến năm 2011, số người thanh toán qua
điện thoại di động sẽ tăng gấp ba, lên khoảng 103,9 triệu. Hiện có 9/10 ngân hàng hàng đầu của
Mỹ cung cấp dịch vụ ngân hàng di động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của nhóm
Aite, cung cấp và ứng dụng cơng nghệ mới chỉ là bước đầu. Để tiến xa hơn, các ngân hàng cần
phải củng cố uy tín và cơng nghệ. (Nguồn: tuổi trẻ online)
(Văn Hân, 2009) Trong một báo cáo được cơng ty phân tích thị trường Tower Group cơng
bố hơm 27/5/2009, số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng di động (Mobile Banking) tại Mỹ
được dự báo tăng gấp 5 lần vào năm 2013. Chỉ trong năm 2009, số người dùng dịch vụ ngân hàng
di động tại Mỹ được dự báo tăng gấp đôi, đạt 10 triệu người (so với mức 4,9 triệu người dùng
trong năm 2008). Tower Group dự báo năm 2013 sẽ có 53,1 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ
ngân hàng di động trên smartphone và các thiết bị khác. Khảo sát của Tower Group cho biết 10%
số khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đang sử dụng dịch vụ ngân hàng di động.
Cá biệt có ngân hàng có 25% khách hàng trực tuyến sử dụng dịch vụ này. Đầu năm 2008, Ngân
hàng Mỹ (BOA) cho biết đã có gần 2 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động, tăng
gấp đôi con số 9 tháng trước đó.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết ngày 6/5/2010, về tình hình sử dụng dịch vụ
ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) của Hàn Quốc đã tăng 11,4% trong quý I với số liệu của
ba tháng đầu năm. Giá trị giao dịch trực tuyến đạt mức trung bình 33 triệu won/ngày trong giai
đoạn từ tháng Một đến tháng Ba. Theo Ngân hàng Hàn Quốc cho biết giá trị giao dịch trực tuyến


15

đã tăng mạnh so với con số 29,7% của quý IV năm 2009. Con số này dựa trên số lượng người

giao dịch đăng nhập vào tài khoản trực tuyến để kiểm tra lưu trữ tài khoản, chuyển khoản, vay và
trả nợ thông qua Internet. Tuy vậy, lượng giao dịch sử dụng dịch vụ ngân hàng cung cấp qua điện
thoại di động vẫn chỉ chiếm 7%, đây như một lời ngỏ cho thị trường cung cấp. (Nguồn:
)
(Hoàng Dũng, 2008) Theo hãng Juniper Research nghiên cứu, đến năm 2011 thị trường
dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ thu hút được khoảng 816 triệu người dùng. Và uớc tính tổng giá
trị giao dịch thơng qua dịch vụ này trên tồn cầu sẽ đạt tới con số 37 tỉ USD – tăng hơn 13 lần so
với con số của năm 2007 (2,7 tỉ USD). Juniper dự báo Trung Quốc và khu vực viễn Đông sẽ là
những thị trường có số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng di động nhiều nhất thế giới. Đứng ở
vị trí tiếp theo là Tây Âu và Ấn Độ.
1.6.2. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của TMĐT, NHĐT tại Việt Nam cũng đã có được những bước tiến
quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất cịn q mới mẻ và do khách hàng cũng chưa thực sự quan
tâm lắm tới những dịch vụ này, các NHTM tại Việt Nam vẫn rất thận trọng và dè dặt khi tung ra
những sản phẩm dịch vụ mới. Để phục vụ cho hệ thống thanh tốn cho TMĐT, cơng ty Phần
mềm và Truyền thơng VASC đã xây dựng cổng thanh tốn VASC Payment để làm cơ sở cho hệ
thống thanh toán qua mạng Internet và hệ thống quản lý chứng chỉ số - VASC CA (Certificate
Authority), để cung cấp chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử làm cơ sở pháp lý cho giao dịch
điện tử, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như nhà cung cấp dịch vụ, là xương sống cho sự phát
triển TMĐT.
Với công nghệ khá giống nhau cho phép bảo mật hai lớp (OTP), hàng loạt ngân hàng trong
năm 2009 đã tung ra dịch vụ thanh tốn trực tuyến qua internet. Tính đến nay, thậm chí có những
ngân hàng như Techcombank, Vietcombank, MB, …đã bắt đầu ứng dụng cơng nghệ cho phép
khách hàng thanh tốn qua điện thoại di động.
Trên thực tế, dịch vụ internet banking hay rộng hơn là dịch vụ ngân hàng điện tử đã được
nhiều ngân hàng triển khai khá sớm từ khoảng 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong thời gian đầu,
mức độ ứng dụng dịch vụ này khá hạn chế, chỉ cho phép khách hàng theo dõi số dư tài khoản, tra
cứu thông tin giao dịch… qua internet hoặc tin nhắn qua điện thoại di động.
Bước phát triển tiếp theo của dịch vụ ngân hàng điện tử là thanh toán qua internet chỉ bắt
đầu vào năm 2008. Techcombank khi đó là ngân hàng tiên phong triển khai đại trà dịch vụ thanh

toán qua internet với mọi đối tượng khách hàng. “Công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, ngày


16

7/4/2010 đã công bố bản báo cáo NetCitizens Việt Nam về tình hình sử dụng và tốc độ phát triển
của mạng Internet, và mối liên hệ với việc phát triển dịch vụ trực tuyến tại thị trường này. Khảo
sát cho thấy ngân hàng trực tuyến đang dần trở nên phổ biến với mức tăng trưởng từ 7% đến 11%
ở Hà Nội và TPHCM trong vòng ba năm (2007, 2008 và 2009)” (Nguồn: SaiGon Times)
Sự nở rộ các dịch vụ ngân hàng điện tử trong hơn một năm qua (năm 2009) mới chỉ là bước
khởi đầu. Nó cho thấy một điều, các ngân hàng đã ý thức rất rõ sức mạnh công nghệ trong việc
nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường. Thói quen giao dịch trực tiếp của khách hàng
chắc chắn sẽ chưa thể nhanh chóng thay đổi, nhưng khi những giao dịch hiện đại được các ngân
hàng phát triển nhiều hơn nữa thì chắc chắn thói quen đó sẽ dần bị thay thế. Lấy minh chứng về
dịch vụ thẻ thanh toán, lúc đầu khi số lượng ATM, POS cịn ít, số lượng ngân hàng phát hành thẻ
chưa nhiều thì mức độ phổ cập thấp. Nhưng khi các liên minh thẻ kết hợp cho phép thẻ rút tiền
tại nhiều ATM khác nhau, các dịch vụ tài khoản được cung ứng rộng rãi thì số lượng thẻ được
phát hành đã tăng hàng vài triệu thẻ mỗi năm.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã đưa ra những khái niệm cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như những
lợi ích mà nó đem lại khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế của đất nước. Chương này cũng đưa
ra những ưu điểm, nhược điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử và sự phát triển của nó trên thế giới
và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tất cả những điều này đã giúp chúng ta có được một
cái nhìn khái quát nhất về dịch vụ ngân hàng điện tử, để từ đó cho thấy việc phát triển dịch vụ
này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển
dịch vụ Ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời
vấn đề về pháp lý và cơng nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai thành công dịch
vụ Ngân hàng điện tử.



17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TRONG CÁC
NHTM Ở BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY
2.1. Các yếu tố cần thiết cho sự phát triển dịch vụ NHĐT tại Bình Dương:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành CNTT, đã tác động
mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương
pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh
vực hoạt động ngân hàng.
Phát triển các dịch vụ của NHĐT là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh
tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn cho
khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và
bảo mật. Các yếu tố nền tảng cho sự ra đời của dịch vụ NHĐT tại Việt Nam nói chung và ở tỉnh
Bình Dương nói riêng bao gồm:
2.1.1. Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ NHĐT với việc sử dụng công nghệ mới địi hỏi khn khổ pháp lý mới. Các dịch
vụ NHĐT chỉ có thể triển khai được hiệu quả và an tồn khi các dịch vụ này được cơng nhận về
mặt pháp lý.
Chữ ký điện tử đã được ứng dụng và biết đến từ khá lâu. Việt Nam cũng đã triển khai. Theo
quyết định 44/2002/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ, từ năm 2002 đã thừa nhận các yếu tố của
chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong thanh toán của hệ thống ngân hàng.
Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Luật
này đã chính thức được áp dụng vào ngày 1/3/2006 sau hai năm soạn thảo. Tốc độ ra đời của một
bộ luật như vậy phần nào nói lên nhu cầu của thực tiễn. Luật giao dịch điện tử ra đời đã giúp
giảm các hoạt động thủ công trong ngành ngân hàng và giảm lượng tiền mặt trên thị trường, vì
đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch điện tử. Về cơ bản, bộ Luật gồm 8 chương, 54
điều bao gồm hầu hết các yếu tố, bên liên quan đến 1 giao dịch điện tử. Việc ra đời bộ Luật với
nội dung về cơ bản giống như các điều của bộ Luật thương mại điện tử mẫu do UNICTRAL (The
United Nations' Commission on International Trade Law) biên soạn - Luật giao dịch điện tử của
một số nước như Úc và Singapor đã dựa trên đó - thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc

đẩy mạnh các giao dịch điện tử cũng như việc hội nhập với nền kinh tế tri thức khu vực và thế
giới.
Tiếp đó, Chính Phủ cũng đã ban hành một số Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi
hành Luật giao dịch điện tử:


18

- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện
tử.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch
điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch
điện tử trong hoạt động tài chính.
- Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt
động Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành và ban hành hệ thống văn
bản pháp lý khá đồng bộ liên quan đến công tác bảo mật thông tin trong hoạt động ngân hàng:
- Thông tư số 09/2003/TT-NHNN ngày 5/8/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực
hiện một số quy định tại Nghị định 55/2003/NĐ-CP ngày 23/8/2003 của Chính phủ về quản lý,
cung cấp và sử dụng internet.
- Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 của Ngân hàng Nhà nước ban hành
quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong ngành Ngân hàng.
- Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 của Ngân hàng Nhà nước quy định về
các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT.
- Quyết định 39/2006/QĐ-NHNN hành 28/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về
ban hành Quy chế quản lý và sử dụng mạng nội bộ NHNN.
Sáng 17-9- 2009, tại trường Chính trị tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thơng tin và
Truyền thơng tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật Giao dịch điện tử và các văn
bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo các Sở, Ủy ban, ban, ngành, các trường đại học, cao đẳng,

doanh nghiệp, cán bộ tư pháp các huyện thị, xã phường trên địa bàn tỉnh. Qua đó thấy được sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc nâng cao sự hiểu biết của mọi người đối với các giao
dịch điện tử cũng như đưa các văn bản pháp luật phổ biến đến mọi người hơn.
2.1.2. Điều kiện công nghệ kỹ thuật:
Với tính chất đặc thù, hoạt động ngân hàng gắn bó chặt chẽ với CNTT; CNTT là nền tảng
kỹ thuật quan trọng để thực hiện các mặt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Thực tế cho thấy, ứng
dụng nhanh công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng được xem là chìa khóa để các ngân
hàng phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Trong tiến trình ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới và khu vực, cũng như quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt, có thể nói ngân hàng
nào nhanh chóng nắm bắt, chiếm lĩnh và làm chủ CNTT, ngân hàng đó sẽ chiếm lĩnh thị trường,


×