Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tiểu luận tài chính quốc tế Nghiên cứu về bộ ba bất khả thi THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.7 KB, 51 trang )

Mục lục
PHẦN 1. LÍ DO NGHIÊN CỨU 1
PHẦN 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
PHẦN 3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3
3.1. Mô hình Mundell-Fleming và các hàm ý về chính sách tài khoá. 3
3.1.1. Chính sách tiền tệ dưới các chế độ tỷ giá 3
3.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi 6
3.2.1.Thuyết bộ ba bất khả thi của GS. Robert Mundell 6
3.2.2.Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian 7
3.3. Thuyết tứ diện (A tetrahedron Hypothesis) 9
3.3.1.Cơ chế tỷ giá trung gian - nền tảng của thuyết tam giác mở rộng và thuyết tứ
diện 9
3.3.2.Thuyết tứ diện 10
PHẦN 4. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
PHẦN 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
5.1. Kiểm soát vốn: 14
5.1.1. De jure Controls: Cơ sở dữ liệu Chinn-Ito 14
5.1.2. Sự mở cửa tài khoản vốn trong thực tế 17
5.2. Chế độ tỷ giá hối đoái 24
5.2.1. Phương pháp 24
5.2.2. Bằng chứng về tỷ giá hối đoái linh hoạt của Châu Á-11 25
5.3. Phân tích chính sách 30
5.3.1. Châu Á và bộ ba bất khả thi 30
PHẦN 6. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM 35
6.1. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2007 36
6.1.1. Chính sách tiền tệ: 37
6.1.2. Chính sách tỷ giá 37
6.2. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2008 37
1
6.2.1. Chính sách tỷ giá 37
6.2.2. Chính sách tiền tệ 40


6.2.3. Chính sách kiểm soát vốn 42
6.3. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2009 45
6.3.1. Chính sách tỷ giá 45
6.3.2. Chính sách tiền tệ 46
6.3.3. Hội nhập tài chính 46
6.4. Tình hình áp dụng bộ ba bất khả thi của Việt Nam năm 2010-2011 47
6.4.1. Chính sách tỷ giá 47
6.4.2. Chính sách tiền tệ 47
6.4.3. Hội nhập tài chính 48
KẾT LUẬN 49
PHẦN 1. LÍ DO NGHIÊN CỨU
Trong giai đoạn hiện nay thì nền kinh tế toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nền
kinh tế thế giới đang phải chống chọi với những cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu,
khủng hoảng dầu mỏ do chiến tranh và tranh chấp ở vùng Tây Á… Tuy nhiên chúng ta
không còn có thể mong đợi nhiều vào những nền kinh tế phát triển đã già cỗi lâu nay ở
Châu Âu hay nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng như Mỹ có
thể đưa được nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái. Trong khi mà niềm tin vào các
nước đó đã mất thì người ta lại đang hi vọng nhiều vào nền kinh tế các nước Châu Á sẽ
làm được điều này. Bằng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây đã
có nhiều nước Châu Á trở thành những nền kinh tế mạnh của thế giới, điển hình trong đó
như là Trung Quốc đã vượt lên trên Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
sau Mỹ, bên cạnh đó còn có Ấn Độ, HongKong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo… cũng
phát triển mạnh mẽ trở thành những con rồng của Châu Á và là những nền kinh tế mới
nổi của thế giới.
Tuy nhiên có một điều thú vị là mặc dù các nước Châu Á có sự phát triển nhanh về kinh
tế nhưng lại có sự phát triển chậm chạp trong chính sách tiền tệ. Trong khi các nước phát
triển ở Châu Âu lựa chọn một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái thả nổi và một chính sách
2
tiền tệ độc lập thì các nước Châu Á lại lựa chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, tài
khoản vốn mở và chính sách tiền tệ không có tính độc lập. Điều này đặt ra một câu hỏi

thú vị về tình trạng hiện tại và sự phát triển có thể có của chính sách tiền tệ của Châu Á,
và tìm ra một khuôn khổ chính sách tiền tệ phù hợp.
Bên cạnh các nước nói trên thì bài viết này cũng đề cập đến tình hình áp dụng bộ ba bất
khả thi đối với Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tế đã cho thấy mặc dù nền kinh
tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây tuy nhiên Việt Nam
vẫn chưa có một cơ chế phù hợp nhất. Bài viết này sẽ góp phần nào trả lời được hai câu
hỏi trên đồng thời liên hệ đến Việt Nam để tìm ra một cơ chế phù hợp nhất cho nền kinh
tế Châu Á.
PHẦN 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra tính rộng mở của tài khoản vốn và tính linh
hoạt trong tỷ giá hối đoái ở 11 nền kinh tế châu Á. Châu Á đã có sự phát triển chậm chạp
trong sự mở rộng tài khoản vốn. Trong khi đó là sự gia tăng từng bước trong sự linh hoạt
của tỷ giá hối đoái, hầu hết các nền kinh tế châu Á tiếp tục với cơ chế tỷ giá hối đoái cố
định. Sự kết hợp giữa tài khoản vốn cùng với cơ chế tỷ giá hối đoái không linh hoạt đã
dẫn đến chính sách tiền tệ phản chu kỳ. Bài viết này nhằm nhấn mạnh sự cần thiết cho
một khuôn khổ chính sách tiền tệ phù hợp.
Một ý tưởng cốt lõi trong kinh tế vĩ mô hiện đại là bộ ba bất khả thi, với khái niệm là một
quốc gia chỉ có thế có 2 trong 3 mục tiêu sau đây: hội nhập tài chính, tỷ giá hối đoái cố
định, chính sách tiền tệ độc lập. Một quốc gia có thể lựa chọn một chính sách tỉ giá cố
định hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập nhưng không thể có cả hai. Ngoại trừ
các nước châu Âu, hầu hết các quốc gia phát triển đều có một tài khoản vốn mở, tỷ giá
hối đoái thả nổi và chính sách tiền tệ độc lập.
Ở châu Á, một vài nước ví dụ như HongKong, Trung Quốc có tỷ giá hối đoái cố định, tài
khoản vốn mở và không có tính độc lập trong chính sách tiển tệ. Tuy nhiên, nói chung
3
các nước châu Á có xu hướng thiếu một chính sách tiền tệ xác định, và hầu hết đều kết
hợp 2 mục tiêu là có tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái cố định.
Vậy mục đích của bài nghiên cứu này là xác định được một khuôn khổ chính sách tiền tệ
phù hợp kết hợp với một tỷ giá hối đoái cố định và hội nhập tài chính cho các nước Châu
Á.

PHẦN 3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
3.1. Mô hình Mundell-Fleming và các hàm ý về chính sách tài khoá.
3.1.1. Chính sách tiền tệ dưới các chế độ tỷ giá
Khi nghiên cứu tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đối với việc gia
tăng sản lượng quốc gia trong mô hình IS-LM, James Meade(1951) và Jan Tinbergen
(1952) đã có những nỗ lực để đưa các yếu tố nước ngoài vào mô hình. Tuy nhiên, phần
lớn những đóng góp này đều chỉ dừng lại ở mức là những tranh luận hấp dẫn, chưa thực
sự trở thành một lý thuyết vững chắc. Nỗ lực thành công nhất trong việc đưa yếu tố nước
ngoài vào hệ thống lý thuyết Keyness hiện đại được xem là của “mô hình Mundell-
Fleming”. Đây là kết quả nghiên cứu của Robert Mundell (1962, 1963) và J.M.Fleming
(1962) trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Mô hình Mundell-Fleming là
sự mở rộng của nền tảng lý thuyết IS-LM khi có tính đến tác động của cán cân thanh
toán. Đây được xem là điểm khởi đầu cho lý thuyết bộ ba bất khả thi. Mô hình Mundell-
4
Fleming chỉ ra sự hiệu quả hay không hiệu quả của chính sách tiền tệ và chính sách tài
khoá dưới các chế độ tỷ giá khác nhau.
3.1.1.1.Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định
Đầu tiên, mô hình Mundell-Fleming chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá
có thể làm thay đổi các trạng thái của cán cân thanh toán . Bắt đầu tại điểm cân bằng E
trong hình 3.1, nơi mà BP=0, nếu chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng (một
sự dịch chuyển sang phải từ LM thành LM’) thì sẽ có một điểm F cân bằng mới nằm dưới
đường cong BP, và đó là một cán cân thanh toán thâm hụt. Ngược lại, bắt đầu từ điểm E,
một sự mở rộng chính sách tài khoá (đường IS dịch chuyển sang phải thành IS’) sẽ hướng
nền kinh tế đến một cán cân thanh toán thặng dư tại điểm G.
Hình 3.1: Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming với tỷ giá cố định
Mặc dù chính sách tiền tệ và tài khoá có thể dẫn đến một cán cân thanh toán thặng dư
hoặc thâm hụt, nhưng hàm ý của mô hình Mundell-Fleming đó là có thể sử dụng sự kết
hợp của chính sách tài khoá và tiền tệ để tăng sản lượng mà không tạo nên một cán cân
thanh toán thâm hụt hay thặng dư. Điều này được thể hiện rõ trong hình 3.1. Bắt đầu tại
điểm E, chúng ta có thể thực hiện cả hai chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng (nghĩa là,

IS dịch chuyển đến IS’ và LM dịch chuyển đến LM’) nhưng vẫn có được một cán cân
thanh toán cân bằng (điểm H trong hình 3.1). Điểm H là một điểm cân bằng bền vững
trong dài hạn.
Khi cán cân thanh toán thặng dư, NHTW sẽ dùng nội tệ để mua ngoại tệ vào. Ngược lại,
khi cán cân thanh toán thâm hụt, NHTW sẽ bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trên thị
trường. Do đó, một cán cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ làm tăng hoặc giảm
cung tiền của nền kinh tế vì NHTW sẽ mua vào hoặc bán ra ngoại tệ. Kết quả là, một cán
cân thanh toán thặng dư hay thâm hụt sẽ không được duy trì, nhưng điều này lại tác động
5
đến lạm phát trong nước. Luận điểm này sau đó được Frankel và Krugman khai thác và
xây dựng nên lý thuyết bộ ba bất khả thi.
Nhằm tránh những tác động của việc mua bán ngoại tệ đến lạm phát trong nước như đã
nói ở trên, NHTW sử dụng một công cụ gọi là “chính sách vô hiệu hoá”. Giả định, có
một sự mở rộng chính sách tiền tệ và tạo ra một cán cân thanh toán thâm hụt như điểm F
trong hình 3.1. Nếu NHTW bán ngoại tệ nhằm đáp ứng cầu ngoại tệ sẽ làm giảm cung
tiền nội địa và làm đường LM’ dịch chuyển trở lại đường LM, hay mức cân bằng sẽ trở
lại điểm E. Để duy trì vị trí tại F, NHTW phải tiến hành cái gọi là “chính sách vô hiệu
hoá”, tức là NHTW sẽ mua các chứng khoán trên thị trường mở nhằm cung ứng ra lưu
thông một lượng nội tệ đúng bằng lượng nội tệ giảm đi khi NHTW bán ngoại tệ để duy
trì cán cân thanh toán thâm hụt. Ngược lại, để duy trì một cán cân thanh toán thặng dư,
chính sách vô hiệu hoá của ngân hàng được thực hiện theo chiều ngược lại. Nghĩa là,
NHTW sẽ bán các chứng khoán trên thị trường mở để hút lượng nội tệ được dùng mua
ngoại tệ trước đó.
Thật quan trọng để hiểu các hàm ý về chính sách tài khóa và tiền tệ dưới các mức độ khác
nhau của luân chuyển dòng vốn, cơ chế tỷ giá và chính sách vô hiệu hoá. Nếu chúng ta
vẫn tiếp tục giả định chế độ tỷ giá hối đoái là cố định và không có chính sách vô hiệu
hoá, thì sau đó tất yếu rằng, chính sách tài khoá trở nên hiệu quả hơn chính sách tiền tệ.
Hãy nhìn lại hình 3.1 một lần nữa. Bắt đầu tại điểm E, một sự mở rộng chính sách tiền tệ
sẽ chuyển đường LM sang LM’ và do đó đạt được một cán cân thanh toán thâm hụt tại
điểm F. Tuy nhiên, không có sự vô hiệu hoá, cung tiền sẽ giảm và sau đó LM’ sẽ dịch

chuyển sang phía trái trở lại LM và điểm F sẽ quay trở lại điểm E. Nghĩa là, sản lượng
sau khi gia tăng trong một thời gian ngắn sẽ quay lại điểm cân bằng Y*. Do đó, chính
sách tiền tệ không hiệu quả hoàn toàn để làm gia tăng sản lượng quốc gia. Ngược lại,
giả định rằng, bắt đầu tại điểm E, chúng ta thực hiện một chính sách tài khóa mở rộng,
đường IS dịch chuyển sang IS’, dẫn tới một cán cân thanh toán thặng dư tại điểm G.
Không có chính sách vô hiệu hoá, một cán cân thanh toán thặng dư hàm ý rằng cung tiền
sẽ tăng nhằm đáp ứng cho sự gia tăng trong sản lượng quốc gia. Do đó, đường LM dịch
chuyển sang phía phải đến LM’. Tại điểm cân bằng mới, điểm H, là một vị thế dài hạn.
Như vậy, sản lượng đã tăng đáng kể trong trường hợp này vì sự dịch chuyển của cung
tiền khi không có vô hiệu hoá bổ sung cho sự mở rộng chính sách tài khoá ban đầu. Điều
này đưa ta đến kết luận: dưới chế độ tỷ giá cố định, chính sách tài khoá có hiệu quả
cao hơn và chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn.
3.1.1.2.Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá linh hoạt
6
Các hàm ý của chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá dưới chế độ tỷ giá linh hoạt có
thể được hình dung trong hình 3.2. Giả định chúng ta bắt đầu tại E=(r*, Y*) - phần giao
nhau của đường cong IS, LM, BP; và giả định có một sự mở rộng chính sách tiền tệ từ
LM sang LM’. Kết quả, chúng ta dịch chuyển từ E đến F, là một cán cân thanh toán thâm
hụt. Tại điểm F, có một cầu thặng dư về ngoại tệ và cung thặng dư về nội tệ trên thị
trường ngoại hối. Dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt, tỷ giá thực sẽ giảm, do đó đường BP dịch
chuyển sang phải thành BP’ và IS dịch chuyển sang phải thành IS’, tạo nên một điểm cân
bằng sản lượng mới J cao hơn Y*J. Chúng ta có được sự cân bằng bên trong và bên ngoài
khi có sự giao nhau của ba đường IS’, LM’ và BP’. Do đó, dưới chế độ tỷ giá linh hoạt,
chính sách tiền tệ tỏ ra khá hiệu quả để gia tăng sản lượng.
Ngược lại, sự hiệu quả của chính sách tài khoá dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt là không rõ
ràng. Trong hình 3.2, bắt đầu tại điểm E, giả định có một chính sách tài khoá mở rộng
làm cho đường cong IS dịch chuyển đến IS’’ tại điểm G. Tuy nhiên, tại điểm G, chúng ta
có một cán cân thanh toán thặng dư và do đó có một sự gia tăng trong tỷ giá thực. Điều
này sẽ làm cho đường BP dịch chuyển lên trên thành BP’’ và IS’’ dịch chuyển ngược lại
thành IS’. Ta có một điểm cân bằng mới K, là sự giao nhau của đường IS’, LM và BP’’.

Như vậy, trong điều kiện tương đối, một chính sách tài khoá mở rộng dưới chế độ tỷ
giá linh hoạt là ít hiệu quả hơn dưới chế độ tỷ giá cố định.
Hình 3.2: Mô hình IS-LM của Mundell-Fleming với tỷ giá linh hoạt.
7
3.2.LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
3.2.1.Thuyết bộ ba bất khả thi của GS. Robert Mundell
Từ những hàm ý của mô hình Mundell-Fleming ở trên ta thấy rằng: hiệu quả của chính
sách tiền tệ và chính sách tài khoá phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá hối đoái và mức độ kiểm
soát vốn. Ví dụ, quốc gia nào có chuyển dịch dòng vốn tự do và tỷ giá cố định, thì các
nhà quản lý tiền tệ không thể theo đuổi một chính sách tiền tệ độc lập. Trong một quốc
gia có cơ chế tỷ giá cố định thì không có rủi ro tỷ giá, và lãi suất trong nước biến động
cùng với lãi suất nước ngoài. Từ những nhận định trên, các nhà kinh tế như Krugman
(1979) và Frankel (1999) đã mở rộng mô hình Mundell-Fleming thành “mô hình bất khả
thi”. Giống như trong hình 3.3, Frankel (1999) cho rằng, một quốc gia phải từ bỏ một
trong 3 mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định của chính sách tỷ giá, và hội nhập
thị trường tài chính. Các nội dung này được tóm tắt trong bảng 3.1.
Hình 3.3 là sự minh hoạ về nguyên tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể hiện
cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập, sự ổn định của tỷ giá, và
hội nhập tài chính hoàn toàn. Đối nghịch với mỗi cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ
chính sách tại các đỉnh. Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn;
mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn; mục tiêu chính sách tiền tệ
độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ. Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt
được bởi một đỉnh nằm giữa. Ví dụ, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và tỷ giá ổn định
đạt được bởi đỉnh kiểm soát vốn hoàn toàn. Mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập và hội
nhập tài chính hoàn toàn có thể khả thi với đỉnh thả nổi hoàn toàn. Cuối cùng, mục tiêu tỷ
giá ổn định và hội nhập tài chính đạt được bởi đỉnh liên minh tiền tệ. Hoàn toàn không
khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu.
Hình 3.3 tam giác bộ ba bất khả thi.
8
Bảng 3.1- Nguyên lí của bộ ba bất khả thi

Dòng vốn lưu
động hoàn toàn
Chính sách tiền
tệ độc lập
Hệ thống tỷ
giá cố định
Ví dụ
Kiểm soát vốn Không Có Có
Trung Quốc trước
cuộc cải cách tháng
7/2005
Liên minh tiền
tệ
Có Không Có Hồng Kông, EU
Tỷ giá thả nổi Có Có Không Nhật, Úc
3.2.2.Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian
Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell và
đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng. Nền tảng của thuyết này là những quan niệm mới
về sự độc lập của chính sách tiền tệ và ổn định tỷ giá. Theo đó, bộ ba bất khả thi của
Mundell kết luận rằng một quốc gia không thể có một chính sách tỷ giá ổn định một nửa
(half-stability) và chính sách tiền tệ độc lập một nửa (half- independence). Nói rõ hơn,
tam giác bất khả thi của Mundell chỉ mới tập trung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh
(hay góc) tam giác mà chưa đề cập đến một cơ chế tỷ giá trung gian nằm đâu đó trong
tam giác bất khả thi. Sự tồn tại của cơ chế tỷ giá trung gian sẽ được bàn luận kỹ hơn
trong phần sau. Yigang và Tangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc
9
gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi
hoàn toàn như tam giác của Mundell.
Tương tự như hình 3.3, ba cạnh trong tam giác mở rộng (hình 3.4) cũng tương ứng cho 3
mục tiêu chính sách. Giả định: cạnh M tượng trưng cho chính sách tiền tệ độc lập; cạnh

đáy K, tượng trưng cho dòng vốn lưu động hoàn hảo; và cạnh phải E, tượng trưng cho ổn
định tỷ giá. Ba đỉnh của góc tam giác tượng trựng cho 3 cam kết tỷ giá: A1 = cố định, A2
= Thả nổi hoàn toàn, A3 = liên minh tiền tệ. Gọi Ms, Kc và Ev là các khoảng cách từ
điểm O tuỳ ý đến 3 cạnh, tượng trưng lần lượt cho mức độ của độc lập chính sách tiền tệ,
mức độ kiểm soát vốn và mức độ biến động tỷ giá. Một tính chất quan trọng của tam giác
đều là: tổng khoảng cách của bất kỳ điểm nào ở bên trong tam giác đến ba cạnh bằng
chiều cao của tam giác. Do đó ta có Ms + Kc + Ev = Mh. Để đơn giản, đặt chiều cao của
tam giác đều Mh = 1, thì ta có Ms + Kc + Ev = 1 và 0 <= Ms, Kc, Ev <= 1.
Hình 3.4: Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian
Trong đó: (1) Khi Kc = 0, tức là dòng vốn lưu động hoàn toàn và Kc = 1 tức là kiểm soát
vốn hoàn toàn. (2) Ms = 0, nghĩa là chính sách tiền tệ hoàn toàn và Ms = 1, nghĩa là mất
độc lập về chính sách tiền tệ. (3) Ev = 0, tức là tỷ giá cố định và Ev = 1, tức là tỷ giá thả
nổi.
Chúng ta xét 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi Kc = 0, dòng vốn hoàn toàn lưu động, ta có Ms + Ev = 1. Ở đây nếu
Ms=0 thì Ev=1; nếu Ms=1 thì Ev=0; nếu 0<Ms<1 thì 0<Ev<1. Do đó, có ba sự kết hợp:
(1) dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ chính sách độc lập tiền tệ hoàn toàn ∩ tỷ giá thả nổi
tự do; (2) dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ mất độc lập về chính sách tiền tệ ∩ tỷ giá cố
định; (3) dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ độc lập chính sách tiền tệ có giới hạn ∩ tỷ giá
thả nổi có giới hạn.
10
Trường hợp 2: Khi Kc=1, kiểm soát vốn hoàn toàn, chúng ta có Ms + Ev = 0. Ở đây,
Ms=0 và Ev=0, chúng ta có các kết hợp: kiểm soát vốn hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ
độc lập hoàn toàn ∩ tỷ giá cố định. Thực tế, chế độ tỷ giá cố định thường có trong các
quốc gia đang phát triển với thị trường tài chính yếu kém.
Trường hợp 3: Khi 0<Kc<1, dòng vốn lưu động giới hạn, chúng ta có 0<Ms+Ev<1. Nếu
Ms=0, thì 0<Ev<1; nếu 0<Ms<1 thì 0<Ev<1 hoặc Ev=0. Có ba sự kết hợp: (1) dòng vốn
lưu động có giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn ∩ tỷ giá thả nổi có giới hạn;
(2) dòng vốn lưu động giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn ∩ tỷ giá thả nổi
có giới hạn; (3) dòng vốn lưu động giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn ∩ tỷ

giá cố định.
3.3.THUYẾT TỨ DIỆN (A tetrahedron Hypothesis)
3.3.1.Cơ chế tỷ giá trung gian - nền tảng của thuyết tam giác mở rộng và thuyết tứ
diện
Như đã nói, tam giác bất khả thi của Mundell chỉ tập trung đến các đỉnh (hay góc) của
tam giác. Điều này đồng nghĩa với sự thừa nhận, thế giới chỉ tồn tại 3 cơ chế tỷ giá tương
ứng với ba góc tam giác: cam kết tỷ giá thả nổi tự do, cam kết tỷ giá cố định, và liên minh
tiền tệ (Eichengreen, 1994,1998; Obstfeld và Rogoft 1995). Eichengreen (1994) nói: “
Các quy định chính sách bất ngờ làm thất bại các mục tiêu tỷ giá không bao giờ tồn tại
trong thế kỉ 20… Các quốc gia…sẽ buộc phải lựa chọn giữa hoặc một tỷ giá thả nổi hoặc
một liên minh tiền tệ” . Dựa trên luận điểm cho rằng: luân chuyển dòng vốn càng cao sẽ
làm tổn thương các cam kết tỷ giá, Obstfeld và Rogoff (1995), Summers (2000) và Fisher
(2001) đã nâng lên thành giả thiết “lưỡng cực - bipolar” hoặc giả thiết “ không có vùng
trung gian- intermediate hollowing - out”. Nghĩa là cơ chế tỷ giá trung gian nằm giữa cơ
chế tỷ giá cố định và cơ chế thả nổi tự do không thể được duy trì. Do đó, theo quan điểm
của các tác giả này: trong tương lai chúng ta sẽ không thấy sự xuất hiện của các cơ chế tỷ
giá trung gian. Các cơ chế tỷ giá trung gian bao gồm: tỷ giá cố định có thể điều chỉnh, tỷ
giá cố định theo kiểu con rắn trườn (Crawling pegs), hoặc dải băng (band), và kể cả thả
nổi có quản lý.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế không đồng ý với giả thuyết “không có vùng trung gian”. Ví
dụ, Frankel (1999) tin rằng, đối với nhiều quốc gia, giải pháp trung gian là phù hợp hơn
so với giải pháp ở góc. Điều này là đúng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển
để dòng vốn có quy mô lớn không trở thành vấn đề. Sử dụng chuỗi Markow (Markov
chains) và các ma trận quá độ (transition matrices) cho đồng thời cả loại dữ liệu Ghosh
(Ghosh et al Data), dữ liệu Levy Yeyati và Sturzenegger, Masson (2000) để kiểm tra giả
11
định “lưỡng cực-bipolar” hay “ không có vùng trung gian”. Kết quả, giả định trên bị bác
bỏ bởi cả hai loại dữ liệu. Thực sự đối với các quốc gia đang phát triển, thả nổi tự do
không hẳn là một chọn lựa đúng vì không có thị trường tài chính phát triển. Kết quả là,
cơ chế tỷ giá tại các nước đang phát triển không cần thiết phải ổn định, mà có thể thay

đổi giữa nhiều loại cơ chế tỷ giá trung gian khác nhau, phụ thuộc vào tình hình tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, và các cú sốc từ bên ngoài.
3.3.2.Thuyết tứ diện
Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian (2001) thực sự đã chuẩn hoá tam giác
bất khả thi của Mundell. Tuy nhiên, giống như mô hình của Mundell, lý thuyết này chưa
xem xét đến sự khác nhau về khả năng vay mượn nước ngoài bằng nội tệ trong các nền
kinh tế khác nhau sẽ tác động trực tiếp đến biến động tỷ giá. Hausmann (2000) phát hiên
ra một mối quan hệ vững chắc giữa mẫu hình thả nổi tỷ giá của một quốc gia với khả
năng vay mượn quốc tế bằng nội tệ của quốc gia đó. Cụ thể, quốc gia nào có khả năng
vay mượn nước ngoài bằng nội tệ nhiều hơn có khuynh hướng nắm giữ mức dự trữ ngoại
hối nhỏ hơn, và cho phép tỷ giá biến động cao hơn so với biến động trong dự trữ ngoại
hối hoặc lãi suất. Hausmann cũng phát hiện một bằng chứng yếu hơn và ít bền vững hơn
về tầm quan trọng của tác động tỷ giá đến giá cả (exchange rate pass-through) như là
một yếu tố xác định sự khác nhau trong quản lý tỷ giá của các quốc gia. Guobing Shen
(2004) đã đưa biến số khả năng vay mượn nước ngoài bằng đồng nội tệ vào các yếu tố
khác để xác định việc lựa chọn cơ chế tỷ giá, và đã mở rộng tam giác bất khả thi của
Mundell thành thuyết tứ diện.
Hình 3.5: Thuyết tứ diện
Trong hình 3.5, chúng ta có một tứ diện đều. Đặt mặt dưới C tượng trưng cho khả năng
vay mượn nước ngoài bằng đồng nội tệ; mặt M bên trái tượng trưng cho chính sách tiền
tệ độc lập hoàn toàn; mặt đối diện K tượng trưng cho dòng vốn lưu động hoàn toàn; mặt
12
phải E tượng trưng cho sự ổn định tỷ giá. Giống như trước đây, chúng ta có tổng khoảng
cách từ bất kỳ điểm O nào đến các mặt của tứ diện đúng bằng chiều cao của tứ diện. Đặt
Cb, Ms, Kc và Ev là khoảng cách từ điểm O đến bốn mặt, lần lượt tượng trưng cho khả
năng vay mượn nước ngoài bằng nội tệ, mức độ độc lập tiền tệ, mức độ kiểm soát vốn và
mức độ biến động tỷ giá. Về phía các góc, 3 góc mà chúng ta đề cập ban đầu là giống như
hình trên, chỉ riêng góc A4 thể hiện cho khả năng cao nhất để vay mượn quốc tế bằng
đồng nội tệ. Để đơn giản, đặt chiều cao của tứ diện Mh=1, thì sau đó 0<= Cb, Ms, Kc,
Ev<=1 và Cb+Ms+Kc+Ev=1.

Chúng ta lần lượt xét các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi Cb=0, tức là không có khả năng vay mượn nước ngoài bằng đồng
nội tệ, thì Ms +Kc+Ev=1.
- Đầu tiên, khi Kc=0 thì Ms+Ev=1. Ở đây có ba khả năng: nếu Ms=0, thì Ev=1; nếu
Ms=1 thì Ev=0; nếu 0<Ms<1 thì 0<Ev<1. Như vậy, ba sự kết hợp có được là: (1) không
có khả năng vay mượn nước ngoài ∩ dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ
độc lập hoàn toàn ∩ tỷ giá thả nổi tự do; (2) không có khả năng vay mượn nước ngoài ∩
dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ mất đi tính độc lập trong chính sách tiền tệ ∩ tỷ giá cố
định. (3) không có khả năng vay mượn nước ngoài ∩ dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩
chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn ∩ tỷ giá thả nổi có giới hạn.
- Thứ hai, khi Kc=1, thì Ms+Ev=0. Ở đây Ms= 0 và Ev=0, nghĩa là: không có khả năng
vay nợ nước ngoài ∩ kiểm soát vốn hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn ∩ tỷ
giá cố định. Đây là sự kết hợp thường thấy trong các nước đang phát triển với thị trường
tài chính yếu kém.
- Thứ ba, khi 0<Kc<1, thì 0<Ms+Ev<1. Ở đây, nếu Ms=0, thì 0<Ev<1; nếu 0<Ms<1 thì
sau đó 0 <Ev<1 hoặc Ev=0. Như vậy, có ba sự kết hợp khác: (1) không có khả năng vay
mượn nước ngoài ∩ dòng vốn lưu động có giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn
toàn ∩ tỷ giá thả nổi có giới hạn; (2) không có khả năng vay nước ngoài ∩ dòng vốn lưu
động có giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn ∩ tỷ gía thả nổi có giới hạn; (3)
không có khả năng vay nước ngoài ∩ dòng vốn lưu động có giới hạn ∩ chính sách tiền tệ
độc lập có giới hạn ∩ tỷ giá cố đinh.
Trường hợp 2: Khi Cb=1, điều này nghĩa là có khả năng cao nhất để vay nước ngoài
bằng nội tệ, chúng ta sẽ có Ms+Kc+Ev=0. Vì 0<=Ms, Kc hoặc Ev<=1, nên Ms=0, Kc=0
và Ev=0, chúng ta có sự kết hợp: Hoàn toàn có khả năng vay nước ngoài ∩ lưu đông
dòng vốn hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn ∩ tỷ giá cố định. Thực tế, cơ
13
chế tỷ giá dưới chế độ chuẩn vàng cổ điển (classical gold standard) thuộc về sự kết hợp
kiểu này.
Trường hợp 3: Khi 0<Cb<1, nghĩa là khả năng vay nước ngoài bằng nội tệ có giới hạn,
thì 0<Ms+Kc+Ev<1.

- Đầu tiên, khi Kc=0, thì 0<Ms+Ev<1. Ở đây nếu Ms=0, thì 0<Ev<1; nếu 0<Ms<1 thì
0<Ev<1 hoặc Ev=0. Có ba kết hợp là : (1) khả năng vay nước ngoài có giới hạn ∩ dòng
vốn lưu động hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn ∩ tỷ giá thả nổi có giới
hạn; (2) khả năng vay nợ có giới hạn ∩ dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ
độc lập có giới hạn ∩ tỷ gía thả nổi có giới hạn; (3) khả năng vay nợ nước ngoài có giới
hạn ∩ dòng vốn lưu động hoàn toàn ∩ chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn ∩ tỷ giá cố
định.
- Thứ hai, khi 0<Kc<1, thì 0<Ms+Ev<1, hoặc Ms+Ev=0. Ở đây, nếu Ms=0, thì 0<Ev<1;
nếu 0<Ms<1, thì 0<Ev<1 hoặc Ev=0; và Ms=0 và Ev=0. Có 4 kết quả là: (1) khả năng
vay nước ngoài có giới hạn ∩ lưu động vốn có giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn
toàn ∩ tỷ giá thả nổi có giới hạn; (2) khả năng vay nợ nước ngoài có giới hạn ∩ dòng vốn
lưu động có giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn ∩ tỷ giá thả nổi có giới hạn;
(3) khả năng vay nợ giới hạn ∩ dòng vốn lưu động giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập
giới hạn ∩ tỷ giá cố định; (4) khả năng vay nợ có giới hạn ∩ dòng vốn lưu động có
giới hạn ∩ chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn ∩ tỷ giá cố định.
So sánh những kết hợp lựa chọn cơ chế tỷ giá trong bảng 3.2 và bảng 3.3, chúng ta thấy
tam giác bất khả thi của Mundell chỉ là một trường hợp đặc biệt của thuyết tứ diện với
Cb=0. Khi Cb=0, hàm ý quốc gia đó không có khả năng vay nợ nước ngoài bằng nội tệ,
góc thứ tư là A4 và ba cạnh sẽ không xuất hiện trong mặt dưới C. Do đó tứ diện đều trở
thành tam giác đều (hình 3.6).
Hình 3.6: Tam giác bất khả thi là trường hợp đặc biệt của Thuyết tứ diện
14
PHẦN 4. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào 11 nền kinh tế lớn ở châu Á: Ấn Độ, Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa (PRC), Hongkong,… đây là một nhóm rất không đồng nhất, từ
thành phố nhỏ giống như Singapore đến các thành phố khổng lồ như PRC, từ nền kinh tế
nghèo như Ấn Độ đến nền kinh tế giàu có như Đài Loan, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc.
Chúng tôi đề cập đến những nền kinh tế của 11 quốc gia Châu Á.
Chúng tôi khảo sát 11 nước châu Á đứng trên khía cạnh 3 góc của bộ ba bất khả thi:
kiểm soát nguồn vốn, chế độ tỷ giá hối đoái, quyền tự chủ chính sách tiền tệ. Chúng tôi

có được số liệu thống kê của 11 nền kinh tế, và cũng tập trung vào 3 nền kinh tế lớn nhất:
Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bởi vì các quốc gia không làm giống như lời họ nói, bài viết này tập trung vào thực tế
chứ không phải là kiểm soát nguồn vốn, chế độ tỷ giá hối đoái, và khung chính sách tiền
tệ. Cụ thể hơn, chúng tôi tập trung vào những điều kiện thực tế cho việc mở rộng tài
khoản vốn và tỷ giá hối đoái linh hoạt, và những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ được
đo bởi tỷ lệ lãi suất thực ngắn hạn.
Chúng tôi thấy rằng trong 11 nước châu Á đã thực hiện việc tự do hóa tài khoản vốn,
trong khi hạn chế hầu hết của các nền kinh tế là dòng vốn vẫn nằm một chỗ. Tuy nhiên,
điều này đã không cản trở việc hội nhập tài chính, với sự hỗ trợ ngày càng tinh tế của hệ
thống tài chính.
Bên cạnh đó, châu Á có đặc điểm là sự thiếu linh hoạt đáng kể trong tỷ giá hối đoái. Mặc
dù tỷ giá hối đoái linh hoạt tăng sau năm 2000, điều này vẫn quá thấp so với tiêu chuẩn.
Ngay cả tỷ giá hối đoái linh hoạt cao của Hàn Quốc cũng tụt lại so với tỷ giá thả nổi.
Ngược lại- chu kỳ chính sách tiền tệ là một trong những chiến lược của các cơ quan tài
chính với mục tiêu là ổn định lạm phát và đầu ra. Chúng tôi tập trung vào mục tiêu này
trong bối cảnh mâu thuẫn của bộ ba bất khả thi. Ngày nay, đặc trưng của các nước châu
Á là sự kết hợp của tài khoản vốn cùng với tỷ giá cố định.
15
PHẦN 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. KIỂM SOÁT VỐN:
5.1.1. De jure Controls: Cơ sở dữ liệu Chinn-Ito
Chúng tôi bắt đầu mô tả việc kiểm soát vốn của nền kinh tế 11 các nước Asia so với
phần còn lại của thế giới. Sử dụng phân tích thành phần chính, Chinn và Ito (2008) đã
xây dựng một cơ sở dữ liệu thực tế về kiểm soát vốn dựa trên các thông tin về kinh tế của
IMF. Cở sở dữ liệu mang lại điểm số hàng năm cho mỗi nền kinh tế với các giá trị khác
nhau từ -1.81 đối với các nền kinh tế áp dụng chính sách kiểm soát vốn hoàn toàn cho tới
+2.53 đối với nền kinh tế hội nhập tài chính mạnh hoàn toàn. Mặc dù dữ liệu này thường
được sử dụng để phân tích về việc kiểm soát vốn của các nước, những nó vẫn có những
điểm han chế nhất định. Đầu tiên, nó không nắm bắt đầy đủ những việc nới lỏng các biện

pháp kiểm soát vốn vì thế nó cứ tiếp tục đưa ra những chỉ số giống nhau trừ khi nền kinh
tế đó loại bỏ hoàn toàn các biện pháp kiểm soát nguồn vốn. Thứ hai, chỉ số này sẽ tăng
đáng kể đối với các nước có nền công nghiệp phát triển trong những nằm gần đây bởi vì
họ đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính của nền kinh tế như: chống rửa
tiền, chống khủng bố, … và một số biện pháp khác tương tự như vậy.
Hình 5.1: Mật độ các biện pháp Chinn-Ito trên tất cả các nền kinh tế năm 1970 và
2007
Biểu đồ này cho thấy mật độ các nước có kiểm soát vốn và không có các biện pháp kiểm
soát vốn. Đường màu xanh và đường màu đỏ thể hiện tình trạng về việc kiểm soát vốn
vào năm 1970 và 2007. Nhìn chung cả hai đường đều có 2 chóp đỉnh, chóp đỉnh bên âm
thể hiện tập trung các nước kiểm soát vốn chặt chẽ còn chóp đỉnh bên dương thể hiện tập
trung chủ yếu các nước hoàn toàn hội nhập tài chính. Biểu đồ này sẽ cho ta chúng ta một
khung tham khảo để giải thích thông tin từ cơ sỡ dữ liệu Chinn-Lto.
16
Cở sở dữ liệu Chinn-Ito cho thấy sự bãi bỏ kiểm soát tài chính diễn ra trên toàn thế giới.
Hình 5.1 đã cho thấy điều đó trên tất cả nền kinh tế năm 1970 và 2007. Trong tất cả hai
năm đều có hai chóp đỉnh: một chóp chủ yếu tập trung các nước kiểm soát nguồn vốn,
một chóp chủ yếu tập trung các nước tự do vốn. Điều này đã thể hiện rõ một sự thay đổi
chung từ việc kiểm soát nguồn vốn sang tự do vốn. Vào năm 1970 có 1 chóp đỉnh rất cao
xoay quang giá trị -1 nhưng sang 2007 thì chóp đỉnh đã giảm hẳn. Ngày nay sự phân bố
này càng đều hơn với giá trị các nền kinh tế kiểm soát nguồn vốn và tự do vốn tương
đương nhau.
Hình 5.2: Sự phát triển độ Chinn-Ito của các nước Châu Á -11
Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình qua từng năm của biện pháp Chinn-LTO của các nền
kinh tế Asia 11. Dòng màu xanh thể hiện sổ liệu của toàn cầu còn dòng màu đỏ thể hiện
số liệu của các nền kinh tế Châu Á 11. Kết quả cho thấy những nằm gần đây chỉ số về
việc tự do vốn của các nước Châu Á 11 đã gần hơn so với thế giới. Điều này đã làm đảo
ngược xu hướng chung là “kiểm soát nguồn” của các nước Châu Á trong nhiều thập kỉ
trước. Nhìn chung thì thông qua biểu đồ ta có thể kết luận các nước Châu Á đã hội nhập
hơn so với các nước trên thế giới.

Các số liệu của Chinn-Lto chủ yếu là của Asia 11 ngoại trừ Đài Loan và Trung Quốc. Bởi
vì Đài Loan và Trung Quốc chủ yếu nguồn vốn của họ là nguồn vốn chuyển đổi. Thông
tin về Asia 11 rút ra từ cơ sơ dữ liệu Chinn- Lto là chưa chính xác. Hình 5.2 cho thấy giá
trị trung bình của chỉ số (Chinn-Lto) của các nước Asian 11 không bao gồm: Trung Quốc
và Đài Loan và thế giới, hai chóp đỉnh của các nước Asia 11 gần bằng với thế giới. Tuy
nhiên có một gian đoạn khi bãi bỏ việc kiểm soát nguồn vốn , khu vực Asia 11 đã có
17
bước tiến nhanh hơn so với thế giới. Trong khi các nền kinh tế Châu Á khuyến khích các
nguồn vốn dài hạn như đầu tư trực tiếp nước ngoài thì một số nước lại áp dụng hạn chế
các luồng vốn ngắn hạn. Một ví dụ là Ấn Độ áp đặt hạn chế về nợ ngắn hạn. Bảng 5.1
cho ta thấy giá trị chỉ số Chinn-LTO của các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và chỉ
số trung bình của Asia 11. Trong khi chỉ số chỉ số của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn giữ ở
giá trị -1.13 thì xu hướng thất thường hơn tự do hoá tài chính trước khủng hoản tài chính
Châu Á năm 1997 dẫn tới sự sụt giảm từ -1.13 tới -0.09 vào năm 1995. Tuy nhiên vào
năm 1996 thì trị số giảm trở lại -1.13 sau đó vẫn giữ nguyên cho tới khi đất nước trở lại
tự do tài chính vào nằm 2001. Đến năm 2007 Hàn Quốc có được giá trị là + 0.18 điều này
tuy tốt những vẫn là tụt hậu so với các nước OECD khác về sự tự do tài chính.
Bằng việc mở cửa thì các nước Châu Á đã nâng chỉ số trung bình của khu vực tăng mạnh
từ - 0.07 cho tới +0.96 vào năm 1985 vào cuộc khủng hoản tài chính Châu Á thì chỉ số
này giảm xuống +0.41 vào năm 1998, giá trị +0.96 đã không đạt được kể từ đó. Tuy
nhiên, một số các tiến bộ mới đây của Châu Á trong việc hội nhập tài chính có thể không
được phản ánh trong biện pháp Chinn-Lto vì một số thay đổi trong định nghĩa của biện
pháp, cũng như không có khả năng hội nhập tài chính nếu chưa loại bỏ hoàn toàn các
chính sách kiểm soát nguồn vốn.
Bảng 5.1: Sự phát triển của thước đo Chinn-Ito
Bảng này cho thấy sự phát triển của thước đo Chinn-Ito cho Ấn Độ, Trung Quốc,
và Hàn Quốc, so với trung bình của châu Á-11. Chỉ số cho Ấn Độ và Trung Quốc
vẫn luôn ở -1,13, tương ứng với chính sách chủ yếu là đóng cửa của mật độ nhìn
thấy trong hình 5.1. Trong trường hợp của Hàn Quốc, chính sách kiểm soát vốn đã
thay đổi nhiều lần. Trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Hàn

Quốc cũng có mặt ở -1,13 đến năm 2000. Điều này ảnh hưởng chủ yếu bởi chính
sách tự do hóa tài khoản vốn, và vào năm 2007, bằng biện pháp của mình đã tăng
lên 0,18.
18
5.1.2. Sự mở cửa tài khoản vốn trong thực tế
5.1.2.1. Bằng chứng từ dòng Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tỷ số thương mại/GDP được định nghĩa là tổng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, được
thể hiện dưới dạng phần trăm của GDP. Tỷ số này đo lường sự mở cửa của thương mại.
Một phần mở rộng đơn giản của ý tưởng này là tỷ số giữa tổng các dòng vốn xuyên biên
giới trong cán cân thanh toán (BOP) so với GDP. Tỷ lệ này đo lường sự hội nhập tài
chính.
Khả năng ảnh hưởng của ngân hàng trung ương đến tỷ giá hối đoái dựa vào khối lượng
dòng vốn chảy qua biên giới xảy ra trong thị trường ngoại hối. Kể cả giao dịch ròng trong
năm, thanh toán nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu, và các dòng vốn ảnh hưởng đến tỷ giá
hối hoái trên cơ sở hằng ngày. Ngoài ra, trong khi các dòng chảy tổng bao gồm cả tài
khoản vãng lai và các giao dịch tài khoản vốn, lớn hơn các giao dịch tài khoản hiện tại có
19
thể bao hàm sự mở rộng hơn tài khoản vốn, do có thể chuyển nhượng vốn qua biên giới
thông qua giao thương thương mại. Patnaik, Sengupta, và Shah (2009) đã chỉ ra rằng giao
thương thương mại lớn hơn xảy ra khi tài khoản vãng lai lớn hơn, và hoạt động như một
cơ chế để phá vỡ các biện pháp kiểm soát vốn. Patnaik and Shah (sắp xuất bản) đã bất
ngờ khám phá ra được rằng hội nhập tài khoản vãng lai trên thực tế đã làm phát sinh các
tập đoàn kinh tế đa quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các tài liệu có liên
quan khác đã nhấn mạnh liên kết hai chiều giữa việc mở rộng tài khoản vốn và tài khoản
vãng lai (Aizenman 2003; Aizenman and Noy 2004). Vì thế chúng tôi quan sát tổng các
dòng chảy thương mại và tài khoản vốn như là một cách đo lường sự toàn cầu hóa của
một nền kinh tế. Điều này đưa cả thương mại và hội nhập tài chính vào tài khoản.
Hình 5.3 cho thấy làm thế nào mà biện pháp toàn cầu hóa này đã phát triển qua thời gian
của khu vực Châu Á ( trừ Việt Nam, vì dữ liệu không có sẵn). Việc mở cửa trung bình
tăng từ khoảng 100% GDP năm 1998 lên khoảng 160% GDP trong năm 2008. Các giá trị

trung bình đã được sai lệch trở lên bởi sự hiện diện của các nền kinh tế nhỏ và mở được
đánh giá cao như Singapore và Hồng Kông, Trung Quốc.
Hình 5.3: Giá trị trung bình của tổng các dòng chảy GDP cho khu vực Châu Á-11
Biểu đồ này sử dụng tỷ lệ hàng năm của tổng tổng các dòng chảy GDP như một biện
pháp của toàn cầu hóa. Giá trị 1 tương ứng với tổng các dòng chảy là 100% GDP trong
một năm. Hai vị trí ước lượng(trung bình và trung vị) của các giá trị cho nền kinh tế Châu
Á-11 được báo cáo, cả hai cho thấy một tốc độ hội nhập đáng kể vào nền kinh tế thế giới.
Bảng 5.2 cho một cái nhìn gần gũi hơn ở các nền kinh tế Châu Á-11. Tốc độ hội nhập ở
cả Trung Quốc và Ấn Độ là tương đối chậm cho đến năm 2000, sau đó đã có một sự gia
20
tăng đáng kể trong tốc độ thay đổi. Trong trường hợp của Ấn Độ, đã có một sự gia tăng
56 điểm phần trăm của GDP, từ 2000 - 2008. Xu hướng tương tự cũng được quan sát
thấy ở Trung Quốc (30% GDP), Hàn Quốc (69% GDP) và mức trung bình của khu vực
châu Á-11 (45% GDP).
Những kết quả này cho thấy rằng trong khi châu Á có thể là một tự do hóa miễn cưỡng
khi nói đến kiểm soát hợp pháp, trong thực tế, nó đã đã nhanh chóng hội nhập vào nền
kinh tế thế giới
Bảng 5.2: Tổng dòng chảy GDP cho Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc
Bảng này cho thấy tỷ lệ của tổng các dòng chảy GDP (một biện pháp hội nhập toàn cầu)
của Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và khu vực Châu Á-11. Giá trị 1 tương ứng với tổng
các dòng chảy là 100% GDP trong một năm. Giữa năm 2000 và 2008, tỷ lệ này đã tăng
lên 56 điểm phần trăm ở Ấn Độ, 30% ở Trung Quốc, 69% ở Hàn Quốc và 45 điểm phần
trăm trong các nền kinh tế Châu Á-11 trung bình.
5.1.2.2. Phát triển nghành tài chính:
Các biện pháp kiểm soát vốn thường rất có hiệu quả trong nghành tài chính đang phát
triển tài chính. Hệ thống tài chính càng chặt chẽ thì hiệu quả của việc quản lí vốn càng
giảm. Khi xem xét về việc hiệu quả kiểm soát vốn do đó hiệu quả kiểm soát vốn là rất
21
quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của 1 nước. Để làm rõ điều này chúng ta
chuyển sang báo cáo của Dorrucci, Meyer-Circel, và Santabarbara (2009) những người

này đã phát triển một cơ sở dữ liệu về bảng điều khiển phát triển tài chính trong 26 nền
kinh tế mới nổi. Cơ sở dữ liệu này thì bao gồm tất cả các nền kinh của Asia 11 (ngoại trừ
Việt Nam ) Các giá trị này chạy từ 0 tới 1: 0 là các nước có nền tài chính kém phát triển,
1 là các nước có nền tài chính phát triển.
Hình 5.4: thể hiện giá trị trung bình của Dorrucci, Meyer-Circel, and Santabarbara
(2009) để đo sự phát triển tài chính tại khu vực Châu Á.
Dorrucci, Meyer-Circel, and Santabarbara (2009) báo cáo một bảng thống kê về sự phát
triển của nhiều nền kinh tế trong nhiều năm. Con số này báo trên 2 vị trí ước lượng ( giá
trị trung bình và trung vị ) cho các nền kinh tế Châu Á-11 từ 1990-2005. Có một sự suy
giảm rõ rệt về tình hình tài chính của khu vực ngay sau khung hoảng kinh tế Châu Á. Từ
năm 2000 trở đi thì cải thiện rỏ rệt.
Hình 5.4 là biểu đồ xu hướng của điểm số trung bình về nền tài chính của Châu Á. Thông
tin của Dorrucci, Meyer-Circel, and Santabarbara (2009). Ở cả hai đương chúng ta đều
thấy sự tăng trưởng của hệ thống tài chính trước cuộc khủng hoảng. Từ năm 2000 trở đi cả
hai đường đều co xu hướng tăng. Bảng 5.3 cho ta thấy được giá trị về chỉ số của cách đo
lường này đối với Ấn Độ , Hàn Quốc , Trung Quốc và trung bình của 11 nền kinh tế Asia-
11 nền kinh tế Châu Á vươn tới đỉnh vào năm 1995 với điểm là 0.55. Tất cả đều giảm
trong cuộc khủng hoảng và vào năm 2000 là 0.45. Vào năm 2001 các nền kinh tế Châu Á
đã đạt lại giá trị trung bình và 2006 đạt 0.51. Biểu đồ này cho ta thấy khả năng kiểm soát
vốn hiệu quả vào khoảng năm 1998. Năm 2004 số điểm của hệ thống tài chính thấp.
22
Bảng 5.3 đo chỉ số phát triển của hệ thống taì chính. Báo cáo của Dorrucci, Meyer-Circel,
và Santa barbara (2009) cho biết chỉ số phát triển tài chính của các nền kinh tế qua nhiều
năm. Bảng báo cáo này cho biết tinh hình của Ấn Độ ,Trung Quốc, Hàn Quốc và trung
bình của 11 nước Asia. Trong tất cả các trường hợp, đã có một sự cải thiện tích cực
nhưng khiêm tốn giữa 2000-2006. Tuy nhiên, Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục tụt
hậu so với trung bình của châu Á-11, và nền kinh tế thậm chí khá cao cấp như Hàn
Quốc vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế OECD như Vương quốc Anh.
5.1.2.3. Bằng chứng từ cơ sở dữ liệu của Lane và Milesi-Ferretti:
Phương pháp thứ hai để đo chỉ số hội nhập kinh tế của nền kinh tế sử dụng số liệu từ cơ sở

dữ liệu của Lane and Milesi-Ferretti. Cách này là tổng hợp dòng chảy của cán cân thanh
toán dựa trên cổ phiếu , tài sản và các khoản nợ của nước ngoài ỏ trong nước .Ưu điểm
của cách tính này là nó có thể đo được kết quả của các biện pháp kiểm soát vốn dựa trên
cán cân thanh toán. Tuy nhiên nó không đo được các dòng vốn diễn ra thông qua hợp
đồng thương mại misinvoicing và các dòng vốn không thuộc bắt buộc ghi trong cán cân
thanh toán quốc tế .
23
Hình 5.5 cho thấy thực tế của việc kiếm soát dòng vốn của tât cả các nền kinh tế. Đường
màu xanh là của 1970 và màu đỏ là của 2007. Không giống nhử kết quả báo cáo của
Chinn-LTO nó không không có hai chóp đỉnh. Cách này nó chỉ thể hiện 1970 chủ yếu
các nước là kiểm soát vốn nhưng điều này sang năm 2007 đã đảo ngược hoàn toàn. Lane
và Milesi-Ferretti cho ta một cái nhìn toàn diện về 11 nền kinh tế Asia.
Thống kê này cho thấy tình hình bãi bỏ các biện pháp kiểm soát vốn đã diễn ra trên toàn
thế giới. Trái với bảng thống kê ở hình 5.1 ở hình này thể hiện tất cả các nền kinh tế đã
chuyển từ kiểm soát tài khoản vốn sang bãi bỏ các biện pháp kiểm soát vốn nhưng với
mức độ khác nhau.
Hình 5.6 cho thấy xu hướng chung của 11 nền kinh tế Châu Á từ 1994 – 2004. Tương tự
như hình 5.6 các kết quả có một số sai lệch ở mẫu do có một số sự hiện diện của một số
nước nhỏ nhưng có tính tự do hoá vốn cao. Vì thế sẽ là tốt hơn nếu sử dụng số trung vị để
tính. Những thay đổi ít hơn sau năm 2000.
Hình 5.6 cho thấy giá trị trung bình của 11 nền kinh tế Châu Á của Lane and
Milesi-Ferretti Measure.
Trên thực tế thì Lane and Milesi-Ferretti Measure thống kê tổng các tài sản bên ngoài
nước và các khoản nợ nước ngoài giống như tông thu nhập GDP. Con số này cho thấy hai
giá trị trung bình và trung vị ta có thể thấy được sự tăng mạnh của số trung bình nhưng
24
trung vị thì không đều, điều này có nghĩa là một số nhỏ các nước trong khu vực có chỉ số
hội nhập cao hơn vượt trội còn một số khác thì không.
Bảng 5.4. trung bình các nước Asia là 356% GDP trong năm 2004 một phần là do các
nước nhỏ và mở cửa cao như là Hong Kong và singapore. Còn Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn

Quốc thì có giá trị kiêm tốn hơn 58%, 103%, 109%. Tương ứng năm 2000-2004 hôi nhập
tốt hơn nên chỉ số thay đổi là 16%,18%,26%,22% của GDP India, PRC, Korea và trung
bình 11 nền kinh tế Asia.
25

×