Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.56 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà Nước. Việc tham gia nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội cũng như
những thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Vận động theo cơ chế thị trường nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp phảo gắn liền
với cơ chế thị trường, tuân thủ theo các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh
tranh. Mỗi doanh nghiệp phải thích nghi với thị trường, cạnh tranh gay gắt với nhau để
tồn tại và phát triển. Trong những cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào biết thích
nghi với thị trường, tận dụng được mọi cơ hội, phát huy được khả năng của mình sẽ
giành thắng lợi. Ngược lại, những doanh nghiệp yếu thế không thích nghi được sẽ bị
đào thải khỏi thị trường.
Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian tìm hiểu và thực tập tại công ty Cổ
Phần Thiết Bị Thực Phẩm, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động đầu tư
và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực
Phẩm.” cho đề tài chuyên đề tốt nghiệp.
Công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm là một doanh nghiệp chuyên sản xuất
bình chứa khí gas hóa lỏng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa bia inox. Qua
gần 15 năm hoạt động và phát triển (từ năm 1995), công ty đã tìm cho mình một vị trí
khá ổn định trên thị trường với các chi nhánh đặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tuy
nhiên, hiện nay công ty đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía
trên thị trường sản xuất vỏ bình chứa khí gas hóa lỏng. Sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp mới thành lập và các đối thủ cũ cùng sản xuất mặt hàng này đã làm cho hoạt
động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn và quyết liệt. Để tiếp tục phát triển và
mở rộng thị trường công ty cần phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp phù hợp để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Có nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty mới
có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, đứng vững trên thị trường cạnh tranh
khốc liệt này.
1
Do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn nên chuyên đề của tôi không tránh
khỏi có những sai sót nhất định, rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết
của tôi được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cám ơn cô giáo Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình lựa chọn và hoàn thiện đề tại này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể cán bộ trong công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm nói chung và các cô
chú, anh chị trong phòng kế toán và phòng kinh doanh nói riêng đã giúp đỡ em trong
quá trình thực tập tại đơn vị.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tại
công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
2
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM
1. Khái quát về khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thực phẩm.
Công ty được thành lập năm 1975. Tiền thân Công ty là Nhà máy Cơ khí đường được
tách ra từ một bộ phận của Nhà máy đường Vạn Điểm. Ban đầu khi được tách khỏi Nhà máy
đường Vạn Điểm, Công ty được giao nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho
ngành công nghiệp mía đường.
Năm 1995, Công ty xây dựng dự án đầu tư một dây chuyền thiết bị đồng bộ để
sản xuất bình chứa khí gas hoá lỏng (Bình Gas) với công suất thiết kế 150.000 sản
phẩm/năm. Năm 2000, dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Sản
phẩm bình gas đầu tiên đưa ra thị trường cuối năm 2000.
Năm 2002, Công ty xây dựng dự án đầu tư bổ sung nâng công suất sản xuất lên
350.000 bình gas/năm. Dự án đầu tư kết thúc trong năm. Tính đến hết năm 2008, Công
ty đã đưa vào thị trường trên 2 triệu vỏ bình gas các loại.
Năm 2007, Công ty đưa dây truyền sản xuất thiết bị chữa cháy bao gồm bình
chứa cháy xách tay các loại, bình chữa cháy xe đầy, bình chứa khí không hàn vào hoạt
động và đã bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường, được khách hàng chấp nhận.

Tính đến thời điểm cuối năm 2008, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty
đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm chính của công ty gồm có 3 nhóm sản
phẩm chính: bình chứa khí gas hoá lỏng; thiết bị phòng cháy chữa cháy; bình chứa bia
inox. Ngoài ra công ty cũng tham gia với tư cách nhà thầu cung cấp máy móc, thiết bị
cho một số dự án, công trình trong nước. Các hoạt động chính của công ty bao gồm:
Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, composit. sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa bằng
kim loại (sản xuất, kinh doanh và tái kiểm định bình, bồn chứa chịu áp lực, chứa các
loại ga hóa lỏng, bình cứu hỏa, bình ôxi dùng cho dân dụng và công nghiệp). Sản xuất
sắt, thép định hình (sản xuất khuôn mẫu kim loại và các chi tiết máy có độ chính xác
cao dùng cho ngành). Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng. Xây dựng công trình, hạng
mục công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi. Lắp đặt trang thiết bị cho
3
các công trình xât dựng. Hoàn thiện các công trình xây dựng. Buôn bán phụ tùng và
các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ. Buôn bán sắt, thép, ống thép, thép hình kim
loại màu (kết cấu thép, sắt thép xây dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại).
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Dịch vụ khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ. Đại lý du lịch (du lịch trong nước). Dịch vụ
hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch. Cho thuê nhà phục vụ mục đích
kinh doanh.
1.2 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chuyển đổi nền kinh tế từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã mở ra một thời
kỳ mới đầy những cơ hội và thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng. Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa là các doanh
nghiệp phải hoạt động gắn liền với thị trường, tuân thủ các qui luật kinh tế trong đó qui
luật cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp phải biết thích nghi với thị trường, cạnh tranh nhau
để tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào biết thích nghi
với thị trường, tận dụng mọi cơ hội, phát huy được khả năng sẽ giành thắng lợi, ngược
lại những doanh nghiệp yếu thế không tận dụng cơ hội, không thích nghi với môi
trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Giành thắng lợi trong cạnh tranh tức là doanh

nghiệp sẽ thu dược nhiều lợi nhuận muốn thế phải thu hút được nhiều khách hàng về
phía mình bằng mọi cách vượt trội hơn các đối thủ khác. Trong hoạt động kinh doanh
không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, có những doanh nghiệp tồn tại phát
triển phát triển song có những doanh nghiệp làm ăn sa sút và dẫn tới phá sản. Bởi vậy,
mỗi doanh nghiệp phải vạch ra cho mình những chiến lược khác nhau để duy trì sự tồn
tại và phát triển của mình và dễ thấy rằng các chiến lược này đều có một điểm chung
nhằm vào việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể nói rằng không còn
con đường nào khác buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do
tầm quan trọng của yếu tố cạnh tranh trên thị trường công ty cần xác định rõ sự cần
thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:
4
Thứ nhất: vì mục tiêu lợi nhuận.
Là một chủ thể tham gia nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp khác thì lợi
nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Thu được lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc công ty làm ăn có
hiệu quả, công ty sẽ có thêm vốn để thực hiện tái đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất
của mình. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh
doanh khác nhau, thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Mà muốn thu lợi nhuận cao thì
công ty phải nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để chiếm lĩnh
được càng nhiều thị phần càng tốt. Với việc thị trường sản xuất vỏ bình gas đang ngày
càng cạnh tranh gay gắt, công ty phải đưa ra các chiến lược, các biện pháp để đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng với chi phí cạnh tranh nhất. Công ty cũng phải đẩy mạnh
công tác nghiên cứu thị trường, không ngừng tìm kiếm và nắm bắt lấy những thị trường
tiềm năng mới. Và cùng với việc mở rộng thị phần tiêu thụ là lợi nhuận thu được của
công ty sẽ ngày càng cao. Do đó để thu được lợi nhuận cao thì việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết.
Thứ hai: vì sự cạnh tranh với các đối thủ cũ và đối thủ mới xuất hiện trên thị
trường.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng
gay gắt. Cùng với nhu cầu sử dụng các sản phẩm gas của người dân ngày càng tăng là

sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới sản xuất mặt hàng này. Khu vực phía Bắc đã và
đang xuất hiện thêm nhiều nhà máy sản xuất vỏ bình gas như Bình An, Vạn Lộc, Hồng
Hà, Tấn Phát. Các doanh nghiệp trẻ mới thành lập này tuy chưa có nhiều uy tín nhưng
có tham vọng chiếm lĩnh thị trường rất lớn với những chiến lược rõ ràng. Những doanh
nghiệp mới thành lập đã và đang nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các doanh
nghiệp đi trước, bên cạnh đó đẩy mạnh thu thập thông tin, tìm cách nắm bắt và mở
rộng thị trường. Dựa vào những điều học hỏi được họ liên tục cải tiến mẫu mã, chất
lượng để thu hút khách hàng. Sự tham gia của các doanh nghiệp mới này đang trở
thành mối đe dọa chia sẻ thị phần tiêu thụ đối với công ty.
Ngoài những doanh nghiệp mới hoạt động thì những đối thủ cạnh tranh lâu năm
cũng luôn là mối lo thường trực của công ty. Khác với những doanh nghiệp mới xuất
hiện, những đối thủ cạnh tranh lâu năm này có lợi thế về thương hiệu và uy tín trên thị
trường. Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh này và công ty đã hình thành nên những thị
5
trường tiêu thụ, những khách truyền thống của mình và có những biện pháp nhằm duy
trì mối quan hệ truyền thống đó. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, các đối
thủ cạnh tranh đó luôn để ý và chờ đợi thời cơ để chiếm lấy nguồn khách hàng truyền
thống của công ty. Mà các khách hàng truyền thống là nguồn tiêu thụ sản phẩm chính
của công ty, do đó công ty phải luôn đề phòng và cảnh giác với các đối thủ này. Nếu
công ty không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng thì họ sẵn sàng xen vào và
nhận lấy nguồn cung ứng này. Bên cạnh đó họ cũng không ngừng nâng cao và hoàn
thiện dây chuyền sản xuất của mình để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đã và đang
có thêm những đơn vị đầu tư dây chuyền để phục hồi vỏ bình gas như: TQT, công ty
TNHH Đông Nam Á tại Phủ Lý, Nam Hà. Với những tính chất như vậy, sự canh tranh
với các đối thủ này có phần gay gắt hơn so với các đối thủ mới.
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải cạnh tranh với cả
công ty sản xuất nước ngoài. Cụ thể ở đây là trên thị trường thiết bị phòng cháy chữa
cháy nói chung và thị trường bình chữa cháy nói riêng đang được thống trị bởi hàng
Trung Quốc. Các mặt hàng phòng cháy chữa cháy của Trung Quốc với ưu thế là giá rẻ
hơn so với hàng trong nước từ lâu đã chiếm lĩnh được một thị trường tiêu thụ lớn.

Thêm vào đó là tâm lý và thói quen của người tiêu dùng đối với sản phẩm thiết bị
phòng cháy chữa cháy từ Trung Quốc chưa thể thay đổi ngay được, kết hợp với một số
vụ việc phát sinh gây hình ảnh xấu đối với sản phẩm sản xuất trong nước làm cho việc
mở rộng và phát triển thị trường thiết bị phòng cháy chữa cháy của công ty là rất khó
khăn trong thời gian tới.
Việc xác định rõ các đối thủ cạnh tranh cũng như thế mạnh và điểm yếu của họ là
vô cùng quan trọng đối với công ty. Dựa vào đó công ty phải có những chiến lược
đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Thứ ba: đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng.
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người ngày càng được
cải thiện và nâng cao. Kéo theo đó là những yêu cầu của khách hàng đối với các sản
phẩm tiêu dùng hàng ngày nói chung và sản phẩm bình gas nói riêng ngày càng cao.
Họ có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, về mức độ an toàn, các chứng chỉ chứng
nhận của các cơ quan kiểm tra có uy tín, thời gian hoàn thành hợp đồng nhanh, các
điều khoản ưu đãi kèm theo Có đáp ứng được những yêu cầu này của khách hàng hay
6
không chính là vấn đề sống còn của công ty. Đối với những khách hàng truyền thống,
những khách hàng lớn có tiềm năng phát triển và có năng lực tài chính thì cần phải cố
gắng củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó. Làm được điểu đó cũng chính là đảm
bảo cho quá trình tiêu thụ được diễn ra ổn định, liên tục. Đối với những khách hàng
mới, công ty cũng cần chú trọng thực hiện tốt hợp đồng về thời gian giao hàng và chất
lượng sản phẩm. Cần gây ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu với các khách hàng mới, không
ngừng củng cố uy tín và thương hiệu của mình với khách hàng. Thậm chí còn đưa ra
một số những ưu đãi đối với những khách hàng mới đặt hàng với công ty. Tạo được
lòng tin và uy tín đối với những khách hành mới, giữ chân được các khách hàng tiềm
năng sẽ hết sức có lợi cho sự phát triển lâu dài, bền vững của công ty trong tương lai.
Nhưng nếu công ty không đáp ứng được những yêu cầu đó thì khách hàng sẽ rời bỏ
công ty và tìm đến những công ty khác đáp ứng được yêu cầu đó. Vì thế, để tồn tại lâu
dài và đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng công ty phải không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ tư: duy trì thương hiệu và uy tín của công ty
Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm đã có một thời gian hoạt động kể từ lúc thành
lập đến giờ có thể nói cũng là một khoảng thời gian khá dài. Và để tạo được thương
hiệu và uy tín trên thị trường như bây giờ công ty cũng phải trải qua sự nỗ lực và phát
triển không ngừng. Đối với một doanh nghiệp thì để tạo ra uy tín và thương hiệu đối
với khách hàng trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay là rất khó khăn và là cả
một quá trình lâu dài. Do đó việc duy trì thương hiệu và uy tín trên thị trường là rất
quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã hoạt động theo phương châm “ chất
lượng khởi đầu từ khách hàng và kết thúc vì khách hàng”, cùng với đó là triết lý
hoạt động của công ty “Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm – Uy Tín - Tin Cậy – Cùng
Phát Triển”. Công ty luôn cam kết: thường xuyên cải tiến, duy trì, áp dụng Hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 xuyên suốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty; luôn nâng cao uy tín và thương hiệu, đảm bảo là nhà sản xuất,
thương mại, dịch vụ, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất,
ổn định nhất, với khả năng đáp ứng cao nhất ; luôn luôn coi chất lượng hoạt động kinh
doanh có tầm quan trọng bậc nhất, đảm bảo sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng và
sự tồn tại phát triển của công ty. Bên cạnh việc hoàn thiện hợp đồng đúng thời hạn, đủ
7
số lượng và chất lượng để tạo uy tín đối với khách hàng, công ty cũng phải không
ngừng quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng
cũng làm tăng thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Trước những cơ hội và thách thức như
vậy mỗi doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua nếu không nguy cơ phá sản là rất lớn.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan. Các doanh
nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh, chấp nhận cạnh
tranh và cạnh tranh bằng tất cả khả năng của mình mới có thể giúp doanh nghiệp tồn
tại và phát triển. Chính vì vậy. tăng khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu đối với
công ty trong cơ chế thị trường.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.

1.3.1 Những nhân tố khách quan.
 Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao dẽ kéo theo sự tăng thu
nhập cũng như tăng khả năng thanh toán của người dân, do vậy nhu cầu hay sức mua
của người dân cũng tăng lên. Mặt khác nền kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là khả
năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, như vậy tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh sẽ tăng lên. Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại,
khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, tình hình lạm phát tăng cao, giá cả mặt bằng chung
tăng khiến cho chi phí đầu vào tăng thì doanh nghiệp phải có những ứng biến thích hợp
để đối phó. Doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược phù hợp để tiết kiệm, giảm chi
phí, giảm lượng hàng tồn đọng, tăng khả năng huy động vốn…những giải pháp tình thế
khéo léo sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được thời kì khó khăn và trụ lại thị trường lâu
dài. Doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng cao hơn với nền kinh tế, nắm bắt được
nhiều cơ hội hơn thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ thành công.
Trong quá trình hoạt động, công ty cũng phải trải qua các biến động cùng với tình
hình kinh tế chung cả nước. Đối với những năm tình hình kinh tế ổn định thì công ty
vẫn có thể tiến hành duy trì sản xuất và mở rộng phát triển một cách bình thường.
Nhưng khi tình hình nền kinh tế trở nên bất ổn, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lạm
8
phát gia tăng, thì công ty cần phải có những biện pháp ứng phó phù hợp. Điển hình như
năm 2008, lạm phát khiến cho nền kinh tế suy thoái trên diện rộng, làm sức mua trên
thị trường giảm sút nghiêm trọng. Giá vật tư, nguyên liệu, hàng hóa trên thị trường
giảm đột biến, trong khi lượng hàng tồn kho vật tư, nguyên liệu dự trữ cho sản xuất ở
mức cao và giá hàng tồn kho chủ yếu trước khi xảy lạm phát đã làm cho giá thành sản
xuất vượt giá bán. Thêm vào đó, do ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt tài
chính của Chính Phủ, các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất sản phẩm gas nói riêng và
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng
để đầu tư phát triển thị trường, làm cho thị trường tiêu thụ bình gas vốn phải chịu nhiều
sự cạnh tranh không lành mạnh nay lại càng thêm khó khăn, bế tắc.

Đứng trước tình hình đó, công ty đã phải đưa ra những chiến lược tình thế. Về thị
trường: công ty duy trì sản lượng sản xuất bình gas mới ở mức hợp lí, sàng lọc đối
tượng khách hàng, chỉ duy trì quan hệ với những khách hàng lớn, có uy tín hoặc chỉ
bán hàng khi khả năng thanh toán được đảm bảo. Tăng cường sản lượng bình gas phục
hồi nhằm giảm áp lực về nguồn vốn. Tập trung phát triển thị trường bình chữa cháy,
các thiết bị phòng cháy chữa cháy… Về tài chính: công ty mở rộng và hợp tác theo
chiều sâu với các tổ chức tín dụng, tài chính, phát hành cổ phiếu trên kênh thị trường
chứng khoán để khai thác, đa dạng nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và phát
triển đầu tư. Thắt chặt công tác tài chính, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đảm bảo
không có các khoản phải thu khó đòi, giảm thiểu lượng hàng tồn kho; giảm thiểu
nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giảm chi phí tài chính…Nhờ những chiến lược được
ra kịp thời mà công ty đã vượt qua được tình hình khó khăn, tuy không đạt được các
chỉ tiêu kết quả như kế hoạch đề ra đầu năm 2008 nhưng vẫn đảm bảo có doanh thu
vượt qua năm trước. Cụ thể: tổng doanh thu năm 2008 đạt 235.732 triệu đồng, tăng
19.667 triệu đồng, tương đương 9% so với năm trước (năm 2007 đạt 216.065 triệu
đồng) nhưng chỉ bằng 74% so với kế hoạch năm 2008 (317 tỉ đồng).
Khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn thì những chiến lược đưa ra lúc đó là kịp
thời và phù hợp, nhưng khi nền kinh tế đã khởi sắc và đang trên đã phát triển thì những
giải pháp tình thế đó đã không còn phù hợp, công ty lại cần có những chiến lược mới
để tận dụng được xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Điển hình là năm 2009, nền
kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và vượt qua khủng hoảng, giá nguyên vật liệu đầu vào
9
đã giảm đáng kể so với năm 2008 và dần đi vào ổn định. Khi đó, nhu cầu tiêu dùng, sử
dụng vỏ bình gas đột ngột tăng mạnh. Nắm bắt thời cơ này, công ty đã có những thay
đổi hợp lý về các nguồn lực trong công ty để tranh thủ cơ hội thị trường. Công ty đã
chủ động giảm sản lượng phục hồi bình gas, giảm sản lượng thiết bị phòng cháy chữa
cháy và dừng hẳn việc sản xuất bình chứa bia để chuyển hướng, tập trung cao độ máy
móc thiết bị, nhân lực và nguồn lực tài chính cho sản xuất bình gas. Có thời điểm công
ty phải bố trí sản xuất 3 ca/ngày, liên tục trong 7 ngày/tuần mới đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Nhờ tận dụng được thời cơ này mà trong năm 2009 công ty đã đạt được

sản lượng và doanh thu lớn nhất từ trước đến nay. Sản lượng bình gas sản xuất mới
năm 2009 đạt 514.168 CG12 kg qui đổi. Sản lượng bình gas sản xuất mới năm 2009
bằng sản lượng cả hai năm 2007 và 2008 cộng lại. Sản lượng bình gas năm 2009 đạt
mức kỉ lục từ trước đến nay, sản lượng bình quân theo tháng đạt mức 42.847 bình, sản
lượng tháng cao nhất đã lên tới xấp xỉ 80.000 bình. Tổng doanh thu năm 2009 đạt mức
kỉ lục từ trước tới nay là 320.417 triệu đồng, tăng 82.658 triệu đồng, bằng 135% so với
năm 2008 ( năm 2008 đạt 237.732 triệu đồng). Tổng doanh thu năm 2009 vượt 35.138
triệu đồng và bằng 115% so với kế hoạch năm 2009 đề ra ( 285.000 triệu đồng).
Như vậy, nhờ nắm bắt được diễn biến và các thay đổi của nền kinh tế, công ty đã
có những chiến lược điều chỉnh kịp thời, đưa công ty vượt qua khó khăn và tận dụng
cơ hội phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
 Nhân tố chính trị và pháp luật
Trong kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố hàng đầu nhưng muốn có lợi nhuận một
cách an toàn, hiệu quả mà không rủi ro thì phải bảo đảm an toàn pháp lý. Chính trị và
pháp luật chính là nền tảng cho phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý để các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Luật pháp rõ ràng, chính
trị ổn định là môi trường cạnh tranh thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác, chúng có thể đem lại
những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp. Ta có thể lấy ví dụ
như các chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách thuế, các khoản thu ngân sách…là
những yếu tố tác động trực tiếp kìm hãm hay tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
10
Năm 2008, khi nền kinh tế diễn ra khủng hoảng, Chính Phủ đã thực hiện chính
sách thắt chắt tài chính – tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Lãi suất vốn vay cùng tỷ giá
ngoại tệ liên tục tăng cao từ những tháng đầu năm 2008 đến cuối năm. Do ảnh hưởng
trực tiếp từ chính sách tài chính mà doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận nguồn vốn vay. Kéo theo đó là sự làm tăng đột biến chí phí tài chính của công
ty trong năm. Năm 2008, chi phí hoạt động tài chính lên đến trên 16,5 tỷ chiếm 7,08%
doanh thu (233 tỷ).

Nhưng sang năm 2009, khi nền kinh tế dần trở nên sáng sủa hơn, có một số thay
đổi về pháp luật và chính sách của Nhà Nước đã giúp công ty đạt được những thành
tích tăng vọt. Năm 2009, Nhà Nước đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất để giúp các doanh
nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, vực dậy sản xuất sau khủng hoảng.
Cùng với đó, năm 2009 hiệp hội gas được thành lập và có những tác động làm cho thị
trường kinh doanh LPG dần trở nên lành mạnh. Chính Phủ cũng công bố nghị định số
107/2009/NĐ-CP về việc kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đi vào hiệu lực làm tăng nhu
cầu vỏ bình gas trên thị trường. Nhận định được những thuận lợi về môi trường pháp
luật cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà Nước, công ty đã tranh thủ thời cơ khi
cầu về mặt hàng vỏ bình gas lên cao để tạo ra mức doanh thu kỉ lục năm 2009.
 Các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành
Số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh và các đối thủ tiềm ẩn cũng là một nhân tố
tác động đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khi xem xét nghiên cứu thị
trường, doanh nghiệp phải đánh giá nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ của mình về: qui
mô, khả năng tài chính, trình độ công nghệ, đặc điểm sản phẩm… để từ đó định ra mức
độ cạnh tranh trên thị trường và đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công ty cũng cần phải luôn quan tâm và theo dõi
các động tĩnh của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các phương án thích hợp. Công ty cần
biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình so với đối thủ, và những lợi thế của đối thủ
cạnh tranh mà công ty chưa có. Trên cơ sở đó, công ty cần xem xét và đưa ra các
phương án để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nâng cao sức cạnh tranh của
công ty trên thị trường.
1.3.2 Những nhân tố chủ quan.
 Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp.
11
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn quá trình sản xuất và kinh doanh diễn ra
thuận lợi, phát triển đều phải trang bị cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng nhất định.
Một hệ thống cơ sở vật chất khang trang với một môi trường làm việc an toàn, phù hợp
với qui mô của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty
lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất tốt thì chất lượng dịch vụ được đảm bảo. Chất

lượng dịch vụ hợp lý sẽ giúp cho các nhân viên có một môi trường làm việc ổn định,
thoái mái và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân, doanh nghiệp tận dụng được tối
đa công suất, qua đó hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng chiến
thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, một môi trường làm việc đảm
bảo an toàn sẽ giảm thiểu tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp giúp các công nhân yên
tâm sản xuất. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không trang bị đủ cơ sở vật chất cho
quá trình sản xuất, môi trường làm việc không đầy đủ thì sẽ làm cản trở, trì hoãn quá
trình sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, công
ty đã liên tục nâng cấp và đổi mới trang thiết bị làm việc. Với tính chất công việc là sản
xuất vỏ bình gas, một mặt hàng nhạy cảm về cháy nổ, công ty luôn có những trang
thiết bị phòng cháy để đảm bảo an toàn cho công nhân. Bên cạnh đó, những người trực
tiếp tham gia sản xuất sẽ được phát miễn phí hàng năm các phương tiện bảo hộ lao
động như: quần, áo, găng tay, kính hàn, mũ bảo hộ…Công ty cũng đổi mới một số dây
chuyền làm việc để đảm bảo cho quá trình làm việc được diễn ra an toàn hơn, với các
tiêu chuẩn chất lượng nâng cao hơn. Ngoài ra công ty còn nâng cấp một số máy móc
thiết bị để kiểm tra độ bền và độ an toàn của sản phẩm như: máy kiểm tra áp suất, máy
kiểm tra rò rỉ, kiểm tra van…Với những cơ sở vật chất được trang bị đó, công ty đã và
đang sản xuất ra những vỏ bình gas đạt tiêu chuẩn chất lượng và có uy tín trên thị
trường, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
 Nguồn nhân lực.
Trong thời đại ngày nay - thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ
hiện đại, với hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm làm
ra, con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong quá trình sản xuất và phát
triển. Bên cạnh các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh như vốn, khoa học công
12
nghệ, nguyên vật liệu…thì yếu tố quan trọng và quyết định nhất là con người. Chúng ta
cần hiểu rõ rằng nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về
số lượng mà là ở chất lượng. Khi nguồn nhân lực có quy mô lớn nhưng chất lượng

thấp, năng suất lao động thấp thì lại trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển. Chính vì
vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp
ứng yêu cầu phát triển của công ty. Do đó mà nhiều doanh nghiệp đặt yếu tố này lên
hàng đầu và luôn luôn chú trọng để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong quá trình hoạt động, từ việc lên ý tưởng, kế hoạch trên giấy tờ đến việc trực tiếp
ra sản phẩm đều do yếu tố con người tác động. Các thành viên của công ty là người sẽ
quyết định doanh nghiệp có phát triển được hay không? có những chiến lược như thế
nào? có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không?… Quan tâm tới việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là đảm bảo cho việc giành thắng lợi
trong công cuộc cạnh tranh và đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài của công ty
Nhận biết được tầm quan trọng của yếu tố này, nên trong thời gian qua công ty
luôn chú trọng tới việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng đội ngũ cán
bộ của công ty ngày càng được nâng cao với những nhân viên mới có trình độ đại học
và trên đại học. Công ty luôn quan tâm và mở những lớp nâng cao tay nghề cho công
nhân, nhất là các lớp hướng dẫn sử dụng các máy móc tiên tiến trong sản xuất để đảm
bảo mức độ hỏng hóc là ít nhất. Việc đào tạo cho nhân viên những kỹ năng hoặc kiến
thức mới không chỉ giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn mà
còn nâng cao mức độ thỏa mãn của họ trong công việc và có động lực để tự gia tăng
hiệu suất làm việc. Các nhân viên được đào tạo để làm tốt công việc, họ sẽ có thái độ
tự tin, làm việc một cách độc lập và chủ động hơn. Kết hợp với việc đào tạo, chế độ
khen thưởng hợp lý cũng giúp công nhân thêm hứng thú làm việc, cố gắng hoàn thiện
kỹ năng sản xuất và số lao động lành nghề trong công ty ngày càng nhiều. Bên cạnh
đó, công ty cũng luôn quan tâm đúng lúc đến mọi thành viên, luôn động viên kịp thời
những lúc họ ốm đau, bệnh tật, sinh nở…Nhờ những sự quan tâm tới nguồn nhân lực
mà công ty tăng thêm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
 Khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định là một trong những điều kiện tiên
quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng
13
bộ, đạt hiệu quả cao. Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng kinh

doanh cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp. Bất cứ một
hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay phân phối, quảng cáo…đều phải được
tính toán dựa trên năng lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực
tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng, hạ giá
thành, tổ chức các chiến lược marketing qui mô, nâng cao sức cạnh tranh.
Là một công ty cổ phần, nguồn vốn của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm
được huy động từ các cổ đông, vốn từ lợi nhuận chưa chia cổ tức và vốn vay ngân
hàng. Từ khi công ty phát hành cổ phiếu lần đầu thì vốn điều lệ của công ty chỉ là 12 tỷ
đồng. Sau đó, để đáp ứng với sự phát triển về qui mô và tiềm năng của công ty, trong
các năm 2008 và 2009, công ty đã làm các thủ tục cấp thiết để xin phép ủy ban Chứng
Khoán Nhà Nước chấp thuận cho phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 12 tỉ đồng lên
48 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2009, ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước mới chỉ 2 lần
cho phép và ngay sau đó công ty đã thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên
23.004.550.000 đồng. Lần thứ nhất, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2005 và 2006
cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ lên 17.777.860.000 đồng. Lần thứ hai, phát hành cổ
phiếu thưởng cho cổ đông, tăng vốn điều lệ từ 17.777.860.000 lên 23.004.550.000
đồng. Dự kiến trong năm 2010 công ty sẽ tiếp tục làm các thủ tục cần thiết để tăng vốn
điều lệ lên 48 tỉ đồng theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 và
2009 thông qua.
 Khả năng tổ chức quản lý.
Điều này được thể hiện thông qua cở cấu tổ chức, tác phong làm việc của các
thành viên, mối quan hệ của các bộ phận…Một bộ máy được vận hành một cách nhịp
nhàng, thông suốt chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và ngược lại.
Để có được sự tổ chức quản lý tốt doanh nghiệp cần phải tạo ra được quy chế làm việc.
Các quy định về trách nhiệm và quyền lợi cho các cá nhân, mối quan hệ giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và được sự nhất trí của các thành viên trong
doanh nghiệp. Khả năng tổ chức quản lý còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng của người
quản lý trong doanh nghiệp. Do đó, đội ngũ quản trị viên phải được đào tạo một cách
có hệ thống, phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp.
14

Hiện tại, công ty đang có một bộ máy tổ chức quản lý vẫn hoạt động nhịp
nhàng, năng động, kịp thời ứng phó với các tình hình, diễn biến của nền kinh tế. Đứng
đầu bộ máy quản lý này là Ban lãnh đạo, tiếp đến là bốn khối trực thuộc: khối nghiệp
vụ, khối kỹ thuật, khối sản xuất, khối trực thuộc đảm nhiệm các văn phòng đại diện tại
Bắc, Trung, Nam. Tất cả các khối, các phòng, ban, lãnh đạo đều có một chức năng và
nhiệm vụ cụ thể, có sự điều hành từ trên xuống dưới. Các hoạt động trong công ty luôn
diễn ra khá nhịp nhàng, ăn khớp, không có sự chồng chéo về quản lý. Khi ban lãnh đạo
vạch ra các định hướng phát triển và chiến lược ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như
tầm nhìn cho sự phát triển của công ty; các phương án sản xuất, kinh doanh…thì các
phương án này sẽ được công bố và chỉ đạo đến các khối trực thuộc. Các khối trực
thuộc có nhiệm vụ phổ biến đến các phòng ban và tiến hành thực hiện các chiến lược
đề ra. Các định hướng chiến lược và mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra đều được công
bố cho các thành viên trong công ty nắm rõ và cố gắng thực hiện. Nhờ đó, công ty luôn
có sự thống nhất từ trên xuống dưới, cùng hướng tới mục tiêu đề ra. Trong quá trình
thực hiện các phương án sản xuất, các phòng ban luôn có sự chỉ đạo sát sao và kịp thời
của ban lãnh đạo. Bên cạnh việc đôn đốc, nhắc nhở, công ty cũng luôn có chế độ khen
thưởng và đãi ngộ hợp lý với các thành viên tích cực, hăng hái sản xuất. Nhờ có sự
hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp của bộ máy tổ chức quản lý mà công ty đã nhiều lần
vượt qua được những khó khăn trong quá khứ và đang hướng tới một mục tiêu phát
triển bền vững trong tương lai.
 Marketing và hệ thống phân phối sản phẩm.
Là một công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động kinh doanh, do đó việc
tạo lập hệ thống marketing và phân phối là hết sức cần thiết. Chính hệ thông này sẽ
giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh
tranh. Điều này giúp doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn đọng và giải quyết
nhanh chu kỳ quay vòng vốn.
Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, công ty đã tạo lập hệ thống phân phối rộng
khắp thông qua các đại lý, các văn phòng đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam,
trong đó có một số khu vực tiêu thụ chính ở miền Bắc và miền Trung. Các văn phòng
đại diện này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng chức năng quan hệ, giao dịch với một số đối

tượng khách hàng, bạn hàng, các nhà cung cấp, cũng như các cơ quan, ban ngành có
15
liên quan đến hoạt động của công ty. Hỗ trợ phòng kinh doanh, phòng tài chính công ty
thu hồi công nợ, thanh quyết toán, thanh lý một số hợp đồng bán sản phẩm, dịch vụ,
mua vật tư, hàng hóa. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị của văn
phòng, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đến các hoạt động của văn phòng
đại diện và của công ty. Hỗ trợ phát triển thương hiệu FSEC, giao dịch quan hệ khách
hàng tiêm năng để cung cấp thông tin cho công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
yêu cầu, đề nghị từ các cá nhân, đơn vị tại công ty, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
qui định tại qui chế này và nhu cầu sản xuất của công ty. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển và lớn mạnh theo từng giai đoạn của mình mà công ty cần mở rộng hơn nữa các
chi nhánh của mình tới các tỉnh, thành phố trên cả nước, chú ý tới các thành phố đang
có tốc độ phát triển nhanh.
2. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
2.1 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Công ty Công ty Cổ Phần và Thiết Bị Thực Phẩm là một công ty cổ phần, nên
nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn góp của các cổ đông và vốn đi vay. Xác định
được tầm quan trọng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và cả vốn cho hoạt
động đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, công ty luôn có
kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế mức tối đa sự lãng
phí, thất thoát vốn
Tổng tài sản của công ty tính đến thời điểm 31/12/2009 là 253.381 triệu đồng,
trong đó vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là
23.004 triệu đồng, chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn
vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối tác.
Trong các năm 2008 và 2009, công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ bổ sung nguồn
vốn kinh doanh, nhưng chỉ mới tăng lên được 23.004 triệu đồng. Nguồn vốn để tăng
thêm thực chất chỉ là nợ phải trả các cổ đông chuyển sang thành vốn góp.
Để thấy rõ hơn về tình hình nguồn vốn cũng như tài sản của công ty, ta theo dõi

qua bảng sau:
16
Bảng 1: Cơ cấu tài sản của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng cộng tài sản/nguồn vốn 187.781 204.748 253.382
A. Tài sản ngắn hạn
129.506 148.619 201.082
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 477 565 5.883
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.875 37.348 39.631
1. Phải thu khách hàng 35.058 36.896 35.795
2. Trả trước cho người bán 1.260 258 4.524
3. Phải thu nội bộ
4. Phải thu theo tiến độ xây dựng
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (698) (1.165)
IV. Hàng tồn kho 88.737 109.766 153.231
V. Tài sản ngắn hạn khác 3.417 939 2.337
B. Tài sản dài hạn
I. các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 50.508 45.953 43.352
1. TSCĐ hữu hình 50.802 45.953 43.352
- Nguyên giá 94.647 95.570 97.658
- Giá trị hao mòn lũy kế (44.027) (52.293) (61.391)
2. Chi phí xây dựng dở dang 181 2.675 7.175
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7.270 7.270 7.270
- Công ty TNHH Bạch Đằng 1.200 1.200 1.200
- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Vạn Điểm 6.070 6.070 6.070

V. Tài sản dài hạn khác 203 2.907 1.677
17
2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, công ty luôn chú trọng đầu tư có
trọng điểm các vấn đến mang tính cốt lõi nhất. Những yếu tố đó là những yếu tố quyết
định tới sự phát triển và thành bại của một công ty. Trong những năm qua, công ty luôn
nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, nó không chỉ đem lại
cho công ty năng lực sản xuất mới, làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty không
ngừng tăng lên, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường. Do đó công ty đã coi việc đầu tư phát triển doanh nghiệp là
hoạt động đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Dưới đây là một số
lĩnh vực chủ yếu công ty chú trọng đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty.
2.2.1 Đầu tư tài sản cố định.
Nội dung đầu tư vào tài sản cố định của công ty là tiếp tục công tác đầu tư để
hoàn thiện và đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm (thiết bị
nghiền và trộn bột chữa cháy, thiết bị nạp khí CO
2
), tiến hành sửa chữa lớn các máy
móc thiết bị hiện tại (hệ thống máy CNC), tiến hành công tác bảo dưỡng định kỳ máy
móc thiết bị, bổ sung một số máy móc thiết bị có nguy cơ hỏng hóc (máy phun bi, máy
hàn) để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo an toàn lao động.
Chi cho hoạt động này của công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến 2009 như sau:
Bảng 2: Chi tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh 2009
với 2008
Đầu tư xây dựng cơ bản 13.046 2.676 1.997 74,6%
Chi phí xây dựng dở dang 181 2.675 7.175 268,2%

Khấu hao tài sản cố định 7.349 9.422 9.089 96,45%
Bảo dưỡng và
sửa chữa tài sản
152 167,5 184,6 110,2%
Nguồn: báo cáo của hội đồng quản trị
2.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ.
18
Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào việc đầu tư vào sản
phẩm và việc bổ sung hàng tồn trữ liên quan rất nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm thì đầu tư vào hàng
tồn trữ cũng liên quan tới những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, nhất là khi công ty
nhập khẩu hàng hóa (thép nguyên liệu) từ nước ngoài trong tình trạng nền kinh tế có
nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, tỷ giá ngoại tệ cũng không ngừng biến đổi. Khi
tiến hành đầu tư vào hàng tồn trữ, doanh nghiệp có thể tránh được sự tăng giá bất ngờ
của các thiết bị. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa giảm thì doanh nghiệp cũng phải chịu
một khoản lỗ nào đó. Chính vì thế, để tiến hành đầu tư bổ sung hàng tồn trữ, doanh
nghiệp luôn phải có định hướng, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ .
Bảng 3: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Đầu tư hàng tồn trữ 12.413 15.492 18000
Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 24,8 16.19
Tổng vốn đầu tư 16.565 18.254 23.135
Tỷ trọng so với tổng vốn(%) 74,93 84,87 77,8
2.2.3 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ.
Công ty đang nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất bột BC/ABC, hoàn
thiện và đưa dây chuyền sản xuất bột cứu hỏa và nạp khí CO
2
vào khai thác. Việc này
sẽ giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường đối

với sản phẩm bình cứu hỏa và bình chứa không hàn.
Bên cạnh đó, công ty còn tập trung nghiên cứu, khảo sát thị trường, xác lập
phương án sản xuất sản phẩm mới, có định hướng đầu tư chuyển đổi sản phẩm bình
gas bằng kim loại sang bình chứa gas, chứa khí bằng vật liệu phi kim loại đang có xu
hướng phát triển.
Bảng 4: Tình hình đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ
19
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Đầu tư nghiên cứu triển khai
khoa hoc và công nghệ
235 286 389
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 21,7 36,01
Tổng vốn đầu tư 16.565 18.254 23.135
Tỷ trọng trên vốn đầu tư(%) 1,42 1,57 1,68
2.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Trong một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Do
đó phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần giúp cho công ty giành thắng lợi trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong cạnh tranh và trong quá trình
quản lí doanh nghiệp. Vì thế việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một hoạt động thường
xuyên của công ty. Công ty luôn khuyến khích mỗi cán bộ tự học, tự trau dồi kiến thức
chuyên môn, phẩm chất đạo đức để đứng vững trong sự biến đổi của cơ chế thị trường.
Mặt khác xuất phát từ nhu cầu phát triển khoa học công nghệ, trình độ của đội ngũ
nhân viên cũng cần được nâng cao hơn để có thể tiếp cận được với những tiến bộ về kỹ
thuật, nâng cao hơn nữa chất lượng trong công việc. Chính vì lí do đó mà đầu tư phát
triển nguồn nhân lực cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong các nội dung đầu tư của
Công ty. Năm 2008, công ty đã chi 96,322 triệu đồng cho việc đào tào, tăng 16% so
với năm 2007.
Với quá trình đầu tư này chất lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng dần
qua các năm.

Bảng 5: Chất lượng cán bộ nhân viên
Đơnvị: người
20
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1. Tổng số cán bộ,
công nhân viên
186 205 261 221 250
2. Tổng số cán bộ 22 25 27 27 29
3. Tỷ lệ CB có trình độ đại học,
cao đẳng (%)
86 92 93 93 95
4. Số lượng CB có trình độ trên
đại học
9 11 13 13 14
2.2.5 Đầu tư cho hoạt động maketing.
Việc quảng bá cho những sản phẩm của công ty có thể thực hiện qua các hình
thức khác nhau như truyền hình, qua website, áp phích quảng cáo, kết hợp với các hoạt
động khuyến mãi, ưu đãi với các đối tượng đặc biệt… Cân nhắc sử dụng biện pháp phù
hợp nhất để tạo ra hình ảnh tổt nhất của công trong con mắt khách hàng. Sự đảm bảo
cung cấp đủ số lượng và chất lượng các sản phẩm sẽ tạo uy tín về dịch vụ cung ứng, kỹ

thuật công nghệ, văn hoá kinh doanh đối với khách hàng.
Ngoài ra công ty còn thực hiện các biện pháp Marketing trực tiếp như: điện
thoại hoặc gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng và
gửi giấy mời tham dự tới từng khách hàng… Lợi thế của việc này là tăng cơ hội giao
tiếp giữa công ty và khách hàng, giúp công ty có thể có được thông tin của khách hàng
một cách nhanh chóng và kịp thời nhất, để có cơ hội cung ứng những sản phẩm dịch vụ
mới, giảm được tương đối các loại chi phí quảng cao đồng thời duy trì các khách hàng
hiện tại và phát triển thêm các khách hàng mới tiềm năng.
Bảng 6: Chi đầu tư hoạt động Marketing của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm.
Đơn vị: triệu đồng
21
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chi phí tuyên truyền, tiếp thị 18,6 20,5 22,9
Chi phí Marketing cho dịch vụ 8,7 13,8 21,8
Tổng 27,3 34,3 43,09
3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ
Phần Thiết Bị Thực Phẩm
3.1 Các kết quả đã đạt được.
Chính nhờ hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh có mục đích, có
chiến lược cụ thể của công ty mà trong những năm qua công ty đã cải thiện được rất
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, các thành tựu đó là một trong những nhân tố quan trọng
giúp công ty ngày một kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Sản lượng bình gas sản xuất mới năm 2009 đạt 514.168 CG12 kg qui đổi. Sản
lượng bình gas sản xuất mới năm 2009 bằng sản lượng cả hai năm 2007 và 2008 cộng
lại (năm 2007 đạt 369.390 bình qui đổi, năm 2008 đạt 144.412 bình qui đổi). Sản lượng
năm 2009 vượt 154.168 bình so với kế hoạch, bằng 143% kế hoạch đề ra (kế hoạch đề
ra năm 2009 là 360.000 CG12kg qui đổi). Sản lượng bình gas năm 2009 đạt mức kỉ lục
từ trước đến nay, sản lượng bình quân theo tháng đạt mức 42.847 bình, sản lượng
tháng cao nhất đã lên tới xấp xỉ 80.000 bình.
Sản lượng bình gas phục hồi thực hiện năm 2009 đạt 136.316 bình 12kg qui đổi.

Sản lượng bình gas phục hồi năm 2009 thực hiện chỉ bằng 74% so với năm 2008 và
bằng 76% kế hoạch năm 2009 ( năm 2008, thực hiện 183.768 bình phục hồi qui đổi, kế
hoạch năm 2009 là 180.000 bình phục hồi). Sản lượng bình gas phục hồi giảm, không
tăng xuất phát từ 2 nguyên nhân: (1) hầu hết các hãng gas hiện nay đã tự thực hiện đầu
tư xây dựng xưởng sơn, sửa phục hồi bình gas; (2) trong năm 2009, công ty tập trung
cao độ mọi nguồn lực cho sản xuất bình gas mới nên đã chủ động giảm sản lượng bình
gas phục hồi.
Tuy sản lượng bình gas phục hồi năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng doanh
thu bình gas phục hồi vẫn đạt mức 171.331 triệu đồng, trong đó, doanh thu từ CG12kg
là 162.336 triệu đồng, từ BG45kg là 4.173 triệu đồng, từ phục hồi bình gas là 4.823
triệu đồng. Doanh thu từ bình gas và phục hồi bình gas chiếm 53% tổng doanh thu toàn
22
công ty và tăng cao so với doanh thu từ bình gas phục hồi năm 2008 ( doanh thu tiêu
thụ bình gas năm 2008 đạt 50.055 triệu đồng). Sở dĩ có sự trái ngược trên là do giá cả
có sự biến động qua các năm.
Ta có đơn giá bình quân biến động qua các năm theo bảng:
Diễn biến giá bán qua các năm
Năm Đồng/CG12kg Đồng/BG45kg
2007 310.358 854.780
2008 346.132 958.114
2009 323.463 1.017.805
Tổng doanh thu năm 2009 đạt mức kỉ lục từ trước tới nay là 320.417 triệu đồng,
tăng 82.658 triệu đồng, bằng 135% so với năm 2008 ( năm 2008 đạt 237.732 triệu
đồng). Tổng doanh thu năm 2009 vượt 35.138 triệu đồng và bằng 115% so với kế
hoạch năm 2009 đề ra ( 285.000 triệu đồng).
Sản lượng bình chữa cháy và bình chứa khí không hàn đạt 8.442 bình, bằng
19% so với năm 2008 và bằng 14% so với kế hoạch (năm 2008, sản lượng đạt tổng
cộng 44.565 bình, trong đó bình bột chữa cháy các loại đạt 42.758 bình và bình chứa
không hàn đạt 1.798). Doanh thu từ bán thiết bị phòng cháy chữa cháy năm 2009 đạt
1.603 triệu đồng.

Doanh thu từ kinh doanh thép thương mại đạt 148.929 triệu đồng, bằng 92% so
với năm 2008 ( năm 2008 là 161.673 triệu đồng, năm 2007 là 80.450 triệu đồng).
Doanh thu từ kinh doanh thép năm 2009 chiếm 46,5% tổng doanh thu toàn công ty.
Giá vốn hàng bán năm 2009 ở mức 301.274 triệu đồng. Lợi nhuận gộp về bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt mức 19.143 triệu đồng. Lợi nhuận gộp
bằng 6.35% so với giá vốn hàng bán.
Chi phí hoạt động tài chính năm 2009 ở mức 9.774 triệu đồng. Chi phí hoạt
động tài chính chiếm đến 3,5% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Trong chi phí hoạt
động tài chính thì chi phí lãi vay là 8.717 triệu đồng, chiếm 90% chi phí hoạt động tài
23
chính và chiếm 2,3% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Chi phí hoạt động tài chính
vượt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cộng lại. Nếu trừ doanh thu
kinh doanh thép thương mại, chi phí tài chính chiếm 5,7% doanh thu. Tuy nhiên chi
phí hoạt động tài chính năm 2009 chỉ bằng 58% so với năm 2008.
Chi phí bán hàng năm 2009 ở mức 3.922 triệu đồng. Chi phí bán hàng bằng
1,22% với doanh thu bán hàng. Nếu trừ doanh thu thép thương mại, chi phí bán hàng
bằng 2,29% doanh thu, tương đương với mức năm 2008. ( chi phí bán hàng năm 2008
là 1.519 triệu đồng, bằng 0,64% so với doanh thu bán hàng 234.928 triệu đồng. Nếu trừ
doanh thu thép thương mại là 161.673 triệu đồng thì chi phí bán hàng chỉ chiếm 2%
doanh thu).
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 ở mức 5.583 triệu đồng. Chi phí bán
hàng bằng 1,74% tổng doanh thu bán hàng. Nếu trừ doanh thu thép thương mại, chi phí
quản lý doanh nghiệp bằng 3,26%. So với năm 2008, chi phí bán hàng đã tăng thêm
856 triệu đồng, tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2007. Nếu tính về số tương đối, chi phí
quản lý doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều. (năm 2008, chi phí bán hàng ở mức 4.728
triệu đồng, chiếm 2% tổng doanh thu bán hàng (234.928 triệu đồng). Nếu trừ doanh thu
thép thương mại, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 6,3% doanh thu. Năm 2007, chi
phí quản lý doanh nghiệp ở mức 5.910 triệu đồng.
3.2 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm ( lợi nhuận, tình
hình tài chính của công ty tại thời điểm cuối năm) và so với kế hoạch năm đặt ra:

Năm 2009, mặc dù vần gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng
tiền tệ từ năm 2008 chuyển qua, tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà Nước
cùng với sự nỗ lực của các thành viên trong toàn công ty, nỗ lực của người lao động
trong công tác sản xuất, kinh doanh, sự tin tưởng của toàn thề người lao động vào các
hoạch định, các chiến lược đề ra, công ty không những đạt mà còn vượt mức cao các
chỉ tiêu cơ bản được Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 thông qua, cụ thể là:
Duy trì hoạt động bình thường tại công ty, đảm bảo việc làm thường xuyên và
thu nhập ổn định cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động chủ chốt. Thực tế,
công ty không những duy trì việc làm ổn định cho những lao động cũ mà công ty còn
tạo thêm việc làm cho thêm 33 lao động mới. Tính đến cuối năm 2009, số lượng người
24
lao động tại công ty là 250 người, tăng 33 người so với đầu năm 2009 (217 lao động).
Công ty vẫn đảm bảo mức thu nhập thường xuyên cho lực lượng lao động. Mức thu
nhập bình quân đầu người thực hiện trong năm đã tăng cao so với các năm trước đó và
so với kế hoạch năm đề ra. Tổng quỹ lương năm 2009 đạt 9.387 triệu đồng, tăng 185%
so với năm 2008 (năm 2008 đạt 5.085 triệu đồng). Thu nhập bình quân của người lao
động trong năm 2009 đạt 3.431.196 đồng/người/tháng, tăng 188% so với năm 2008(thu
nhập bình quân đầu người năm 2008 là 1.826.817 đồng/người/tháng, năm 2007 là
2.136.819 đồng/người/tháng). và tăng 1,7 lần so với kế hoạch đặt ra năm 2009.(kế
hoạch năm 2009 là 2.500.000 đồng/người/tháng.
Đảm bảo khả năng cân đối thu chi, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh,
không để các khoản nợ quá hạn đối với các ngân hàng và các cơ quan chức năng (cơ
quan thuế, bảo hiểm xã hội). Năm 2009, công ty đã trả nợ gốc và lãi vay dài hạn trong
quá trình đầu tư với tổng số tiền là 10.439 triệu đồng, tặng 1.103 triệu đồng, bằng
112% so với năm 2008. (trả nợ gốc và lãi vay dài hạn trong quá trình đầu tư năm 2008
là 9.422 triệu đồng, năm 2007 là 11.080 triệu đồng). Tổng số gốc và lãi vay dài hạn trả
từ năm 2007 đến năm 2009 là 30.941 triệu đồng. Trả nợ đầy đủ các khoản vốn vay dài
hạn đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Thực tế, công ty vẫn đảm bảo
khả năng cân đối thu chi, đã trả đầy đủ và đúng hạn các khoản vay ngắn hạn, lãi phát
sinh đối với các tổ chức tín dụng; trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ phải trả cho nhà

cung cấp; kê khai, nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế phải nộp cho các cơ quan
nhà nước với tổng số tiền thuế thực nộp năm 2009 là 7.175 triệu đồng vượt 1.782 triệu
đồng, bằng 133% so với năm 2008 (năm 2008 nộp 5.394 triệu đồng, năm 2007 nộp
11.425 triệu đồng); trích, kê khai, nộp đầy đủ và đúng hạn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế cho các cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đảm bảo nguồn khấu hao và lợi nhuận sau thuế đủ để trả các khoản vay dài
hạn và lãi phát sinh trong quá trình đầu tư, đảm bảo không để lỗ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Kết quả năm 2009, khấu hao tài sản cố định đã trích và lợi nhuận sau
thuế đạt 13.147 triệu đồng, trong đó khấu hao tài sản cố định là 9.098 triệu đồng, lợi
nhuận sau thuế đạt 4.049 triệu đồng, vượt 2.708 triệu đồng so với khoản vay dài hạn và
lãi phát sinh trong quá trình đầu tư trả trong năm. Thu nhập ròng năm 2008 đạt 9.459
triệu đồng, trong đó khấu hao tài sản đạt 9.422 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 37
25

×