Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phân tích và quản lý dự án đầu tư và chiến lược Marketing tại công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.38 KB, 55 trang )

1
Lời nói đầu
Giáo dục hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Sự
nghiệp giáo dục của nước ta hiện nay đang được chú trọng đặc biệt nhằm bắt kịp
với nền giáo dục của thế giới. Vì vậy việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là
điều vô cùng quan trọng, nó giúp cho chất lượng đào tạo được nâng cao hơn.
Hiện nay việc các trường tổ chức cho sinh viên tham gia các đợt thực tế tại các
công ty giúp cho sinh viên của mình tiếp cận, làm quen với môi trường làm việc
thực tế để có được sự chuẩn bị tốt cho công việc của mình sau này cũng như
vận dụng một cách tốt nhất các kiến thức đã học tại trường. Đây cũng là cơ hội
để các trường đánh giá một cách khách quan chất lượng đào tạo của mình và khả
năng nhận thức, khả năng vận dụng của mỗi sinh viên.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn cùng sự giúp đỡ của
cán bộ công nhân viên công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng. Em đã có 6
tuần thực tế tại công ty, trong 6 tuần thực tế tại đây đã giúp em có một cái nhìn
đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm quan trọng của quản trị trong doanh
nghiệp đồng thời vận dụng một cách cụ thể hơn những kiến thức đã học vào
trong điều kiện thực tế. Quá trình thực tế cũng giúp em hiểu được quá trình sản
xuất thực tế và các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trong
công ty. Em đã nắm được những nội dung về:
 Nội dung về quản trị học
 Nội dung về phân tích và quản lý dự án đầu tư
 Nội dung về Marketing trong doanh nghiệp
 Nội dung về quản trị sản xuất
1
Báo cáo thực tế GVHD: ĐẶNG TÁT THẮNG
6
PHẦN THỨ NHẤT:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN CÁN THÉP GIA SÀNG
Tên tiếng việt của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN CÁN THÉP GIA


SÀNG
Tên giao dịch đối ngoại : GIA SANG STEEL JOIT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : GISCO
Địa chỉ : Phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
Tel : (0280) 855 443
Fax : (0280) 751 695
Website :www.giss.com.vn www.thepgiasang.com.vn
Tài khoản : 710A 06004 Ngân hàng công thương Lưu Xá
Hình thức công ty: Căn cứ vào tình hình thực tế, doanh nghiệp chọn hình
thức cổ phần hoá theo quy định khoản 2 điều 3 chương I nghị định số
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà
nước thành Công ty Cổ phần là : Kết hợp bán một phần vốn Nhà nước và phát
hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng nay là công ty cổ phần luyện cán thép
Gia Sang. Trực thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Được khởi công xây
dựng từ năm 1970, theo quyết định số 603-HĐBT - ngày 20 tháng 5 năm 1970.
Được CHDC Đức viện trợ với dây truyền công nghệ sản xuất khép kín từ luyện
thép, thép thỏi, 50.000 tấn thép kéo mạ kẽm. Sau 6 năm xây dựng ngày 1 tháng
5 năm 1975 mẻ thép đầu tiên của nhà máy đó ra lò, đúng vào ngày quốc tế lao
động. Ngày 28 thỏng 8 năm 1975 nhà máy có sản phẩm thép cán, ngày 26 tháng
Phạm Quang Mạnh
6
6 năm 1976 nhà máy có sản phẩm dây mạ kẽm, đó là chu trình khép kín của
toàn bộ dây truyền công nghệ sản xuất thép.
Sẩm phẩm của nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn VN 650-75.
Tiêu chuẩn Nga FOCT: 386-71.
Tiêu chuẩn nhật JTS 3112.
Các sản phẩm của nhà máy đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng quốc
tế ISO 2002 trong thương hiệu TISCO đã đến với những công trình trọng điểm

lâu dài bền vững của quốc gia. Sau khi được cải tạo nâng cấp năm 2002 nhà máy
sản xuất được112.466 tấn thép các loại. Năm 2003 đạt 126.000 tấn. Nhà máy có
những biện phỏp quản lý mới và đó chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế “QUACERT” đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn quản lý chất lương ngày 6 tháng 8 năm 2003.
Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến chú trọng công tác xây dựng đội ngũ bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng công việc, song song với tăng
trưởng kinh tế đời sống cán bộ công nhân trong nhà máy luôn được cải thiện cả
vật chất lẫn tinh thần. Nhà máy được tặng huy chương lao động hạng 3 năm
1985, huân chương lao động hạng nhất năm 1995, bằng khen của thủ tướng
chính phủ vào năm 2004 và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Phạm Quang Mạnh
6
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG THỰC TẬP MÔN HỌC
I. NỘI DUNG THỰC TẬP VỀ QUẢN TRỊ HỌC
1. Hệ thống kế hoạch của DN
I.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của DN:
Kế hoạch do ban lãnh đạo cấp cao của công ty đề ra nhằm xác định những
mục tiêu tổng thể cho công ty và thường cho khoảng thời gian từ 2- 3 năm trở
lên, trong một số trường hợp có thể tới 10 năm.
Năm 2010 là năm thứ tư Công ty thực hiện SXKD theo phương pháp cổ
phần hóa. Mục tiêu kế hoạch SXKD và đầu tư năm 2010 của Công ty như sau:
- Giữ vững ổn định SXKD có hiệu quả, bù được một phần lỗ của năm
2009, tạo công ăn việc làm cho nguời lao động.
- Dự án đầu tư cải tạo nâng cao năng lực sản xuất phôi thép 20.000 tấn/năm
và cải thiện môi trường do khó khăn về tài chính (tạm dừng khi nào giải quyết
được vốn sẽ tiếp tục)
- Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp đổi mới Công ty
Để đạt được những mục tiêu trên, Công ty đã dựa trên những kết quả

nghiên cứu sau để đưa ra kế hoạch cho năm tới:
Bảng 1: Giá trị sản lượng và doanh thu trong những năm qua
STT Hạng mục ĐVT 2007 2008 6t/2009
1 Giá trị sản lượng Tr.đ 183478 211490 166175
Phạm Quang Mạnh
6
2 Sản xuất
Thép thỏi tấn 48730 52231 16718
Thép cán tấn 50634 60949 45872
3 Doanh thu Tr.đ 594297 860672 535208
4
Lợi nhuận sau
thuế Tr.đ 28609 46296 48848
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu nhu cầu vật tư năm 2010
STT
Tên vật tư,

nguyên liệu
ĐVT
Nhu cầu vật tư
Nhu cầu Tồn đầu Cần cung ứng
A Xưởng luyện thép
1 Thép phế hợp cách tấn 44400000 58939 44341061
2 Gang luyện thép tấn 3200000 86159 3113841
3 TEMn 65% tấn 32000 3518 28482
4 FSI 45% tấn 32000 2231 29769
5 Nhôm thỏi tấn 1400 57 1343
6 Khuân thỏi tấn 109350 1953 107397
7 Gạch Manhê tấn 12150 4687 7463

8 Sàn Manhờ tấn 20250 2700 17550
9 Than điện cực tấn 26325 3431 22894
10 Gạch MgO-C tấn 30375 4327 26048
11 Bột sạn siêu bền tấn 20250 1280 18970
Phạm Quang Mạnh
6
12 Gạch cao tấn 28350 4257 24093
13 Vôi luyện thép tấn 2383500 0 2383500
14 Gạch đúc tấn 109300 600 108700
B Xưởng cán thép
1 Phôi thỏi các loại tấn 11239880 188463 11051417
2 Dầu FO tấn 521984 3800 518184
3 Trục cán tấn 174495 0 174495
4 Phụ kiện cán tấn 94950 2000 92950
5 Dầu buộc tấn 52500 0 52500
Kế hoạch trong năm tới của Công ty như sau:
Bảng 3: Kế hoạch sản xuất năm 2010
STT Tên chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Ghi chú
1 Giá trị tổng sản lượng Đồng 379920000000
2 Sản lượng hiện vật Đồng
3 Thép thỏi tổng số Đồng 40000
4 Thép cán tổng số Đồng 105500
5 Thép cán chính Đồng 140500
6 Thép cán mini Đồng 1000
7 Kế hoạch sửa chữa lớn Đồng 2360000000
8
Kế hoạch sửa chữa
thường xuyên
Đồng 3125654832 Vẫn bán giao
9 Kế hoạch ATLĐ Đồng 2344350005 Vẫn bán giao

Phạm Quang Mạnh
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
6
10 Kế hoạch tiền lương Đồng 48588180601
11 Kế hoạch giá thành Vẫn bán giao
12 Kế hoạch tài chính Vẫn bán giao
13 Chỉ tiêu kĩ thuật kinh tế
Theo quyết định
của Công ty
14 Kế hoạch tiêu thụ Đồng 105000
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Bảng 4: Kế hoạch lao động năm 2010
TT Từng bộ phận trong dây truyền
Số người
hiện có
Nhu cầu
kế hoạch
Thừa
(thiếu)
1 2 3 4 5 = 3 - 4
Sản phẩm
1
Thép thỏi 45, SD295A, SD390
(180kg)
390 518 -128
2 Thép cán lớn 291 254 37
3 Thép cán nhỏ 28 5 23
Phạm Quang Mạnh
6
4 Điện truyền tải trạm 110 KV 17 19 -2

5 Sản xuất Oxy 20 0 20
6 Tổng 746 796 -50
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Bảng 5: Kế hoạch tiền lương năm 2010
STT Tên sản phẩm công việc
Sản xuất kế hoạch
2010
Tiền lương kế hoạch
2010 (đồng)
1 Sản xuất thép thỏi 56500 24142869605
2 Sản xuất thép thỏi 56000 22044258254
3 Sản xuất khác 240105741
4 Tổng 48588180600
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
1) Tiền lương bổ sung (2010) ……………………… 2126339095 đồng
2) Quỹ tiền lương HĐQT……………………………… 342338400 đồng
3) Thiền thù lao HĐQTBKS…………………………… 91200000 đồng
4) Thuê trông coi, quét dọn hội trường, nhà hàng,
nhà vệ sinh công cộng, khu vực văn phòng…………… 76836000 đồng
Phạm Quang Mạnh
6
5) Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc………………… 4616022800 đồng
6) Tổng quỹ lương…………………………………… 51686469896 đồng
Biện pháp chỉ đạo chủ yếu:
Trong năm 2010 cần tập chung chỉ đạo quyết liệt một số giải pháp sau:
- Tập chung chỉ đạo công tác tiết kiệm trong toàn Công ty, phấn đấu để
giảm các chỉ tiêu KTKT. Tăng cường công tác kiểm soát giá cả và chất lượng
các vật tư nguyên vật liệu mua để sản xuất. Đó là biện pháp quyết định để hạ giá
thành cắt giảm các chi phí chưa cần thiết, rà soát lại toàn bộ các chi phí giá
thành các loại sản phẩm.

- Chủ động phối hợp với các đối tác để có vốn cho SXKD, đầu tư, tranh
thủ các chính sách ưu đãi về vốn của Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, giảm bớt khó khăn về tài chính.
- Nắm bắt diễn biến thị trường để có biện pháp tổ chức sản xuất cho phù
hợp.
- Tập chung cho công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tìm thêm
đối tác mới.
a) Công tác chuẩn bị sản xuất và tổ chức sản xuất:
- Xây dựng kế họạch thu mua vật tư nguyên liệu sắt phế, thép phôi thỏi
đủ cần cho sản xuất. Có phương án mua sắm thiết bị, phụ tùng gia công cơ khí
và đặt hàng cho sản xuất, dự phòng đáp ứng đủ số lượng chủng loại, chất lượng.
- Tập chung tìm các giải pháp để thực hiện được chỉ tiêu định mức kỹ
thuật năm 2010 nhằm giảm giá thành sảnm phẩm. Những công việc đầu tư, hợp
đồng mua bán hàng hoá được tiến hành theo đúng quy định.
Phạm Quang Mạnh
6
- Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 và quy
trình sản xuất kinh doanh, các giải pháp để nâng cao chất lượng thép thỏi và
thép cán.
- Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật
an toàn, phạt nghiêm những trường hợp không thực hiện theo đúng quy chế nội
quy của Công ty.
b) Công tác tiêu thụ:
- Tiếp tục quan tâm và đầu tư triển khai xây dựng chiến lược tiêu thụ lâu
dài. Nắm chắc diễn biến của thị trường để chỉ đạo điều hành sản xuất tiêu thụ
sản phẩm tăng cường công tác dự báo. Xây dựng chính sách bán hàng linh hoạt,
có sức cạnh tranh thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên trách bán hàng tìm hiểu thị trường
và giao quyền hạn nhất định để những người giao nhiệm vụ phát huy khả năng
của mình để phục vụ cho công tác phát triển chung của Công ty.

- Tiếp tục mở chi nhánh, các đại lý tiêu thụ rà soát hoàn thiện lưu trình
bán hàng cải tiến thủ tục nhanh chóng, nhanh gọn làm tốt công tác chăm sóc
khách hàng.
- Tập chung để triển khai kế hoạch tuyên truyền quảng bá thương hiệu,
nhãn hiệu sản phẩm thép cán của Công ty song song cùng thương hiệu TISCO
c) Công tác sửa chữa thiết bị xây dựng cơ bản và nghiên cứu đầu tư
- Tăng cường công tác kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị không để
xảy ra sự cố lớn về thiết bị, ổn định sản xuất đảm bảo cho việc hoàn thành kế
hoạch và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Quản lý tốt nguồn vốn sửa chữa, xây dựng cơ bản và vốn đầu tư của 2
dự án: Dự án kiốt bán lẻ xăng dầu - Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm; Dự án
Phạm Quang Mạnh
6
đầu tư và cải tạo nâng cao năng lực sản xuất phôi thép 200.000 tấn/ năm và cải
thiện môi trường . Trong quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ đúng quy định
về quản lý đầu tư theo luật định hiện hành và điều lệ công ty CP.
d) Công tác kế toán thống kê tài chính.
- Có giải pháp tích cực để tạo nguồn vốn cân đối, đủ vốn phục vụ kịp thời
yêu cầu sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện dự án đầu tư.
- Đảm bảo thông tin, phản ánh kịp thời chính xác tình tài chính và kết quả
sản xuất kinh doanh đầu tư. Đề xuất tham mưu với Tổng Giám Đốc, HĐQT
trong công tác quản lý tài chính đảm bảo kinh doanh sản xuất hiệu quả.
e) Công tác tổ chức lao động tiền lương
- Xây dựng các quy định quy chế tổ chức lao động tuyển dụng, quản lý
và trả lương phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh và thực hiện dự án đầu tư
phát triển sản xuất của Công ty CP.
- Từng bước nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức sản xuất tổ chức quản lý phự
hợp với sự phát triển của Công ty.
- Có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ để đáp ứng điều kiện SXKD của
Công ty.

f) Một số công tác khác:
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát giải quyết kịp thời các vướng
mắc trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế với phương
châm công khai dân chủ đúng điều lệ của Công ty CP.
- Phối hợp với các lực lượng công an quân đội trên địa bàn để làm tôt
công tác bảo vệ tài sản của đơn vị và toàn Công ty.
Phạm Quang Mạnh
6
- Tích cực tham gia các phong trào của địa phương ủng hộ các hoạt động
lao động xã hội từ thiện nhân đạo.
- Tiếp tục duy trì phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể
thao.
Năm 2010 là năm rất nhiều khhó khăn về SXKD của Công ty, Công ty
vừa phải đẩy mạnh SXKD có hiệu quả để bù lỗ của năm 2009, cần phải tập
chung cho công tác đầu tư theo kế hoạch để ổn định và phát triển lâu dài.
- Vì vậy các phòng chức năng cần phải bám sát diễn biến của thị trường
để tham mưu giúp cho lãnh đạo điều hành tổ chức sản xuất cho hợp từng thời
kỳ.
- Cán bộ phòng và đơn vị sản xuất cần chủ động phối hợp đồng bộ quyết
liệt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo Công ty giao. Làm tốt
công tác tuyền truyền, giáo dục cho công nhân viên, lao động Công ty nhận ra
những khó khăn để quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp
Chiến lược nà Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng đang theo đuổi và có
khả năng thực hiện trong thời gian tới như sau:
 Thâm nhập thị trường: Ngoài 3 đại lý ở Hà Đông, Hà Nam, Vĩnh Phúc, trong
thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục tiến hành mở thêm chi nhánh ở Hà Nội.
 Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ: Để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ trong thời gian
tới Công ty tập trung soạn thảo các nội quy, quy định phù hợp với mô hình hoạt
động của Công ty, triển khai các biện pháp thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi phí

không cần thiết, nhằm giảm giá thành sản phẩm, giao khoán chỉ tiêu định mức
kỹ thuật cho các sản phẩm chính, cùng với các quy định về thưởng phạt trong
tiết kiệm vật tư, bảo đảm an toàn lao động.
Phạm Quang Mạnh
6
 Lựa chọn đối tác tin cậy: Công ty đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phối hợp
giữa các bộ phận để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho sản xuất và chọn
khách hàng tin cậy để ký kết hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị đúng tiến độ.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm không chỉ là uy tín mà
cũng là sự sống còn của một Công ty trong thời kinh tế hội nhập. Nhận thức
được ý nghĩa đó, ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các bộ phận phải duy trì chất
lượng sản phẩm hiện có và tiếp tục thúc đẩy các giải pháp kỹ thuật để nâng cao
chất lượng sản phẩm, qua đó xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
1.3 Các chính sách của Doanh nghiệp
 Chính sách chất lượng của Công ty:
Tập thể cán bộ công nhân viên Công ty CP luyện Cán Thép Gia sàng đều
nhận thức và ý thức rằng: “Chất lượng cho năng suất, chất lượng quyết định sự
tồn tại và hưng thịnh của Công ty”.
Xuất phát từ quan điểm đó, Công ty coi chất lượng là nhiệm vụ đầu tiên
và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Để đạt được chất
lượng tốt và ổn định, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thoả mãn nhu
cầu của họ, Công Ty chúng thôi đưa ra các nguyên tắc sau:
- Tìm hiểu và nắm bắt những nhu cầu của khách hàng để đảm bảo sản
phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp luôn đáp ứng được nhu cầu của họ.
- Giáo dục và đào tạo cán bộ công nhân viên để mọi người không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, xây dựng nền văn hoá chất lượng trong
Công ty, thoả mãn những nhu cầu của khách hàng.
- Không những nâng cao hiệu quả lao động nhờ việc áp dụng công nghệ
tiên tiến và cải thiện kĩ thuật mà còn sử dụng tối đa giá trị của thời gian lao động.
Phạm Quang Mạnh

6
- Đáp ứng cho cán bộ công nhân viên điều kiện lao động tốt, đảm bảo an
toàn lao động.
- Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000 một cách có hiệu quả trên cơ sở tham gia nhiệt tình và cú chất lượng
cao của tất cả mọi thành viên.

Chính sách đối với người lao động: Các chế độ chính sách đối với người lao
động luôn luôn được Công ty chú trọng và thực hiện tốt, thể hiện ở các điểm
sau:
- Công ty luôn đảm báo cho toàn thể CBCNV 100% có việc làm và thu
nhập, thu nhập bình quân năm 2010 là : >= 2.000.000 đồng/người/tháng.
- Quyết toán lương và phụ cấp vào ngày mồng 10 hàng tháng và tạm ứng
lương vào ngày 20 hàng tháng.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ làm việc cho CBCNV như : Bồi dưỡng
làm ca 2, ca 3, chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV, chế độ trợ cấp ốm
đau, thai sản… đảm bảo tuân thủ các chế độ đối với người lao động trong Công
ty theo đúng quy định của pháp luật về Lao động, hợp đồng lao động, và thoả
ước Lao động tập thể. Công ty thực hiện đóng BHXH, BHYT đầy đủ kịp thời
cho người lao động, trong năm 2010 tổng số tiền trích đóng BHXH, BHYT là:
132.378.229 đồng
- Thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
CBCNV trong toàn Công ty : các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao được
tăng cường, thực hiện nếp sống văn minh lịch sự.
- Thăm hỏi động viên kịp thời CBCNV khi có việc hiếu hỷ, ốm đau… thể
hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Công ty cũng có tổ chức quyên góp giúp đỡ
CBCNV bị ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn.
Phạm Quang Mạnh
6
- Công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được đặc biệt quan

tâm chú trọng, việc huấn luyện an toàn lao động và trang bị bảo hộ cho người
lao động được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.
- Trong năm 2010 không có tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra
2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của Doanh nghiệp
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp:
2.1.1. Số cấp quản lý:
Bộ mày quản lý của công ty được phân thành 6 cấp quản lý như sau:
 Đại Hội Đồng Cổ Đông
 Hội Đồng Quản Trị - Ban Kiểm Soát
 Tổng Giám Đốc
 Phó Tổng Giám Đốc
 Phòng Ban Quản Lý
 Các Phân Xưởng Sản Xuất.
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý:
Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng tổ chức quản lý theo mô hình
quản lý trực tuyến.
Sơ đồ1: Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý Công ty
Phạm Quang Mạnh
Xưởng luyện Xưởng cán Xưởng cơ điện
và năng lượng
Phòng
dự án
Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
kế
toán

thống
kê tài
chính
Phòng
kiểm
tra
chất
lượng
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng

điện
và an
toàn
P. TGĐ nghiên
cứu chiến lược
P. TGĐ kỹ thuật
đầu tư
P. TGĐ thiết bị
và an toàn
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Tổng giám đốc
Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
6
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị:
 Chủ tịch HĐQT:
Thay mặt hội đồng quản trị triệu tập và chủ tọa cuộc họp đại hội đồng cổ
đông, ký các văn bản, quy định của HĐQT đã được thông qua.
Phạm Quang Mạnh
6
Lập kế hoạch làm việc cho HĐQT, xây dựng quy chế hoạt động cho
HĐQT.
 Tổng Giám đốc:
Điều hành sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý Công ty phải đảm bảo
sản xuất có hiệu quả theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Công ty.
Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, kế
hoạch đào tạo. Quyết định hoặc trìn Công ty quyết định.
Quản lý điều hành hoạt động mọi mặt của nhà máy phù hợp với điều lệ
nội quy, quy chế phân cấp quản lý. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật
về mọi mặt hoạt động.
 Phó tổng Giám đốc sản xuất:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động của lĩnh vực sản
xuất kinh doanh.
Được thay mặt Giám đốc khi Giám đốc ủy quyền.
Tổ chức xây dựng triển khai tác nghiệp sản xuất đến các phân xưởng,
trạm, đội trực thuộc phòng ban chức năng theo kế hoạch cụ thể từng giai đoạn.
Giải quyết công việc phát sinh trong sản xuất, chỉ đạo các đơn vị liên
quan để đảm bảo sản lượng mặt hàng, chất lượng sản phẩm.
 Phó tổng Giám đốc kỹ thuật- an toàn:
Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về hoạt động của lĩnh
vực kỹ thuật, chất lượng và bảo hộ lao động. Được thay mặt Tổng Giám đốc khi

ủy quyền.
Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ luyện thép, cán
thép.
Phạm Quang Mạnh
6
 Phó tổng Giám đốc thiết bị:
Chịu trách nhiện trước tổng Giám đốc Công ty về lĩnh vực quản lý sửa
chữa thiết bị, xây dựng cơ bản và một số lĩnh vực công tác khác được tổng Giám
đốc Công ty giao.
Chỉ đạo tổ chức quản lý thiết bị, thực hiện kế hoạch sửa chữa- xây dựng
cơ bản.
Tổ chức quản lý thiết bị, biên soạn các quy trình quản lý, kiểm tra công
tác thiết bị.
 Phòng chức năng:

Phòng kế hoạch kinh doanh:
a) Chức năng :
Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng tham mưu giúp tổng Giám đốc,
HĐQT quản lý, điều hành lĩnh vực kế hoạch kinh doanh của Công ty. Chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của tổng Giám đốc. Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh toàn Công ty.
Tổ chức hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kế hoạch sản xuất dài hạn, hàng
năm, hàng quý của Công ty. Xây dựng kế hoạch hàng tháng và điều độ tác
nghiệp trong Công ty.
Tổ chức quản lý và thực hiện công tác thu mua vật tư, quản lý kho vật tư
thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu phát triển thị trường và chăm sóc khách
hàng của Công ty.
Tổ chức xây dựng và quản lý giá thành, giá bán sản phẩm, giá mua vật tư,
nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Tham mưu cho tổng Giám đốc Công ty xây dựng và ban hành các quy chế

quản lý trong lĩnh vực kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Phạm Quang Mạnh
6
b) Nhiệm vụ:
Trưởng phòng là người có quyền điều hành cao nhất trong phòng, được
tổng Giám đốc giao phụ trách các lĩnh vực chuyên môn do phòng đảm
nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhiêm vụ chuyên môn của
phòng được giao.
Trưởng phòng phụ trách chung và đảm nhiệm từng lĩnh vực cụ thể của
phòng. Khi đi công tác hoặc nghỉ việc riêng phải uỷ quyền cho phó trưởng
phòng điều hành công việc của phòng.
Trưởng phòng là người quyết định cao nhất về các lĩnh vực chuyên
môn do phòng đảm nhiệm, có thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, chuyên viên, nhân viên trong phòng. Ký trình tổng Giám đốc hoặc phó
tổng Giám đốc Công ty về các lĩnh vực chuyên môn của phòng khi có yêu
cầu.
 Phòng tổ chức hành chính:
a) Chức năng :
Phòng tổ chức hành chính Công ty là phòng chức năng nghiệp vụ chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của tổng Giám đốc Công ty, có chức năng tham mưu giúp hội
đồng quản trị, tổng Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn
các đơn vị thực hiện các mặt công tác: tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý cán bộ,
quản lý nhân sự, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ. Thực hiện chế độ chính sách
đối với người lao động, công tác kế hoạch lao động tiền lương, thực hiện các
nhiệm vụ về lĩnh vực hành chính, quản trị văn phòng, đời sống, y tế trong toàn
Công ty. Theo phân cấp về công tác tổ chức lao động, hành chính, y tế của Công
ty.
Phạm Quang Mạnh
6
b) Nhiệm vụ:


Về công tác tổ chức quản lý:
+ Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiện các quy định của
Đảng, nhà nước về công tác tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất trong toàn Công
ty.
+ Tổ chức xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực
hiện các đề án, dự án về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất trong toàn
Công ty theo phân cấp.
+ Soạn thảo các quyết định, văn bản báo cáo, thủ tục hồ sơ về cơ cấu tổ
chức sản xuất, bộ máy quản lý như: thành lập, sáp nhập, giải thể, chuyển giao và
bàn giao, tiếp nhận… theo nghị quyết của HĐQT và yêu cầu của tổng Giám đốc.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị trong Công ty.
+ Cùng các cơ quan đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện
các chuyên đề về quản lý sản phẩm, thu chuyển nội bộ, hợp đồng kinh tế nội bộ,
tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cán bộ trong toàn Công ty.
+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy
chế về Công ty.

Về công tác quản lý đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng thực hiện chế độ chính sách
đối với cán bộ công nhân toàn công ty:
+ Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiện các chế độ chính
sách, các quy định của Đảng, Nhà nước, quản lý tập trung thống nhất toàn diện
về công tác quản lý đội ngũ, đòa tạo bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách
đối với cán bộ công nhân toàn Công ty theo phân cấp.
+ Tổ chức xây dựng, hướng dẫn và thực hiện: Tiêu chuẩn hóa cán bộ, quy
hoạch cán bộ, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, hàng năm về công tác quản lý cán bộ
Phạm Quang Mạnh
6
công nhân, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công
nhân nhằm không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất

kinh doanh của Công ty.
+ Tổ chức quản lý hồ sơ, chuẩn bị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
nâng bậc lương, điều động, bồi dưỡng, khen thưởng, kỉ luật, thực hiện chế độ
chính sách đối với người lao động để trình chủ tịch HĐQT và TGĐ Công ty phê
duyệt.
+ Quản lý toàn bộ số lao động vào Hợp đồng lao động không xác định
thời hạn và Hợp đồng lao động xác định thời hạn của toàn Công ty theo kế
hoạch. Cân đối điều động lao động nội bộ trong toàn Công ty đáp ứng kịp thời
cho sản xuất kinh doanh từng giai đoạn.
+ Tổ chức hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn.
Tổng hợp kế hoạch dự trù kinh phí và phân bổ kinh phí trình duyệt. Tổ chức chỉ
đạo và đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch đào tạo ở các đơn vị. Quản lý toàn
diện phương thức đào tạo của Công ty như: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo tại
chức, bổ túc nâng bậc, thi chọn công nhân viên chức giỏi… trực tiếp tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng các đối tượng được phân cấp. Tổ chức hội đồng thi và tham gia
hội đồng thi, đánh giá kết quả và cấp giấy chứng nhận thợ giỏi, giấy chứng
nhận nghề đào tạo lại Công ty theo phân cấp.
+ Tổ chức hướng dẫn và thực hiện công tác xét gửi đi học ở các trường
trong và ngoải nước, phân bố chỉ tiêu, tổ chức hội đồng xét duyệt và làm thủ tục
cho các đoàn đi khảo sát, đi nâng cao tay nghề khi có nhu cầu của Công ty.
+ Tổ chức triển khai thực hiện, xét duyệt chế độ đối với người lao động
về nghỉ chế độ, các chính sách xã hội đối với cán bộ. công nhân trong công ty…
theo quy định.
Phạm Quang Mạnh
6
+ Phối hợp cùng các cơ quan có liên quan như Y tế… tổ chức hội đồng y
khoa và mời hội đồng giám định y khoa tỉnh giám định sức khỏe cho cán bộ
công nhân thuộc diện về hưu phải giám định sức khỏe. Cán bộ công nhân bị tai
nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp để thực hiện các chế độ chính sách đối với
người lao động…

+ Trực tiếp làm việc với các cơ quan BHXH địa phương để giải quyết các
thủ tục hưu trí, tử tuất cho cán bộ công nhân trong toàn Công ty.
+ Trực tiếp làm các chức năng quản lý, thực hiện về tổ chức lao động, tiền
lương và BHXH, BHYT toàn Công ty.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện phân cấp quản lý về công tác quản lý
đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách đối với công nhân viên
chức ở các đơn vị thành viên trong toàn Công ty.

Về công tác lao động tiền lương:
+ Hàng năm xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương tổng
hợp của sản phẩm, kế hoạch tổng quỹ lương và quy chế tiền lương hàng năm
của Công ty.
+ Tổ chức hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, xét duyệt và đôn đốc, kiểm tra
thực hiện: định mức lao động tổng hợp, mức chi phí tiền lương cho từng sản
phẩm, kế hoạch lao động tiền lương theo từng khu vực, quy chế và phương án
trả lương của các đơn vị thành viên trong Công ty theo từng kì kế hoạch.
+ Tổ chức kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, phân
phối tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ công nhân ở các đơn vị, phòng ban
trong toàn Công ty theo quy định.
 Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và thực hiện các chế độ báo cáo:
Phạm Quang Mạnh
6
+ Tổ chức thực hiện tiêu chuẩn cán bộ và bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tham gia chấn chỉnh tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý, lao động tiền lương trong toàn Công ty.
+ Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo về công tác quản lý, công tác
đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách, kế hoạch lao động và
tiền lương theo quy định của Công ty, địa phương và Nhà nước.

Về công tác văn phòng và pháp chế hành chính:

+ Tổ chức tổng hợp các thông tin về mọi mặt hoạt động trong Công ty báo
cáo TGĐ Công ty. Chuẩn bị các dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty theo quyết định kì hàng quý, 6 tháng và hàng năm.
+ Soạn thảo các văn bản, chỉ thị, quyết định, các ý kiến chỉ đạo HĐQT,
TGĐ Công ty gửi các đơn vị phòng ban chức năng, chuyển phát, sao chụp, lưu
trữ các văn bản, tài liệu hồ sơ đi, đến của Công ty theo quyết định, đôn đốc, theo
dõi việc thực hiện.
+ Tổng hợp và bố trí sắp xếp lịch làm việc hàng tuần của Công ty.
+ Đảm bảo mối quan hệ công tác của các thành viên HĐQT, ban kiểm
soát, của TGĐ và lãnh đạo Công ty với các đơn vị ngoài Công ty. Tổ chức đón
tiếp khách đến làm việc với lãnh đạo Công ty theo đăng kí.
+ Đảm bảo các phương tiện và điều kiện làm việc (như văn phòng phẩm,
trang bị văn phòng…) cho các phòng ban khối cơ quan Công ty theo quyết định.
Trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của xe con văn phòng.
+ Làm đầy đủ các chức năng là thường trực khối cơ quan Công ty. Thực
hiện các nhiệm vụ do thủ trưởng cơ quan giao theo quy chế hoạt động của khối
cơ quan đã được TGĐ Công ty quyết định.
Phạm Quang Mạnh
6
+ Quản lí, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc soạn thảo, ban hành các văn
bản, quyết định, báo cáo tình hình hoạt động công tác của văn phòng Công ty
cho lãnh đạo công ty theo quy định.
+ Định kì hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động công tác của văn
phòng Công ty cho lãnh đạo Công ty theo quy định.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, chi phí về văn phòng, đời sống, y tế.

Về công tác y tế:
+ Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện môi trường vệ sinh công
nghiệp, hướng dẫn công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh lao động và môi trường,
thực hiện các chương trình quốc gia về y tế theo quyết định đối với các đơn vị

thành viên trong công ty.
+ Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị dụng cụ y tế, thuốc phòng chống
và điều trị cho cán bộ công nhân toàn Công ty.
+ Quản lý khám chữa bệnh theo đăng kí ban đầu cho cán bộ công nhân tại
trạm y tế Công ty theo quy định. Tổ chức trực cấp cứu hiện trường 3 ca, phục vụ
cho việc sơ cứu ban đầu cho cán bộ, công nhân trong Công ty trước khi gửi bệnh
nhân lên tuyến trên.
+ Chỉ đạo kiểm tra công tác tổ chức quản lí sức khỏe người lao động về
bệnh nghề nghiệp, tổ chức khán sức khỏe định kì, tổ chức giám định y khoa cho
cán bộ, công nhân trong toàn Công ty theo quy định.
+ Tổ chức quản lí sức khỏe cho cán bộ, công nhân có sổ khám bệnh tại
bệnh viện Hữu Nghị theo quy định.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo về công tác y tế theo quy định.

Công tác đời sống:
Phạm Quang Mạnh
6
+ Tổ chức phục vụ bữa ăn giữa ca bồi dưỡng độc hại, nước uống cho cán
bộ công nhân toàn Công ty.
+ Tổ chức phục vụ ăn uống tiếp khách đến công tác với Công ty và các
hội nghị của Công ty tổ chức theo quy định.
+ Tổ chức việc chăn nuôi cải thiện bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân
toàn Công ty.
+ Quản lý toàn bộ tài sản khu văn phòng, nhà ăn, nhà hàng, hội trường,
khu tập thể, các công trình phúc lợi của Công ty.

Phòng quản lý dự án:
a) Chức năng :
Phòng dự án Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng được thành lập theo
quyết định số 228/QĐ/T- GS1 ngày 31/03/08. Có chức năng giúp

tổng Giám đốc Công ty- Ban quản lý dự án.
Quản lý kế hoạch và vốn ĐTXDCB trong toàn công ty, kể cả các dự
án về môi trường không thuộc lĩnh vực ĐTXDCB hoặc những dự
án có quyế t định (Ban kèm theo quyết định số 43 QĐ/T-GS1 ngày 13/01/09)
của tổng gám đốc, kế toán trưởng riêng.
Quản lý công tác XDCB, chỉ đạo, giám sát, nghiệm thu bàn giao và
thanh quyết toán các công trình (được ghi trong kế hoạch XDCB của
Công ty).
b) Nhiệm vụ :
Tổ chức chỉ đạo xây dựng, tổng hợp, cân đối kế hoạch hằng năm về
ĐTXDCB ( cải tạo sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, đầu tư xây dựng
Phạm Quang Mạnh

×