Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế các nước. Liên hệ với Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.06 KB, 23 trang )

Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Bài tập lớn: Tầm quan trọng của thương mại quốc tế
đối với nền kinh tế các nước. Liên hệ với Việt Nam.
Trước khi tìm hiểu về tầm quan trọng của thương mại quốc tế, cần xem xét
các nội dung sau:
1. Tình hình phát triển thương mại quốc tế:
1.1Tình hình phát triển TM hàng hóa
1.2.Tình hình xuất khẩu thương mại dịch vụ
2. Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển:
2.1.1 Thương mại quốc tế là động lực để tăng trưởng kinh tế
2.1.2 Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
mỗi quốc gia theo hướng tích cực
2.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:
2.1.4 Góp phần giải quyết việc làm , nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho
các tầng lớp dân cư
Trang 1
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
1. Tình hình phát triển thương mại quốc tế:
1.1Tình hình phát triển TM hàng hóa
Giai đoạn 1990 – 2008, với sự ra đời của tổ chức Thương Mại Quốc Tế
WTO (1/1/1995) kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ
chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại, thế giới đã
chứng kiến một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của giao thương quốc tế, khối lượng
hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường thế giới liên tục tăng trong giai đoạn này.
Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng sau:
(Nguồn: Ban thư ký WTO)
Trang 2
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Khối lượng hàng hóa xuất khẩu của thế giới liên tục tăng nhanh, từ 100 đơn
vị năm 1990 lên gần gấp 3 lần là 280 đơn vị vào năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009, bắt nguồn từ cú vỡ bong bóng nhà đất tại


Mỹ, và lan ra các nền kinh tế lớn, nhỏ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ
toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự phá sản
của hàng loạt tập đoàn kinh tế, làm ảnh hưởng rất lớn đến thương mại quốc tế, thế
giới đã có một bước tụt lùi đáng kể, sản lượng xuất khẩu hàng hóa của thế giới đã
giảm xuống còn gần 250 năm 2009. Theo nguồn từ ban thư ký WTO, năm 2009
GDP toàn cầu giảm khoảng 2,5% và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế
giới giảm mạnh khoảng 12% (Chart 1).
(Nguồn: Ban thư ký WTO)
Trang 3
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Đến năm 2010, khi thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, thương mại
thế giới có xu thế tăng trưởng mạnh. Tổng hợp số liệu thống kê của 70 nền kinh tế
chiếm 90% thương mại toàn cầu cho thấy giá trị thương mại hàng hóa toàn cầu
trong quý II/2010 vừa qua đã tăng 25% so với quý I/2010, trong đó xuất khẩu tăng
26% và nhập khẩu tăng 25%. Giá trị thương mại hàng hóa tăng mạnh nhất là ở
châu Á – khu vực kéo thế giới thoát khỏi khủng hoảng (37,5%) và khu vực Bắc
Mỹ (28,5%). Thương mại toàn cầu năm 2010 tăng 13,8% so với năm 2009.
Sang năm 2011, một loạt các sự kiện và diễn biến xấu đã xảy ra gây cản trở
và thiệt hại không nhỏ cho thương mại Quốc tế. Các sự kiện có thể kể đến như là
khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, một loạt các cuộc nổi dậy và chiến tranh tại
Châu Phi cụ thể là Libya… đã làm giảm nguồn cung dầu ra thế giới khoảng 8%.
Sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt lớn ở Thái Lan … các thảm họa tự nhiên này đã tác
động rất lớn đến chuỗi cưng ứng và sản xuất tại Nhật Bản và Trung Quốc làm giảm
khả năng cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu Quốc tế.
Tất cả các sự kiện trên đã làm cho tình hình thương mại Quốc tế xấu đi khá
nhiều, cụ thể tổng kim ngạch thương mại thế giới tăng trưởng chậm lại còn 5%,
một sự chậm lại rõ rệt, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1990 – 2007
là 5.4%, chậm hơn rất nhiều so với năm 2010 là 13,8%. Tổng giá trị kim ngạch
thương mại hàng hóa thế giới năm 2011 đạt 18,2 ngàn tỷ USD, vượt qua đỉnh cao
trước đây là 16,1 ngàn tỷ USD năm 2008. Tuy là vượt đỉnh xong phần lớn tăng

trưởng là do giá cả hàng hóa thế giới tăng cao hơn trước chứ không phải tăng về
quy mô hay số lượng.
Đã bước qua năm 2011 nhưng châu Âu vẫn chìm trong khủng hoảng nợ,
Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng chậm chạp, nước Nhật chưa hoàn toàn phục hồi
sau thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu năm, lạm phát hoành hành ở khắp mọi
Trang 4
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
nơi. Triển vọng kinh tế toàn cầu 2012 sẽ là rất bếp bênh. Với những khó khăn
chung còn tồn tại, WTO dự báo thương mại quốc tế trong năm nay sẽ còn tăng
trưởng chậm hơn năm 2011 và có thể chỉ là 3,7% . Dù còn khó khăn xong vẫn tăng
trưởng, cả thế giới đang cùng lỗ lực khắc phục những khó khăn để đưa kinh tế thế
giới không lâm vào khủng hoảng mới, chúng ta cùng hy vọng vào một tương lai
tươi sáng của kinh tế thế giới và cả thương mại quốc tế trong những năm sắp tới.
Trang 5
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Danh sách các nước đứng đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm
2011
1.2.Tình hình xuất khẩu thương mại dịch vụ
Trong giai đoạn 1990 - 1998, thương mại dịch vụ của thế giới tăng
6,4%/năm, cao hơn mức tăng trưởng 5,9% của thương mại hàng hóa (WTO, 1999,
trích bởi OECD, 2000: 25).Tuy nhiên, thương mại dịch vụ ngày nay vẫn chỉ chiếm
khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ (OECD, 2000: 24).
Xu hướng gia tăng của thương mại dịch vụ có các đặc điểm sau:
Một là sự gia tăng không đều ở các nền kinh tế. Thương mại dịch vụ chủ yếu
tập trung ở các nền kinh tế phát triển. Năm 2004, 20 nền kinh tế phát triển hàng
đầu của thế giới chiếm đến 75% tổng xuất khẩu dịch vụ của thế giới; trong đó 5
nền kinh tế hàng đầu (Mỹ, Anh, Nhật, Pháp, Đức) chiếm 39%; với Mỹ đứng đầu,
chiếm 15% tiếp theo là Anh chiếm 8,1% (FORFAS, 2006: 33). Thương mại dịch
vụ dường như còn là lợi thế của các nền kinh tế phát triển xét theo cán cân thương
mại. Thí dụ, kể từ năm 1971, Mỹ luôn đạt thặng dư trong xuất khẩu dịch vụ. Năm

2005, thặng dư trong thương mại dịch vụ của Mỹ đã đạt tới 56,3 tỷ USD (US
service economy overview, web).1
Hai là thương mại của các ngành dịch vụ gia tăng không đều. Năm 2005,
nếu xét theo ba ngành lớn thì ngành giao thông vận tải chỉ chiếm 24% tổng kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ, du lịch và lữ hành chiếm 29% còn các ngành còn lại
(trong đó có ngành dịch vụ kinh doanh) chiếm tới 48% (so với mức 35% năm
1980). Trong các ngành dịch vụ thì xuất khẩu dịch vụ máy tính và dịch vụ thông
tin tăng nhanh nhất, bình quân 20%/năm, tiếp đó là xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm
Trang 6
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
(17%/năm) và dịch vụ tài chính (9,7%/năm). Xuất khẩu của các ngành giao thông
vận tải, du lịch và lữ hành, dịch vụ chính phủ và xây dựng đều tăng ở dưới mức
bình quân của xuất khẩu dịch vụ nói chung (FORFAS, 2006: 33).
Ba là phương thức “hiện diện thương mại” trong thương mại dịch vụ ngày
càng phổ biến. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu hướng gia tăng FDI trong
ngành dịch vụ. Theo ước tính của WTO, năm 2006 phương thức hiện diện thương
mại (phương thức 3) chiếm tới 50% hoạt động thương mại dịch vụ, vượt xa các
phương thức thương mại dịch vụquốc tế khác (phương thức 1: cung cấp qua biên
giới chiếm 35%, phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài chiếm 10-15% và phương
thức 4: hiện diện của thể nhân: 1 - 2%) (FORFAS, 2006: 27). Kế từ năm 1996,
xuất khẩu dịch vụ của Mỹ theo phương thức 3 đã vượt quá toàn bộ xuất khẩu dịch
vụ theo các phương thức 1, 2 và 4, và đạt mức chênh lệch 156,7 tỷ USD năm 2001.
Còn nhập khẩu dịch vụ theo phương thức 3 của Mỹ vượt nhập khẩu dịch vụ theo
các phương thức 1, 2, 4 kể từ năm 1989 và đạt mức chênh lệch 165,3 tỷ USD năm
2001 (USDOC, 2003: 59). Thương mại dịch vụ cũng chịu tác động của nhiều yếu
tố như đầu tư vào ngành dịch vụ nói trên. Yếu tố cơ bản thúc đẩy thương mại dịch
vụ là công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là
dịch vụ kinh doanh, có khả năng mua bán được (FORFAS, 2006: 31). Mặc dù vậy,
tự do hóa thương mại dịch vụ vẫn còn bị hạn chế do thương mại dịch vụ phức tạp
hơn thương mại hàng hóa rất nhiều nên khó thể có những biện pháp tự do hóa đồng

loạt mà chỉ có các biện pháp mở cửa theo ngành.
Trang 7
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Danh sách các nước đứng đầu kim ngạch xuất khẩu thương mại dịch vụ
năm 2011
2. Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển:
2.1.1 Thương mại quốc tế là động lực để tăng trưởng kinh tế:
Xuất khẩu liên quan đến thu ngoại tệ còn nhập khẩu liên quan đến chi ngoại
tệ. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu tác động đến quỹ tiền tệ của đất nước từ đó
tác động đến tổng cầu của toàn nền kinh tế. Nếu xuất khẩu thuần dương thì tổng
Trang 8
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
cầu sẽ tăng, còn xuất khẩu thuần âm tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu tăng làm nền kinh
tế tăng, thương mại quốc tế phát triển, thị trường được mở rộng, cho phép tăng
chuyên môn hóa sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng
chế nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân. Đồng thời
cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hóa một cách sâu
sắc. Từ đó ngoại thương tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng đường giới hạn
khả năng sản xuất dịch chuyển ra xa hơn so với đường giới hạn khả năng sản xuất
cũ.
Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 264,26
tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu với
châu Á đạt 176,77 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012. Tiếp theo là với châu Âu
đạt 39,55 tỷ USD, tăng 15,7%; châu Mỹ: 37,84 tỷ USD, tăng 19,4%; châu Đại
Dương: 5,82 tỷ USD, tăng 3,9%; châu Phi: 4,29 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm
trước.
Bảng : Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013
Thị trường
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu

Trị giá
(Tỷ USD)
So với
2012
(%)
Trị giá
(Tỷ
USD)
So với
2012
(%)
Trị giá
(Tỷ
USD)
So với
2012
(%)
Châu Á 68,57 11,5 108,20 17,8 176,77 15,3
- ASEAN 18,47 4,4 21,64 2,7 40,10 3,5
- Trung Quốc 13,26 7,0 36,95 28,4 50,21 22,0
- Nhật Bản 13,65 4,5 11,61 0,1 25,26 2,4
- Hàn Quốc 6,63 18,8 20,70 33,2 27,33 29,4
Châu Mỹ 28,85 22,4 8,98 10,6 37,84 19,4
- Hoa Kỳ 23,87 21,4 5,23 8,4 29,10 18,8
Châu Âu 28,11 19,2 11,43 7,9 39,55 15,7
- EU (27) 24,33 19,8 9,45 7,5 33,78 16,1
Châu Phi 2,87 16,0 1,42 37,7 4,29 22,4
Châu Đại
Dương
3,73 9,9 2,09 -5,3 5,82 3,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trang 9
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Trong năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu sang châu Á chiếm tỷ trọng lớn
nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó chiếm 52%
về xuất khẩu và 82% về nhập khẩu.
Việt Nam trong những năm gần đây luôn là nước đứng trong tốp đầu xuất
khẩu lúa gạo, con số thống kê được thể hiện trong bảng sau:
STT Nước (2011-2012) (2010-2011)
1 India 10,2 4,6
2 Vietnam 7,7 7,0
3 Thailand 6,9 10,6
4 Pakistan 3,5 3,4
5 United States 3,3 3,2
6 Brazil 1,2 1,3
7 Uruguay 1,1 0,84
8 Cambodia 0,8 0,86
9 Myanmar 0,7 0,78
10 Argentina 0,68 0,73
Thương mại quốc tế đã mở ra triển vọng phát triển thay đổi bộ mặt nền kinh
tế . Cùng nhìn lại bức tranh lạm phát của Việt Nam trong những năm 1980-2010.
Trang 10
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Từ một nước có mức độ lạm phát lên tới 453,5% năm 1986, sau hơn 20 năm
tích cực mở cửa thị trường, tham gia vào thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam đã
có nhiều nét khởi sắc, phát triển về mọi mặt, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư
nước ngoài. Lạm phát được kiềm chế từ mức 3 con số chỉ còn ở mức 2 con số là
thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm tiến hành cải cách. Đặc biệt
xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy phát triển và
phục hồi kinh tế. Ngày nay Việt Nam đang có nhiều bước chuyển biến tích cực

kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2013 ước tính đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,1% so với
năm 2012, trong đó dịch vụ du lịch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 9,9%; dịch vụ vận tải 2,2
tỷ USD, tăng 5,8%.
Trang 11
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Thương mại quốc tế mang lại một nguồn lợi về kinh tế, đóng góp to lớn vào mức
tăng trưởng GDP hàng năm. Thống kê GDP Việt Nam từa năm 2006-2013.

2.1.2 Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
mỗi quốc gia theo hướng tích cực:
Xu hướng có tính quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn chuyển một nền
kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước:
Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công- nông nghiệp để từ đó
chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. Nội dung cụ thể của xu thế này thể
hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm đi trong khi đó tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong tổng GDP, giai đoạn đầu tốc độ tăng
của công nghiệp sẽ cao hơn dịch vụ, nhưng giai đoạn sau,, khi nền kinh tế đã phát
triển cao, thì dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn.
Trong sự vận động chung, ngoại thương với các hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nó tác động đến toàn
bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa, từ sản xuất, lưu thông, phân phối đến tiêu dùng.
Đặc biệt đối với các ngành sản xuất vật chất cơ bản như công nghiệp, nông
nghiệp… ngoại thương đã tác động trực tiếp đến cả đầu vào và đẩu ra của quá trình
tái sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngoại thương cũng tạo ra các “ mối liên hệ ngược”, “ mối liên hệ gián tiếp”, giữa
các ngành, tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế năng động.
Nhìn vào cơ cấu các ngành kinh tế của Việt Nam từ 2001-2012 ta thấy rõ
được sự chuyển biến tích cực: (nguồn theo Tổng cục Thống kê)
Trang 12

Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Năm Nông, lâm, ngư
nghiệp (%)
Công ngiệp, xây
dựng(%)
Dịch vụ
(%)
2001 23,34 38,13 38,63
2002 23,03 38,49 38,48
2003 22,54 39,47 37,99
2004 21,76 40,2 38,04
2005 20,9 41 38,1
2006 20,4 41,54 38,06
2007 20,3 41,58 38,12
2008 21,99 39,91 38,1
2009 20,91 40,24 38,85
2010 20,58 41,09 38,33
2011 22,01 40,23 37,76
2012 21,65 40,65 37,7
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp chiếm trên 50% GDP, thương mại
quốc tế là động lực lớn thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần
đây, cơ cấu ngành nông nghiệp giảm chỉ chiếm hơn 1/5 GDP nhưng lại mang lại
nguồn lợi khổng lồ và các nông sản như hồ tiêu xuất khẩu đứng thứ nhất Thế giới,
gạo xuất khẩu đứng thứ 2, cà phê xuất khẩu đứng thứ 2, cao su xuất khẩu đứng thứ
3. Nhờ có thương mại quốc tế mà giá trị xuất khẩu nông sản tăng, hàng hóa Việt
Nam có mặt tại thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU.
Thương mại quốc tế tạo ra nhiều cơ hội tiếp thu máy móc, khoa học công nghệ
mới, giúp Việt Nam phát triển khoa học công nghệ và tiến tới xuất khẩu nhiều mặt
hàng như:
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất từ ngày 01/01/2013-15/7/2013

STT Tên hàng (triệu
USD)
Trang 13
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
1 Điện thoại các loại & linh kiện 10.710
2 Hàng dệt, may 8.769
3 Máy vi tính, SP điện tử & linh kiện 5.206
4 Giày dép 4.361
Không chỉ gia tăng về cơ cấu, hiện nay ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng
trong sự tăng trưởng GDP hàng năm, nổi bật là các dịch vụ du lich, giao thong vận
tải…
2.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hóa, dịch vụ và
luồng vốn giữa các nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định. Như
vậy, cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối
ngoại của một nước với các nước khác và do đó nó đã được các nước có nền kinh
tế mở sử dụng như một công cụ đắc lực để phân tích và quản lý vĩ mô các hoạt
động kinh tế đối ngoại.
Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các bộ phận chủ yếu: cán cân
ngoại thương ( còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình),cán cân dịch vụ
và cán cân chuyển tiền đơn phương không bồi hoàn( gọi chung là cán cân phi mậu
dịch hay cán cân vô hình), cán cân nguồn vốn…trong đó ngoại thương hữu hình
vẫn là hoạt động quan trọng nhất, do vậy cán cân ngoại thương giữ vị trí quan
trọng nhất trong tất cả các bộ phận cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Đối
với những nước đang phát triển có nền kinh tế mở quy mô nhỏ, thì việc quan tâm
Trang 14
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩa quyết định đến cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế. Vì thực tế cho thấy, do xuất phát điểm trình độ

kinh tế xã hội của các nước này thấp, nên hiệu quả thu được từ các hoạt động kinh
tế đối ngoại khác thường khó đạt đến sự mong muốn ngay như hiệu quả của hoạt
động thương mại quốc tế, là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể tận dụng triệt để
ngay các nguồn lực( lợi thế so sánh) mà các nước này sẵn có.
Nếu hoạt động xuất nhập khẩu ổn định, cán cân thanh toán an toàn thì sẽ
giúp ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
cho doanh nghiệp, tâm lý yên tâm làm ăn, sinh sống cho người dân.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại và tốc độ tăng GDP qua các quý
năm 2013 của Việt Nam

Ghi chú: Số liệu quý 1, quý 2 là số liệu “điều chỉnh”, số liệu quý 3 và quý 4 là số liệu “sơ bộ”.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tính cả năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước
đạt 264,26 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2012, trong đó: xuất khẩu đạt 132,135
tỷ USD, tăng 15,4% và nhập khẩu đạt 132,125 tỷ USD, tăng 16,1%. Cán cân
thương mại hàng hoá khá cân bằng trong năm 2013.
Trang 15
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Kim
ngạch
xuất
khẩu
Giá trị
32,45 39,83 48,56 62,69 57,1 72,2 96,9
(Tỷ
USD)
Tăng
trưởng
(%) 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 34,2

Kim
ngạch
nhập
khẩu
Giá trị
34,89 42,6 58,92 75,47 65,4 77,3 97,4
(Tỷ
USD)
Tăng
trưởng
(%) 21,2 22,1 38,3 28,1 -13,3 18,3 25,9
Cán cân thương mại
-2,44 -2,77
-
10,36
-
12,78 -8,3 -5,1 -0,4
(Tỷ USD)
Nguồn: IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165.
Cán cân thương mại có xu thế ổn định giúp cho cán cân thanh toán của Việt
Nam được cải thiện hơn qua các năm.
Sau đây là bảng cán cân thanh toán quốc tế cập nhập quý 1, 2013 sẽ cho
chúng ta thấy vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế cũng như hiệu quả của
thương mại quốc tế trong việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
(Cập nhật lại lần 1 Quý I năm 2013 )
Đơn vị: Triệu USD
STT Chỉ tiêu Số liệu
A. CÁN CÂN VÃNG LAI (1+2+3+4) 2.596


1 Cán cân thương mại 2.776
Trang 16
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Xuất khẩu (FOB) 29.129
Nhập khẩu (FOB) 26.353
Nhập khẩu (CIF) 28.896
2 Dịch vụ -710
Thu 2.400
Chi 3.110
3 Thu nhập đầu tư -1.552
Thu 49
Chi 1.601
4 Chuyển tiền 2.082
Khu vực tư nhân 1.979
Khu vực Chính phủ 103

B CÁN CÂN VỐN VÀ TÀI CHÍNH (5+6+7+8+9+10) 2.832
Trang 17
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
5 Đầu tư trực tiếp 1.731
FDI vào Việt Nam 1.931
FDI của Việt Nam ra nước ngoài 200
6 Vay trung-dài hạn 531
Vay 1.398
Vay của Chính phủ 850
Vay của DN (trừ DN FDI) 548
Trả nợ gốc 867
Trả nợ của Chính phủ 350
Trả nợ của DN (FDI+DNVN) 517
7 Vay ngắn hạn -442

Vay 3.097
Trả nợ gốc 3.539
8 Đầu tư vào giấy tờ có giá 420
Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 386
Trang 18
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài -34
9 Tiền và tiền gửi 1.330
10 Tài sản khác -738

C LỖI VÀ SAI SÓT (D-A-B) -2.384

D CÁN CÂN TỔNG THỂ (-E) 3.044

E BÙ ĐẮP (10+11) -3.044


11 Thay đổi tổng dự trữ ngoại hối -3.044
Thay đổi GIR, trừ sử dụng vốn của IMF -3.044
Sử dụng vốn của IMF 0
Vay 0
Trả 0
Trang 19
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
12 Thay đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ 0
Gia hạn nợ 0
Nợ quá hạn 0
2.1.4 Góp phần giải quyết việc làm , nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho
các tầng lớp dân cư:
Có thể nói đây là tác dộng có ý nghĩa quan trọng nhất bởi mục tiêu cuối

cùng của sự tăng trưởng là con người, hướng tới con người. Con người vừa là động
lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu- nhập
khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm và do đó, đến thu nhập và mức sống thực
tế của người dân.
Hiện nay, để phát triển kinh tế các nước đều cố gắng tận dụng mọi lợi thế
mà nước mình có được. Đối với các nươc đang phát triển thường có dân số đông,
lao động dư thừa nhiều, nhất là lao động của nền sản xuất hàng hóa còn kém, vốn
đầu tư cho phát triển thiếu. Vì thế, nên hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào
những ngành sử dụng lợi thế của đất nước. Khi xuất khẩu tăng trưởng thường kéo
theo sự gia tăng sản xuất trong nước. Cầu lao động tăng nhanh dẫn tới giải quyết
công ăn việc làm cho phần lớn lao động dư thừa. Người lao động có việc làm tức là
có thu nhập, bởi vậy mức sống của họ được cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu không chỉ đáp ứng cho sản xuất mà còn
cho cả tiêu dùng. Hàng nội vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nên không ngừng
Trang 20
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
nâng cao chất lượng và hạ giá bán. Người được lợi ở đây chính là người tiêu dùng
ngày càng được sử dụng những hàng hóa đa chủng loại và chất lượng cao.
Quyết toán thu ngân sách Nhà nước
Tỷ
đồng

2005 2006 2007 2008 2009 2010
Sơ bộ
2011
TỔNG THU
22828
7
27947

2
31591
5
43054
9
45478
6
58842
8 704267
Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô)
11982
6
14540
4
17429
8
24007
6
28011
2
37703
0 431066
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 39079 46344 50371 71835 84049
11214
3 126944
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19081 25838 31388 43953 50785 64915 77432
Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc
doanh 16938 22091 31178 43527 47903 70023 86345
Thuế sử dụng đất nông nghiệp 132 111 113 97 67 56 72
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 4234 5179 7422 12940 14318 26276 38463

Lệ phí trước bạ 2797 3363 5690 7363 9670 12611 15701
Thu xổ số kiến thiết 6142
Thu phí xăng dầu 3943 3969 4457 4517 8962 10521 11201
Thu phí, lệ phí 4192 4986 4059 7773 9363 10021 8264
Các khoản thu về nhà đất 17757 20536 33925 39072 43677 55849 59466
Các khoản thu khác 11673 6845 5695 8999 11318 14615 7178
Thu từ dầu thô 66558 83346 76980 89603 61137 69179 110205
Thu từ hải quan 38114 42825 60381 91457
10562
9
13035
1 155790
Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 23660 26280 38385 60474 76996 74068 81440
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 14454 16545 21996 30983 28633 56283 74350
Thu viện trợ không hoàn lại 3789 7897 4256 9413 7908 11868 7206
Qua số liệu thống kê các khoản thu ngân sách trong những năm 2005-2011 chúng
ta có thể thấy rõ đóng góp rất lớn từ nguồn thu từ hải quan. Từ số thu là 38114 tỷ
đồng năm 2005, số thu này đã tăng lên gấp 5 lần trong 6 năm. Chúng ta có thể
khẳng định các hoạt động thương mại quốc tế đã đạt được hiệu quả rõ rệt bổ sung
Trang 21
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
và nguồn thu ngân sách quốc gia. Thúc đẩy thương mại quốc tế mở ra cơ hội phát
triển mới cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Không chỉ cải thiện ngân sách quốc gia mà thi nhập bình quân đầu người của
Việt Nam đang có bước cải thiện rõ ràng. Với mức thu nhập bình quân này Việt
Nam đang được xếp vào nhóm các nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống
ngày càng tốt hơn.
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành
phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng


Nghìn
đồng

1999 2002 2004 2006 2008 2010 2012

CẢ NƯỚC 295 356 484 636 995 1387 2000
Phân theo thành thị, nông
thôn
Thành thị 517 622 815 1058 1605 2130 3071
Nông thôn 225 275 378 506 762 1070 1541
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 282 358 498 666 1065 1580 2304
Trung du và miền núi phía
Bắc 199 237 327 442 657 905 1285
Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung 229 268 361 476 728 1018 1469
Tây Nguyên 345 244 390 522 795 1088 1631
Đông Nam Bộ 571 667 893 1146 1773 2304 3241
Đồng bằng sông Cửu
Long 342 371 471 628 940 1247 1785
Từ năm 1999-2012 thu nhập bình quân của Việt Nam tăng lên gần 10 lần, nền kinh
tế thị trường kết hợp với ưu tiên thương mại quốc tế đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp – một
vấn đề luôn được ưu tiên giải quyết của mỗi quốc gia.
Trang 22
Môn Kế toán Xuất nhập khẩu 14/02/2014
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ thất nghiệp(%)
2,38 2,9 2,88 2,22 1,96

Tỷ lệ thiếu việc làm(%)
5,1 5,61 3,57 2,96 2,74
Số liệu của Tổng cục Thống kê
Kết luận: Thương mại quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế của mỗi quốc gia. Thương mại quốc tế nhìn chung mang lại nhiều lợi
ích cho kinh tế của mỗi quốc gia. Hợp tác kinh tế mở ra cơ hội cũng như thách
thức đối với mỗi nước, để tận dụng mọi cơ hội và đẩy lùi thách thức đòi hỏi mỗi
quốc gia phải có những chính sách kinh tế và ngoại giao thích hợp.
Trang 23

×