Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển nông sản theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.18 MB, 108 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––




TẠ VĂN TUẤN



PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN
THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP











THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––––




TẠ VĂN TUẤN



PHÁT TRIỂN NÔNG SẢN
THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG





THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

.
c.






Tạ Văn Tuấn

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ,
đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý
báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND
huyện, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và
Môi trƣờng, cán bộ và nhân dân Hàm Yên Tuyên Quang đã tạo
mọi điều kiện giúp
.
, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Tạ Văn Tuấn







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN THEO
HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất

hàng hoá 5
1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa 13
1.2. Cơ sơ thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng
hoá ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá
ở một số nƣớc trên thế giới 19
1.2 22
1.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 28
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 30
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2 30
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 31
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin 32
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá 32
2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia 32
2.2.6 33
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG 35
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hàm Yên ảnh hƣởng đến đầu
tƣ phát triển nông nghiệp 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
3.1.2. Tình hình kinh tế Hàm Yên giai đoạn 2009-2013 37
Hàm Yên

- 38
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng
sản xuất hàng hóa ở huyện Hàm Yên 41
3.2.1. 41
ngành trồng trọt 42
49
53
3.3. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp huyện Hàm
Yên giai đoạn 2011 - 2013 56
56
60
62
3.4. Phân tích SWOT chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lầm nghiệp theo
hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Hàm Yên 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
Chƣơng 4:
HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG 68
4.1. Quan điểm, định hƣớng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
lâm nghiệp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang từ nay đến năm 2020 68
4.1.1. Bối cảnh 68
Hàm Yên 68
sản xuất hàng hóa 69
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở huyện Hàm Yên 73
73
4.2.2. Quy hoạch sản xuất hàng hoá gắn liền với chuyên môn hóa, đa
dạng hóa nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hƣớng sản xuất hàng hoá 74
4.2.3. Hỗ trợ phát triển về số lƣợng 76
4.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp để năng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá 77
78
4.2.6. Tăng cƣ 79
79
81
4.3. Một số kiến nghị 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

BQ
: Bình quân
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CCKT

CN
: Công nghiệp
CNH

: Công nghiệp hoá
HĐH
: Hiện đại hoá
HTX
: Hợp tác xã
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
KTQD
: Kinh tế quốc dân
NN&PTNT
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TB
: Trung bình
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VAC
: Vƣờn ao chuồng
VACR
: Vƣờn ao chuồng ruộng
WTO
: Tổ chức thƣơng mại thế giới
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ện Hàm Yên 37
3.2: ản xuất nông lâm nghiệ Hàm Yên 41
Bảng 3.3: Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thự ện Hàm Yên 43
Bảng 3.4: 45
Bảng 3.5: 47
Bảng 3.6: Hàm Yên 48
Bảng 3.7: (Đvt: con) 50
Bảng 3.8: 50
3.9: Hàm Yên 51
3.10: Hàm Yên 52
3.11: ản phẩm lâm nghiệp chủ 53
3.12: ản xuất ngành lâm nghiệ 54
3.13: Hàm Yên 55
3.14: 56
3.15: 57
3.16: ấ 57
3.17: 58
3.18: 58
3.19: 59
3.20: 59
3.21: 60


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


3
năm 2011-2013 42
3.2: Hàm Yên 3
năm 2011-2013 52
3.3: Hàm Yên 3
năm 2011-2013 55







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sản xuất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội, là
ngành sản xuất để cung cấp nhu cầu tối cần thiết về lƣơng thực, thực phẩm
cho toàn xã hội; cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ và công
nghiệp chế biến; cung cấp hàng hoá xuất khẩu; cung cấp lao động và một
phần vốn để công nghiệp hoá. Nông nghiệp - nông thôn là thị trƣờng quan
trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ; là cơ sở để ổn định kinh tế, chính
trị, xã hội; giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp nƣớc ta đã đạt đƣợc những
thành tựu hết sức quan trọng, trong đó nổi bật nhất là đảm bảo đƣợc an ninh
lƣơng thực, từng bƣớc trở thành một trong những cƣờng quốc dẫn đầu về xuất
khẩu gạo và đang chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới về cà phê, hồ tiêu, hạt điều,
thuỷ sản, giầy da, may mặc. Với sự phát triển mạnh mẽ của dân cƣ nông thôn

đang từng bƣớc đƣợc nâng cao cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ nghèo đói
theo tiêu chí mới đến nay chỉ còn khoảng dƣới 15%. Mặc dù đã có sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh theo hƣớng tích cực, nhƣng nhìn chung Việt
Nam vẫn là một nƣớc nông nghiệp với 67% lực lƣợng lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp và 1/3 kim ngạch xuất khẩu là từ nông nghiệp. Nông nghiệp là
một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam về phƣơng diện việc làm
và an ninh lƣơng thực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và
khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng
mại thế giới (WTO) sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta vừa có cả những thời
cơ và thách thức mới.
Hàm Yên là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện tự
nhiên phù hợp để phát triển cây công nghiệp, cây lƣơng thực, cây ăn quả và
chăn nuôi gia súc gia cầm theo hƣớng hàng hóa. Hàm Yên nói riêng và Tuyên
Quang nói chung đang dần từng bƣớc phá thế độc canh đa dạng hóa các mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
hàng nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp Hàm Yên vẫn mang tính tự cung
tự cấp, trình độ thâm canh còn thấp, giá trị sản phẩm cây công nghiệp còn
thấp, chăn nuôi chƣa tập trung, chƣa tạo đƣợc nguồn cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp ổn định và chất lƣợng cao. Chính vì điều này, mà vấn
đề đầu tƣ trong nông nghiệp càng trở nên cấp bách hơn. Mặc dù trong những
năm vừa qua, huyện đã có chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp, thực hiện việc quy hoạch, giao đất giao rừng và áp dụng tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, sản xuất vẫn
mang tính tự phát, chạy theo thị trƣờng; vấn đề sản xuất hàng hóa có chất
lƣợng và mang tính thƣơng hiệu chƣa đƣợc coi trọng, nhất là trong điều kiện
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới… vì vậy dẫn đến hiệu quả kinh tế sản
xuất còn thấp, chƣa phát huy đƣợc tiềm năng và lợi thế so sánh của địa

phƣơng. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng đƣợc những giải pháp đồng bộ, phù
hợp để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá ở một
huyện miền núi còn mang nặng tính sản xuất tự nhiên nhằm đáp ứng đƣợc
yêu cầu thực tiễn đặt ra của tỉnh. Vì vậy đề tài “Phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang”
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu tìm ra các giải pháp để
giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
những giải pháp chủ yếu
nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ở huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển nông
sản xuất hàng hoá.
- Đánh giá thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong nông
nghiệp sản xuất hàng hóa của huyện Hàm Yên giai đoạn 2011 - 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo
hƣớng hàng hóa ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông
nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2014 - 2020.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có liên quan đến
nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Hàm Yên; trong đó tập trung
nghiên cứu một số nông sản hàng hoá chủ yếu có lợi thế sản xuất ở các huyện,
xã và các thành phần kinh tế có tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông sản hàng
hoá thuộc vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những diễn biến của sản xuất nông
nghiệp và một số nông sản hàng hoá chủ yếu ở huyện Hàm Yên trong giai
đoạn 2011 - 2013 về: Diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá cả nông sản phẩm
và vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá… từ đó đƣa ra quan điểm, định
hƣớng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng hàng hóa.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu và tài liệu sử dụng trong nghiên cứu đề
tài đƣợc thu thập từ giai đoạn 2011 - 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
Với kết quả nghiên cứu của đ tài sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn
đề về lý luận về sản xuất nông lâm sản hàng hoá trong thời kỳ hội nhập và
phát triển kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Về mặt thực tiễn đƣa
ra đƣợc định hƣớng và những giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học và phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
hợp với thực tiễn để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá và đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một địa phƣơng khu vực miền núi.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của
huyện Hàm Yên, phân tích những khó khăn và lợi thế về sản xuất nông lâm
sản hàng hoá; từ đó xây dựng quan điểm, định hƣớng, mục tiêu và giải pháp
thúc đẩy phát triển mạnh sản xuất nông sản hàng hoá huyện Hàm Yên trong
thời gian tới. Những vấn đề nghiên cứu và đề xuất của đề tài vừa mang tính lý
luận vừa có tính thực tiễn sẽ có sự đóng góp tích cực vào việc đề xuất các giải

pháp và chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất
nông lâm sản hàng hoá nói riêng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng chính:
- Chƣơng 1: Tổng quan
.
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá
1.1.1.1. Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
- Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh
tế quốc dân. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống

sinh học, kỹ thuật. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng
trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản.
Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã
hội: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
phát triển kinh tế ở hầu hết các nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển là
những nƣớc còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên
ngay cả những nƣớc có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông
nghiệp không lớn, nhƣng khối lƣợng nông sản của các nƣớc này khá lớn và
không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lƣơng thực, thực phẩm cho đời
sống của nhân dân nƣớc đó. Lƣơng thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con ngƣời và phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học – công nghệ ngày càng
phát triển nhƣng vẫn chƣa ngành nào có thể thay thế đƣợc.
Xã hội càng phát triển, đời sống con ngƣời ngày càng cao thì nhu cầu
của con ngƣời về lƣơng thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lƣợng,
chất lƣợng và chủng loại. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lƣơng thực cho nền kinh tế quốc
dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lƣơng thực. Có thể chọn con đƣờng nhập
khẩu lƣơng thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhƣng điều đó
chỉ phù hợp với các nƣớc nhƣ Singapore, Ả rập Saudi hay Brunei mà không
dễ gì đối với các nƣớc nhƣ Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam là
những nƣớc đông dân. Các nƣớc đông dân muốn nền kinh tế phát triển, đời
sống của nhân dân ổn định thì phần lớn lƣơng thực tiêu dùng phải tự sản xuất
đƣợc trong nƣớc. Thực tiễn lịch sử của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh,
chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã

có an ninh lƣơng thực. Nếu không đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự
ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển
thì sẽ khó thu hút đƣợc đầu tƣ để phát triển bền vững, lâu dài.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là ở các nƣớc
đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cƣ
sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực
nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát
triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt
tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông
nghiệp không ngừng tăng lên, lực lƣợng lao động từ nông nghiệp đƣợc giải
phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển
công nghiệp và đô thị. Đó là xu hƣớng có tính quy luật của mọi quốc gia
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Khu vực nông nghiệp
còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm
nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hoá, mở rộng thị trƣờng. Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp
vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả
về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể đƣợc
tạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân đầu tƣ vào các hoạt động
phi nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do xuất khẩu nông sản… Những điển hình
thành công về sự phát triển ở nhiều nƣớc đều đã sử dụng tích luỹ từ nông
nghiệp để đầu tƣ cho công nghiệp. Ngoài ra cần phải khai thác các nguồn
khác một cách hợp lý, không nên cƣờng điệu quá vai trò của vốn tích luỹ

trong nông nghiệp.
Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công
nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp
bao gồm tƣ liệu tiêu dùng và tƣ liệu sản xuất đƣợc tiêu thụ chủ yếu dựa vào
thị trƣờng trong nƣớc mà trƣớc hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự
thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp
đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,
nâng cao thu nhập cho dân cƣ nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực
nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc đẩy
công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Nông nghiệp còn là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với các sản
phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có
ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thuỷ sản. Xu hƣớng chung ở các
nƣớc trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông
lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng
đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là sơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trƣờng vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môt
trƣờng tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng
nhiều hoá chất nhƣ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, làm ô nhiễm đất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
nguồn nƣớc. Dƣ lƣợng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hƣởng đến sức khoẻ
con ngƣời. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thuỷ
văn thay đổi xấu sẽ đe doạ đời sống của con ngƣời. Vì thế trong quá trình phát
triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và
tạo ra sự phát triển bền vững của môi trƣờng.

1.1.1.2. Hàng hóa và sản xuất hàng hóa
* Hàng hoá là một dạng vật chất được đem ra trao đổi:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động nhằm thoả mãn nhu cầu của con
ngƣời thông qua trao đổi là mua bán. Hàng hoá có hai thuộc tính: Giá trị và
giá trị sử dụng.
Từ khái niệm đó ta thấy một sản phẩm sản xuất ra đƣợc đem ra trao đổi
mới đƣợc gọi là hàng hoá; song trao đổi đƣợc thì sản phẩm đó đã có một giá
trị nhất định (giá trị trao đổi) và sản đó thoả mãn đƣợc nhu cầu nào đó của
ngƣời tiêu dùng (giá trị sử dụng).
Nhƣ vậy, sản phẩm hàng hoá trên thị trƣờng chịu sự chi phối của hai
quy luật: Quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu sản phẩm cung vƣợt
cầu thì sản phẩm đó hoặc là thừa hoặc phải chịu bán với giá thấp, chịu thua lỗ.
Ở khía cạnh khác, cùng một loại sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng nhƣng
sản phẩm có chất lƣợng tốt hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu và thị hiếu của ngƣời
tiêu dùng, có giá cả hợp lý, rẻ hơn thì sản phẩm đó đƣợc tiêu thụ dễ dàng. Sản
phẩm kém chất lƣợng, giá cả cao, cung cấp không ổn định thì sản phẩm đó bị
thừa ế, thua lỗ, không đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng hàng hoá.
* Sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát
triển kinh tế của mỗi nƣớc. So với nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, kinh tế
hàng hoá có nhữg ƣu thế nổi bật. Vì trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm
sản xuất ra là để bán nên nó chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật
cung cầu và quy luật cạnh tranh, buộc các tập thể sản xuất, ngƣời sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
phải tổ chức lại sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất và chất lƣợng sản
phẩm, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của
xã hội. Từ đó thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã

hội hoá sản xuất và càng tạo điều kiện cho nền sản xuất công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ra đời.
Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội
gắn liền với hai điều kiện: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở
hữu. Phân công lao động xã hội không mất đi mà ngày càng phát triển về
chiều rộng lẫn chiều sâu (Hợp tác quốc tế và khu vực, thị trƣờng chung, hội
nhập kinh tế, WTO ). Hình thức sở hữu cũng đƣợc thay đổi để phù hợp với
quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất.
Sự chuyên môn hoá và phân công hợp tác quốc tế đã trở thành một yêu
cầu tất yếu ngay cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ở nƣớc ta, kinh tế
hàng hoá đã ra đời nhƣng đang trong dạng sản xuât hàng hoá nhỏ và đang
từng bƣớc thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển theo chiến lƣợc kinh tế mở:
Đƣa nhanh cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại làm cho trình độ xã hội hoá
sản xuất ngày càng đƣợc mở rộng. Sản xuất hàng hoá không chỉ dựa trên cơ
sở điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật mà đã tính đến khả năng liên kết quốc
tế. Chính sự giao lƣu và hợp tác quốc tế đã làm cho nền kinh tế hàng hoá
nƣớc ta có những bƣớc phát triển mới.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
* Phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một
đặc trưng cơ bản trong cơ chế thị trường hàng hoá.
Nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững phải dựa trên mấy
tiêu chí:
+ Bền vững về mặt sản xuất: Sản phẩm đƣợc tạo ra không những phải
khai thác đƣợc lợi thế tự nhiên của khu vực (đất đai, khí hậu, thời tiết ) lợi
thế về mặt kinh tế (lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng hiện có )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
về mặt xã hội và môi trƣờng (tạo ra đƣợc sự liên kết trong nông thôn, xây

dựng nông thôn mới và cải tạo đƣợc môi sinh môi trƣờng )
+ Bền vững về thị trƣờng tiêu thụ: Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng đƣợc
thị hiếu tiêu dùng của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu về khối lƣợng, chất
lƣợng và giá cả có tính cạnh tranh cao. Có thị trƣờng tiêu thụ ổn định và tạo
khả năng mở rộng thị trƣờng mới.Thị trƣờng ở đây đƣợc hiểu là thị trƣờng
tiêu dùng sản phẩm cùng thị trƣờng nguyên liệu sản phẩm cho công nghiệp
chế biến.
+ Bền vững về môi trƣờng kinh tế - xã hội nông thôn: Sản xuất sản
phẩm hàng hoá (sản phẩm chuyên môn hoá) phải gắn với phát triển sản phẩm
đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và sử dụng lao động, tài nguyên
tại chỗ, phải là sản phẩm sạch đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm, không gây ô nhiễm môi trƣờng, phá hoại môi trƣờng, môi sinh.
+ Gắn đƣợc sản xuất, chế biến với môi sinh môi trƣờng nông thôn mới,
tạo điều kiện xây dựng một cơ cấu kinh tế mới phù hợp, bền vững: Gắn đƣợc
sản xuất với chế biến để vừa sử dụng đƣợc nguyên liệu tại chỗ, giảm đƣợc chi
phí vận chuyển, thu hút đƣợc lao động tại chỗ, tạo thêm đƣợc việc làm. Đa
dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng tiềm năng đa dạng của điều kiện tự nhiên,
đất đai và lao động của từng địa phƣơng, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo
điều kiện để sản phẩm hàng hoá phát triển thuận lợi, hiệu quả.
* Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một quá trình
từ một nền nông nghiệp truyền thống,phân tán, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp
kém lên một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại một nền kinh tế mở, hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới.
Ở một nền sản xuất nông nghiệp nhƣ nƣớc ta sản xuất hàng hoá phải đi
từng bƣớc vững chắc, không chủ quan nóng vội, duy ý chí nhƣng không thể
ngồi chờ, phải tạo ra thế và lực để phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11

Đi từng bƣớc vững chắc, trƣớc hết phải giải quyết tốt nhu cầu tiêu dùng
tại chỗ bằng cách đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Phát huy nội
lực của mình, bằng thâm canh tăng năng suất, bằng các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến tăng nhanh sản phẩm vừa đáp ứng tiêu dùng vừa có sản phẩm trao
đổi. Khi đã tạo đƣợc thế đứng vƣơn lên làm giàu, lựa chọn sản phẩm vừa có
nhu cầu trên thị trƣờng, vừa có lợi thế của địa phƣơng để sản xuất hàng hoá.
Khi đã có hàng hoá, có chỗ đứng của hàng hoá rồi mở rộng sản xuất, phát huy
cao lợi thế, từng bƣớc đi vào chuyên môn hoá, tranh thủ ngoại lực để phát
triển. Đó là bƣớc đi của một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững
Giai đoạn nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững. Đặc trƣng của nó là nền
nông nghiệp đƣợc thƣơng mại hóa và chuyên môn hóa cao, khối lƣợng hàng
hóa nhiều và chủng loại hàng hóa phong phú, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện
đại, cho phép hình thành và phát triển các vùng cây con chuyên môn hóa và
thâm canh với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối đa thế mạnh
sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa phƣơng; thị trƣờng đƣợc mở rộng
cả trong và ngoài nƣớc. Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tối đa
hóa lợi nhuận, sản phẩm trở thành hàng hóa đã đƣợc xác định từ trƣớc khi quá
trình sản xuất diễn ra. Do đó, sản xuất cái gì và sản phẩm nhƣ thế nào không
phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời sản xuất mà xuất phát từ nhu cầu ngƣời
mua, của thị trƣờng. Thời kỳ này đƣợc tự do thƣơng mại hóa nên con ngƣời
sản xuất tìm mọi cách đƣa tiến bộ khoa học - công nghệ vào công nghiệp hoá
và hiện đại hoá sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành
sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên
thị trƣờng.
Vai trò của Nhà nƣớc ở thời kỳ này chủ yếu là thiết lập hệ thống luật
pháp, chính sách về thị trƣờng, đào tạo cán bộ, cung cấp hàng hóa công cộng,
tổ chức hệ thống dự báo, thông tin cho các cơ sở sản xuất, tạo ra môi trƣờng
kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
* Chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi có lợi thế:
Xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là đa dạng về tự
nhiên và sinh học, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển, tăng
khối lƣợng nông lâm sản hàng hóa, điều quan trọng là phải lựa chọn và phân
bố chuyên môn hóa các giống cây, vật nuôi thích hợp cho từng vùng theo
hƣớng cây, con có lợi thế cạnh tranh.
- Cây, con đƣợc lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí
hậu và môi trƣờng, với khả năng canh tác của từng vùng, tiểu vùng, từng hộ
gia đình về khả năng đầu tƣ và trình độ sản xuất, phát huy khai thác nội lực,
tranh thủ ngoại lực.
- Cây con đƣợc lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung, quy mô
lớn để tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của thị trƣờng hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong vùng hoặc liên
vùng, trong huyện và liên huyện một cách ổn định.
- Cây con đƣợc lựa chọn trƣớc mắt lợi dụng những cơ sở hạ tầng sẵn có
nhƣ cơ sở chế biến, đƣờng giao thông, đƣờng điện để giảm chi phí sản xuất
và tiêu thụ nhƣng về lâu dài phải tiếp thu đƣợc kỹ thuật mới và cơ sở hạ tầng
mới, nguồn nhân lực mới để tăng đƣợc năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.
Quá trình hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững là quá
trình thực hiện mục đích tối đa hóa lợi nhuận và cũng là quá trình tái sản xuất
hàng hoá mở rộng, ổn định.
Hiện nay trên thế giới, tùy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi
nƣớc, mà nền nông nghiệp đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau; ở nƣớc
ta hiện nay về căn bản vẫn là một nƣớc nông nghiệp, hàng hóa nhỏ với một
trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa lạc hậu, chuyên môn hóa thấp, khối
lƣợng nông sản hàng hóa đƣợc sản xuất ra chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.
Do vậy, đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nƣớc ta trong thời


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
gian tới không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một thuộc tính bền
vững lâu dài của chính sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo hƣớng XHCN.
Đối với nông nghiệp ở nƣớc ta hiện nay, một số vùng, địa phƣơng, bên cạnh
sản xuất tự cung tự cấp cũng đã có một số sản phẩm trở thành hàng hóa với
những quy mô và trình độ phát triển khác nhau nhƣ chè, cà phê, cao su, trâu
bò, gà, lợn, nuôi trồng thủy sản Các chính sách của Nhà nƣớc cần có những
thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi vùng thì có
thể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa
Phát triển nông nghiệp hàng hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, nó tạo cơ sở cho các ngành trong nền
KTQD phát triển, làm tăng khả năng tích lũy và làm biến đổi sâu sắc trong
đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp
hàng hóa là yêu cầu bức thiết trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài đối với các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đạt trình độ
cao còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể xem xét các nhân tố chủ yếu sau:
* Thứ nhất: Nhân tố thị trường
Thị trƣờng có vai trò vừa là điều kiện, vừa là môi trƣờng của kinh tế
hàng hóa; nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối lƣợng nông sản hàng
hóa tiêu thụ trên thị trƣờng, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh
tế của cả ngƣời quản lý, nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng thông qua tín hiệu
giá cả thị trƣờng. Chính cái "phong vũ biểu" giá cả thị trƣờng sẽ cung cấp tín
hiệu, thông tin nhanh nhạy để điều tiết hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế
sao cho có lợi nhất. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trƣờng có tác dụng
định hƣớng cho ngƣời sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt
hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Thị
trƣờng ngày càng phát triển góp phần làm cho nông nghiệp hàng hóa cũng

ngày càng đa dạng, phong phú. Nó cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lƣợng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
chất lƣợng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hóa. Nhân tố thị trƣờng
ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đây đƣợc xem xét trên 2
góc độ: Thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra.
Thị trường đầu vào: Bao gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ
sản xuất, vốn trong đó đặc biệt là thị trƣờng đất và lao động. Cũng nhƣ các
hàng hoá khác, đất đai và lao động cũng trở thành hàng hoá.
- Trong nông nghiệp, đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
ra sản phẩm, nó vừa là tƣ liệu lao động, vừa là đối tƣợng lao động và là tƣ liệu
sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đƣợc; hiệu quả của sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai. Xác định rõ quyền sử dụng đất ổn
định lâu dài cho một cá nhân hoặc một nhóm và nhƣ vậy nó tạo ra các chủ thể
sản xuất thực sự làm chủ các tƣ liệu sản xuất, làm chủ trong sản xuất kinh
doanh, từ đó làm chủ đối với nông sản phẩm và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu
cầu thị trƣờng. Việc cho phép nông dân đƣợc quyền sử dụng đất sản xuất lâu
dài thì nguồn tài nguyên đất đai mới sử dụng có hiệu quả, đƣợc bảo vệ và phát
triển độ màu mỡ trong quá trình khai thác, phát huy hết khả năng kinh doanh
nông nghiệp của mình. Mặt khác, quá trình mua - bán, luân chuyển, chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến đất đai vận động theo hƣớng tập trung,
hình thành nên các trang trại, đồn điền, có quy mô sản xuất hàng hóa phù hợp,
đem lại lợi nhuận cao. Ngƣời nông dân làm chủ sử dụng đất là điểm khởi đầu
cho sự phát triển nông nghiệp hàng hóa.
- Cũng nhƣ đất đai, sức lao động là một trong hai yếu tố cơ bản cấu
thành quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp. Mở rộng thị trƣờng lao
động chính là môi trƣờng tạo nên sự chuyển dịch ngƣời lao động từ nơi thừa
đến nơi thiếu, từ việc làm không hiệu quả sang việc làm có hiệu quả hơn, tạo

điều kiện để phân bố sức lao động hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ của
ngƣời lao động trong nông nghiệp. Chính sự phân công lao động và chuyên
môn hóa lao động trong nông nghiệp là cơ sở và là điều kiện để hình thành và
phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
Mặt khác, thị trƣờng lao động có đƣợc phát triển hay không, nhanh hay
chậm phụ thuộc nhiều vào một mặt là trình độ dân trí, khả năng lao động, kỹ
năng nghề nghiệp, tính chất cần cù, thông minh Trên trực tế, trình độ của
ngƣời sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hàng hóa phải cao hơn ngƣời
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế tự nhiên, biểu hiện họ là những ngƣời
dám kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội. Họ dám bỏ sức lực và tiền
của vào sản xuất cái gì có khả năng nhất, có hiệu quả nhất. Để thực hiện điều
đó, đòi hỏi ngƣời sản xuất cần phải có những kiến thức cơ bản về khoa học -
công nghệ, về quản trị kinh doanh, biết tiếp cận và nghiên cứu thị trƣờng,
nhận biết nhu cầu của thị trƣờng, từ đó biết lựa chọn những cây, con nào đƣợc
ngƣời tiêu dùng đánh giá cao và có sức mua lớn.
Một mặt khác là sản xuất có đƣợc mở rộng hay không? có đƣợc chuyển
đổi từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá hay không? điều này lại phụ
thuộc vào thị trƣờng đầu vào, phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học
công nghệ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật,
trình độ sử dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Tiến bộ khoa học -
công nghệ trong nông nghiệp đƣợc biểu hiện những nội dung cơ bản sau:
- Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất.
- Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ
bảo quản, chế biến sản phẩm.
- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo đất, sử dụng nguồn nƣớc
phục vụ nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trƣờng.

- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng các phƣơng tiện hóa học nhƣ
phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thuốc kích thích tăng trƣởng, vật
liệu hóa học xây dựng
- Những tiến bộ liên quan đến ngƣời lao động nông nghiệp bao gồm:
Trình độ văn hóa, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình
độ tiếp cận thị trƣờng

×