Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.06 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------

VÕ THỊ DIỄM QUỲNH

ðÁNH GIÁ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ðẤT NƠNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HỐ TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành:

QUẢN LÝ ðẤT ðAI

Mã số:

60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ðỗ Nguyên Hải

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.


Tơi cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 09 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn

Võ Thị Diễm Quỳnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của thầy giáo
PGS.TS. ðỗ Nguyên Hải, của các thầy cô giáo trong Khoa Tài ngun và Mơi
trường, Viện đào tạo Sau ðại học – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phịng Nơng nghiệp & PTNT, Phịng Tài
ngun và Mơi trường, Phịng Thống kê huyện Hưng Ngun, Ủy ban nhân
dân các xã thuộc huyện Hưng Nguyên ñã ñộng viên, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Hà nội, ngày 09 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn

Võ Thị Diễm Quỳnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan…………………………………………………………………i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………...ii
Mục lục……………………………………………………………………...iii

Danh mục bảng…………………………………………………………….. vi
Danh mục biểu đồ và hình ảnh……………………………………………..vii
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………viii
1. ðẶT VẤN ðỀ ......................................................................................... 65
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài........................................................................ 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu................................................................................. 2
1.2.1 Mục ñích..................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu....................................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa khoa học của ñề tài.................................................................. 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 3
2.1 Một số vấn ñề liên quan ñến sử dụng ñất nơng nghiệp.......................... 3
2.1.1 ðất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nơng nghiệp............... 3
2.1.2 Sử dụng đất nơng nghiệp bền vững ............................................. 8
2.2 Sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên thế giới và
ở Việt Nam............................................................................................... 13
2.2.1 Bản chất của sản xuất hàng hóa ................................................ 13
2.2.2

Sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố.......... 15

2.2.3 Một số định hướng phát triển nền nơng nghiệp phát triển sản xuất
hàng hoá ở Việt nam............................................................................. 21
2.2.4 Thực trạng, thách thức và giải pháp phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hố ở Việt Nam ................................................................ 22
2.3 Tình hình phát triển nơng nghiệp và sản xuất hàng hố huyện Hưng
Nguyên..................................................................................................... 33

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ iii



3. ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, ................................................ 36
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 36
3.1 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 36
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 36
3.3.1 Phương pháp xác ñịnh ñiểm...................................................... 36
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ....................................... 36
3.3.3 Phương pháp minh họa bằng biểu ñồ, bản ñồ............................ 37
3.3.4 Phương pháp ñánh giá khả năng sử dụng ñất bền vững dựa trên
cơ sở định tính theo các tiêu chí............................................................ 37
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 38
4.1 ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Hưng Nguyên..........38
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên..................................................................... 38
4.1.2 Thực trạng ñiều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hưng Nguyên. 43
4.1.3 Hiện trạng sử dụng ñất .............................................................. 49
4.2 Kết quả ñiều tra đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo hướng
sản xuất hàng hoá ở huyện Hưng Nguyên ................................................ 53
4.2.1 Các loại hình sản xuất hàng hố đặc trưng của 3 tiểu vùng ....... 56
4.2.2 Tình hình phát triển trang trại và chăn nuôi............................... 58
4.2.3 Chăn nuôi gia súc, gia cầm ....................................................... 58
4.2.4 Trồng rừng, khai thác lâm sản................................................... 62
4.2.5 ðánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất...... 63
4.2.6 ðánh giá hiệu quả xã hội........................................................... 67
4.2.7

ðánh giá hiệu quả môi trường.................................................. 70

4.3 Tiêu thụ nông sản và dịch vụ sản xuất nông nghiệp ............................ 75
4.4 Tiềm năng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố trên địa
bàn huyện Hưng Ngun .......................................................................... 76

4.4.1 Những lợi thế cho mơ hình sản xuất hàng hố tập trung............... 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ iv


4.4.2 Những khó khăn, hạn chế và thách thức.................................... 77
4.5 ðịnh hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cho
huyện Hưng Nguyên ................................................................................ 79
4.5.1 Chiến lược phát triển dài hạn .................................................... 79
4.5.2 Chiến lược phát triển trung hạn................................................. 79
4.5.3 Chiến lược phát triển ngắn hạn ................................................. 79
4.6 ðề xuất sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ....... 80
4.7 Các giải pháp thực hiện cho xây dựng các ñề xuất............................. 81
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 83
5.1 Kết luận .............................................................................................. 83
5.2 Kiến nghị............................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….......85
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..87

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện giai ñoạn 1995 - 2009 ....... 44
Bảng 4.2: Một số loại hình sử dụng đất SXNN đặc trưng tại 3 tiểu vùng điều tra....55
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng , tỷ lệ sử dụng sản phẩm của một
số cây trồng chính......................................................................... 56
Bảng 4.4: Tổng số gia súc – gia cầm và sản lượng SP chăn nuôi năm 2009 . 60
Bảng 4.5: Diện tích ni trồng và khai thác thuỷ sản năm 2009 ................... 61
Bảng 4.6: Trồng, chăm sóc tu bổ rừng khai thác lâm sản năm 2009 ............. 62
Bảng 4.7: ðánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất ở các tiểu

vùng ñặc trưng của huyện Hưng Nguyên ...................................... 64
Bảng 4.8: ðánh giá hiệu quả kinh tế của LUT NTTS và chăn ni .............. 66
Bảng 4.9: Mức độ đầu tư phân bón của một số loại cây trồng trên ñịa bàn huyện . 71
Bảng 4.10: ðánh giá hiệu quả LUT có hiệu quả bền vững............................ 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ vi


DANH MỤC BIỂU ðỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu chuyển dịch kinh tế huyện giai ñoạn 2005 - 2009......... 44
Biểu ñồ 4.2: Cơ cấu sử dụng ñất năm 2009 .................................................. 50
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu đất nơng nghiệp năm 2009 ........................................... 52
Hình 4.1: Cánh đồng lúa ở Thị trấn Hưng Ngun ....................................... 57
Hình 4.2: Mơ hình chăn ni vịt ở Hưng Tân, Hưng Nguyên....................... 59

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

CN

Công nghiệp

CPSX


Chi phí sản xuất

CVð

Cây vụ đơng

CVð

Cây vụ đơng

CLð

Cơng lao động

CNH-HðH

Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố

ðBSH

ðồng bằng sơng Hồng

HTX

Hợp tác xã

HQðV

Hiệu quả đồng vốn


NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

NTTS

Ni trồng thủy sản

LUT

Loại hình sử dụng đất

LUS

Hệ thống sử dụng đất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới.

Tr.ñ

Triệu ñồng

UBND


Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn, ao, chuồng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ viii


1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
ðất ñai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt khơng thể thay thế ñược của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan
trọng hàng đầu của mơi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và quốc phịng. Chính vì vậy,
việc sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí, hiệu quả đất đai càng có
ý nghĩa trong hồn cảnh nước ta là một nước đất chật, người đơng, q trình
đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ; đất nơng nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị
giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy việc phát huy và mở rộng
những loại hình sử dụng ñất theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mang lại hiệu
quả kinh tế cao vừa bền vững là vấn ñề cấp thiết cho nền sản xuất nông
nghiệp hiện nay.
Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng nằm phía Nam thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 15.917,08 ha. Với lợi thế về điều kiện đất
đai, Hưng Ngun có nhiều tiềm năng để phát triển một nền nơng nghiệp ña

dạng, là một trong những huyện của tỉnh Nghệ An có sản lượng lương thực
khá lớn, là vùng có truyền thống chăn nuôi gia súc, gia cầm... Tuy nhiên, hiệu
quả sản xuất trên địa bàn huyện cịn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng
của vùng do chưa có sự chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hố vì
thế sản xuất nơng nghiệp chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội của huyện. Xuất phát từ lý do đó, nhằm phát triển các loại hình sử dụng
đất có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển
nơng nghiệp và góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Hưng
Nguyên, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ðánh giá các loại hình sử dụng
đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hưng
Ngun, tỉnh Nghệ An”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 1


1.2 Mục đích, u cầu
1.2.1 Mục đích
- ðánh giá các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp nhằm xác định lựa
chọn những loại hình sử dụng đất có khả năng sản xuất hàng hóa có hiệu quả
trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- ðịnh hướng và ñề xuất những giải pháp phát triển các loại hình có
triển vọng theo hướng sản xuất hàng hóa cho sản xuất nơng nghiệp trong
vùng nghiên cứu.
1.2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu ñầy ñủ các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các loại
hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp của vùng để xác định các loại hình sản
xuất hàng hố.
- Xác định chiến lược phát triển nơng nghiệp và các ñịnh hướng thị
trường sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu.
- ðề xuất các giải pháp cho sản xuất hàng hố nơng nghiệp của vùng
nghiên cứu.

- Phương pháp vận dụng trong đánh giá hiệu quả mang tính khoa học
và có tính thực tiễn.
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Góp phần bổ sung lý luận về sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng
hàng hố một cách có hiệu quả và bền vững để phục vụ cho cơng tác đánh
giá, quy hoạch và quản lý đất đai.
- ðóng góp định hướng xác định các loại hình và mơ hình sản xuất
nơng nghiệp hàng hố có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số vấn ñề liên quan ñến sử dụng ñất nông nghiệp
2.1.1 ðất nơng nghiệp và tình hình sử dụng đất nơng nghiệp
2.1.1.1 Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới.
Trên thế giới sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng bền vững rất ñược chú
trọng từ những năm trước ñây và ngày càng chú trọng và phát triển. Nó chiếm vị
trí quan trọng trong q trình sản xuất và đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp.
Cơng tác nghiên cứu về đánh giá ñất ñai ñã ñược thực hiện từ khá lâu.
Hiện nay những kết quả và những thành tựu về ñánh giá ñất ñã ñược cộng
ñồng thế giới tổng kết và khái qt chung trong khn khổ hoạt động của các
tổ chức liên hiệp quốc như FAO, UNESCO... Coi đó như tài sản tri thức
chung của nhân loại.
Tổ chức FAO ñã ñưa ra quan ñiểm sử dụng ñất nông nghiệp nhằm sử
dụng đất một cách có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của
hiện tại và ñảm bảo an tồn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã
hội và môi trường gắn liền với khả năng bền vững. Phương pháp sử dụng ñất
này ñược áp dụng ở ba mức là cấp quốc gia, cấp huyện và cấp xã. Những mức

này không nhất thiết phải kế tiếp nhau, nhưng sự tương tác giữa ba cấp sử
dụng ngày càng lớn thì càng tốt.
2.1.1.2 Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, khái niệm và ñánh giá ñất, phân
hạng đất đã có từ lâu đời ở nước ta nhằm phục vụ cho việc quản lý ñất ñai và
sản xuất. Trong thời kỳ phong kiến ñã tiến hành phân hạng ruộng đất nhằm
phục vụ chính sách quản điền và tơ thuế. Thời kỳ phong kiến, thực dân, để
tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự phân chia ruộng ñất thành “tứ hạng ñiền,
lục hạng thổ”.
Sau tháng 7/1954 ñất nước bị chia cắt, do vậy cơng trình nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 3


nói chung được thực hiện riêng lẻ trên từng miền.
2.1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu ở miền Bắc.
- Năm 1963 “Các quá trình thổ nhưỡng ở miền Bắc Việt Nam” ñã
ñược V.M.Fridland, Lê Duy Thước thực hiện và công bố tại Maxcơva.
- Năm 1972 – 1974 Vũ Cao Thái, Bùi Quang Tồn đã tiến hành phân
hạng đất cấp huyện và cấp xã tại huyện ðơng Hưng tỉnh Thái Bình.
- Năm 1975 V.M.Fridland cùng với các nhà khoa học Việt Nam: Vũ
Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, ðỗ ánh, Trần Vân Nam, Nguyễn Văn Dũng ñã
tiến hành khảo sát và xây dựng sơ ñồ thổ những miền Bắc Viêt Nam (tỷ lệ
1:1000.000) xây dựng sơ ñồ thổ những miền Bắc Việt Nam.
- Ban biên tập bản ñồ ñất Việt ñã biên soạn ñược bản ñồ miền Bắc
Việt Nam (tỷ lệ: 1:500.000) tổng kết q trình điều tra từ cấp tỉnh, huyện và
các nơng trường và trạm trại (Cao Liêm, ðỗ ðình Thuận, Nguyễn Bá Nhuận).
- V.M.Fridland tập hợp các kết quả nghiên cứu đất Việt Nam trong
cuốn “ðất và vỏ phong hố nhiệt ñới Việt Nam” ñược dịch ra tiếng việt năm
1973, ñây ñược xem là tài liệu mô tả ñầy ñủ nhất về đặc điểm và qui mơ của
tài ngun đất vùng đồng bằng sơng Hồng.

Vụ quản lý ruộng đất và Viện Thổ nhưỡng Nơng hố rồi sau đó là
Viện Quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp đã có những cơng tình nghiên cứu và
quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nơng nghiệp nhằm tăng cường cơng tác
quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nơng nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu chính
về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sinh thái nơng nghiệp.
ðất đã ñược phân hạng thành 5-7 hạng theo phương pháp xếp ñiểm.
2.1.1.4 Công tác nghiên cứu ở miền Nam.
- Bản ñồ ñất tổng quát miền Nam Việt Nam (tỷ lệ 1:1000.000) do
F.R.Moorman thực hiện (1961) là tài liệu đầu tiên có tính tổng qt về nghiên
cứu đặc điểm thổ nhưỡng ở phía Nam.
- Năm 1972 những bản đồ ở qui mơ tỉnh (tỷ lệ 1:1000.000 và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 4


1:200.000) do sở địa học Sài Gịn ấn hành. ðồng thời những thuyết minh kèm
theo trên từng vùng ñất như “ðất đai miền châu thổ sơng Cửu Long”, “ðất
đai miền ñông Nam bộ”... ñây ñược xem là tài liệu cơ bản ñầu tiên cho ñất ở
miền Nam dùng cho việc quy hoạch sử dụng đất đai.
- Năm 1974, đồn chun gia Hà Lan ñã xây dựng “bản ñồ tài nguyên
ñất ñai” ở vùng ñồng bằng sông Cửu Long. ðây là tài liệu ñầu tiên ở Việt
Nam nghiên cứu tài nguyên ñất trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố tự
nhiên khác (khí hậu, thuỷ văn...)
Những năm 1980 trở lại ñây, các nghiên cứu về ñánh giá khả năng sử
dụng ñất ñai bắt ñầu ñược tiến hành ở Việt Nam. Một số cơng trình sau đây đã
đặt nền tảng cho cơng việc nghiên cứu đánh giá đất đai:
- ðánh giá phân hạng đất khái qt tồn quốc (Tơn Thất Chiểu và nhóm
nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản ñồ 1:500.000 trên cơ sở dựa vào
nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử
dụng là ñặc ñiểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân cơng nhằm mục đích sử
dụng ñất ñai tổng hợp, bao gồm 7 nhóm ñất ñai ñược phân lớp cho sản xuất nông

nghiệp và các mục ñích sử dụng khác.
- Trong nghiên cứu ñánh giá và qui hoạch sử dụng ñất khai hoang ở Việt
Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu, 1995) đã áp dụng và phân loại khả
năng của FAO. Tuy nhiên, chỉ ñánh giá các ñiều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ
văn, tưới tiêu, khí hậu nơng nghiệp). Trong nghiên cứu này, hệ thống phân vị chỉ
dừng lại ở lớp (class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất.
Các nhà khoa học ñất với các nhà qui hoạch sử dụng ñất, quản lý đất
đai ở nước ta đã tiếp thu nhanh chóng tài liệu ñánh giá ñất ñai của FAO,
những kinh nghiệp của các chuyên gia ñánh giá ñất quốc tế ñể ứng dụng từng
bước cho cơng tác đánh giá đất ở Việt Nam.
Ở đồng bằng sơng Cửu Long một số nghiên cứu chuyên ñề ở khu vực
nhỏ ñã bước ñầu ứng dụng phương pháp ñánh giá ñất ñai ñịnh lượng của FAO
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 5


(Lê Quang Trí, 1989, Trần Kim Tính, 1986).
Trong khn khổ “Chương trình qui hoạch tổng thể ðồng bằng sơng
Cửu Long (Dự án VIE 87/031), một nghiên cứu nhằm khái quát hố khả năng
sử dụng đất tồn vùng đồng bằng đã ñược thực hiện (M.E.F Van Mensvoost
Nguyễn Văn Nhân 1983) làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng
đất tồn vùng. Tuy nhiên kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở việc xem xét các
ñiều kiện tự nhiên liên quan ñến mục tiêu sử dụng ñất. Bên cạnh ñó, một
nghiên cứu về chuyên ñề sử dụng ñất phèn và mặn ở ðồng Bằng Sông Cửu
long trong khuôn khổ dự án nói trên (VIE 87/031) đã ứng dụng phương pháp
ñánh giá ñất ñai ñịnh lượng của FAO (1983), nhằm chỉ ra khả năng thích hợp
về sử dụng đất của các loại đất có vấn đề ở ðồng Bằng sơng Cửu Long. ðây
là những thử nghiệp ñầu tiên ở Việt Nam, bước ñầu ứng dụng các phương
pháp ñánh giá ñất ñai ñịnh lượng gắn với yếu tố kinh tế sử dụng đất, qua đó
đánh giá đất đai khơng những ở phạm trù tự nhiên mà cịn xem xét đất đai ở
khía cạnh kinh tế – xã hội.

Từ năm 1990 viện qui hoạch và thiết kế nơng nghiệp đã thực hiện
nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng
sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án ñầu tư. Nguyễn Khang,
Phạm Dưng Ưng (1994) với “Kết quả bước ñầu ñánh giá tài ngun đất Việt
Nam”. Nguyễn Cơng Pho (1995) với “ðánh giá ñất vùng ðồng bằng Sông
Hồng”, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân “ðánh giá ñất vùng dự án ña mục
tiêu E.A.Soup”, Nguyễn Chiến Thắng, Cẩn Tiển (1997) “ðánh giá đất tỉnh
Bình ðịnh”, Nguyễn Văn Nhân (1995) “ðánh giá khả năng và sử dụng đất
vùng ðồng bằng Sơng Cửu Long”.
Hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm ứng
dụng qui trình đánh giá đất đai theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh
thái ñến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia ñã ñược triển khai từ Bắc
tới Nam và ñã thu ñược kết quả khả quan, các nhà khoa học đất trên tồn quốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 6


ñã hoàn thành các nghiên cứ ñánh giá ñất phục vụ cho quy hoạch tổng thể và
quy hoạch sử dụng ñất ở các vùng sinh thái lớn.
- Vùng ñồng bằng sơng Hồng với những cơng trình nghiên cứu có kết
quả ñã công bố của tác giả: Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995, Cao Liêm,
Vũ Thị Bình, Quyền ðinh Hà (1992 – 1993), Phạm Văn Lang (1992). Trong
chương trình nghiên cứu vận dụng phương pháp ñánh giá ñất của FAO, các tác
giả đã kết luận: Vùng đồng bằng sơng Hồng có 33 đơn vị đất đai, trong đó có 22
đơn vị ñất ñai thuộc ñồng bằng và 11 ñơn vị ñất ñai thuộc ñồi núi.
Tổ chuyên gia thuộc Văn phòng dự án VIE/39/034 (1993) nghiên cứu
ñánh giá ñất vùng ñồng bằng sơng Hồng gồm có 7 nhóm chính.
Nguyễn Khang (1993) khi nghiên cứu vận dụng ñánh giá ñất theo FAO
thực hiện trên bản ñồ tỷ lệ: 1:250.000 cho phép ñánh giá mức ñộ tổng hợp phục
vụ cho quy hoạch tổng thể đồng bằng sơng Hồng, đã kết luận phân cấp chỉ tiêu
xây dựng bản ñồ ñơn vị ñất ñai gồm 4 yếu tố đó là nhóm đất (10 chỉ tiêu), ñộ dốc

(3 chỉ tiêu), ñộ dầy tầng ñất (3 chỉ tiêu), nước mặt (4 chỉ tiêu).
Các kết quả ñánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT ở các cấp
từ tồn quốc đến bền vững, tỉnh, huyện đều cho thấy có sự nhất quán tuân
theo phương pháp của FAO làm cơ sở cho phân hạng thích hợp đất ñai. ðây
chính là bước lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng thích hợp đất đai.
Trong điều kiện của Việt Nam, phần lớn các tác giả của chương trình đánh giá
đất đều lấy yếu tố đơn vị đất ñai hoặc tính chất ñất làm cơ sở của xếp hạng và
phân cấp chỉ tiêu cho ñánh giá mức ñộ thích hợp của các LUT.
Tháng 01/1995, hội thảo quốc gia về ñánh giá ñất và qui hoạch sử
dụng ñất trên quan ñiểm sinh thái và phát triển lâu bền do Viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia và đóng góp của nhiều nhà
khoa học. Hội nghị ñã tổng kết và khẳng ñịnh phương pháp ñánh giá ñất do
FAO ñề xuất, phù hợp với Việt Nam và kiến nghị Nhà nước cho triển khai
ứng dụng. Kết quả là ñã xây dựng tài liệu “ðánh giá ñất và ñề xuất sử dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 7


tài ngun đất phát triển nơng nghiệp bền vững” (thời kỳ 1996-2000 và
2010). Từ những năm 1996 ñến nay các chương trình đánh giá đất cho các
vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh ñến các huyện trọng ñiểm ñã ñược thực
hiện và những tư liệu, thơng tin có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng
ñất và chuyển ñổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở, xuất phát từ những nhu cầu sử
dụng và quản lý tài nguyên ñất, vấn ñề nghiên cứu ñất trên cơ sở ñánh giá khả
năng sử dụng thích hợp ñất ñai ở Việt Nam hiện nay là cần thiết nhằm ñiều tra
phân hạng và ñịnh hướng sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên ñất một cách
hữu hiệu gắn với quan ñiểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. Các kết
quả bước ñầu của các hoạt ñộng ñánh giá ñất ñai trong thời gian qua với sự hỗ
trợ và giúp ñỡ tích cực của các cơ quan nhà nước và quốc tế đã và đang góp
phần hồn thiện quy trình ñánh giá ñất của Việt Nam.
Sử dụng ñất nông nghiệp ñược ñặt ra và xúc tiến năm 1962 do ngành

nông nghiệp chủ trì và được lồng vào các cơng tác phân vùng sử dụng đất
nơng, lâm nghiệp nhưng lại thiếu sự phối hợp của các ngành có liên quan. Kết
quả là xác định phương pháp phát triển nơng lâm nghiệp cho vùng lãnh thổ
thường chỉ đạo ngành chủ quản thơng qua.
Vấn đề sử dụng đất nơng nghiệp ngày càng được Nhà nước quan tâm
và chỉ ñạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và coi như là một luận
chứng cho sự phát triển của nền kinh tế ñất nước.
2.1.2 Sử dụng ñất nông nghiệp bền vững
2.1.2.1 Sự cần thiết phải sử dụng đất nơng nghiệp theo quan ñiểm phát triển
bền vững
ðất ñai là tài nguyên vô cùng q báu bởi chúng đóng vai trị quan trọng
khơng chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất cịn ít thì diện
tích đất ln đáp ứng một cách dễ dàng ñối với nhu cầu của con người và hoạt
ñộng sử dụng ñất của con người cũng ít tác động lớn đến nguồn tài ngun q
báu này.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 8


ðất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và cuộc
sống của con người nói riêng. Theo E. R De Kimpe và B. F Warkentin (1998)
thì đất có 5 chức năng chính:
- Duy trì vịng tuần hồn sinh hố và địa hố học.
- Phân phối nước.
- Dự trữ và phân phối vật chất.
- Tính ñệm.
- Phân phối năng lượng.
Những chức năng trên ñảm bảo cho khả năng ñiều chỉnh sự cân bằng
của hệ sinh thái tự nhiên trước những thay đổi trong q trình sử dụng đất đai
con người đã khơng chỉ tác động vào đất đai mà cịn tác động vào sự thay ñổi
về yếu tố khí quyển. ðể tạo ra ngày một nhiều hơn sản phẩm lương thực, thực

phẩm và hậu quả là ñất ñai và các nhân tố tự nhiên khác bị suy thối ngày một
theo chiều hướng xấu đi. Vì vậy cần phải có những chiến lược về sử dụng đất
để duy trì khả năng hiện có của đất và nâng cao hiệu quả sử dụng ñất ở hiện
tại và tương lai.
Theo tài liệu của FAO [17] trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện
tích đất bị suy thối vì lý do tác động con người, trong đó suy thối vì xói
mịn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất
dinh dưỡng do rửa trơi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy
thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị
xói mịn nặng; 6,67 triệu ha ñất bị chua mặn; 4 triệu ha ñất bị úng, lầy. Tại
khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc hố
làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả ñiều tra của
FAO, 1992 [18], do chế độ canh tác khơng tốt đã gây xói mịn ñất nghiêm
trọng dẫn ñến suy thoái ñất, ñặc biệt ở vùng nhiệt ñới và vùng ñất dốc. Mỗi
năm lượng ñất bị xói mịn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi: 5
-10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 9


Những vấn đề mơi trường đã trở nên mang tính tồn cầu và được phân
thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi cơng nghiệp hố và các kỹ thuật hiện
ñại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt ñới vốn cân
bằng một cách mỏng manh rất dễ bị ñảo lộn bởi các phương thức canh tác
phản tự nhiên, buộc con người phải sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại
nhưng khơng làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục
tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó cũng là
hướng đi trong tương lai [16].
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đơng, bình

qn đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế
giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 ðông Nam Á. Mặt khác, dân số
lại tăng nhanh làm cho bình qn diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm.
Trong khi đó diện tích đất nơng nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do
chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng ñất nông nghiệp
là yêu cầu cần thiết ñối với Việt Nam trong những năm tới.
Sử dụng ñất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hồ mối quan hệ
giữa người và ñất ñai. Mục tiêu của con người là sử dụng ñất khoa học và hợp lý
[17]. Mục tiêu ñặt ra là sử dụng tối ña và có hiệu quả tồn bộ quỹ đất của quốc
gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Việc sử
dụng ñất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất nơng nghiệp.
2.1.2.2 Quan ñiểm sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững ln là mong muốn cho
sự tồn tại và tương lai phát triển của lồi người. Chính vì vậy việc nghiên cứu
và ñưa ra các giải pháp sử dụng ñất thích hợp, bền vững ñã ñược nhiều nhà
khoa học ñất và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng ñất bền
vững” (Sustainable Land Use) ñã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 10


Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế ñể tạo môi trường bền
vững cho cuộc sống của con người. Mục đích của nơng nghiệp bền vững là
xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả
năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà khơng bóc lột đất đai, không
làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững phải coi thiên nhiên là mơi
trường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên nhiên.
Hệ thống canh tác lấy năng lượng, nguyên liệu từ môi trường, nếu khai
thác cạn kiệt nguồn tài ngun khơng tái tạo được, hoặc khai thác quá khả
năng phục hồi của nguồn tài nguyên này sẽ dẫn đến khơng cịn ngun liệu,
năng lượng. Phải loại bỏ khả năng sản xuất hoặc triệt tiêu hệ thống canh tác.

Do vậy khi bố trí các hệ thống canh tác các nhà khoa học bao giờ cũng phải
cân nhắc đến hiệu quả kinh tế và mơi trường.
Khơng có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính
những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nơng nghiệp bền vững
cần thiết phải có sự tham gia của người nơng dân trong vùng nghiên cứu. Phát
triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, ñịnh
hướng những thay đổi cơng nghệ và thể chế theo một phương thức hợp lý ñể
ñạt ñến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của
những thế hệ hơm nay và mai sau [18].
FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, ñủ thu nhập và các ñiều kiện sống, làm
việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nơng nghiệp.
- Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên
thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài ngun tái tạo được mà
khơng phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên,
khơng phá vỡ bản sắc văn hố - xã hội của các cộng đồng sống ở nơng thơn,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............ 11



×