Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM MÔN TOÁN 4 BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.04 KB, 12 trang )

Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
Khoa Tiểu học – Mầm non

GIÁO ÁN DỰ THI NGHIỆP
VỤ SƯ PHẠM
MÔN TOÁN 4
BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
Sinh viên: Nguyễn Thị Hà
Lớp : Tiểu học K34B
G/v hướng dẫn: cô Hoàng Thị Hòa
Nam Định, tháng 11 năm 2014
I. Mục tiêu
- Kiến thức : Giúp hs hình thành công thức tính
diện tích hình bình hành.
- Kĩ năng : Bước đầu biết vận dụng công thức
tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập
có lien quan.
- Thái độ :
+ Hình thành cho HS tính cẩn thận , chính xác
khi làm bài tập.
+ Tạo cho HS hứng thú ,say mê khi học Toán.

II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: chuẩn bị hình bình hành bằng giấy
bìa.
- Học sinh: mỗi tổ chuẩn bị một hình bình hành
bằng giấy bìa.
III. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp.
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp thảo luận nhóm.


- Phương pháp thực hành, luyện tập.
- Phương pháp tổ chức trò chơi.
2
IV. Các hoạt động dạy- học.
Nội dung(tgian) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ
chức lớp.
- GV giới thiệu đại biểu.
- Cho lớp khởi động.
- HS lắng nghe và
vỗ tay.
- Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài
cũ.
- GV: Cô thấy lớp chúng mình
hát rất hay rồi đấy, vậy để xem
về nhà các em có học bài
chăm chỉ hay không , cô sẽ
kiểm tra bài cũ.
- GV đưa ra 5 hình và hỏi:
Trong các hình trên, hình nào
là hình bình hành ?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đưa ra đáp án và hỏi tiếp:
Các em hãy nêu lại đặc điểm
của hình bình hành ?
- Yêu cầu HS nhận xét ,sau đó
GV nhận xét và khen hai bạn
về nhà đã có ý thức học bài.
- HS lắng nghe.

- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
3
3. Dạy học bài
mới.
3.1> Giới thiệu
bài.
3.2> Giới thiệu
chiều cao, cạnh
đáy tương ứng
của hình bình
hành.

- GV : Ở tiết trước , các em đã
biết được đặc điểm của hình
bình hành. Trong giờ học hôm
nay, cô trò mình sẽ cùng nhau
hình thành công thức tính diện
tích của hình bình hành và áp
dụng công thức này để giải các
bài toán có lien quan đến diện
tích hình bình hành.
- GV giới thiệu HBH, yêu cầu
HS nêu tên HBH.
- Trong hbh ABCD , kẻ AH
vuông góc với DC, khi đó:
+ Độ dài DC được gọi là độ
dài đáy của hbh.

+ AH được gọi là chiều cao
của hbh.
- Yêu cầu dãy bàn nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- Hình bình hành
ABCD.
- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.
4
3.3> Hình thành
công thức tính
diện tích hình
bình hành.
- Gv: Vừa rồi cô đã giới thiệu
với các em chiều cao và cạnh
đáy tương ứng của hbh. Cô có
2 hbh sau, nhận xét 2 hbh này?
- Gv nhận xét.
-GV nêu vấn đề : Làm thế nào
để tính được diện tích của
hbh,chúng ta mới chỉ học cách
tính diện tích của hcn.
- Gv nhận xét.
- Gv tổ chức cho Hs thảo luận
theo nhóm : 2 bàn là một
nhóm, thảo luận với nhau để
tìm cách cắt , ghép một hình
bình hành thành một hình chữ
nhật.

- Yêu cầu đại diện của 1 nhóm
lên trình bày cách cắt , ghép
của nhóm mình.
- Yêu cầu nhóm khác nhận
xét.
- Gv nhận xét và khen Hs đã
tìm ra cách cắt, ghép đúng.
- Sau đó, trình chiếu lại cách
cắt, ghép cho cả lớp quan sát.
- HS nhận xét : 2hbh
này bằng nhau.
- Hs trả lời : có thể
tính diện tích hbh
thong qua diện tích
hcn.
- Hs lắng nghe.
- Hs thảo luận theo
nhóm.
- Hs trình bày cách
cắt, ghép.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát.
5
- Yêu cầu Hs quan sát 2 hình
trên bảng và nhận xét về diện
tích của hai hình này.
- Gv hỏi: Vì sao diện tích của
hai hình này lại bằng nhau ?
- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ

và hỏi:
+ Chiều dài của hcn bằng
cạnh nào của hbh ?
+ Chiều rộng của hcn bằng
cạnh nào của hbh ?
- Yêu cầu Hs nhận xét.
- Gv nhận xét.
-Gv : Trong hcn ABIH ta có
chiều dài của hcn bằng độ dài
đáy của hbh, chiều rộng của
hcn bằng chiều cao của
hbh.Hãy tính diện tích của hcn
ABIH ?
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu Hs từ đây suy ra
diện tích của hbh ABCD là
bao nhiêu ?
- Hs trả lời : diện
tích của hai hình này
là bằng nhau.
- Hs trả lời : vì HCN
được cắt, ghép từ
hbh.
- Hs trả lời.
- Hs nhận xét.
- Hs quan sát và trả
lời.
- Hs trả lời.
6
- Gv nhận xét.

- Gv chỉ vào hbh và nói: Nhìn
vào hbh, ta thấy a chính là độ
dài đáy , h là chiều cao của
hbh.Hãy phát biểu quy tắc tính
diện tích của hbh bằng lời.
- Gv nhận xét và yêu cầu 1 Hs
lên bảng viết công thức tính
diện tích hbh.
-Gv nhận xét và đưa ra công
thức tính diện tích hbh.
- Yêu cầu 2- 3 Hs nhắc lại
phần kết luận.
- Gv cho thời gian phút để Hs
học thuộc quy tắc và công
thức tính diện tích hbh.
- Yêu cầu 3Hs đọc thuộc quy
tắc và công thức tính diện tích
hbh.Hs dưới lớp chú ý lắng
nghe và nhận xét.
- Gv : Cô thấy lớp mình học
bài rất nhanh, rất giỏi rồi
đấy.Vậy để xem khi làm bài,
các em có giỏi như thế không,
cô trò mình cùng chuyển sang
phần luyện tập.
- Hs phát biểu quy
tắc tính diện tích
hbh.
- Hs lên bảng.
- Hs quan sát.

- HS nhắc lại.
- Hs học thuộc bài.
- 3 Hs đọc thuộc
lòng.
- Hs lắng nghe.
7
3.4> Luyện tập-
thực hành.
- Yêu cầu Hs đọc đề bài BT1.
- Mời 1 Hs lên bảng làm phần
(a) của BT1, dưới lớp quan sát
bạn làm bài.
- Yêu cầu Hs trình bày cách
mà mình đã làm.
- Yêu cầu Hs quan sát lời giải
trên màn hình.
- Gv chốt : Như vậy bạn đã
làm bài rất đúng rồi
đấy.Chúng ta sẽ áp dụng công
thức S = a x h để tính diện
tích của hbh . Trong H1 độ dài
đáy (a) bằng 9cm, chiều cao
(h) bằng 5cm. Như vậy diện
tích của hbh là : 9 x 5 = 45cm²
- Yêu cầu 2 hs lên bảng làm
phần (b) và (c). Hs dưới lớp
làm bài vào vở.
- Yêu cầu Hs nhận xét bài 2
bạn làm trên bảng.
- Gv đưa ra lời giải, sau đó

nhận xét bài làm của Hs.
- Gv: Cô thấy lớp mình làm
bài rất tốt rồi đấy. Để nắm
chắc công thức tính diện tích
- Hs đọc đề bài.
- Hs lên bảng làm
bài.
- Hs trả lời : áp dụng
CT tính diện tích
hbh.
- Hs quan sát.
- Hs lắng nghe.
- Hs làm bài.
- Hs nhận xét.
8
của hbh hơn, chúng ta cùng
chuyển sang bài tập 2. Đọc
yêu cầu của bài 2.
- Mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Yêu cầu Hs nhận xét.
- Gv đưa ra kết quả sau đó
nhận xét.
- Gv : Nhìn vào kết quả của
hai phần (a) và (b), các em có
nhận xét gì ?
- Vì sao diện tích của hai hình
này lại bằng nhau ?
- Gv nhận xét và chốt :
Trong hai hình hcn và hbh mà
có chiều dài của hcn bằng độ

dài đáy của hbh, chiều rộng
của hcn bằng chiều cao của
hbh thì diện tích của hai hình
này là bằng nhau.
- Yêu cầu Hs đọc bài tập 3.
- Mời 2 Hs lên bảng làm bài,
dưới lớp làm bài vào vở.
- Gv bao quát lớp.
- Yêu cầu Hs nhận xét bài làm
- Hs đọc bài.
- 2 Hs lên bảng làm
bài.
- Hs nhận xét.
- Hs trả lời : Diện
tích của hai hình này
bằng nhau.
- Vì: chiều rộng của
hcn bằng chiều cao
của hbh, chiều dài
hcn bằng độ dài đáy
của hbh.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài.
- Hs nhận xét.
9
của bạn.
- Gv đưa ra lời giải, sau đó
nhận xét.
- Yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh

nhau đổi chéo vở cho nhau để
kiểm tra.
- Yêu cầu Hs nhận xét bài bạn.
- Hs đổi chéo vở
kiểm tra.
- Hs nhận xét.
4> Trò chơi học
tập.

- Gv: Cô thấy lớp mình học
bài rất tích cực rồi đấy. Vậy
khi chơi các em có tích cực
như vậy không. Cô có một trò
chơi, các em có muốn chơi
không nào ?
- Cô có một trò chơi, trò chơi
mang tên là “ Chọn quả ’’.
- Trò chơi bao gồm hai đội,
mỗi đội gồm 3 em.
- Luật chơi : Cô có 3 quả, mỗi
đội được quyền chọn một quả
mà mình yêu thích. Mỗi quả sẽ
ứng với một câu hỏi.Đội chọn
quả nếu trả lời đúng sẽ giành
- Có ạ !
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
10
được quả đó, còn nếu trả lời
sai thì quyền trả lời sẽ thuộc

về đội bạn. Quả cuối cùng ,
đại diện của hai đội sẽ oẳn tù tì
để giành được quyền trả lời.
Kết thúc trò chơi, đội nào
giành được nhiều quả hơn sẽ
là đội giành chiến thắng. Đội
thua sẽ chịu một hình phạt, đó
là múa phụ họa một bài hát do
lớp mình hát và yêu cầu.
- Gv tổ chức cho Hs chơi trò
chơi.
- Tổng kết và đưa ra đội thắng,
thua.
- Hs chơi trò chơi.
5> Củng cố- dặn
dò. - Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà học thuộc
quy tắc và công thức tính diện
tích hbh và chuẩn bị cho bài
cho bài học hôm sau.
- Hs lắng nghe.
Nam Định, tháng 11 năm 2014.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà.
11
12

×