Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề & đáp án HSG Sinh học 9 TP Cao Lãnh(2010-2011).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 7 trang )

UBND THÀNH PHỐ CAO LÃNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Năm học 2010 – 2011
Câu 1. ( 2,0 điểm)
Trình bày sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Câu 2. ( 3.5điểm)
Chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ được vận chuyển về tim theo những con
đường nào? Vì sao sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu xảy ra ở ruột non?
Câu 3. ( 2,5 điểm)
Trong thực nghiệm có thể dùng phương pháp nào để xác định tính trạng trội
thuần chủng hây không thuần chủng? Cho ví dụ để minh họa và chứng minh phương
pháp trên.
Câu 4. (3,0 điểm)
Thế nào là công nghệ tế bào? Trình bày ứng dụng của công nghệ tế bào trong
nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
Câu 5. ( 2,5 điểm)
Trình bày những đặc điểm của thường biến. Thường biến có ý nghĩa gì trong
tiến hóa, chọn giống và đối với sinh vật?
Câu 6. ( 3,0 điểm)
Khi phân tích hai gen A và B người ta nhận thấy:
-Tổng số Nuclêotit của gen A ít hơn tổng số Nuclêotit của gen B 600 Nuclêotit.
Tỉ lệ số lượng Nuclêotit loại A của gen A với số Nuclêotit không bổ sung với nó là
3
2
.
-Gen B có chiều dài là 5100 A
0
. Số Nuclêotit loại T nhiều hơn số Nuclêotit loại
X là 300 Nu.
a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit trong gen A và B.
b/.Tính số lượng liên kết hiđrô của hai gen.
Câu 7. (3,5 điểm)


Ở giống Táo người ta thấy có 3 loại màu quả: Quả đỏ, quả hồng, quả xanh. Biết
tính trạng màu quả do một cặp gen qui định.
a/.Khi lai táo quả màu hồng với nhau người ta thấy ở đời con xuất hiện cả 3
màu quả với số lượng như sau: 96 quả đỏ: 183 quả hồng: 95 quả xanh. Hãy giải thích
hiện tượng xảy ra và viết sơ đồ lai minh họa
Đề chính thức Môn: Sinh học
Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 16/11/2011
Đề thi gồm có 01 (một trang)
b/.Chọn cây bố mẹ đem lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F
1
thu được
100% táo quả hồng.
Hết.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 – NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: SINH HỌC
( Hướng dẫn chấm gồm có trang)
Nội dung Điểm
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan Cấu tạo Chức năng
Hệ vận động Bộ xương và hệ cơ Vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa
và các tuyến tiêu hóa
Tiếp nhận và biến đổi
thức ăn thành chất dinh
dưỡng đơn giản
Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế
quản và 2 lá phổi

Trao đổi khí CO
2
và O
2
giữa cơ thể với môi
trường
Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển O
2
, chất
dinh dưỡng đến tế bào;
CO
2
và chất thải đến cơ
quan bài tiết
Hệ bài tiết Thận, bàng quan và
ống dẫn tiểu
Bài tiết nước tiểu
Hệ sinh dục Các cơ quan sinh dục
nam và nữ
Duy trì nòi giống
Hệ thần kinh Bộ não,tủy sống, hạch
thần kinh và các dây
thần kinh
Tiếp nhận và trả lời kích
thích của môi trường,
điều hòa hoạt động của
các cơ quan
Hệ nội tiết Các tuyến nội tiết:
tuyến yên, tuyến tụy…
Tiết ra các hoocmon

điều hòa các quá trình
sinh lí trong cơ thể
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2 ( 3,5 điểm)
Các con đường vận chuyển các chất đã được hấp thụ:
Các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua màng ruột sẽ đi
về tim theo 2 con đường:
a./ Đường máu: Nước, muối khoáng, glucô, axit amin được
hấp thụ vào máu theo tĩnh mạch ruột, chảy qua gan vể tim và từ
đó theo máu đến các cơ quan, tế bào.
b./Đường bạch huyết: Glyxêrin và axit béo sau khi được hấp
0,5 điểm
0,5 điểm
thụ qua màng ruột tái tạo lại thành những giọt mỡ nhỏ, một phần
đi vào mau mạch máu, phần còn lại đi vào mao mạch bạch huyết
rồi theo tĩnh mạch bạch huyết đổ vào tĩnh mạch chủ trên rồi về
tim để phân phối tới các tế bào.
Sự hấp thụ thức ăn chủ yếu xảy ra ở ruột non vì:
- Thức ăn đến đây được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn
giản như glucô, axit amin, glyxêrin, axit béo…
- Các chất dinh dưỡng chủ yếu được hấp thụ trên các lông ruột
nằm trên niêm mạc ruột non
- Mỗi lông ruột đều có cấu tạo ngoài là lớp biểu bì, dưới là mô

liên kết, dọc theo là các mạch máu và mạch bạch huyết.
- Ruột non có nhiều nếp gấp, trên đó có các lông ruột và lông cực
nhỏ nên tổng bề mặt hấp thụ của ruột đạt tới 500-600 m
2
tạo điều
kiện cho ruột hấp thụ triệt để thức ăn.
- Màng ruột là màng sống có tính thấm chọn lọc. Sự hấp thụ các
chất dinh dưỡng theo các cơ chế: khuếch tán, thấp thụ chủ động
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3 ( 2,5 điểm)
Trong thực nghiệm để xác định tính trạng trội thuần chủng
hay không thuần chủng người ta dùng phép lai phân tích: Đem cơ
thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính
trạng lặn để xác định kiểu gen của tính trạng trội.
Ví dụ ở đậu Hà lan
- Gen A qui định tính trạng hạt vàng là trội
- Gen a qui định tính trạng hạt xanh là lặn
Như vậy:
- Đậu hạt vàng có kiểu gen là AA hoặc Aa
- Đậu hạt xanh có kiểu gen là aa
Khi đem lai đậu hạt vàng với đậu hạt xanh nếu thu được 100%
đậu hạt vàng thì tính trạng trọi thuần chủng, nếu thu được cả đậu
hạt vàng và đậu hạt xanh với tỉ lệ 1:1 thì tính trạng đậu hạt vàng
không thuần chủng.
Sơ đồ lai
Trường hợp 1:

P. Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
AA aa
Gp A ; a
F
1
Aa
KG: 100% Aa
KH: 100% Đậu hạt vàng
Trường hợp 2:
P. Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Aa aa
Gp A , a ; a
F
1
Aa , aa
KG: 50% Aa , 50% aa
KH: 50% Đậu hạt vàng, 50% Đậu hạt xanh
Câu 4 ( 3,0 điểm)
Công nghệ tế bào (CNTB):
Công nghệ tế bào là một công nghệ sinh học, ứng dụng
phương pháp nuôi cầy tế bào hoặc mô lên môi trường dinh dưỡng
nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Cơ
thể này có thể giống hoặc khác với dạng gốc trong trường hợp lai
tế bào xôma hoặc tế bào mang đột biến - đột biến dòng xôma.
Ứng dụng CNTB trong nhân giống vô tính.

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng gồm các
bước sau:
- Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trên môi
trường dinh dưỡng trong ống nghiệm để tạo ra các mô sẹo (mô
non)
- Từ mô non được chia nhỏ và nuôi cấy trong môi trường vô trùng
để tăng nhanh số lượng mô sẹo
- Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt và bổ
sung hoocmon sinh trưởng để kích thích chúng phân hoá thành
các cây hoàn chỉnh
- Uơm trồng cây non rồi đưa vào sản xuất.
Với phương pháp này, trong một thời gian ngắn, người ta có
thể tạo ra một lượng lớn giống cây trồng sạch bệnh.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 ( 2,5 điểm)
Đặc điểm của thường biến.
- Thường biến là những biến đổi của kiểu hình không liên quan
đến kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau
- Thường biến xảy ra đồng loạt ở tất cả các cá thể của loài trong
cùng một điều kiện sống giống nhau
- Giới hạn của thường biến do gen qui định nhưng sự biểu hiện
thành kiểu hình trong giới hạn của thường biến lại do điều kiện
của môi trường tác động qui định nên. Do đó kiểu hình là kết quả
tương tác giữa kiểu gen và môi trường sống.
- Trong các loại tính trạng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng

mạnh của môi trường, tính trạng chất lượng chịu ảnh hưởng của
kiểu gen, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của kiểu gen.
Ý nghĩa của thường biến trong tiến hoá và chọn giống.
Thường biến không có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống vì
không di truyền được nhưng nó giúp cho sinh vật thích nghi được
với sự thay đổi của môi trường sống
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 6 ( 3,0 điểm)
a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit
trong gen A và B.
Xét gen B ta có:
T = X + 300 (1)
L = 5100 (2)
Vậy Số Nuclêotit trong gen B là
N =
4,3
2Lx
=
4,3
25100x
= 3000 Nuclêotit. (3)
Mặt khác ta có:
N = 2 A + 2 X
Từ (1) và (3) ta được:
3000 = 2 X + 600 + 2X
 4X = 2400

=> X = G = 600 Nu
T = A = 900 Nu
Vậy: % A = % T =
3000
900
x 100 = 30%
% G = % X = 20%
Xét gen A ta có:
N (B) = N (A) + 600 (1)
3 A = 2 G (2)
Mặt khác ta có:
N = 2 A + 2 X
Từ (1) và (2) ta được:
2400 = 2A + 3A
 5A = 2400
=> A = T = 480 Nu
X = G = 720 Nu
Vậy: % A = % T =
2400
480
x 100 = 20%
% G = % X = 30%
b./ Số liên kết hidro của 2 gen
- Số liên kết hidro của gen A
H = 2 A + 3 G
= 960 + 2160 = 3120 H
- Số liên kết hidro của gen B
H = 2 A + 3 G
= 1800 + 1800 = 3600 H
1,0 điểm

1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 7 ( 3,5 điểm)
a./ Giải thích:
Khi lai táo quả hồng với nhau thu được 3 loại kiểu hình với tỉ
lệ
Táo quả đỏ : Táo quả hồng : Táo quả xanh = 96:183:95 1:2:1
Tỉ lệ này xuất hiện khi có hiện tượng trội không hoàn toàn, tính
trạng trung gian là táo quả hồng.
Sơ đồ lai
- Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn:
Giả thuyết chưa đủ điều kiện để xác định trội lặn nên ta xét 2
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tính trạng quả đỏ là tính trạng trội, tính trạng quả
xanh là tính trạng lặn.
Qui ước gen:
- Gọi gen D qui định tính trạng quả đỏ
- Gen d qui định tính trạng hoa xanh.
Xác định kiểu gen
- Táo quả đỏ có kiểu gen: DD
- Táo quả hồng có kiểu gen: Dd
- Táo quả xanh có kiểu gen dd.
P. Táo quả hồng x Táo quả hồng
Dd Dd
Gp D , d ; D , d
F
1
DD , Dd , Dd , dd
KG: 25% DD , 50% Dd, 25% dd
KH: 25% Táo quả đỏ , 50% Táo quả hồng , 25% Táo quả

xanh
Trường hợp 2: Tính trạng quả xanh là tính trạng trội, tính trạng
quả đỏ là tính trạng lặn.
Qui ước gen:
- Gọi gen D qui định tính trạng quả xanh
- Gen d qui định tính trạng hoa đỏ.
Xác định kiểu gen
- Táo quả xanh có kiểu gen: DD
- Táo quả hồng có kiểu gen: Dd
- Táo quả đỏ có kiểu gen dd.
P. Táo quả hồng x Táo quả hồng
Dd Dd
Gp D , d ; D , d
F
1
DD , Dd , Dd , dd
KG: 25% DD , 50% Dd, 25% dd
KH: 25% Táo quả xanh, 50% Táo quả hồng , 25% Táo quả
đỏ.
b./ Chọn P để F
1
thu được toàn táo quả hồng.
Để F
1
thu được toàn táo qủa hồng thì cây bố mẹ phải là táo qảu
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
đoe và táo quả hồng.

Giả sử táo quả đỏ là tính trạng trội ta có sơ đồ lai như sau
P. Táo quả đỏ x Táo quả xanh
DD dd
Gp D ; d
F
1
Dd
KG: 100% Dd
KH: 100% Táo quả hồng

×