UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 141/ S GD& ĐT-TCCB
V/v Kiểm tra đánh giá công tác Y tế .
Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 02 năm 2011
Kính gửi:
- Hiệu trưởng các trường THPT, trường PTDT nội trú,
- Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố.
Ngày 27/12/2010, Liên ngành Giáo dục & Đào tạo- Y tế đã có văn bản
Hướng dẫn liên ngành số 1502 / HDLN. GD&ĐT - YT về hoạt động Y tế
trong các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT; để chuẩn bị cho công tác
đánh giá xếp loại công tác Y tế các cơ sở năm học 2010-2011, Sở lưu ý các
đơn vị một số nội dung sau:
+ Các đơn vị thành lập Ban chỉ đạo hoạt động Y tế trường học theo
Hướng dẫn liên ngành số 1502.
+ Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự
phòng để tham mưu với UBND cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra
công tác Y tế các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn; giao
trách nhiệm cho Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm chuẩn bị văn bản báo cáo,
lưu trữ các loại hồ sơ, biên bản kiểm tra.
+ Liên ngành đã thành lập đoàn kiểm tra của tỉnh gồm 7 người do đ/c
Nguyễn Thị Hải Lý- Phó giám đốc sở làm Trưởng đoàn, thời gian kiểm tra
các huyện, thị xã, thành phố vào tháng 4 năm 2011 ( lịch cụ thể sẽ thông báo
các đơn vị sau).
+ Các trường tiểu học, THCS, THPT hạng 3 do chưa được bố trí định
biên Y tế thì cần hợp đồng nhân viên Y tế, hoặc do cán bộ làm kiêm nhiệm
công tác y tế trường học đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công
tác y tế trường học. Các trường mầm non phải đảm bảo đủ nhân viên Y tế.
+ Sở gửi Bản đánh giá xếp loại công tác Y tế (theo địa chỉ E mail của
các đơn vị để các cơ sở tự đánh giá xếp loại, nếu các đơn vị nào chưa nhận
được thì liên hệ theo địa chỉ Email: ).
Ngoài việc kiểm tra công tác chỉ đạo của cấp huyện, đoàn liên ngành sẽ
kiểm tra xác suất mỗi bậc học một trường. Kết thúc kiểm tra, Sở có thông báo
cho các đơn vị và báo cáo UBND tỉnh, các ngành có liên quan.
Sở yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
GIÁM ĐỐC
- Như trên ;
- Các đ/c Phó Giám đốc;
- Lưu VP, TCCB.
Nguyễn Khắc Hào
1
Đơn vị đánh giá, xếp loại
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC ….
(Ban hành kèm theo Công văn số 41/SGD&ĐT-TCCB
ngày 25 tháng 02 năm 2011)
Tên trường: ……………………………… Phường/xã: ……………
Quận/huyện: ………………………………Tỉnh/thành phố …………
Điện thoại……………Địa chỉ E Mail ………………………
Tổng số học sinh: ……………………nam:……………….nữ:….
………………
Tổng số lớp học: ……………Tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên: ……
TT Nội dung đánh giá Đạt
Không
đạt
I. Quản lý sức khỏe cho học sinh
1
Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh vào đầu mỗi năm
học. Có sổ quản lý, phân loại sức khỏe học sinh.
2
Đối với các trường hợp mắc bệnh mãn tính, có cơ chế phối
hợp với cơ sở y tế, thông báo cho gia đình và có chế độ
theo dõi định kỳ.
3
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
theo quy định.
4
Vận chuyển học sinh mắc bệnh (nếu có) đến cơ sở y tế
tuyến trên đảm bảo an toàn, nhanh chóng kịp thời.
II. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan
đến sức khoẻ cho học sinh
5
Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn
đề liên quan đến sức khỏe học sinh cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với lứa tuổi và giới.
6
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong buổi sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt lớp, các giờ học ngoại khóa cho học sinh.
7
Có góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho học
sinh tại phòng y tế nhà trường.
8
Có bảng tin truyền thông, giáo dục các vấn đề sức khỏe
cho học sinh.
9
Có các hình thức hưởng ứng các tháng hành động do Bộ
Giáo dục & Đào tạo phát động như băng rôn, biểu ngữ, tờ
rơi, tờ lật, thông tin trên báo, đài
2
III. Phòng chống dịch bệnh
10
Nhà trường có kế hoạch phối hợp trong công tác phòng
chống dịch bệnh trong trường học.
11
Khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, kiểm soát được dịch
và báo cáo với các cấp có thẩm quyền.
12
Khi có dịch xảy ra tại cơ sở do nhà trường quản lý có báo
cáo đánh giá, đề xuất giải pháp khắc phục cho các cấp có
thẩm quyền.
IV. Đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích
13
Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu
nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học.
14
Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải
nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
V. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
15
Có kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm
và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.
16
Nhân viên phục vụ trong bếp ăn tập thể phải tham dự lớp
bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có
giấy chứng nhận đã tham gia.
17
Nhân viên phục vụ trong nhà bếp phải được khám sức
khỏe định kỳ và được trang bị trang phục làm việc theo
quy định.
18
Hàng hóa, thực phẩm mua về phải đảm bảo các tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, có nguồn gốc rõ
ràng.
19
Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền
qua thực phẩm trong nhà trường.
VI. Công tác chữ thập đỏ
20
Có nội dung, kế hoạch tuyên truyền vận động thanh, thiếu
nhi nỗ lực học tập, gương mẫu tham gia thực hiện chính
sách xã hội nhân đạo.
21
Xây dựng, phát triển đội thanh thiếu niên chữ thập đỏ
trong trường học.
22
Tham gia các hoạt động nhân đạo, các phong trào tương
thân tương ái, xây dựng các công trình nhân đạo.
23
Có trang bị các phương tiện đảm bảo cho hoạt động chữ
thập đỏ.
VII. Vệ sinh môi trường học tập, nhà trường đảm bảo
24
Ở xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại, khói, bụi,
tiếng ồn. Xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác,
chợ… xa các trục đường giao thông lớn, chân đồi núi có
nguy cơ sụt, lở, xa sông, suối và nghềnh hiểm trở.
3
25
Có sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh. Diện tích để trồng
cây xanh từ 20% đến 40%; Diện tích để làm sân chơi, bãi
tập … từ 40% đến 50% so với tổng diện tích của nhà
trường.
26
Có thùng rác hoặc nơi chứa rác tập trung được che chắn.
Mỗi phòng học, phòng làm việc phải được làm vệ sinh
trước giờ học và có sọt chứa rác.
27
Hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải
từ trường vào hệ thống cống chung.
28
Có nguồn nước sạch bảo đảm về số lượng và chất lượng
cho sinh hoạt của nhà trường.
29
Giáo viên, cán bộ, công nhân viên, học sinh nhà trường
không hút thuốc trong khuôn viên nhà trường.
VIII. Phòng học
30
Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông. Phòng học có hệ thống thông gió
nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo cao trên mức
nguồn sáng… để đảm bảo tỷ lệ khí CO
2
trong phòng
không quá 0,1%.
31
Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ, đảm bảo
độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng
học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới
300 lux.
32
Phòng học phải được yên tĩnh. Tiếng ồn trong phòng
không được quá 55 đêxiben (dB).
33 Phòng thiết bị, phòng họp bộ môn và các phòng chức năng
đảm bảo chiếu sáng đồng đều từ 150 lux đến 200 lux. Các
đường dẫn điện, khí đốt, các ổ cắm điện, hệ thống xử lý
nước thải đặc biệt là hóa chất… đảm bảo an toàn cho học
sinh và môi trường khi tiến hành làm thí nghiệm; các
phòng phải có nội quy sử dụng theo quy định; có trang bị
dụng cụ, thuốc sơ cứu theo quy định.
IX. Bàn ghế, bảng học
34
Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải
tròn, nhẵn đảm bảo an toàn. Kích thước (chiều cao, bề
rộng, chiều sâu) của bàn và ghế đảm bảo theo quy định.
35
Bảng học cần được chống loá. Kích thước, màu sắc, vị trí
treo bảng theo quy định.
X. Bếp ăn tập thể, căng tin trong nhà trường
36
Bếp ăn đảm bảo về vị trí, thiết kế bố trí và cấu trúc đáp
ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
37
Tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo
quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
4
38
Căng tin đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Phải có một sọt
đựng rác. Có nơi rửa tay, khăn lau sạch.
39
Được cơ sở y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
XI. Nhà tiêu, hố tiểu
40
Đảm bảo số lượng theo quy định (nam riêng, nữ riêng,
giáo viên riêng, học sinh riêng)
41
Nhà tiêu, hố tiểu phải đảm bảo vệ sinh theo quy định. Xây
dựng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có vòi nước rửa
tay. Ở các vùng khó khăn tốt nhất là sử dụng nhà tiêu hai
ngăn hợp vệ sinh. Riêng vùng sâu, vùng xa có thể dùng
nhà tiêu khô cải tiến.
XII. Phòng y tế
42
Nhà trường có bố trí phòng y tế học đường từ 12m
2
trở lên
trong khuôn viên nhà trường.
43
Phòng y tế phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho công tác
sơ cứu, cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
44
Trong phòng y tế và khu vực xung quanh phòng y tế phải
được đảm bảo vệ sinh, thoáng mát.
XIV. Trang thiết bị và thuốc
45
Có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu theo quy
định của Bộ Y tế; Có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu
xuất, nhập thuốc theo quy định.
46
Có đầy đủ các trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên
môn thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế; Có ít nhất 01
giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi.
47 Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
XV. Nguồn kinh phí
48
Bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp giáo dục
và đào tạo hàng năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp
ngân sách hiện hành.
49
Bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí được để lại từ Quỹ khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế của học sinh theo quy định.
50
Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước và từ nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
XV. Nội dung chi
51
Đảm bảo chi cho các hoạt động chuyên môn và các khoản
chi khác theo quy định hiện hành.
52
Có sổ sách, báo cáo thu chi, sử dụng kinh phí đúng mục
đích, nội dung dự toán theo quy định.
XVI. Nhân viên làm công tác y tế
53 Nhân viên làm công tác y tế trường học phải có trình độ từ
5
trung cấp y trở lên .
54
Tham gia đầy đủ vào các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, đào
tạo chuyên môn do ngành y tế, giáo dục và các ban ngành,
cơ quan khác tổ chức hằng năm.
55
Nhân viên làm công tác y tế trường học thuộc Tổ văn
phòng theo quy định.
56
Chủ động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà
trường triển khai công tác y tác y tế trường học.
XVII. Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường
57
Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học trong nhà
trường do đại diện Ban Giám hiệu là trưởng ban, có sự
tham gia của các bộ phận, tổ chức trong nhà trường.
58
Có văn bản tổ chức các cuộc họp, hội nghị phổ biến, quán
triệt và thực hiện văn bản, chủ trường, đường lối chính
sách của Đảng, Nhà nước về công tác y tế trường học.
59
Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, đánh giá, xếp
loại công tác y tế trong từng năm học.
60
Có báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế trường học
cho đơn vị quản lý cấp trên vào cuối năm học hoặc đột
xuất khi có yêu cầu.
Tổng số nội dung đạt: … /60 = ……%
Xếp loại:
Loại tốt (trên 90%)
Loại khá (từ 80% đến 90%)
Loại đạt (từ 60% đến dưới 80%)
Loại không đạt (dưới 60%)
… …… , ngày……tháng… năm…
Đơn vị đánh giá, xếp loại
UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO –
SỞ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1502 / HDLN. GD&ĐT - Y T
Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 12 năm 2010
HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH
Hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, trong các trường tiểu
học, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
6
Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường công tác y tế trong các trường học .
Căn cứ Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/ 4/ 2007 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học; Quyết định số 58/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/10/2008 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục
mầm non.
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 Bộ Y tế về
việc ban hành Quy định “điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ
sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống”.
Sau khi thống nhất với Sở Nội vụ tại văn bản số 633/ SNV- CCVC ngày
22/12 /2010, Sở Tài chính tại văn bản số 2276/ SNV- HCSN ngày 20 / 12 / 2010.
Sở Giáo dục & Đào tạo – Sở Y tế hướng dẫn hoạt động y tế trong các
cơ sở giáo dục mầm non; trong trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường
phổ thông), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Y TẾ
1. Mục đích
Hoạt động y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông
nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em,
giáo dục giúp trẻ em phát triển về thể chất.
2. Nội dung hoạt động
1.2. Quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cụ thể:
a) Quản lý, lưu hồ sơ hoặc sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ em.
b) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khoẻ cho trẻ em ít
nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ, đánh giá sự phát triển về thể chất
của trẻ em theo quy định hiện hành. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non tổ
chức đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển
thể lực cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 36 tháng
tuổi mỗi quý một lần.
Theo dõi, phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em trong
việc tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh. Phòng chống suy dinh dưỡng;
thông báo định kỳ và khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ em cho cha,
mẹ hoặc người giám hộ .
c) Giải quyết các trường hợp sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu
theo quy định hiện hành của Bộ Y tế (trong thời gian học sinh đang học và tham
gia các hoạt động khác tại trường). Sau khi xử lý ban đầu cần thông báo cho cha
7
mẹ học sinh biết để phối hợp giải quyết; trong trường hợp cần thiết phải kịp thời
chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
d) Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định.
2.2. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức
khỏe cho học sinh:
a) Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên
quan đến sức khỏe học sinh cụ thể, rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và giới.
b) Có các hình thức tuyên truyền phong phú như góc tuyên truyền, giáo
dục, tư vấn sức khỏe cho học sinh tại phòng y tế nhà trường; hệ thống bảng
tin truyền thông, giáo dục các vấn đề sức khỏe cho học sinh. Hưởng ứng các
tháng hành động do ngành giáo dục, ngành y tế phát động như băng rôn, biểu
ngữ, tờ rơi, tờ lật, thông tin trên báo, loa đài, thông qua hoạt động chào cờ,
sinh hoạt lớp
c) Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khoẻ, vệ sinh học đường, vệ
sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong quá trình giảng dạy, tổ chức các hoạt
động vui chơi cho trẻ em, tạo môi trường thân thiện. Phục hồi chức năng cho
trẻ em khuyết tật học hoà nhập theo chương trình, can thiệp sớm và kế hoạch
giáo dục cá nhân.
3.2. Phòng chống dịch bệnh
a) Có kế hoạch phối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh trong
trường học.
b) Khi có dịch bệnh xẩy ra tại cơ sở do nhà trường quản lý, cần kịp thời báo
cáo đánh giá, đề xuất giải pháp khắc phục cho các cấp có thẩm quyền.
4.2. Đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích
a) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây
tai nạn, thương tích trong nhà trường.
b) Phối hợp với các đơn vị, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị liên quan tại
địa phương triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt
động y tế khác, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong nhà
trường; đảm bảo không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải
nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường.
5.2. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
a). Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy
đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm vào tủ lạnh 24 giờ.
Tuyệt đối không sử dụng các chất phụ gia, phẩm mầu, chất bảo quản
ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
Không sử dụng các loại lương thực, thực phẩm có dư lượng hoá chất
bảo vệ thực vật, kim loại nặng, độc tố nấm mốc và lương thực, thực phẩm
mốc, hư hỏng, có sạn.
8
b). Phải có thiết bị bảo quản thực phẩm phù hợp với các loại thực phẩm
khác nhau. Dụng cụ, thiết bị chế biến, nấu nướng và sử dụng cho ăn uống
phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được rửa sạch sẽ trước
khi dùng. Đồ bao gói thức ăn phải sạch, chỉ dùng các loại chuyên dùng cho
thực phẩm. Không được dùng tay trực tiếp bốc, nắm thức ăn .
c). Thức ăn phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh
chống được ruồi, bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của các côn trùng, động vật
khác; phải đảm bảo giữ được nhiệt độ cho phép đối với từng loại thức ăn
(không dùng thức ăn quá nguội). Không được sử dụng thức ăn có dấu hiệu ôi
thiu, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
d). Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mỗi
năm 1 lần; có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn
thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
Những người trực tiếp nuôi dưỡng, phục vụ ăn uống không được mắc
các bệnh truyền nhiễm; phải mặc quần áo bảo hộ, có mũ chụp tóc, tháo bỏ
mọi đồ trang sức, cắt ngắn móng tay và tay phải luôn giữ sạch sẽ.
đ). Có hệ thống thu gom, xử lý nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh; hệ
thống cống rãnh phải kín, thoát nước tốt, không gây ô nhiễm các vùng xung
quanh. Dụng cụ chứa đựng chất thải phải kín, có nắp đậy và được thu gom xử
lý hàng ngày, không để ứ đọng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm thực phẩm.
Các loại hoá chất độc hại phải cất đặt cẩn thận để xa tầm với của học sinh.
6.2. Công tác chữ thập đỏ.
a). Có nội dung, kế hoạch tuyên truyền vận động học sinh nỗ lực học tập,
gương mẫu tham gia thực hiện chính sách xã hội nhân đạo của Đảng.
b). Xây dựng, phát triển đội thanh thiếu niên chữ thập đỏ trong nhà trường.
c).Tham gia các hoạt động nhân đạo, các phong trào tương thân tương
ái, xây dựng các công trình nhân đạo.
d). Có trang bị các phương tiện đảm bảo cho hoạt động chữ thập đỏ.
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1. Vệ sinh môi trường học tập
Nhà trường cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1.1. Đối với trường học quy hoạch, xây dựng mới cần ở xa những nơi
phát sinh ra khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; xa các bến xe, bến tàu, kho xăng
dầu, bãi rác, chợ… ;xa các trục đường giao thông lớn, chân đồi núi có nguy
cơ sụt, lở, xa sông, suối và ghềnh hiểm trở (các trường học đã xây dựng kiên
cố cần hạn chế tối đa các nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn về môi trường và
tính mạng học sinh).
Trong nhà trường, nếu có khu vực đang thi công xây dựng, sửa chữa
cần có hàng rào che chắn, đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh, đảm bảo
môi trường không bị ô nhiểm.
9
2.1. Đảm bảo có sân chơi, sân tập và cây xanh; diện tích để trồng cây
xanh từ 20% đến 40%; diện tích để làm sân chơi, bãi tập… từ 40% đến 50%
so với tổng diện tích của nhà trường.
3.1. Có thùng rác hoặc nơi chứa rác tập trung được che chắn. Mỗi phòng học,
phòng làm việc phải được làm vệ sinh trước giờ học và có sọt chứa rác.
4.1. Hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải, không
rò rỉ gây ô nhiễm môi trường.
5.1. Có nguồn nước sạch bảo đảm về số lượng và chất lượng cho sinh
hoạt của học sinh, giáo viên và các hoạt động khác của nhà trường .
6.1. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên, học sinh không hút thuốc trong
khuôn viên nhà trường.
2. Phòng học
1.2. Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp
về mùa đông; có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió
treo cao trên mức nguồn sáng… để đảm bảo tỷ lệ khí CO
2
trong phòng không
quá 0,1%.
2.2. Phòng học được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ, đảm bảo độ chiếu
sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị
thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux.
3.2. Phòng học phải được yên tĩnh; tiếng ồn trong phòng không được
quá 55 đêxiben (dB); tạo bầu không khí yên tĩnh trong khu vực trường, không
ồn ào, không náo nhiệt (nếu tổ chức dạy âm nhạc, tập múa, tập hát thì âm
lượng vừa phải, không quá ồn ào) .
4.2. Phòng thiết bị, phòng họp bộ môn và các phòng chức năng đảm
bảo chiếu sáng đồng đều từ 150 lux đến 200 lux. Các đường dẫn điện, khí đốt,
các ổ cắm điện, hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là hóa chất… đảm bảo an
toàn và môi trường khi tiến hành làm thí nghiệm (để xa tầm với của học sinh);
các phòng phải có nội quy sử dụng theo quy định; có trang bị dụng cụ, thuốc
sơ cứu theo quy định hiện hành.
3. Bàn ghế, bảng học
1.3. Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn, ghế phải tròn,
nhẵn đảm bảo an toàn. Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và
ghế đảm bảo theo quy định hiện hành.
2.3. Bảng học cần được chống loá; kích thước, màu sắc, vị trí treo bảng
theo quy định hiện hành.
4. Bếp ăn tập thể, căng tin trong nhà trường.
10
1.4. Bếp ăn phải đặt ở vị trí thích hợp, thuận tiện cho việc chuyển thức ăn
đến các phòng ăn, được thiết kế và bố trí đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm (cao ráo, kín đáo, thoáng, sạch sẽ, đảm bảo đủ diện tích, bình quân tối
thiểu 3 em /1m
2
). Có khu nhà bếp, chế biến nấu nướng và khu ăn uống riêng
biệt. Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách xa nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác
thải, công trình vệ sinh) và thực hiện quy trình chế biến một chiều.
2.4. Phòng ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phải được thường
xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có thiết bị chống ruồi, muỗi, bọ, chuột, ,
thường xuyên duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ .
3.4. Tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa
đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định hiện hành. Có phương tiện vận
chuyển bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (xe đẩy, mái che v.v.),
tránh được mưa, nắng, gió, bụi; ruồi, muỗi, chuột, côn trùng , và giữ được
thức ăn sạch, không bị ô nhiễm .
4.4. Phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do
trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã, thành phố cấp có thời hạn.
5. Hệ thống công trình vệ sinh:
1.5. Đảm bảo đủ số lượng theo quy định, phù hợp với đối tượng, nhất là
đối với bậc học mầm non .
2.5. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; các công trình vệ sinh phải
đảm bảo chất lượng, đảm bảo đủ nguồn nước .
6. Phòng làm việc của nhân viên y tế
1.6. Mỗi trường phổ thông, cơ sở giáo dục mầm non có một phòng làm
việc của nhân viên y tế (phòng y tế) đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh.
Diện tích từ 12m
2
trở lên, thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc
sức khoẻ ban đầu, vận chuyển trẻ em bị tai nạn và ốm đau đột xuất .
Không bố trí biên chế y tế ở những đơn vị chưa có phòng làm việc cho
nhân viên y tế.
2.6. Các trường phổ thông có điểm trường lẻ; các cơ sở giáo dục mầm
non có nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập cần bố trí địa điểm để thực hiện sơ
cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em.
7. Trang thiết bị và thuốc
1.7. Có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y
tế; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định.
2.7. Có đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu theo quy định
của Bộ Y tế; có ít nhất một giường khám bệnh, lưu trẻ em cần chăm sóc y tế
để theo dõi.
3.7. Được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
11
III. KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí
1.1. Bố trí từ nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
hàng năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2.1. Kinh phí được để lại từ Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tự
nguyện của học sinh;
3.1. Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài theo quy định của pháp luật;
4.1. Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
2. Nội dung chi
1.2. Đảm bảo chi cho các hoạt động chuyên môn và các khoản chi khác
theo quy định hiện hành.
2.2. Công tác lập, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
1. Nhân viên làm công tác y tế
1.1. Số lượng nhân viên làm công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm
non, các trường phổ thông theo quy định hiện hành .
2.1. Nhân viên làm công tác y tế có trình độ chuyên môn từ trung cấp Y
trở lên (y sỹ đa khoa, trung cấp điều dưỡng); được tham gia các cuộc hội thảo,
lớp tập huấn, lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế
do ngành giáo dục, ngành y tế và địa phương tổ chức. Đối với cán bộ làm
kiêm nhiệm công tác y tế trường học phải được bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác y tế trường học.
3.1. Nhân viên làm công tác y tế thuộc tổ Văn phòng, ngoài việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ theo chức danh; có thể kiêm nhiệm một số công
việc khác tùy theo tình hình thực tế của đơn vị; được hưởng lương, các chế
độ, chính sách theo quy định hiện hành .
4.1. Chủ động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong
quá trình triển khai công tác y tế trường học.
2. Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường
1.2. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học do đại diện Ban
Giám hiệu là trưởng ban, có sự tham gia của đại diện các đoàn thể, tổ chức
trong nhà trường.
2.2. Có văn bản hoặc tổ chức các cuộc họp, hội nghị phổ biến, quán
triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác y tế trường học.
12
3.2. Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, đánh giá, xếp loại công
tác y tế trong từng năm học.
4.2. Có báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế trường học cho đơn vị
quản lý cấp trên vào cuối năm học hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
5.2. Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Y tế,
trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện cấp huyện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường
1.1. Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học.
2.1. Tổ chức thực hiện tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại các nội dung công
tác y tế trường học.
3.1. Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung công tác y tế trường học
đối với các cấp có thẩm quyền.
4.1. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài cơ sở chỉ đạo,
tổ chức đánh giá công tác y tế trong từng năm học.
2. Trách nhiệm của các phòng Giáo dục & Đào tạo, phòng Y tế
1.2. Phòng Giáo dục chủ trì, phối hợp với phòng y tế và các đơn vị liên
quan tại địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại công tác y tế đối với
các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên
địa bàn. Đình chỉ những trường phổ thông, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức
bán trú không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thu hồi những giấy phép
cấp sai quy định, hết thời hạn.
2.2. Tham mưu với UBND cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo y tế trường
học, vệ sinh an toàn cấp huyện; có văn bản chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn
vị liên quan phối hợp thực hiện văn bản hướng dẫn này.
Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động y tế của các đơn vị trường học
thuộc địa bàn phụ trách.
Phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương và các đơn vị liên quan trong
việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; cập nhật thông tin, báo cáo kết quả
thực hiện về các cấp có thẩm quyền.
Xây dựng các nhân tố điển hình về hoạt động y tế trường học, vệ sinh
an toàn thực phẩm để biểu dương, tuyên truyền các đơn vị khác học tập và
làm theo. Có hướng xử lý đối với những cá nhân, đơn vị không thực hiện
nghiêm túc theo văn bản hướng dẫn này.
Sao gửi văn bản hướng dẫn này đến các đơn vị liện quan; các cơ sở giáo
dục mầm non, trường tiểu học, THCS trên địa bàn.
3 2. Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung công tác y tế trường
học đối với các cấp có thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của sở Giáo dục & Đào tạo, sở Y tế
13
1.3. Sở Giáo dục & Đào tạo chủ trì, phối hợp với sở Y tế và các đơn vị có
liên quan tại địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại các đơn vị
về hoạt động y tế trường học, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3. Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung công tác y tế trường học
đối với các cấp có thẩm quyền.
3.3. Sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua và báo cáo kết
quả công tác y tế trường học vào cuối học kỳ, cuối năm .
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn
vướng mắc, đề nghị phản ánh về sở Giáo dục & Đào tạo, sở Y tế để xem xét
điều chỉnh./.
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ GIÁM ĐỐC SỞ GD & ĐT
Phan Thị Ninh Nguyễn Khắc Hào
Nơi nhận:
- UBND Tỉnh ( B/C);
- Sở GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính, Y Tế ;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các trường THPT, phòng GD&ĐT, phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng;
- Lưu Văn thư, TC-CB.
14
Thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của
Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới và Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học, Bộ Giáo
dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế xây dựng “Thông tư liên tịch quy định
nội dung đánh giá, xếp loại công tác y tế trong các trường tiểu học, trường
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học” (Có dự thảo đính kèm).
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định nội dung đánh giá, xếp loại công tác y tế
trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ, cơ quan ngang Bộ;
15
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Y tế;
Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học;
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất quy định nội dung đánh
giá, xếp loại công tác y tế trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, cụ thể như
sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định nội dung đánh giá, xếp loại công tác y tế
trường học, bao gồm hoạt động y tế trường học; cơ sở vật chất, trang thiết bị y
tế và hệ thống tổ chức thực hiện công tác y tế trường học.
2. Văn bản này áp dụng cho các trường tiểu học, trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau
đây gọi chung là nhà trường).
Điều 2. Mục đích đánh giá, xếp loại
1. Làm cơ sở để nhà trường biết được thực trạng tình hình tổ chức hoạt
động công tác y tế, từ đó xây dựng kế hoạch hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
công tác y tế của nhà trường.
2. Thúc đẩy sự phát triển công tác y tế trường học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của học sinh trong nhà
trường.
3. Làm căn cứ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng hằng năm đối
với nhà trường và các cơ sở giáo dục.
Chương II
HOẠT ĐỘNG Y TẾ
Điều 3. Quản lý sức khỏe cho học sinh
1. Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh vào đầu mỗi năm học. Có sổ
quản lý, phân loại sức khỏe học sinh.
2. Đối với các trường hợp mắc bệnh mãn tính, có cơ chế phối hợp với
cơ sở y tế, thông báo cho gia đình và có chế độ theo dõi định kỳ.
3. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định
hiện hành của Bộ Y tế.
16
4. Vận chuyển học sinh mắc bệnh (nếu có) đến cơ sở y tế tuyến trên
đảm bảo an toàn, nhanh chóng kịp thời.
Điều 4. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức
khoẻ cho học sinh
1. Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên
quan đến sức khỏe học sinh cụ thể, rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và giới.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh
hoạt lớp hoặc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
3. Có góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho học sinh tại
phòng y tế nhà trường.
4. Có bảng tin truyền thông, giáo dục các vấn đề sức khỏe cho học sinh.
5. Có hình thức hưởng ứng các tháng hành động do ngành giáo dục,
ngành y tế phát động như băng rôn, biểu ngữ, tờ rơi, tờ lật, thông tin trên báo,
loa đài
Điều 5. Phòng chống dịch bệnh
1. Nhà trường có kế hoạch phối hợp trong công tác phòng chống dịch
bệnh trong trường học.
2. Khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, kiểm soát được dịch và báo cáo
với các cấp có thẩm quyền.
3. Khi có dịch xảy ra tại cơ sở do nhà trường quản lý có báo cáo đánh
giá, đề xuất giải pháp khắc phục cho các cấp có thẩm quyền.
Điều 6. Đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích
1. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây
tai nạn, thương tích trong nhà trường.
2. Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện
do tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường.
Điều 7. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Có kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh
truyền qua thực phẩm trong nhà trường.
2. Nhân viên phục vụ trong bếp ăn tập thể phải tham dự lớp bồi dưỡng
kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận đã tham gia.
3. Nhân viên phục vụ trong nhà bếp phải được khám sức khỏe định kỳ
và được trang bị trang phục làm việc theo quy định hiện hành.
4. Hàng hóa, thực phẩm mua về phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm theo quy định hiện hành, có nguồn gốc rõ ràng.
5. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm trong nhà trường.
Điều 8. Công tác chữ thập đỏ
17
1. Có nội dung, kế hoạch tuyên truyền vận động học sinh nỗ lực học
tập, gương mẫu tham gia thực hiện chính sách xã hội nhân đạo của Đảng.
2. Xây dựng, phát triển đội thanh thiếu niên chữ thập đỏ trong nhà
trường.
3. Tham gia các hoạt động nhân đạo, các phong trào tương thân tương
ái, xây dựng các công trình nhân đạo.
4. Có trang bị các phương tiện đảm bảo cho hoạt động chữ thập đỏ.
Chương III
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Điều 9. Vệ sinh môi trường học tập
Nhà trường đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Ở xa những nơi phát sinh ra khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn. Xa các
bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ… xa các trục đường giao thông
lớn, chân đồi núi có nguy cơ sụt, lở, xa sông, suối và ghềnh hiểm trở.
2. Đảm bảo có sân chơi, bãi tập và cây xanh. Diện tích để trồng cây
xanh từ 20% đến 40%; Diện tích để làm sân chơi, bãi tập… từ 40% đến 50%
so với tổng diện tích của nhà trường.
3. Có thùng rác hoặc nơi chứa rác tập trung được che chắn. Mỗi phòng
học, phòng làm việc phải được làm vệ sinh trước giờ học và có sọt chứa rác.
4. Hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải, không rò
rỉ gây ô nhiễm môi trường.
5. Có nguồn nước sạch bảo đảm về số lượng và chất lượng cho sinh
hoạt của nhà trường.
6. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên, học sinh nhà trường không hút
thuốc trong khuôn viên nhà trường.
Điều 10. Phòng học
1. Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp
về mùa đông. Phòng học có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt
thông gió treo cao trên mức nguồn sáng… để đảm bảo tỷ lệ khí CO
2
trong
phòng không quá 0,1%.
2. Phòng học được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ, đảm bảo độ chiếu sáng
đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ
chiếu sáng không dưới 300 lux.
3. Phòng học phải được yên tĩnh. Tiếng ồn trong phòng không được
quá 55 đêxiben (dB).
4. Phòng thiết bị, phòng họp bộ môn và các phòng chức năng đảm bảo
chiếu sáng đồng đều từ 150 lux đến 200 lux. Các đường dẫn điện, khí đốt, các
ổ cắm điện, hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là hóa chất… đảm bảo an toàn
cho học sinh và môi trường khi tiến hành làm thí nghiệm; các phòng phải có
18
nội quy sử dụng theo quy định; có trang bị dụng cụ, thuốc sơ cứu theo quy
định hiện hành.
Điều 11. Bàn ghế, bảng học
1. Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn, ghế phải tròn,
nhẵn đảm bảo an toàn. Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và
ghế đảm bảo theo quy định hiện hành.
2. Bảng học cần được chống loá. Kích thước, màu sắc, vị trí treo bảng
theo quy định hiện hành.
Điều 12. Bếp ăn tập thể, căng tin trong nhà trường
1. Bếp ăn đảm bảo về vị trí, thiết kế bố trí và cấu trúc đáp ứng yêu cầu
vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
2. Tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa
đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định hiện hành.
3. Căng tin đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi bàn ăn phải có một sọt
đựng rác. Có nơi rửa tay, khăn lau sạch.
4. Được cơ sở y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Điều 13. Nhà tiêu, hố tiểu
1. Đảm bảo số lượng theo quy định. Bình quân từ 100 đến 200 học sinh
trong một ca học có 1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng, học sinh
riêng)
2. Nhà tiêu, hố tiểu phải đảm bảo vệ sinh theo quy định. Xây dựng nhà
tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có khu vực rửa tay. Ở các vùng khó khăn sử
dụng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh. Riêng vùng sâu, vùng xa có thể dùng nhà
tiêu khô cải tiến.
Điều 14. Phòng y tế
1. Nhà trường có phòng y tế học đường từ 12m
2
trở lên trong khuôn
viên nhà trường.
2. Phòng y tế được bố trí ở vị trí thuận lợi cho công tác sơ cứu, cấp cứu
và vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
3. Trong phòng y tế và khu vực xung quanh phòng y tế phải được đảm
bảo vệ sinh.
Điều 15. Trang thiết bị và thuốc
1. Có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ
Y tế; có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định.
2. Có đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu theo quy định của
Bộ Y tế; có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi.
3. Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
19
Chương IV
KINH PHÍ
Điều 16. Nguồn kinh phí
1. Bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo
hàng năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí được để lại từ Quỹ khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế của học sinh theo quy định hiện hành.
3. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và từ
nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 17. Nội dung chi
1. Đảm bảo chi cho các hoạt động chuyên môn và các khoản chi khác
theo quy định hiện hành.
2. Có sổ sách, báo cáo thu chi, sử dụng kinh phí đúng mục đích, nội
dung dự toán theo quy định hiện hành.
Chương V
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
Điều 18. Nhân viên làm công tác y tế
1. Nhân viên làm công tác y tế trường học có trình độ từ trung cấp y trở
lên thuộc biên chế chính thức của nhà trường.
Trường hợp cán bộ làm kiêm nhiệm công tác y tế phải tham gia lớp bồi
dưỡng các kiến thức về chuyên môn y tế.
2. Tham gia đầy đủ vào các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, đào tạo chuyên
môn do ngành y tế, giáo dục và các ban ngành, cơ quan khác tổ chức hằng
năm.
3. Nhân viên làm công tác y tế trường học thuộc biên chế tổ văn phòng
theo quy định.
4. Chủ động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong
quá trình triển khai công tác y tế trường học.
Điều 19. Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường
1. Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học do đại diện Ban
Giám hiệu là trưởng ban, có sự tham gia của đại diện các bộ phận, tổ chức
trong nhà trường.
2. Có văn bản hoặc tổ chức các cuộc họp, hội nghị phổ biến, quán triệt
và thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về
công tác y tế trường học.
3. Có kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện, đánh giá, xếp loại công
tác y tế trong từng năm học.
4. Có báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế trường học cho đơn vị
quản lý cấp trên vào cuối năm học hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
20
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường
1. Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo công tác y tế trường học.
2. Tổ chức thực hiện tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại các nội dung công
tác y tế trường học.
2. Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung công tác y tế trường học
đối với các cấp có thẩm quyền.
3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài cơ sở chỉ đạo, tổ
chức đánh giá công tác y tế trong từng năm học.
Điều 21. Trách nhiệm của các phòng giáo dục, phòng y tế
1. Phòng Giáo dục chủ trì, phối hợp với phòng y tế và các đơn vị liên
quan tại địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại công tác y tế đối với
các trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn phụ trách.
2. Thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại vào khoảng thời gian
từ tháng 5 đến hết tháng 7 hằng năm.
3. Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung công tác y tế trường học
đối với các cấp có thẩm quyền.
Điều 22. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, sở y tế
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với sở y tế và các đơn vị có
liên quan tại địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại công tác y tế đối
với các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trên
địa bàn phụ trách.
2. Thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại vào khoảng thời gian
từ tháng 5 đến hết tháng 7 hằng năm.
3. Chủ động tham mưu, đề xuất các nội dung công tác y tế trường học
đối với các cấp có thẩm quyền.
Điều 23. Đánh giá, xếp loại
1. Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của Ủy ban nhân dân các cấp,
nhà trường tổ chức đánh giá trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến hết tháng 7
hằng năm theo Bảng đánh giá công tác y tế trường học được ban hành kèm
theo văn bản này.
2. Căn cứ để xếp loại công tác y tế trường học được chấm đạt hay
không đạt đối với từng nội dung đánh giá, sau đó được tổng hợp và xếp thành
3 loại, cụ thể:
a) Loại tốt: đạt trên 90% tổng số các nội dung đánh giá trở lên.
b) Loại khá: đạt từ 80% đến dưới 90% tổng số các nội dung đánh giá.
c) Loại đạt: đạt từ 60% đến dưới 80% tổng số các nội dung đánh giá.
d) Loại không đạt: đạt dưới 60% tổng số các nội dung đánh giá.
21
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày
ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn,
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học
sinh, sinh viên) và Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để liên Bộ xem xét, giải
quyết./.
BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
Nguyễn Quốc Triệu
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phạm Vũ Luận
Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội và các UB của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ YT;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Các sở GD&ĐT, sở Y tế;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ GD&ĐT; Website Bộ YT;
- Lưu: VT, PC, CTHSSV (BGD&ĐT), VT, PC, YTDP (BYT).
Đơn vị đánh giá, xếp loại
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC ….
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số /2010/BGD&ĐT-BYT ngày
tháng năm 2010 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế)
22
Tên trường: ……………………………… Phường/xã:
………………………….
Quận/huyện: ………………………………Tỉnh/thành phố
……………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………
……
Tổng số học sinh: ……………………nam:……………….nữ:….
………………
Tổng số lớp học: ……………Tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên: ………….
…
TT Nội dung đánh giá Đạt
Không
đạt
I. Quản lý sức khỏe cho học sinh
1
Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh vào đầu mỗi năm
học. Có sổ quản lý, phân loại sức khỏe học sinh.
2
Đối với các trường hợp mắc bệnh mãn tính, có cơ chế phối
hợp với cơ sở y tế, thông báo cho gia đình và có chế độ
theo dõi định kỳ.
3
Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
theo quy định.
4
Vận chuyển học sinh mắc bệnh (nếu có) đến cơ sở y tế
tuyến trên đảm bảo an toàn, nhanh chóng kịp thời.
II. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan
đến sức khoẻ cho học sinh
5
Xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục, tư vấn các vấn
đề liên quan đến sức khỏe học sinh cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với lứa tuổi và giới.
6
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong buổi sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt lớp, các giờ học ngoại khóa cho học sinh.
7
Có góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe cho học
sinh tại phòng y tế nhà trường.
8
Có bảng tin truyền thông, giáo dục các vấn đề sức khỏe
cho học sinh.
9
Có các hình thức hưởng ứng các tháng hành động do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát động như băng rôn, biểu ngữ, tờ
rơi, tờ lật, thông tin trên báo, đài
III. Phòng chống dịch bệnh
10
Nhà trường có kế hoạch phối hợp trong công tác phòng
chống dịch bệnh trong trường học.
11 Khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, kiểm soát được dịch
23
và báo cáo với các cấp có thẩm quyền.
12
Khi có dịch xảy ra tại cơ sở do nhà trường quản lý có báo
cáo đánh giá, đề xuất giải pháp khắc phục cho các cấp có
thẩm quyền.
IV. Đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích
13
Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu
nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học.
14
Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải
nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
V. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
15
Có kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm
và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.
16
Nhân viên phục vụ trong bếp ăn tập thể phải tham dự lớp
bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có
giấy chứng nhận đã tham gia.
17
Nhân viên phục vụ trong nhà bếp phải được khám sức
khỏe định kỳ và được trang bị trang phục làm việc theo
quy định.
18
Hàng hóa, thực phẩm mua về phải đảm bảo các tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, có nguồn gốc rõ
ràng.
19
Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền
qua thực phẩm trong nhà trường.
VI. Công tác chữ thập đỏ
20
Có nội dung, kế hoạch tuyên truyền vận động thanh, thiếu
nhi nỗ lực học tập, gương mẫu tham gia thực hiện chính
sách xã hội nhân đạo.
21
Xây dựng, phát triển đội thanh thiếu niên chữ thập đỏ
trong trường học.
22
Tham gia các hoạt động nhân đạo, các phong trào tương
thân tương ái, xây dựng các công trình nhân đạo.
23
Có trang bị các phương tiện đảm bảo cho hoạt động chữ
thập đỏ.
VII. Vệ sinh môi trường học tập, nhà trường đảm bảo
24
Ở xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại, khói, bụi,
tiếng ồn. Xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác,
chợ… xa các trục đường giao thông lớn, chân đồi núi có
nguy cơ sụt, lở, xa sông, suối và nghềnh hiểm trở.
25
Có sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh. Diện tích để trồng
cây xanh từ 20% đến 40%; Diện tích để làm sân chơi, bãi
tập … từ 40% đến 50% so với tổng diện tích của nhà
trường.
24
26
Có thùng rác hoặc nơi chứa rác tập trung được che chắn.
Mỗi phòng học, phòng làm việc phải được làm vệ sinh
trước giờ học và có sọt chứa rác.
27
Hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải
từ trường vào hệ thống cống chung.
28
Có nguồn nước sạch bảo đảm về số lượng và chất lượng
cho sinh hoạt của nhà trường.
29
Giáo viên, cán bộ, công nhân viên, học sinh nhà trường
không hút thuốc trong khuôn viên nhà trường.
VIII. Phòng học
30
Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông. Phòng học có hệ thống thông gió
nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo cao trên mức
nguồn sáng… để đảm bảo tỷ lệ khí CO
2
trong phòng
không quá 0,1%.
31
Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ, đảm bảo
độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng
học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới
300 lux.
32
Phòng học phải được yên tĩnh. Tiếng ồn trong phòng
không được quá 55 đêxiben (dB).
33
Phòng thiết bị, phòng họp bộ môn và các phòng chức năng
đảm bảo chiếu sáng đồng đều từ 150 lux đến 200 lux. Các
đường dẫn điện, khí đốt, các ổ cắm điện, hệ thống xử lý
nước thải đặc biệt là hóa chất… đảm bảo an toàn cho học
sinh và môi trường khi tiến hành làm thí nghiệm; các
phòng phải có nội quy sử dụng theo quy định; có trang bị
dụng cụ, thuốc sơ cứu theo quy định.
IX. Bàn ghế, bảng học
34
Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải
tròn, nhẵn đảm bảo an toàn. Kích thước (chiều cao, bề
rộng, chiều sâu) của bàn và ghế đảm bảo theo quy định.
35
Bảng học cần được chống loá. Kích thước, màu sắc, vị trí
treo bảng theo quy định.
X. Bếp ăn tập thể, căng tin trong nhà trường
36
Bếp ăn đảm bảo về vị trí, thiết kế bố trí và cấu trúc đáp
ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
37
Tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo
quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
38
Căng tin đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi bàn ăn phải có
một sọt đựng rác. Có nơi rửa tay, khăn lau sạch.
39 Được cơ sở y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đảm bảo
25