Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI CHINH PHỤC-6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.81 KB, 6 trang )

ĐỀ CHINH PHỤC- VẬT LÝ. ( Mai Thanh Thuyền )
*Phần 1: 40 câu hỏi đáp 20đ.
1. Tiêu cự của thấu kính mắt có thay đổi được không?
Đáp: có
2. Khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt được gọi là gì?
Đáp: Khoảng nhìn rõ của mắt ( hoặc giới hạn nhìn rõ của mắt )
3. Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt được gọi là gì?
Đáp: Khoảng cực cận.
4. Gương được đặt tại các đoạn đường cong nguy hiểm là gương gì?
Đáp: Gương cầu lồi.
5. Vật thật, qua thấu kính phân kì cho ảnh gì?
Đáp: Ảnh ảo
6. Vật thật, qua thấu kính hội tụ, cho ảnh nhỏ hơn vật. Ảnh thật hay ảo?
Đáp: Ảnh thật
7. Tia tới song song với trục chính một thấu kính hội tụ, tia ló tương ứng đi thế nào?
Đáp: Tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F
'
.
8. Tia tới qua quang tâm O của thấu kính, tia ló tương ứng đi thế nào?
Đáp: Truyền thẳng.
9. Mặt phẳng vuông góc với trục chính thấu kính tại tiêu điểm vật chính F được gọi là gì?
Đáp: Tiêu diện vật.
10. Mặt phẳng vuông góc với trục chính thấu kính tại tiêu điểm ảnh chính F
'
được gọi là gì?
Đáp: Tiêu diện ảnh.
11. Trong không khí, thấu kính mép mỏng được gọi là thấu kính gì?
Đáp: Thấu kính hội tụ.
12. Trong không khí, thấu kính mép dày được gọi là thấu kính gì?
Đáp: Thấu kính phân kì.
13. Trong lăng kính, giao tuyến của hai mặt bên được gọi là gì?


Đáp: Cạnh của lăng kính
14. Mặt đối diện với cạnh của lăng kính được gọi là gì?
Đáp: Đáy của lăng kính.
15. Góc chiết quang A của lăng kính còn được gọi là gì?
Đáp: Góc ở đỉnh của lăng kính
16. Sợi quang ứng dụng hiện tượng nào?
Đáp: Hiện tượng phản xạ toàn phần.
17. Trong y học, người ta dùng bó sợi quang để làm gì?
Đáp: Dùng để nội soi.
18. Hệ hai môi trường truyền sáng phân cách bằng mặt phẳng được gọi là gì?
Đáp: Gọi là lưỡng chất phẳng
19. Suất điện động xuất hiện do hiện tượng tự cảm gọi là gì?
Đáp: Suất điện động tự cảm
20. Các đường dòng của dòng điện Fu- cô là các đường cong kín trong khối vật dẫn. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
21. Kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí không hoàn toàn trùng nhau. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
22. Góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí gọi là góc từ khuynh. Đúng hay sai?
Đáp: Sai
23. Góc hợp bởi kim nam châm của la bàn từ khuynh và mặt phẳng nằm ngang gọi là góc từ thiên. Đúng
hay sai?
Đáp: Sai
24. Dùng nam châm thử đặt trên đường sức từ, ta biết được chiều của đường sức từ. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
25. Ơ-XTÉT ( Oersted) là nhà vật lí nước nào?
Đáp: Đan Mạch
26. Tia catôt là dòng êlectron phát ra từ catôt. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
27. Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường. Đúng hay
sai?

Đáp: Đúng
28. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt nào?
Đáp: êlectron tự do và lỗ trống.
29. Lớp chuyển tiếp p-n có tính chất gi?
Đáp: Tính chất chỉnh lưu
30. Dòng điện đi qua lớp chuyển tiếp chủ yếu theo chiều từ p sang n. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
31. Người đã sáng chế ra cột chống sét là ai?
Đáp: Là Fran-klin ( nhà khoa học Mĩ )
32. Người nhảy dù có rơi tự do không?
Đáp: Không
33. Số 13,10 ( Mười ba phẩy mười ) có bao nhiêu chữ số có nghĩa.
Đáp: 4 ( bốn )
34. Hệ SI có 7 đơn vị cơ bản và nhiều đơn vị dẫn xuất. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng.
35. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối. Đúng hay sai?
Đáp: Sai.
36. Dùng thước đo có độ chia nhỏ nhất là 1mm ( 1 mi- li- mét ) thì sai số do dụng cụ là bao nhiêu?
Đáp: 0,5 mm ( 0,5 mi- li- mét )
37. Thạch anh là chất rắn kết tinh. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
38. Nhựa thông là chất rắn vô định hinh. Đúng hay sai?
Đáp: Đúng
39. Than chì và kim cương có cấu trúc tinh thể giống nhau. Đúng hay sai?
Đáp: Sai
40. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng hay dị hướng?
Đáp: Có tính dị hướng.
**********************
*Phần 2: 15 câu hỏi đáp 30đ.
Câu 1: Một êlectron bay vào một từ trường đều theo phương hợp với đường sức từ một góc 30 độ, quỹ đạo

của êlectron có dạng thế nào?
Đáp: Là một đường tròn xoắn ( như lò xo, không nói là xoắn ốc )
Giải thích: êlectron vừa chuyển động tròn, vừa chuyển động tịnh tiến.
Câu 2: Hai vật chuyển động trên cùng một đường thẳng và ngược chiều nhau. Vật thứ nhất chuyển động
nhanh dần đều, vật thứ 2 chuyển động chậm dần đều. Véc tơ vận tốc của hai vật có chiều thế nào?
Đáp: ngược chiều nhau
Giải thích: Rõ ràng hai vật đang chuyển động ngược chiều nhau
Câu 3: Nếu đột nhiên cho đầu máy xe lửa chuyển bánh thì chỗ nối hai toa có thể bị đứt. Coi độ bền các chỗ
nối là như nhau thì chỗ nối toa nào dễ bị đứt nhất?
Đáp: Chỗ nối toa đầu tiên với đầu máy
Giải thích: Vì lực cần để gia tốc cho toàn bộ các toa, kể từ toa đầu tiên, là lớn nhất
Câu 4: Một người đứng trong một thang máy. Khi thang máy đi xuống chậm dần đều sẽ xảy ra hiện tượng
tăng trọng lượng hay giảm trọng lượng?
Đáp: Tăng trọng lượng
Giải thích: Khi thang máy đi xuông chậm dần đều, gia tốc hướng lên, xét trong hệ quy chiếu gắn với thang
máy hoặc gắn với mặt đất đều có thể giải thích được.
Câu 5: Treo vật có khối lượng 5kg vào một lực kế (chính xác). Lực kế treo trong toa xe chuyển động thẳng
đều trên mặt phẳng ngang với vận tốc 9,8m/s. Lấy g= 9,8m/s
2
. Số chỉ lực kế là bao nhiêu?
Đáp: 49 N ( 49 Niutơn )
Giải thích: Tính theo công thức P= mg
Câu 6: Ở áp suất và nhiệt độ ứng với điểm ba, một chất tồn tại ở trạng thái nào?
Đáp: Gồm cả ba trạng thái khí, lỏng và rắn.
Câu 7: Ông là nhà bác học Italia ( 1564-1642), là người góp phần xây dựng cơ học cổ điển, nghiên cứu
thiên văn, ông là người ủng hộ hệ nhật tâm của Cô-péc-nic. Ông là ai?
Đáp: Ga-li-lê
Câu 8: Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 5m (so với mặt đất), lấy g= 10m/s
2
. Vận tốc vật khi chạm đất là

bao nhiêu?
Đáp: 10m/s
Giải thích: tính theo công thức: v=
2gh
Câu 9: Trong thang máy có đặt một lực kế bàn. Một người khối lượng 65kg đứng trên bàn của lực kế.
Thang máy đi lên chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s
2
. Lấy g= 10m/s
2
. Số chỉ của lực kế là bao nhiêu?
Đáp: 520N
Giải thích: Tính theo công thức: P
'
= m(g- a )

Câu 10: Một ôtô khối lượng 2 tấn, chuyển động với vận tốc 10m/s qua một cây cầu nằm ngang .
Lấy g= 10m/s
2
. Áp lực ô tô tác dụng lên cầu là bao nhiêu?
Đáp: 20.000 N ( Hai mươi nghìn Niu tơn )
Giải thích: Áp lực này bằng trọng lượng ôtô ( p= mg )
Câu 11: Hai vật có khối lượng lần lượt là 10 gam và 20 gam được thả rơi tự do tại cùng vị trí có độ cao h so
với mặt đất. Vận tốc chạm đất của chúng có bằng nhau không?
Đáp: Có
Giải thích: vận tốc chạm đất: v=
2gh
( không phụ thuộc khối lượng)
Câu 12: Từ mặt đất, ta ném một vật với vận tốc đầu v= 5m/s lên theo phương thẳng đứng. Bỏ qua sức cản
không khí, lấy g= 10m/s
2

. Độ cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu?
Đáp: 1,25m
Giải thích: Tính theo công thức: h=
2
2
v
g
Câu 13: Một lò xo có độ cứng k= 10N/m, khối lượng không đáng kể được giữ cố định một đầu. Khi tác
dụng vào đầu kia lò xo một lực kéo 2N thì nó bị dãn bao nhiêu?
Đáp: 0,2m ( hoặc 20cm )
Giải thích: Tính theo công thức: F= k.x
Câu 14: Một hình cầu bán kính R, quay xung quanh trục cố định đi qua tâm. Các điểm nằm ở mặt cầu có
tốc độ dàì bằng nhau không?
Đáp: Không
Giải thích: Tốc độ dài một điểm phụ thuộc khoảng cách từ điểm đó tới trục quay.
Câu 15: Hai người kéo hai vật nặng giống nhau lên cùng một độ cao ở cùng một vị trí. Một người kéo đều,
một người kéo nhanh dần đều. Bỏ qua khối lượng dây. Lực kéo hai người bằng nhau không?
Đáp: Không
Giải thích: - Kéo đều: lực kéo bằng trọng lượng vật
- Kéo nhanh dần đều: lực kéo phải lớn hơn trọng lượng vật.
**********************
*Phần 3: 15 câu TN.
I. Câu 10đ:
Câu 1: Động năng trung bình của chuyển động nhiệt tịnh tiến của phân tử:
A. tỉ lệ thuận với thể tích khối khí.
B. tỉ lệ thuận với áp suất khối khí.
C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Giải thích: Động năng trung bình E=
3
2

kT
Câu 2: Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để:
A. thực hiện công. B. làm tăng nội năng của khí. C. làm giảm nội năng của khí.
Giải thích: Q=
U A∆ −
, quá trình đẳng tích: A= 0
Q U⇒ = ∆
Câu 3: Calo là nhiệt lượng phải cung cấp cho 1g nước để tăng nhiệt độ của nó lên:
A. 273
0
C. B. 10
0
C. C. 1
0
C.
Giải thích: calo là đơn vị nhiệt lượng, bằng 4,186J. Đơn vị nay ngoài hệ SI, thường dùng trong Dinh dưỡng
học
Câu 4: Người ta có thể tính độ ẩm tỉ đối của không khí ở một nhiệt độ bằng tỉ số của áp suất riêng phần của
hơi nuớc trong không khí và áp suất của hơi nước bão hòa:
A. ở nhiệt độ ấy. B. ở áp suất ấy. C. ở thể tích ấy.
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 11)
Câu 5: Thời gian một phẩn tử chất lỏng dao động quanh một vị trí cân bằng tạm thời được gọi là:
A. thời gian dao động. B. chu kỳ dao động. C. thời gian cư trú.
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 11)
II. Câu 20đ:
Câu 1: Khoảng cách giữa hai phân tử trong chất lỏng:
A. chỉ gấp vài lần kích thước phân tử.
B. gấp rất nhiều lần kích thước phân tử.
C. gấp 10
10

lần kích thước phân tử.
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 11)
Câu 2: Tính dị hướng của tinh thể bắt nguồn từ:
A. sự dị hướng của cấu trúc mạng tinh thể.
B. sự di động của các phân tử ở nút mạng tinh thể.
C. các chỗ hỏng trong mạng tinh thể.
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 11)
Câu 3: Cho nhiệt độ nguồn nóng là
1
T
, nguồn lạnh là
2
T
, hiệu suất cực đại
axm
H
của động cơ nhiệt được
xác định bởi công thức:
A.
1 2
ax
1
m
T T
H
T

=
. B.
2 1

ax
2
m
T T
H
T

=
. C.
1 2
ax
2
m
T T
H
T

=
.
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 11)
Câu 4: Công thức định luật Gay Luy-xác là:
A.
V
T
= hằng số. B. V.T = hằng số. C.
P
T
= hằng số.
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 11)
Câu 5: Công của lực đàn hồi:

A. bằng độ tăng thế năng đàn hồi.
B. bằng độ biến thiên thế năng đàn hồi.
C. bằng độ giảm thế năng đàn hồi.
Giải thích: Công A= W
t1
- W
t2
III. Câu 30đ:
Câu 1: Trong các chuyển động tròn đêu có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có:
A. Tốc độ dài lớn hơn. B. Tốc độ dài nhỏ hơn C. Tần số lớn hơn. D. Tốc độ góc lớn hơn.
Giải thích: v=
ω
r=
2
T
π
r
Câu 2. Một chất điểm chuyển động tròn đều, gia tốc của chất điểm:
A. Là gia tốc hướng tâm. B. Là gia tốc tiếp tuyến
C. Bằng không. D. Có 2 thành phần: pháp tuyến và tiếp tuyến
Giải thích: ( học ở chương trình lớp 10)
Câu 3. Một lò xo có hệ số đàn hồi K, dài L. Khi cắt lò xo bớt 2L/3 ( chiều dài lò xo mới còn L/3 ) thì hệ số
đàn hồi K
/
của lò xo mới là:
A. K
/
= K B. K
/
= 2K/3 C. K

/
= K/4 D. K
/
= 3K
Giải thích: Hệ số đàn hồi K tỷ lệ nghịch với chiều dài ban đầu của vật.
Câu 4. Một vật chuyển động trượt trên một mặt phẳng ngang. Khi tăng diện tích tiếp xúc của vật trượt với
mặt phẳng ngang lên 3 lần thì lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc:
A. Tăng 3 lần. B. Tăng
3
lần. C. Giảm 3 lần. D. Không thay đổi.
Giải thích: Lực ma sát trượt không phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
Câu 5. Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt ở mặt tiếp xúc là
µ
. Khi tăng áp lực
vuông góc lên 3 lần ( Bằng cách đặt quả cân thích hợp lên vật ) thì hệ số ma sát trượt ở mặt tiếp xúc:
A. Tăng 3 lần. B. Tăng
3
lần. C. Giảm 3 lần. D. vẫn bằng
µ
.
Giải thích: Hệ số ma sát chỉ phụ thuộc bản chất các mặt tiếp xúc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×