Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI CHINH PHỤC-7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.81 KB, 2 trang )

ĐỀ CHINH PHỤC VẬT LÝ ( Mai Thanh Thuyền)- tháng 5.
Phần 1: 40 câu hỏi đáp 20đ
1. Vùng nhỏ rất nhạy với ánh sáng, nằm trên võng mạc được gọi là gì?
Đáp: Điểm vàng
2. Khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt được gọi là gì?
Đáp: Khoảng nhìn rõ của mắt ( hoặc: giới hạn nhìn rõ của mắt)
3. Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt được gọi là gi?
Đáp: Khoảng cực cận ( hoặc: Khoản nhìn rõ ngắn nhất. Thí sinh có thể nói thêm: kí hiệu là Đ)
4. Khi tuổi càng cao, khoảng cực cận Đ của mắt người sẽ thế nào?
Đáp: Đ càng lớn ( Cũng có thể nói: Điểm cực cận càng xa mắt)
5. So với mắt bình thường, mắt cận có khoảng cực cận Đ lớn hơn hay nhỏ hơn?
Đáp: Nhỏ hơn
6. So với mắt bình thường, mắt viễn có khoảng cực cận Đ lớn hơn hay nhỏ hơn?
Đáp: Lớn hơn
7. Khoảng cực cận của mắt bình thường khi về già có thay đổi không?
Đáp: Có ( Dời xa mắt hơn so với khi còn trẻ)
8. Để khắc phục tật cận thị ta mang kính hội tụ hay phân kì (có độ tụ thích hợp)?
Đáp: Kính phân kì
9. Để khắc phục tật viễn thị ta mang kính hội tụ hay phân kì (có độ tụ thích hợp)?
Đáp: Kính hội tụ
10. Để khắc phục tật lão thị ta mang kính hội tụ hay phân kì (có độ tụ thích hợp)?
Đáp: Kính hội tụ
11. Mắt bình thường nhìn vật ở xa vô cực có phải điều tiết không?
Đáp: Không
12. Mắt viễn nhìn trực tiếp vật ở xa vô cực có phải điều tiết không?
Đáp: Có
13. Mắt cận nhìn trực tiếp vật ở đâu thì không cần điều tiết?
Đáp: Ở điểm cực viễn của mắt
14. Mắt bình thường nhìn vật ở cực cận có phải điều tiết không?
Đáp: Có ( lúc này mắt điều tiết mạnh nhất)
15. Trên vành một kính lúp có ghi:


×
5, tiêu cự kính bằng bao nhiêu?
Đáp: Tiêu cự kính bằng 5 cm
16. Khi ghép song song, điện dung của bộ tụ luôn lớn hơn điện dung mỗi tụ, đúng hay sai?
Đáp: Đúng
17. Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ, đúng hay sai?
Đáp: Đúng
18. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của nguồn
điện, đúng hay sai?
Đáp: Sai ( Đúng là: đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện)
19. Trong acquy có sự chuyển hóa từ nội năng thành điện năng, đúng hay sai?
Đáp: Sai ( Đúng là: Từ hóa năng thành điện năng)
20. Theo định luật Jun- Lenxơ, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng
điện, đúng hay sai?
Đáp: Đúng
21. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ kim loại được giữ không đổi,
đúng hay sai?
Đáp: Đúng
22. Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ thế nào?
Đáp: Tăng
23. Số cặp ion được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ, đúng hay
sai?
Đáp: Sai ( Thay đổi theo nhiệt độ)
24. Tia catôt mang năng lượng, đúng hay sai?
Đáp: Đúng
25. Dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm, đúng hay sai?
Đáp: Sai ( Dòng điện trong chân không không tuân theo định luật Ôm)
26. Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion, đúng hay sai?
Đáp: Sai ( Của các ion dương, ion âm và êlectron)
27. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion là bản chất của dòng điện trong môi trường nào?

Đáp: Chất điện phân.
28. Điôt là các linh kiện bán dẫn hai cực. Nó có mấy lớp chuyển tiếp p-n?
Đáp: Một lớp chuyển tiếp p-n
29. Phương của lực Lo-ren-xơ trùng với phương của vectơ cảm ứng từ, đúng hay sai?
Đáp: Sai ( Vuông góc với cả đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt)
30.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×