Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lý luận và thực tiễn về ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.98 KB, 17 trang )

1
MỤC LỤC
A.NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN
HÀNG 1
PHÁT TRIỂN 1
1.Khái niệm: 1
2.Phân loại: 2
3.Tính chất sở hữu: 2
4.Mục tiêu hoạt động: 2
1.Sử dụng vốn: 2
B. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3
I.KHÁI QUÁT CHUNG 3
1.Quá trình thành lập: 3
2.Mô hình tổ chức 4
3.Mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ 5
4.Nguồn vốn 6
5.Sử dụng vốn 7
II.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10
1.Huy động vốn 10
2.Sử dụng vốn 11
3.Nghiệp vụ thanh toán 13
A. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm:
Ngân hàng phát triển là ngân hàng có chức năng chủ yếu là
huy động các nguồn vốn trung và dài hạn dưới hình thức nhận tiền
1
gửi, phát hành chứng từ có giá và vay vốn để đầu tư trung và dài
hạn dưới hình thức cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần.
2. Phân loại:
Căn cứ vào mục tiêu đầu tư, có hai hình thức ngân hàng phát


triển:
- Ngân hàng phát triển chuyên cho vay trung và dài hạn vào các
dự án cơ sở hạ tầng hoặc các lĩnh vực kinh tế ưu tiên của nhà
nước.
- Ngân hàng phát triển chuyên hoạt động dưới hình thức hùn vốn
góp vốn vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực tư
nhân và cho vay trung, dài hạn các doanh nghiệp này.
3. Tính chất sở hữu:
Ngân hàng phát triển có thể tổ chức dưới 3 hình thức:
- Sở hữu nhà nước với 100% vốn điều lệ thuộc ngân sách nhà
nước.
- Hình thức cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
- Ngân hàng liên doanh với nước ngoài.
4. Mục tiêu hoạt động:
- Phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trên cơ sở
tập trung vốn cho những khu vực kinh tế thiết yếu có tính chất
quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia.
- Mục tiêu lợi nhuận là thứ yếu.
5. Nguồn vốn:
Chủ yếu huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các nguồn
tiền gửi có kì hạn của công chúng, phát hành các chứng khoán có
giá để thu hút vốn, vay trên thị trường tiền tệ và vay ngắn hạn từ
ngân hàng trung ương, tiếp nhận các khoản vốn từ ngân sách cho
mục tiêu phát triển.
1. Sử dụng vốn:
- Chủ yếu là cấp tín dụng trung và dài hạn cho các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, cho các doanh nghiệp.
- Đầu tư vào cổ phiếu, hùn vốn bằng vốn tự có theo tỷ lệ quy định
tùy từng nước.
- Thực hiện bảo lãnh vay vốn, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự

thầu và các hoạt động bảo lãnh khác cho cá nhân và các tổ chức
kinh tế.
1
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ đại lí, ủy thác
cho khách hàng.
B. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Quá trình thành lập:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở
Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 để thực hiện chính sách tín dụng
đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của
Chính phủ.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con
dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các
ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống
thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy
định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách
nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các đặc thù sau:
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận;
tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được
miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 5.000 tỷ đồng (năm nghìn
tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ

cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày
Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ
1
tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có
hiệu lực.
2. Mô hình tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển gồm:
a) Hội đồng quản lý;
b) Ban Kiểm soát.
c) Bộ máy điều hành gồm:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH
(BOARD OF DIRECTORS)
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
(BOARD OF DIRECTORS)
BAN KIỂM SOÁT
(SUPERVISING BOARD)
SỞ GIAO
DỊCH
(OPERATION
CENTRE)
CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG
TẠI ĐỊA
PHƯƠNG
(BRANCHES)
VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TẠI NƯỚC

NGOÀI
(ABROAD
REPRESENTATIVE)
VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TRONG NƯỚC
(DOMESTIC
REPRESENTATIVE
OFFICE)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(PRIME MINISTER)
1
- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước
ngoài.
3. Mục tiêu hoạt động, chức năng, nhiệm vụ
a. Mục tiêu hoạt động:
VDB là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn
điều lệ lên tới 5 nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội
Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo
thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao
thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.
b. Chức năng, nhiệm vụ:
1) Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để
thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của
Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2) Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
 Cho vay đầu tư phát triển;
 Hỗ trợ sau đầu tư;
 Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3) Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:

 Cho vay xuất khẩu;
 Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
 Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
1
4) Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay
lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của
khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước th”ng qua hợp
đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ
thác.
5) Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ
tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
6) Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ
thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động
của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
7) Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu
tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
8) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
4. Nguồn vốn
Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển bao gồm:
1) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
 Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
 Vốn của ngân sách nhà nước cấp cho các dự án theo kế hoạch
hàng năm;
 Vốn ODA được Chính phủ giao.
2) Vốn huy động:
 Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của
pháp luật;
1
 Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ
chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

3) Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
4) Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ
chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị -
xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
5) Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa
phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp
hội, các hội, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước.
6) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
5. Sử dụng vốn

Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn để:
1) Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
• Cho vay đầu tư phát triển;
• Hỗ trợ sau đầu tư;
• Bảo lãnh tín dụng đầu tư;
• Cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
2) Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
• Cho vay bên bán;
• Cho vay bên mua;
• Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
• Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3) Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản của Ngân hàng Phát
triển theo quy định của pháp luật.
4) Cấp phát ủy thác, cho vay ủy thác theo yêu cầu của bên ủy thác.
DANH MỤC
Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư
1
(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)

_________
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt
2 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp
và sinh hoạt
3 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu
đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề
4 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động trong
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên
5 Dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế: mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị,
xây dựng mới bệnh viện
6 Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào
tạo và dạy nghề
7 Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm
công nghiệp làng nghề ở nông thôn
II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập
trung; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung
2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản; đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ,
hải sản
3 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm
nghiệp
III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất
nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn
tấn/năm.
1
2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên
3 Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
4 Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện,
vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS
5 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng
100MW; xây dựng nhà máy điện từ gió
6 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm
IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ
me sinh sống tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã
biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang

V
Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư
ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
DANH MỤC
Mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu
(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)
______
STT DANH MỤC MẶT HÀNG
I Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản
1. Lạc nhân
2 Cà phê
3 Chè
4 Hạt tiêu

5 Hạt điều đã qua chế biến
6 Rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nước quả)
7 Đường
8 Thuỷ sản
9 Thịt gia súc, gia cầm
10 Trứng gia cầm
11 Quế và tinh dầu quế
II Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ
1 Hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công bằng các
loại nguyên liệu khác
2 Hàng thêu, ren
3 Hàng gốm, sứ mỹ nghệ
4 Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ
1
5 Sản phẩm tơ tằm và sản phẩm lụa sản xuất từ tơ tằm
6 Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
III Nhóm sản phẩm công nghiệp
1 Cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ
2 Động cơ điện, động cơ diezen
3 Máy biến thế điện các loại
4 Sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng
5 Sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước
6 Tầu biển
7 Cáp điện
8 Bóng đèn
IV Máy tính nguyên chiếc, phụ kiện máy tính và phần mềm tin
học
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Huy động vốn
Trong năm 2007, NHPT huy động được 34.992 tỷ đồng, trong đó

huy động trái phiếu Chính phủ là 24.295 tỷ đồng chiếm gần 70% tổng số
vốn huy động trong năm.
Nhìn chung, công tác huy động vốn đã đạt được kết quả tốt, cải
thiện đáng kể cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn theo hướng tăng nguồn dài
hạn, từng bước phù hợp với cơ cấu cho vay của NHPT; đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu vốn để giải ngân cho các dự án đầu tư, các hợp đồng
xuất khẩu, đảm bảo không xảy ra trường hợp chậm tiến độ thi công và
tiến độ xuất khẩu hàng hóa do thiếu vốn.
Trong năm 2008 để thực hiện được nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ
giao theo Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 23/11/2007 về việc giao chỉ
tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2008, yêu cầu toàn hệ thống NHPT
phải đảm bảo huy động được tối thiểu 40.000 tỷ đồng(chưa kể vốn ODA
và vốn cho vay đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất thực hiện theo
ủy nhiệm của Bộ tài chính).
NHPT đã không ngừng nỗ lực tổ chức các kênh huy động vốn đặc
biệt là huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy
nhiên, với sự ảm đạm của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường trái
phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ thì trong phần lớn các phiên đấu thầu
trái phiếu chính phủ của NHPT tỷ lệ trái phiếu trúng thầu và tổng số trái
phiếu phát hành là không lớn. Điển hình như trong phiên đấu thầu ngày
1
18/8/2008, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC) thông báo
đã đấu thầu thành công 217 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong tổng số
600 tỷ đồng trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành đợt
5/2008(tỷ lệ chỉ đạt 36%).
Không chỉ phát hành trái phiếu chính phủ ở thị trường trong nước,
NHPT đang nghiên cứu và chuẩn bị phát hành trái phiếu chính phủ ra
nước ngoài. Đây là kênh huy động vốn hứa hẹn nhiều thành công trong
tương lai.
2. Sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng
TT Nội dung Kế hoạch Kế hoạch Tỷ lệ KH
2007 2008 2008/2007
1. Vốn ODA cho vay
lại
9.000 9.000 100%
2. Vốn trong nước bao
gồm:
Cho vay đầu tư 22.200 26.900 121%
Dư nợ bình quân cho
vay TDXK
2.500 4.000 160%
Bảo lãnh tín dụng đầu

100 100 100%
Tổng số 33.800 40.000 118%
 Tín dụng xuất khẩu(TDXK)
Năm 2007 cho vay TDXK là 8.740 tỷ đồng, thu nợ 6.453 tỷ đồng,
thu lãi là 145 tỷ đồng, dư nợ vay là 5.276 tỷ đồng, nợ quá hạn là 61 tỷ
đồng, chiếm 1,1% dư nợ vay so với cùng kỳ 2006.
Dự kiến doanh số cho vay TDXK cả năm 2007 là 9000 tỷ đồng,
thu nợ 6.839 tỷ đồng, thu lãi 180 tỷ đồng, dư nợ bình quân trong năm dự
kiến đạt 2.853 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Giải ngân vốn ODA cho vay lại dự kiến đến 31/12/2007 đạt khoảng 8.300
tỷ đồng, tương đương hơn 92% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Nguyên nhân chính không đạt kế hoạch Chính phủ giao 2007 vẫn
là do các dự án triển khai chậm so với kế hoạch, ngoài các vướng mắc
1
tương tự như các dự án đầu tư từ nguồn vốn trong nước, còn do thủ tục
quản lý của các dự án ODA thường phức tạp và chưa hài hòa.

 Tín dụng đầu tư(TDĐT)
Về thu hồi nợ ODA đạt cao so với kế hoạch giao, tính đến
20/12/2007 tổng số thu nợ đạt được 3.732 tỷ đồng, trong đó thu gốc 2.337
tỷ đồng đạt 111,2% kế hoạch năm 2007, thu lãi, phí: 1.395 tỷ đồng, đạt
116% kế hoạch năm 2007. Dư nợ vay là 47.840 tỷ đồng, nợ gốc quá hạn
268 tỷ đồng, chiếm 0.56% dư nợ.
Cấp hỗ trợ sau đầu tư đến 20/12/2007 là 128 tỷ đồng, dự kiến cấp cả năm
2007 khoảng 260 tỷ đồng.
Trong năm 2008, NHPT dự kiến tập trung ưu tiên bố trí vốn cho
các dự án chuyển tiếp, đặc biệt các dự án trọng điểm(62 dự án nhóm A
với số vốn cả năm hơn 10.600 tỷ đồng). Tính đến tháng 2 năm 2008, đã
có gần 800 dự án đăng kí vay vốn trong năm 2008 với tổng số vốn trên
7.000 tỷ đồng(chưa kể dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất).
Trong năm 2008 NHPT tiếp tục nỗ lực thực hiện các hoạt động đầu
tư như:
- Cho vay 400 triệu USD nhập khẩu thiết bị Nhà máy Thủy điện
Sơn La.
- Đầu tư 1 tỷ USD dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Thủ tướng
chính phủ giao nhiệm vụ cho NHPT tiếp nhận nguồn vốn huy động ngoại
tệ của bộ tài chính và trực tiếp theo dõi quản lí cho vay đầu tư dự án.
- Làm chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, cùng
với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, Tổng
công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam( VINACONEX)
thành lập Tổng công ty Phát triển hạ tầng va Đầu tư tài chính Việt
Nam(VIDIFI), trong đó NHPT góp 2.350 tỷ đồng tương đương 47% vốn
điều lệ của tổng công ty.
 Cấp phát vốn ủy thác
Công tác cấp phát dự án thủy điện Sơn La(bao gồm dự án nhà máy,
dự án di dân tái định cư, dự án đường giao thông tránh ngập) đã được
đảm bảo, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn theo đề nghị thanh toán của các

chủ đầu tư; tổng số vốn đã giải ngân trong năm 2007 là 2.460 tỷ đồng
trong đó dự án nhà máy chiếm 54%, dự án di dân tái định cư chiếm 42%,
Bên cạnh đó, NHPT cũng thực hiện công tác cấp phát theo ủy thác của
các Bộ, Ngành với số vốn gần 5600 tỷ đồng.
1
Trong năm 2008 NHPT tiếp tục thực hiện công tác cấp phát vốn ủy
thác và cho vay đầu tư các dự án thuộc dự án thủy điện Sơn La với tổng
số vốn dự kiến 2.800 tỷ đồng và vốn ủy thác từ các Bộ, ngành khoảng
5000 tỷ đồng.
3. Nghiệp vụ thanh toán.
Đẩy mạnh việc triển khai công tác thanh toán trực tiếp với khách
hàng, thanh toán liên Ngân hàng và thanh toán quốc tế. Đến hết năm 2007
đã có 58 đơn vị triển khai thanh toán trực tiếp với khách hàng, 2 đơn vị
tham gia hệ thống thanh toán quốc gia là Hội sở chính, Sở giao dịch 1 và
57 đơn vị tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn. Công tác thanh toán
quốc tế đang được triển khai.
Hạn chế:

Trong thời gian qua, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có nhiều nỗ
lực, triển khai tích cực nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung hỗ trợ cho các
ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng cần được hỗ trợ của Nhà nước để tăng
khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các
chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính
phủ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm hoạt
động qua, Ngân Hàng Phát Triển còn mắc phải nhiều hạn chế như:
- Đầu tiên là những sai sót và yếu kém trong việc quyết định đầu tư
và quá trình thực hiện dự án như: quyết định đầu tư không phù hợp với
quy hoạch; tiến độ thực hiện dự án chậm, các hạng mục công trình xây
dựng không đồng bộ, đưa vào khai thác sử dụng không phát huy được

công suất thiết kế, ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn vay. Theo báo cáo
tổng hợp giám sát, đánh giá đầu tư năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
số dự án sử dụng vốn nhà nước đã triển khai vi phạm các quy định về
quản lý đầu tư chiếm khoảng 17,6% tổng số dự án đầu tư thực hiện trong
năm 2007 (trên 26.030 dự án); số dự án đang thực hiện phải điều chỉnh
chiếm 22,2%. Tình trạng dự án thực hiện chậm tiến độ vẫn chưa được
khắc phục do các nguyên nhân chính như đền bù giải toả khó khăn, chất
lượng tư vấn yếu kém hoặc quá tải, nhiều đơn vị thi công năng lực tài
chính hạn chế, tổ chức thi công chất lượng kém; khả năng quản lý thực
hiện dự án của chủ đầu tư yếu.
Đầu tư kém hiệu quả, kèm theo đó là thất thoát, lãng phí. Hệ số
ICOR (Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia tốc độ tăng trường GPP) trong những
1
năm gần đây dao động trong khoảng từ 4 đến 5 cho thấy hiệu quả đầu tư
thấp hơn so với một số nước trong khu vực có điều kiện tương tự.

- Về vốn tín dụng đầu tư, trong năm 2007, NHPT đã cho vay đầu tư
508 dự án, tổng số vốn giải ngân đạt 98,5% kế hoạch Thủ tướng giao.
Việc thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước với hệ thống văn bản
hướng dẫn tương đối đồng bộ. NHPT đã đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở,
quy định trách nhiệm từng cấp và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát
trong quá trình hoạt động tín dụng của toàn hệ thống. Tuy nhiên, còn hạn
chế về chất lượng thẩm định về đánh giá, xác định năng lực tài chính của
khách hàng, lựa chọn dự án có hiệu quả cao để quyết định cho vay mà
nguyên nhân chính là năng lực cán bộ nghiệp vụ chưa đồng đều, cơ chế
phối hợp chưa hoàn chỉnh, ràng buộc về trách nhiệm chưa chặt chẽ.
- Một thực tế hiện nay là các phiên tổ chức đấu thầu trái phiếu tỉ lệ
thành công là khá thấp. Mặc dù tiêu chí để đánh giá sự không thành công
của một cuộc đấu thầu TPCP vẫn chưa cụ thể, song theo đa số thành viên
thị trường thì cơ sở để đánh giá là căn cứ vào tỷ lệ trúng thầu. Nếu tỷ lệ

trúng thầu ở mức thấp, thường dưới 50% so với khối lượng gọi thầu thì
được coi là không thành công. Như vậy các cuộ đấu thầu trái phiếu do
NHPT phát hành cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Nguyên nhân xuất
phát từ đâu?
Đa số thành viên thị trường đều cho rằng, nguyên nhân không
thành công của các đợt đấu thầu trái phiếu gần đây xuất phát từ những
hạn chế còn tồn tại liên quan đến hoạt động đấu thầu TPCP và có thể
được lý giải như sau:
Thứ nhất, đó là do việc đưa ra mức lãi suất trần do Bộ tài chính đưa
ra thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với trái phiếu
kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm; 8 -
8,8%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm. Điều này dẫn đến việc một
số phiên đấu thầu đã không huy động đủ 100% khối lượng gọi thầu, trong
khi số lượng thành viên tham gia ngày càng nhiều. Theo tìm hiểu của
ĐTCK, đằng sau mỗi thành viên đấu thầu (thường là thành viên có thị
phần lớn trong các phiên đấu thầu) còn có lượng khách hàng riêng.
Thứ hai là do nhiều dự án và các chương trình thực hiện bằng
nguồn huy động TPCP được giải ngân chậm, nên Bộ Tài chính cũng
không muốn huy động TPCP với lãi suất cao và để tiền nằm một chỗ.
Thứ ba là do thị trường trái phiếu chưa thực sự phát triển, tính
thanh khoản chưa cao, loại TPCP có kỳ hạn dài (từ 5 năm trở lên), không
hấp dẫn nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn huy
động của nhiều nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn ngắn hạn, họ không
dễ dùng nguồn vốn này để đầu tư đến 5 năm.
1
Với tất cả những yếu tố nêu trên, câu hỏi đặt ra là, tại sao biết rằng
không thành công mà các cuộc đấu giá trái phiếu chính phủ vẫn diễn ra?
Một vài ý kiến cho rằng: thứ nhất, đây là do kế hoạch đã có từ trước và
không được điều chỉnh linh hoạt nên dù biết là chẳng dẫn đến kết quả gì
nhưng đấu thầu trái phiếu vẫn diễn ra. Thứ hai là do đây là tín hiệu của

Chính phủ về mức lãi suất hợp lý cho VND trong thời gian tới Có thể, ở
đâu đó có những dụng ý này khác để giải thích cho việc đấu giá trái phiếu
chính phủ như thời gian vừa qua, nhưng rõ ràng, trong kinh tế, tối đa hóa
lợi ích sẽ là điểm dẫn đường cho các khoản đầu tư.
Biện pháp:
Thời gian tới, nhằm góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và hiệu
quả của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phù hợp với cam kết gia nhập
WTO; Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xác định rõ mô hình hoạt
động, là ngân hàng chính sách của Chính phủ, với mục đích và yêu cầu
là: đóng góp tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu nói trên; tập trung
khai thác các nguồn vốn với lãi suất thấp để cho các dự án thuộc khung
quy định của Chính phủ vay đầu tư.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, trong thời gian tới Ngân Hàng Phát
Triển cần thực hiện những biện pháp sau:
- Ngân hàng phải đổi mới tư duy kế hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ
được giao: chủ động tìm kiếm, lựa chọn và cung ứng vốn cho các dự án
thuộc đối tượng hỗ trợ đầu tư theo quy định của Chính phủ; nhưng phải
bảo đảm có hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng.
Yêu cầu cấp bách đặt ra vào thời gian này là phải đánh giá lại toàn
bộ dự án đầu tư, kiểm soát chặt hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có
phương án xử lý đối với những dự án đang triển khai bị đọng vốn quá lâu,
thiết kế ban đầu không còn phù hợp hoặc dự án đầu tư kém hiệu quả;
đình hoãn hoặc giãn tiến độ những công trình chưa thực sự cần thiết. Tập
trung nguồn lực đầu tư cho các dự án có hiệu quả, dự án trọng điểm của
Nhà nước và dự án sắp hoàn thành để sớm phát huy tác dụng.
Theo đó, trong công tác thẩm định dự án đầu tư cần rà soát lựa chọn
dự án có hiệu quả cao; sàng lọc khách hàng có năng lực tài chính mạnh,
1
uy tín tốt để quyết định cho vay. Hạn chế điều kiện tín dụng cho vay đối

với dự án (dự án nhóm B cho vay tối đa 50% vốn đầu tư tài sản cố định,
thời hạn cho vay tối đa 8 năm; dự án nhóm C cho vay tối đa 40% vốn đầu
tư tài sản cố định, thời hạn cho vay tối đa 6 năm). Tạm thời không tiếp
nhận hồ sơ vay vốn đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
Đồng thời, rà soát các dự án đã nhận hồ sơ vay vốn, từng bước thực hiện
giảm đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, bổ sung các dự án đầu tư vào lĩnh vực xã hội hoá, (giáo dục, y
tế, văn hoá ) theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của
Chính phủ; giảm mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án vay để
giảm cấp bù của NSNN.
Đối với những dự án đang thực hiện thẩm định, dự án đã chấp thuận
cho vay nhưng chưa giải ngân; dự án đang thực hiện giải ngân và dự án
sắp hoàn thành đưa vào sử dụng ( kể cả dự án sử dụng vốn ODA, quỹ
ngoại tệ quay vòng ) cần phải phân loại để xử lý theo nguyên tắc:
 Không cho vay đối với các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng
không triển khai được hoặc dự báo triển khai kém hiệu quả, mức
độ rủi ro cao;
 Thẩm định lại các dự án tăng tổng mức đầu tư, (đặc biệt đối với các
dự án sử dụng nguyên vật liệu có giá tăng mạnh như sắt, thép xăng
dầu, xi măng, vật liệu xây dựng được điều chỉnh theo quy định)
để đánh giá lại hiệu quả và xác định lại điều kiện tín dụng khi
quyết định tiếp tục cho vay;
 Tập trung vốn cho dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2008,
dự án trọng điểm và các dự án có hiệu quả cao.
- Tập trung huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư
phát triển và thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời, chủ động đào tạo nguồn nhân
lực, đáp ứng cho yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới;
- Phấn đấu tăng nguồn thu, tự bù đắp chi phí hoạt động, giảm dần hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước đồng thời phải đảm bảo có chế tài đủ mạnh để
thực hiện nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của

NHPT.
- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế giám sát thực hiện phân cấp,
Ngoài ra, NHPT tập trung quản lý tín dụng, giám sát việc sử dụng vốn
vay; trong đó, thu hồi nợ vay (gốc và lãi) được xác định là nhiệm vụ
trọng tâm; quản lý tài sản bảo đảm tiền vay bảo đảm an toàn và hiệu quả.
1
Từng bước mở rộng các hoạt động của NHPT trong cơ chế thị trường,
cũng như tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính
phủ giao.
- Đẩy mạnh phương thức đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng đối với
các dự án có nhu cầu vay vốn lớn
Vậy Ngân hàng Phát triển cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên,
chủ động ứng phó và điều chỉnh các biến động của thị trường, tập trung
triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện
có hiệu quả vai trò đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần kiềm chế
lạm phát và bảo đảm mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Kết luận:
Trong giai đoạn mới với nhiều diễn biến phức tạp trên thị trường
tiền tệ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đòi hỏi NHPT phải có
những cải cách sâu, rộng, đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa, tạo sức bật vững
chắc hơn trong năm bản lề, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được
Chính phủ giao, phát triển bền vững hơn theo chiến lược đề ra góp phần
đắc lực vào thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu của nền kinh tế theo
phương châm:
“ An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững”.

×