MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng phát triển
Việt Nam ................................................................................................. 2
1.1. Quyết định hình thành Quỹ Hỗ Trợ Phát triển ................................. 2
1.1.1. Căn cứ thành lập Quỹ ................................................................... 2
1.1.2. Chức năng của Quỹ ....................................................................... 2
1.1.3. Quỹ hỗ trợ phát triển có quyền .................................................... 3
1.2. Quyết định thành lập Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam .................. 3
1.2.1. Các căn cứ thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam .............. 3
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam ............... 7
1.2.2.1. Hội đồng quản lý .................................................................... 7
1.2.2.2. Ban kiểm soát ......................................................................... 8
1.2.2.3. Bộ máy điều hành ................................................................... 9
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam ... 9
1.2.4. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân Hàng Phát Triển Việt
Nam ........................................................................................................... 9
1.2.4.1. Trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển .................................. 9
1.2.4.2. Ngân hàng Phát triển được quyền: ....................................... 10
Phần II: Tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của Ngân
Hàng Phát Triển Việt Nam trong thời gian qua ................................. 11
2.1. Tình hình huy động vốn và tiếp nhận vốn ....................................... 11
2.2. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển ........... 11
2.3. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu ....................... 12
2.4. Nhận uỷ thác và quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay
lại ................................................................................................................. 12
2.5. Hỗ trợ sau đầu tư ................................................................................ 12
2.6. Tình hình thẩm định .......................................................................... 12
2.7. Cho vay vốn thí điểm .......................................................................... 13
2.8. Tình hình xử lý nợ .............................................................................. 13
Phần III: Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của
Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam trong thời gian qua ........................ 14
3.1. Đánh giá tình hình đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trong thời
gian qua ...................................................................................................... 14
3.1.1. Những thành tựu đạt được ......................................................... 14
3.1.1.1. Về điều hành ......................................................................... 14
3.1.1.2. Về chính sách nghiệp vụ ........................................................ 14
3.2.1.3. Về huy động vốn .................................................................... 14
3.1.1.4. Về hoạt động tín dụng ........................................................... 15
3.1.1.5. Về quản lý cho vay vốn ODA và các hoạt động uỷ thác ........ 15
3.1.1.6. Về tài chính ........................................................................... 15
3.1.1.7. Các vấn đề khác .................................................................... 16
3.1.2. Những mặt còn hạn chế .............................................................. 16
3.1.2.1. Về cơ chế, chính sách nghiệp vụ ........................................... 16
3.1.2.2. Chất lượng tín dụng .............................................................. 16
3.1.2.3. Tổ chức cán bộ ...................................................................... 17
3.1.2.4. Công nghệ ............................................................................. 17
3.1.2.5. Các vấn đề khác .................................................................... 17
3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của NHPT trong thời gian
tới ................................................................................................................ 18
3.2.1. Nhiệm vụ năm 2009 ..................................................................... 18
3.2.1.1. Kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao .................................... 18
3.2.1.2. Kế hoạch của NHPT ............................................................. 18
3.2.2. Định hướng và Chiến lược thực hiện ......................................... 19
3.2.2.1. Quan điểm chung: ................................................................. 19
3.2.2.1. Chiến lược thực hiện ............................................................. 19
KẾT LUẬN ........................................................................................... 25
LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đầu tư nên em đã lựa chọn thực tập tại
Ngân hàng và để phù hợp với ngành học của mình thì em đã xin vào thực tập tại
phòng thẩm địn để có thế hiểu sâu hơn công tác thẩm định dự án đầu tư trên thực tế
như thế nào.
Là một ngân hàng chính sách, Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán. Ngân hàng Phát triển
cho vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư; cho vay xuất
khẩu; bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu.
Ngân hàng đã có những chủ trương chính sách phát triển một cách hợp lý và sáng
tạo. Với những lý do như thế nên em đã nộp đơn xin thực tập tại Ngân Hàng Phát
Triển Việt Nam
Sau 3 tuần thực tập tại phòng Thẩm định –Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát
Triển Việt Nam, em đã có cơ hội hiểu biết hơn rất nhiều hoạt động của Ngân Hàng
Phát Triển, về công tác thẩm định dự án đầu tư, cũng như cơ hội để áp dụng kiến
thức học ở nhà trường vào thực tế. Nhờ đó, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng
hợp, để giới thiệu chung về đơn vị thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Mai Hoa và các anh chị tại phòng
Thẩm định –Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong quá trình thực tập cũng như quá trình hoàn thành bản báo cáo của mình
1
Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng phát triển
Việt Nam
1.1. Quyết định hình thành Quỹ Hỗ Trợ Phát triển
1.1.1. Căn cứ thành lập Quỹ
- Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992
- Căn cứ NĐ Số 43/1999/ NĐ- CP ngày 29/06/1994 của Chính phủ về tìn dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước
- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Trưởng Ban Tổ Chức – Cán Bộ
Chính Phủ và Bộ Trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ
-> Quyết định ban hành NĐ Số 50/1999/ NĐ- CP về quyết định thành lập Quỹ
Hỗ Trợ Phát Triển
1.1.2. Chức năng của Quỹ
- Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước ( bao
gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của
Nhà nước
- Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ
- Cho vay đầu tư và thu hồi nợ
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnh và
nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư
- Quỹ có thể uỷ thác, nhận uỷ thác cho vay vốn đầu tư
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên
quan đến hoạt động của Quỹ
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành
liên quan theo quy định
2
1.1.3. Quỹ hỗ trợ phát triển có quyền
- Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp các tài liệu và giải trình những
vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước
- Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư
- Từ chối và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho
vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án không đúng
đối tượng được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, không có hiệu quả, không đảm
bảo điều kiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước
- Đình chỉ việc hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước khi phát hiện chủ đầu tư
vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh
- Kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung sửa đổi các
chính sách, cơ chế có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng và hoạt động của Quỹ
- Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của
Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc
khứu nại theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng,
cam kết với Quỹ
1.2. Quyết định thành lập Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
1.2.1. Các căn cứ thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam
Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân Hàng Phát Triển)
được thành lập theo Quyết Định số 108/2006/QĐ- TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
Tên tiếng việt: Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
3
Ngân Hàng Phát Triển có tư cách pháp nhân, có con dấu. Vốn điều lệ của Ngân
Hàng Phát Triển là 5.000 tỷ đồng ( năm nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn hiện có của
Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển. Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc vào yêu cầu
và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân Hàng Phát Triển và do Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quết định.
Hoạt động của Ngân Hàng Phát Triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo
khả năng thanh toán; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo
quy định của pháp luật
Ngân Hàng Phát Triển có trụ sở chính đặt tại Thủ Đô Hà Nội, có Sở giao dịch,
chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, Văn phòng đại diện
trong nước và nước ngoài
@ 61 Chi nhánh Ngân Hàng Phát Triển tại các tỉnh, thành phố
1. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển An Giang
2. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Kạn
3. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh
4. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Giang
5. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Dương
6. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Phước
7. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bạc Liêu
8. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bà Rịa- Vũng Tàu
9. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bến Tre
10.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Định
11.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bình Thuận
12.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cà Mau
13.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Cao Bằng
4
14.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đà Nẵng
15.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Điện Biên
16.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đồng Nai
17.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đồng Tháp
18.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Gia Lai
19.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương
20.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hưng Yên
21.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng
22.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hoà Bình
23.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Nam
24.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang
25.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tây
26.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh
27.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khánh Hoà
28.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Kon Tum
29.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Kiên Giang
30.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu
31.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lạng Sơn
32.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lào Cai
33.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng
34.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Long An
35.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nam Định
36.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Bình
5
37.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Thuận
38.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An
39.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên
40.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Bình
41.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Nam
42.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ninh
43.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Ngãi
44.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Quảng Trị
45.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sóc Trăng
46.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La
47.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Nguyên
48.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang
49.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thái Bình
50.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá
51.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên Huế
52.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tây Ninh
53.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tiền Giang
54.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Trà Vinh
55.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Phúc
56.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Thọ
57.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Vĩnh Long
58.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Yên Bái
59.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển TP. Hồ Chí Minh
6
60.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu Vực Cần Thơ
(tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang)
61.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu Vực Đăk Lăk
(tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông)
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
1.2.2.1. Hội đồng quản lý
+ Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và
thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng Giám Đốc NHPT là thành viên
chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài Chính, Kế hoạch và đầu
tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý:
- Quản lý NHPT theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ –TTg ngày
19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt
Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan
- Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của NHPT
- Phê duyệt các hoạt động hàng năm của NHPT theo đề nghị của Tổng Giám
Đốc
- Chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhật, hợp nhất. giải thể Sở giao dịch,
Chi nhánh và văn phòng đại diện của NHPT ở trong nước và nước ngoài theo yêu cầu
của Tổng giám đốc
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của NHPT, gồm; Phó
tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng theo yêu cầu của Tổng giám
đốc
- Thông qua quy hoạch và chấp thuận để Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm các chức danh: Trưởng các Ban nghiệp vụ tại Hội sở chính, Giám đốc các Chi
nhánh, Sở giao dịch, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài
7
- Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của
Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, điều lệ của NHPT
và các quy định của Hội đồng quản lý
- Phê duyệt kế hoạch hoạt động của Ban kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả
kiểm soát và kết quả thẩm định quyết toán tài chính của Ban kiểm soát
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ nội vụ để trình Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm
hoặc miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc và các thành viên Hội
đồng quản lý
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng
Chính phủ
1.2.2.2. Ban kiểm soát
+ Ban kiểm soát có tối đa là 07 thành viên chuyên trách là các chuyên gia am
hiểu về các lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư… hiểu biết về pháp luật, không có
tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của
pháp luật
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
- Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của
Hội đồng quản lý
- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hoạch toán, hoạt
động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NHPT
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan
đến hoạt động tài chính của NHPT khi xét thấy cần thiết để báo cáo Hội đồng quản
lý, Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan
- Báo cáo Hội đồng quản lý về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi
chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệ thống
kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NHPT
- Thông qua nhiệm vụ kiểm soát, kiến nghị với Hội đồng quản lý các biện pháp
sửa đổi, bổ sung, cải tiến hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật
8