Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

dê thi chon DT HSG 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.92 KB, 5 trang )

Phòng GD&ĐT LâmThao
Đề thi
chọn đội tuyển HSG lớp 9 dự thi
Học sinh giỏi cấp Tỉnh
Môn Ngữ văn
Năm học 2010-2011
Thời gian:150 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:( 2 điểm)
Trong văn bản Mẹ tôi, ét-môn-đô đơ A-mi-xin viết: Con hãy nhớ rằng, tình
yêu thơng, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và
nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thơng đó . ( Ngữ văn 7-Tập 1)
Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn
(không quá 15 dòng).
Câu 2:( 2 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình, nửa cảnh nh chia tấm lòng.
(Trích:Truyện Kiều Nguyễn Du-Ngữ văn 9-Tập 1)
Câu 3(6 điểm)
Hình ảnh ngời nông dân qua hai tác phẩm Lão Hạc( Nam Cao) và Làng
( Kim Lân).
Hết
(Lu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
Phòng GD&ĐT LâmThao
Hớng dẫn chấm thi
chọn đội tuyển HSG lớp 9 dự thi Học
sinh giỏi cấp Tỉnh
Môn Ngữ văn


Năm học 2010-2011
Câu 1( 2đ) .H/s cần thực hiện các yêu cầu sau:
+Về hình thức ( 0,5 đ): là 1 đoạn văn( không quá 15 dòng)
+Về nội dung:
-Giải thích đợc ý nghĩa câu nói( 0,25 đ): Khẳng định tình yêu thơng cha mẹ là tình
cảm cao đẹp nhất, phê phán những kẻ không biết trân trọng, gìn giữ tình cảm đó.
-Khẳng định đó là một quan niệm sống đúng đắn( 0,75đ): Cha mẹ là ngời sinh thành,
chịu bao vất vả, khó khăn để nuôi dỡng mỗi chúng ta trởng thành cả về thể xác lẫn
tâm hồn. Cha mẹ luôn dành cho mỗi ngời con những gì đẹp đẽ nhất Tình cảm với
cha mẹ, gia đình là cội nguồn của những tình cảm lớn lao khác: tình yêu quê hơng, đất
nớc, lòng nhân ái
-Thể hiện tình yêu thơng đó bằng những việc làm cụ thể, thiết thực: chăm ngoan, học
giỏi, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu ( 0,25 đ)
-XH cần phê phán những đứa con bất hiếu, ngợc đãi cha mẹ ( 0,25 đ).
Câu 2( 2đ): H/s trình bày thành một đoạn văn theo qui trình T-P-H đảm bảo các ý cơ
bản sau:
-Cảm nhận về nghệ thuật( 1đ):
+Sử dụng từ láy: bát ngát( cùng với nghệ thuật đối: cát vàng/ bụi hồng; cồn
nọ/dặm kia)-> gợi khoảng không gian mênh mông, vô định-> H/ả lầu Ngng Bích trở
nên nhỏ bé, chơi vơi, gợi cảm giác rợn ngợp .
+Sử dụng từ láy bẽ bàng kết hợp với hình ảnh mây sớm đèn khuya -> gợi tả tâm
trạng xót xa, tủi hổ, nhục nhã của nàng Kiều nh kéo dài trong thời gian vô tận( hết
đêm sang ngày, hết ngày này sang ngày khác) triền miên không dứt.
-Cảm nhận về Nội dung( 1đ):
+ Bộc lộ tâm trạng đau khổ, tủi nhục của Thúy Kiều khi bị giam hãm tuổi xuân ở lầu
Ngng Bích, khi dự cảm những bất hạnh sắp đến với cuộc đời mình.
+Thể hiện tấm lòng nhân đạo của ND: đồng cảm với cảnh ngộ và nỗi lòng của n/v
Câu 3( 6điểm)
Yêu cầu chung:
+Về kĩ năng: H/s xác định đúng kiểu bài Nghị luận về nhân vật VH, biết xác lập hệ

thống luận điểm, luận cứ phù hợp, lập luận chặt chẽ, biết phân tích và bình dẫn chứng
sâu sắc.
+Về kiến thức: H/s làm rõ hình ảnh ngời nông dân ở hai giai đoạn lịch sử: trớc CM
tháng Tám và thời kì KCCP với những điểm chung và nét riêng độc đáo.
Yêu cầu cụ thể:
a/Mở bài:
-Giới thiệu chung về đề tài ngời nông dân trong các tác phẩm VHHĐ
-Nêu Lđ: Hình ảnh ngời nông dân qua 2 tác phẩm: Lão Hạc( NC) và Làng(KL)
b/Thân bài
b1-Khái quát về h/ả ngời nông dân trong hai tác phẩm
-Giải thích: Nông dân là những ngời làm nông nghiệp, là tầng lớp đông đảo nhất, bị áp
bức bóc lột nặng nề nhất trong XHTDPK xa, là một trong 2 lực lợng nòng cốt của CM
trong thời kì KCCP và CM sau này.
-Hoàn cảnh ra đời của 2 tp
+Lão Hạc là truyện ngắn hiện thực xuất sắc gđ 30-45, ra đời trong thời kì XHTDPK,
ngời nông dân chịu nhiều áp bức, bóc lột.
+Làng-ra đời trong thời kì đầu KCCP, ngời nông dân đợc giải phóng khỏi sự áp bức,
tham gia vào PTCM tự giác.
b2-Hình ảnh ngời nông dân trong 2 tác phẩm đều mang những nét chung, mang vẻ
đẹp truyền thống của ngời nông dân VN
+Chăm chỉ, cần cù lao động:
-Lão Hạc: già mà vẫn đi làm thuê, làm mớn để kiếm ăn
-Ông Hai: ở nơi tản c hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ ,tính để
trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào tháng đói , hai vai mỏi nhừ
+Giàu lòng lòng tự trọng, sống trong sạch, lơng thiện.
-Lão Hạc: gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, đỡ phiền hàng xóm, từ
chối hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không
sống bất lơng nh Binh T .
-Ông Hai: khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc( việc làm tồi tệ hơn cả việc ăn trộm ăn
cắp vì ăn trộm ăn cắp ngời ta còn thơng .còn là Việt gian thì ng ời ta căm ghét cứ

cho mỗi đứa một nhát)-> cảm thấy đó là điều nhục nhã, rít lên Chúng bay ăn
miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nớc .-> Ông
nhận thức đó là những việc làm trái với lơng tâm, trái đạo lí .nên ông cảm thấy xấu
hổ, nhục nhã vì mình cũng là ngời của làng, chịu tiếng nhơ nhuốc ấy.
b3- Tuy vậy, hình ảnh ngời nông dân trong hai tác phẩm vẫn mang những nét riêng, vẻ
đẹp riêng của mỗi giai đoạn lịch sử
*Nét riêng về cảnh ngộ, cuộc sống:
-Lão Hạc là hình ảnh ngời nông dân sống trớc thời kì CMT8: cuộc sống bất hạnh, đau
khổ, không có lối thoát
( khổ vì nghèo túng, vì cô đơn, vì bị dồn đến đờng cùng phải kết thúc cuộc đời bằng bả
chó .D/c )
-Ông Hai là ngời nông dân sống trong thời kì KCCP: cuộc sống của ông gắn liền với
không khí khẩn trơng, dồn dập, náo nức của dân làng tham gia k/ chiến: đào đờng,
đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, của cả nớc với những chiến thắng kẻ thù liên tiếp :em nhỏ
cắm cờ lên Tháp Rùa, đội nứ Trng Trắc bắt sống quan hai, chỗ này giết đợc năm Pháp
với hai Việt gian
*Nét riêng về phẩm chất, tính cách
-Lão Hạc nổi bật với phẩm chất giàu tình yêu thơng con:
+ Lão xót xa khi con phải đi mộ phu, lão nhớ con da diết( đếm từng ngày, tính từng
giờ mong con về Bố cậu lâu lắm không có th về đi có lẽ đến ba năm hơn ba
năm ngót bốn năm
+Đỉnh điểm của lòng yêu thơng con chính là lão sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, sống
vì con và chết vì con
( Lúc sống: lão kiên quyết giữ mảnh vờn cho con vì nó là tơng lai, hạnh phúc của con
ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một
sào , nhờ ông giáo viết văn tự giữ vờn .; Lão buộc phải chọn cái chết cũng là để
giữ vờn cho con. Lão chết bằng bả chó, chứ không sống bất lơng nh Binh T, cũng là để
giữ tiếng thơm cho con.)
-Cũng thể hiện tấm lòng nhân ái, nhng Kim Lân xây dựng hình ảnh ông Hai có tình
yêu làng, yêu nớc sâu sắc.

+Đau khổ, day dứt, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
( Khi mới nghe tin: bất ngờ, choáng váng cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân ; về
đến nhà: nớc mắt giàn ra, kiểm điểm từng ngời, cực nhục cha, ai ngời ta chứa -
> dằn vặt, day dứt. Những ngày sau đó chỉ quanh quẩn ở nhà, lúc nào cũng nghe
ngóng, nơm nớp >khổ tâm, tủi nhục. Khi mụ chủ đuổi khéo-> tuyệt vọng biết đi
đâu bây giờ ->trò chuyện với con để củng cố niềm tin trong mình về CM, về Đảng,
Bác )
+Hạnh phúc, sung sớng khi tin đó đợc cải chính( mua quà cho con, khoe về việc Tây
đốt nhà )
-> Tình yêu làng gắn với lòng trung thành với Đảng, với CM ->với lòng yêu nớc
=>Phẩm chất của ngời nông dân thời kì sau CMT8 đợc thể hiện cao đẹp hơn, lớn lao
hơn: không chỉ bó hẹp trong phạm vi tình cảm gia đình, tình cảm cá nhân mà đợc mở
rộng trong mối quan hệ với nhân dân, với đất nớc-> khẳng định ngời nông dân trong
KC đợc giác ngộ CM, có nhận thức chính trị sâu sắc.
Đánh giá: -Về nghệ thuật: mỗi t/g có cách thức xây dựng nhân vật khác nhau( Nam
Cao XD n/v chủ yếu thông qua diễn biến nội tâm; Kim Lân XD n/vật bằng cách đặt
trong những tình huống khác nhau
-Về nội dung: Qua 2 tp-> sự phát triển của hình tợng ngời nông dân trớc
và sau CM-> Cái nhìn nhân đạo của Nam Cao và cái nhìn hiện thực của Kim Lân khi
cùng XD h/ả ngời ND.
c-Kết bài
-Khẳng định ý nghĩa hình ảnh ngời ND qua 2tp: vừa mang vẻ đẹp truyền thống của
CNVN vừa mang nét đẹp riêng của mỗi thời đại.
Biểu điểm:
+Hình thức( 1đ): Trình bày sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, bố cục rõ
ràng.
+Nội dung( 5đ) MB, KB: Mỗi phần 0,5đ; TB: 4đ( Phần b1: 0,25đ; b2: 1đ; b3: 2,5 đ,
Đgiá: 0,25đ)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×