Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 202 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo




Trờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dânTrờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dân












TRầN Tú KHáNH



CHíNH SáCH PHáT TRIểN KINH Tế TRANG TRạI
THEO HƯớNG BềN VữNG TRÊN ĐịA BàN TỉNH NGHệ AN





Chuyên ngành: khoa học qu
Chuyên ngành: khoa học quChuyên ngành: khoa học qu
Chuyên ngành: khoa học quản lý
ản lýản lý
ản lý


Mã số: 62
Mã số: 62Mã số: 62
Mã số: 62

34
34 34
34 04 10
04 1004 10
04 10
































Ngời hớng dẫn khoa học
:

1. PGS.ts. mai văn bu

2. gs.TS. hoàng văn hoa



Hà nội, năm 2015




i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo
hướng dẫn khoa học, các cơ quan, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến hai thầy giáo hướng dẫn
khoa học, PGS.TS. Mai Văn Bưu và GS.TS. Hoàng Văn Hoa, đã luôn
dành sự nhiệt tình, tâm huyết và định hướng cho tôi trong suốt cả quá
trình nghiên cứu, hoàn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học
Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã trực tiếp giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu về nội
dung Luận án và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Trường Đại học Vinh, Sở NN & PTNT tỉnh Nghệ An và các cơ quan, các
chủ trang trại tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn, cung cấp tư liệu và chia sẻ kinh nghiệm
quý báu.
Cảm ơn Vợ, Con và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời
gian qua./.

Nghiên cứu sinh


Trần Tú Khánh





ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung Luận án tiến sỹ “Chính sách phát
triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
Nghệ An” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, tư liệu đưa ra trong luận án là trung thực, kết quả
nghiên cứu khoa học nêu trong Luận án chưa từng được công bố
trong các công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Nghiên cứu sinh


Trần Tú Khánh


















iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án 2

3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án 9

4. Câu hỏi nghiên cứu 9

5. Đối tượng nghiên cứu 10

6. Phạm vi nghiên cứu 10


7. Phương pháp nghiên cứu 10

8. Những đóng góp mới của luận án 12

9. Kết cấu của luận án 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 14

1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 14

1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại 14

1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 22

1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa
bàn tỉnh 28

1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh 28

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh 29



iv
1.2.3. Một số chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh 31


1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh theo hướng bền vững 39

1.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở một số nước và địa phương trong nước 42

1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở một số nước 42

1.3.2. Kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững ở một số địa phương 47

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững đối với tỉnh Nghệ An 57

Tóm tắt chương 1 61

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN 62

2.1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại ở nước ta thời kỳ đổi mới (từ
năm 1986 đến nay) 62

2.1.1. Đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển kinh tế trang
trại giai đoạn 1988 - 2000 62

2.1.2. Chính sách phát triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến nay 66


2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2000 - 2013 72

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chính sách phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Nghệ An 72

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2000 - 2013 74

2.3. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 83



v
2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh 83

2.3.2. Chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng cho phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh. 85

2.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn tỉnh. 97

2.3.4. Chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang tại nói riêng trên địa bàn tỉnh. 99

2.3.5. Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh. 103

2.3.6. Chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa
các trang trại với tổ chức kinh tế khác 105


2.3.7. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm 107

2.4. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh Nghệ An 113

2.4.1. Đánh giá tính hiệu lực của chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An 113

2.4.2. Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An 115

Tóm tắt chương 2 121

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRANG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN ĐẾN NĂM 2020 122

3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 . 122

3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững 122

3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững đến năm
2020, tầm nhìn 2030 128

3.2.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 131

3.2.4. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 133




vi
3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 134

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững 134

3.3.2. Hoàn thiện các chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng đối với phát triển kinh
tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh 139

3.3.3. Hoàn thiện chính sách nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng. 145

3.3.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
trang trại 150

3.3.5. Hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang
trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác 152

3.3.6. Hoàn thiện chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại 156

3.3.7. Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực
phẩm của kinh tế trang trại 158

KẾT LUẬN 161

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 164


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165

PHỤ LỤC









vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AseanGAP : Quy trình sản xuất tốt cho rau quả tươi trong khu vực Asean
CNH : Công nghiệp hóa
CP : Chính phủ
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng Nhân dân
FAO : Tổ chức nông - lương của Liên Hợp Quốc
GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GlobalGAP : Tiêu chuẩn thực hành tốt nông nghiệp toàn cầu
HACCP : Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá an toàn thực phẩm
HTX : Hợp tác xã

KH, CN & MT : Khoa học, Công nghệ và Môi trường
KH & CN : Khoa học và Công nghệ
NCS : Nghiên cứu sinh
NĐ : Nghị định
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NN&PTNT : Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
NQ : Nghị quyết
QĐ : Quyết định
RVAC : Rừng, vườn, ao, chuồng.
TCTK : Tổng cục Thống kê
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
UBND : Ủy ban Nhân dân
VAC : Vườn, ao, chuồng
VietGAP : Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP
1. Bảng:
Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu trang trại ở Nghệ An phân theo huyện, thị xã giai
đoạn 2000 - 2013 78

Bảng 2.2: Diện tích đất bình quân của trang trại ở Nghệ An phân theo loại hình và
mục đích sử dụng, năm 2012 87

Bảng 2.3: Thực trạng đất đai và nguồn gốc đất đai của trang trại ở Nghệ An năm
2013 88


Bảng 2.4: Vốn đầu tư của các trang trại ở Nghệ An năm 2005 và 2010 90

Bảng 2.5: Quy mô vốn của trang trại ở Nghệ An tính bình quân phân theo lĩnh
vực sản xuất năm 2012 91

Bảng 2.6: Đánh giá của chủ trang trại ở Nghệ An về cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn 95

Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của trang trại ở Nghệ An khi vay vốn kinh doanh 96

Bảng 2.8: Trình độ học vấn của chủ trang trại ở Nghệ An, năm 2013 98

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn thông tin kĩ thuật sản xuất của trang trại ở Nghệ An phân
theo lĩnh vực sản xuất 102

Bảng 2.10: Mức độ khó khăn của trang trại ở Nghệ An trong tiêu thụ các loại sản
phẩm 105

Bảng 2.11: Tỷ lệ trang trại ở Nghệ An đã thực hiện tốt bảo vệ môi trường 110

Bảng 2.12: Nguyên nhân trang trại ở Nghệ An chưa thực hiện tốt bảo vệ môi
trường 111

2. Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Số lượng trang trại ở Nghệ An phân theo loại hình, giai đoạn 2000 -
2013 75

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2011 76

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các loại hình trang trại ở Nghệ An năm 2013 77


Biểu đồ 2.4: Giá trị sản lượng của kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2003 - 2013 80



ix
Biểu đồ 2.5: Giá trị sản lượng bình quân/ trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2003 - 2013 81

Biểu đồ 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh tính bình quân của các loại hình trang
trại ở Nghệ An năm 2012 82

Biểu đồ: 2.7: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013 89


3. Hình:
Hình 1: Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững 11

Hình 3.1: Tổ chức mối quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ và trang trại 154


4. Hộp:
Hộp 2.1: Hình thành chuỗi sản xuất liên kết trong nông nghiệp 69











1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh
mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại [10]

. Sự phát
triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở
mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung
du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp
phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại
là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay.
Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng của khu vực Bắc miền Trung, có
địa hình đa dạng và có điều kiện để phát triển trang trại quy mô lớn với nhiều loại
sản phẩm đa dạng. Bờ biển dài và nhiều cửa lạch với 3.500 ha nước lợ, có khả năng
phát triển các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Theo đánh giá của các nhà địa lý và
nông học, điều kiện tự nhiên của Nghệ An tuy khắc nghiệt nhưng có nhiều loại cây
trồng, vật nuôi được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có giá trị kinh tế
cao, phù hợp để phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để khai thác một cách hiệu quả những lợi thế này.
Mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện ở
Nghệ An từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Nghệ
An đã phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, kinh

tế trang trại ở Nghệ An phát triển chưa bền vững, chủ yếu còn mang tính tự phát.
Có nhiều nguyên nhân làm cho kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An
phát triển chưa bền vững, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chính sách phát triển
kinh tế trang trại còn nhiều vấn đề bất cập: hệ thống chính sách chưa đồng bộ, khó
áp dụng vào thực tiễn, việc tổ chức thực thi và đánh giá chính sách được kịp thời,
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế trang
trại nói chung, kinh tế trang trại ở Nghệ An nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có





2
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách phát triển bền
vững kinh tế trang trại Nghệ An. Một số công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên các giải
pháp phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên hầu như các công trình này chưa tập trung
đi sâu phân tích, đánh giá về chính sách và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển
bền vững kinh tế trang trại trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách phát
triển bền vững kinh tế trang trại ở Nghệ An là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và giá trị
thực tiễn. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án
2.1. Ngoài nước
Phát triển kinh tế trang trại có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giai
đoạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn
và hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại và xây dựng các mô hình kinh tế
trang trại đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý ở các nước trên thế giới.
Trên thế giới, các trạng trại sản xuất nông nghiệp kiểu TBCN đã được hình

thành từ rất sớm, cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp từ giữa thế
kỷ XVIII. Dần dần, mô hình kinh tế trang trại đã trở thành một hình thức tổ chức
sản xuất có hiệu quả trong nông - lâm - ngư nghiệp ở hầu hết các nền kinh tế trên
thế giới. Tuy nhiên, mỗi nước có hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp với các
loại hình trang trại khác nhau. Vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế nông
nghiệp hàng hóa, trang trại luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, nhà quản lý, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nhiều tác giả nước
ngoài cũng đã có các công trình nghiên cứu khá công phu về kinh tế trang trại.
Maurice Buckett, trong tác phẩm “Tổ chức quản lý nông trại gia đình”
(1993) đã đề cập đến những nguyên lý cơ bản trong quản lý, điều hành nông trại gia
đình theo mô hình sản xuất hàng hoá. Theo tác giả, quản lý một nông trại về cơ bản
không khác quản lý một doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm trong





3
quá trình sản xuất phụ thuộc khá lớn vào điều kiện tự nhiên và do nông sản thường
nhanh hỏng nên quản lý một nông trại phức tạp hơn rất nhiều so với việc điều hành
một doanh nghiệp công nghiệp. Vì lẽ đó, Maurice Buckett cho rằng, các cơ quan
quản lý, các hiệp hội cần đặc biệt chú trọng công tác đào tạo và huấn luyện về kỹ
năng quản lý cho những người chủ trang trại.
A.A Connugin, trong cuốn “Kinh tế nông trại Mỹ” (Trường đại học kinh tế
TP HCM dịch và xuất bản năm 1990), đã giới thiệu về các mô hình tổ chức nông
trại ở nước Mỹ - quốc gia có nền nông nghiệp hàng hoá thuộc loại phát triển nhất
trên thế giới. Mỗi mô hình tổ chức nông trại, theo tác giả, chỉ phù hợp với những
điều kiện nhất định về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất và mối liên kết với thị
trường. Công trình này đã tổng kết các loại hình nông trại với những đặc điểm trong
tổ chức và quản lý; mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; ưu nhược

điểm trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự tác động của nhà nước đến
sự phát triển của các nông trại. Công trình nghiên cứu A.A Connugin đã tạo cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang
trại ở một số nước. Ngoài công trình trên, A.A. Conungin còn có nhiều công trình
khác về kinh tế trang trại và sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Mỹ.
Một trong những chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về trang trại gia đình ở
Mỹ, Walter Goldschmidt đã nghiên cứu những tác động của các trang trại nhỏ đối
với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Giaoquin, California (Mỹ), năm 1940.
Walter cho rằng: “Những cộng đồng nông nghiệp gần các thành phố mà ở đó tập
trung các trang trại tập thể quy mô lớn đã chết dần chết mòn”. Sở dĩ xảy ra tình
trạng này là vì tại những khu vực này, các khoản thu nhập kiếm được từ hoạt động
nông nghiệp đã bị rút ra khỏi khu vực nông thôn để đầu tư vào các xí nghiệp công
nghiệp tại các thành phố, chính điều này đã giết chết khu vực nông thôn. Trong khi
đó tình hình hoàn toàn khác tại các thành phố được bao quanh bởi các trang trại gia
đình quy mô nhỏ, thu nhập của trang trại này “chủ yếu lại được chu chuyển giữa các
cơ sở kinh doanh ngay trong địa phương”. Chính điều này đã tạo ra việc làm và sự
thịnh vượng cho cộng đồng dân cư nông thôn tại các khu vực đó.





4
Các nghiên cứu của Miguel A. Altieri, Walter Goldschmidt, Maurice Buckett
về kinh tế trang trại ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đã rất nhấn mạnh đến tính bền
vững của kinh tế trang trại. Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm ở nhiều nước hiện
nay. Các nghiên cứu nêu trên đã chứng minh rằng, ở những nơi trang trại gia đình
quy mô nhỏ phát triển mạnh, thì ở đó, trang trại phát triển bền vững hơn. Ở Mỹ, các
trang trại nhỏ đóng góp 17% đất đai của họ để trồng rừng, trong khi các trang trại
lớn chỉ có 5%. Các trang trại nhỏ sử dụng hiệu quả tốt hơn đất đai của họ cao hơn

trong phong trào “Sử dụng hiệu quả đất đai”, bao gồm phủ xanh đất trống và sử
dụng phân xanh.
Trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã có một số
công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại. Đối với các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam, FAO đã triển khai nhiều dự án nhằm góp phần phát triển kinh tế
trang trại, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, kết hợp
phát triển trang trại với xóa đói giảm nghèo,
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở các nước Tây Âu,
châu Á và các vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu đã
phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở một số nước như: số lượng, quy
mô và cơ cấu; mô hình trang trại và phương thức điều hành sản xuất; vốn, tư liệu
sản xuất khác và nguồn lao động; hướng kinh doanh và thu nhập của các trang trại;
thị trường đầu vào, đầu ra của các trang trại, về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại
gia đình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các
yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Đây là những tài liệu
có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt
Nam nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng.
2.2. Trong nước
Kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường thực sự
phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nước
ta. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và quản lý ở trung ương
và địa phương đã bước đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại.





5
Từ cuối những năm 1990, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như một số cơ
quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu nghiên cứu, tổng kết về

kinh tế trang trại. Báo cáo tổng kết của Bộ NN&PTNT năm 1999 về tình hình phát
triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh, thành phố đã đánh giá tương đối toàn diện thực
trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1999. Báo cáo cho
rằng đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với xu
hướng phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các tỉnh, thành
phố, Bộ NN&PTNT đã đề ra một số chính sách về phát triển kinh tế trang trại: tạo
điều kiện về đất sản xuất, vốn tín dụng ưu đãi và chuyển giao tiến bộ khoa học công
nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại.
Sau khi có định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, mô hình kinh tế
trang trại đã phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc và các
tỉnh khu vực Tây nguyên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện, tập trung
giải quyết những khó khăn vướng mắc, cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại.
GS.TS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên
cứu “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống kê (1998) đã nhấn mạnh hiệu
quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh
tế trang trại ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở
sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ
lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí
chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng
nông thôn, miền núi.
Cũng cùng quan điểm đó, trong công trình nghiên cứu: “Phát triển kinh tế
hợp tác và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam” (năm 2000), tập thể tác giả thuộc
Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước
trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế trang trại. Người dân chuyển từ sản xuất nhỏ
lẻ, tự cung - tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại, không chỉ
cần vốn, khoa học - công nghệ, thị trường mà còn cần kỹ năng tổ chức sản xuất.






6
Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000,
(GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm), là công trình nghiên cứu công phu và
đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Đề tài đã đề xuất
một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường,
về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế
biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của
đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn
Đình Hương làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000).
Từ năm 2000 đến nay, một số trường đại học, viện nghiên cứu và các địa
phương đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về kinh tế trang trại. Từ năm
2005 đến năm 2006, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chủ trì đề tài cấp Bộ
(PGS.TS. Phạm Hồng Chương làm chủ nhiệm): “Nghiên cứu phát triển mô hình
kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình”, nghiệm thu năm 2007. Đề tài đã đề xuất các
giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình.
Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang, nghiên
cứu đề tài cấp Bộ trọng điểm (PGS.TS. Phạm Văn Khôi làm chủ nhiệm): “Nghiên
cứu các mô hình phát triển bền vững trang trại vùng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang”,
mã số 2009.06139, TĐ, nghiệm thu năm 2011. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề
lý luận và thực tiễn mô hình phát triển kinh tế trang trại theo hình thức sở hữu, theo
quy mô, theo phương hướng kinh doanh và trình độ công nghệ. Đề tài đã đề xuất hệ
thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính phát triển bền
vững của các trang trại ở vùng cây ăn quả của tỉnh Bắc Giang trong quá trình đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tại Trường Đại học Ngoại thương, đề tài cấp Bộ về “Kinh tế trang trại và
những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp





7
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” đã được tổ chức nghiên cứu
và nghiệm thu năm 2004 (đề tài do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm).
Các công trình nghiên cứu kể trên, ngoài việc phân tích những thuận lợi, khó
khăn trong phát triển kinh tế trang trại, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan
quản lý nhà nước và các cấp có thẩm quyền ban hành một số chủ trương, chính sách
thúc đẩy mô hình kinh tế này phát triển.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu gần đây về kinh tế trang trại mới tập
trung chủ yếu vào đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý về phát triển kinh tế trang
trại ở một số địa phương cụ thể, gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa
phương đó, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An cũng đã bước
đầu được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Năm 2010, Trường Đại học Vinh
đã có đề tài cấp cơ sở về phát triển kinh tế trang trại miền Tây Nghệ An. Đề tài đã
bước đầu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại miền Tây Nghệ An; phân tích thực trạng kinh tế trang trại miền Tây Nghệ
An trong giai đoạn 2005 - 2010 và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang
trại ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, đề tài này chỉ mới đề cập đến kinh tế trang trại
ở một số huyện miền núi Nghệ An và cũng chưa có điều kiện điều tra, khảo sát,
đánh giá toàn diện về phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngoài ra, một số cơ quan ở tỉnh Nghệ An như: Cục Thống kê, Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở NN&PTNT, một số huyện, thị xã, các trung tâm khuyến nông,

.v.v., cũng đã bước đầu thống kê, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại
trên địa bàn tỉnh.
2.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
và kho
ảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận án
Theo sự tiếp cận tài liệu và nhận thức của NCS, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu ở nước ngoài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng bộ về chính
sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt Nam. Một số công trình nghiên





8
cứu của các nhà khoa học nước ngoài cũng đã đề cập đến sự phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tác giả nước
ngoài nào nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở Việt
Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Ở trong nước, như đã phân tích ở trên, cho đến nay, đã có khá nhiều cơ quan
khoa học, cơ quan quản lý và các nhà khoa học ở nước ta nghiên cứu về kinh tế
trang trại trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế trang trại cũng đã trở thành chủ đề nghiên
cứu của một số đề tài nghiên khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh và luận văn thạc sỹ. Các
công trình nghiên cứu này có đặc diểm chung là:
+ Rất ít có công trình nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về kinh tế
trang trại trên phạm vi cả nước. Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu, có thể nói là công trình nghiên
cứu đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam, được thực hiện từ năm 1999 đến năm
2000. Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 15 năm kể từ khi hoàn thành đề tài này, ở
nước ta hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá, tổng kết một cách đầy

đủ, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
+ Một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá khá toàn diện về kinh
tế trang trại, nhưng mới chủ yếu đề cập đến kinh tế trang trại ở một địa phương, một
vùng cụ thể. Mặt khác, các công trình này cũng chủ yếu tập trung đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại nói chung, ít chú ý đến sự
phát triển bền vững và chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại.
+ Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ cả
về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại. Một số
chính sách về kinh tế trang trại đã được nghiên cứu, công bố trên các tạp chí khoa
học, nhưng mới chỉ đề cập đến những chính sách riêng lẻ, cụ thể (như chính sách tín
dụng, chính sách đất đai, chính sách thị trường).
+ Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế
trang trại tỉnh Nghệ An nhưng cũng chủ yếu ở phạm vi huyện hoặc vùng và chủ yếu là





9
phân tích định tính. Một số đề tài, bài viết chưa dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát
toàn diện về kinh tế trang trại trên địa bàn toàn tỉnh và chưa đề cập nhiều đến chính
sách phát triển bền vững kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An. Vì vậy cho đến nay, vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về
chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
Mục tiêu nghiên cứu luận án là: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Xác định khung lý luận nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020,
tầm nhìn 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra như đã nêu ở trên, đề tài luận án trả lời các
câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững có những đặc trưng gì ?
- Nội hàm của chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại và các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển bền vững kinh tế trang trại ?
- Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững và khả năng vận dụng đối với Nghệ An ?
- Kết quả phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2000 - 2013 ?
- Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây ?
- Cần hoàn thiện nội dung chính sách nào để kinh tế trang trại trên địa bàn
tỉnh Nghệ An phát triển theo hướng bền vững ?





10
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận án nghiên cứu các chính sách
phát triển kinh tế trang trại, bao gồm cả các chính sách của Đảng và Nhà nước và
các chính sách, biện pháp cụ thể của tỉnh Nghệ An cũng như việc vận dụng chính

sách của Trung ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững được Luận án nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Quy hoạch phát triển
kinh tế trang trại, chính sách đất đai, tín dụng phục vụ phát triển kinh tế trang trại,
đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hợp tác liên kết, chính sách về
thị trường và chính sách bảo vệ môi trường.
Luận án chỉ nghiên cứu nội dung các chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững, bao gồm tổng thể chính sách và các chính sách bộ phận,
không nghiên cứu quy trình chính sách.
Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm vùng đồng bằng
ven biển và vùng trung du miền núi; các loại hình trang trại bao gồm: trang trại
trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại lâm nghiệp
và trang trại tổng hợp.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2000, chủ yếu là từ năm 2006 đến năm
2013; các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh với góc độ là công cụ để phát triển kinh tế trang trại bền vững,
bởi vậy mục tiêu phát triển kinh tế trang trại bền vững là thước đo để đánh giá chính
sách. Chính sách phát triển kinh tế trang trại là một hệ thống bao gồm nhiều chính






11
sách bộ phận, mỗi chính sách có mục tiêu chung là thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh, đồng thời đều có mục tiêu riêng, cụ thể.
Luận án nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
vững cả trên góc độ tổng thể chính sách và góc độ cụ thể từng chính sách bộ phận.
Phần đề xuất hoàn thiện cũng theo góc độ đó.
7.2. Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền
v
ững

Hình 1: Khung nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững

7.3. Các phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp khác.
Sử dụng các phương pháp này, luận án tổng hợp, phân tích các thông tin, số
liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, các công trình nghiên cứu đã công
bố. Nguồn thông tin, số liệu này được thu thập từ các sách, tạp chí, công trình
nghiên cứu khoa học đã được công bố; chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển
phát triển kinh tế trang trại; việc thực hiện chính sách của tỉnh Nghệ An về phát
triển kinh tế trang trại từ năm 2000 đến năm 2013.v.v.
Để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách có căn cứ khoa
Các yếu tố
ảnh hưởng:

- Yếu tố thuộc về
Nhà n
ước, chính

quyền;
- Y
ếu tố thuộc về
trang trại;
-Y
ếu tố khác;
Các chính sách:

- Chính sách quy hoạch kế hoạch;
- Chính sách
đất đai, đầu tư, tín dụng;
- Chính sách
đào tạo nguồn nhân lực;
- Chính sách nghiên c
ứu, ứng dụng
ti
ến bộ khoa học công nghệ;
- Chính sách th
ị trường tiêu thụ;
- Chính sách h
ợp tác liên kết;
- Chính sách b
ảo vệ môi trường sinh
thái và v
ệ sinh an toàn thực phẩm.
Mục tiêu chính sách:

- Phát triển kinh tế;
- Phát tri
ển xã hội;

- B
ảo vệ môi trường sinh
thái và an toàn th
ực phẩm;





12
học, luận án đặc biệt chú trọng đến phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
Luận án đã điều tra 200 trang trại trên địa bàn 4 huyện, đại diện cho các vùng
(vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao
gồm: huyện Quỳnh Lưu, huyện Yên Thành, huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp.
Trung bình mỗi huyện điều tra 50 trang trại, bao gồm các loại hình trang trại [7]
trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại
lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp.
Luận án đã phỏng vấn một số chủ trang trại nhằm nắm bắt rõ hơn thực trạng,
điều kiện sản xuất, kinh doanh của trang trại, nguyện vọng và ý kiến của cá nhân
chủ trang trại; phỏng vấn một số cán bộ quản lý ở cấp xã, huyện và cấp tỉnh về thực
trạng và triển vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để phát triển
kinh tế trạng trại theo hướng bền vững ở Nghệ An.
Nội dung điều tra, phỏng vấn gồm: đặc điểm của các hộ điều tra (trình độ
học vấn, tuổi chủ trang trại, giới tính của chủ trang trại, tổng số nhân khẩu, lao động
của trang trại); đầu vào của kinh tế trang trại (đất đai, lao động, cơ sở vật chất); đầu
ra của trang trại (khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất của trang trại); hệ thống các
chính sách đã được thực hiện ở các trang trại.
Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn, luận án tiến hành xử lý số
liệu theo chương trình SPSS. Phương pháp tổng hợp chủ yếu là phân tổ thống kê
các trang trại theo quy mô, theo địa bàn, theo các hình thức tổ chức sản xuất. Kết

quả xử lý số liệu dựa trên điều tra khảo sát và phỏng vấn đã được luận án sử dụng
để phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển kinh tế trang trại
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
8. Những đóng góp mới của luận án
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.
2. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về chính sách
phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với Nghệ An.





13
3. Phân tích thực trạng các chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng
bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
4. Luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng, mục tiêu tổng quát, mục
cụ thể về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ
An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế
trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Hoàn
thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện chính sách đất đai, đầu tư, tín
dụng; hoàn thiện chính sách đào tạo ngưồn nhân lực cho kinh tế trang trại; hoàn
thiện chính sách nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho kinh tế trang
trại; hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang
trại; hoàn thiện chính sách hợp tác, liên kết giữa các trang trại với cơ sở kinh tế
khác; hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận án được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển
kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế trang trại theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế trang
trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.





14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và nước ta đã cho thấy có nhiều hình
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hình thức sản xuất nông
nghiệp tập trung, quy mô tương đối lớn và gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa
chỉ thực sự bắt đầu cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
Trong tiếng Việt hiện nay, thuật ngữ trang trại và kinh tế trang trại trong
nhiều trường hợp được sử dụng như những từ đồng nghĩa, hay nói cách khác là
trong nhiều trường hợp được sử dụng một cách không phân biệt.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất
cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp. Là hình thức tổ chức cơ sở vì trang trại là đơn vị

trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp cho xã hội và quá trình sản xuất
kinh doanh của trang trại cũng bao gồm tất cả các khâu của quá trình sản xuất - kinh
doanh: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng trang
trại không phải là hình thức tổ chức sản xuất duy nhất trong nông nghiệp. Bên cạnh
trang trại và cùng tồn tại với trang trại, trong nền kinh tế thị trường còn có các hình
thức tổ chức sản xuất khác như hộ gia đình, các hợp tác xã, các hình thức tổ chức
liên kết, hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý
hoặc thuộc sở hữu nhà nước như nông, lâm trường quốc doanh.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết lịch sử phát triển trang trại ở nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới, luận án cho rằng: Trang trại là một trong các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, có mục đích sản xuất hàng
hoá, gắn với thị trường; hoạt động tự chủ; sản xuất được tiến hành trên quy mô





15
ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ
chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao.
Về bản chất có thể sử dụng hai khái niệm này theo nghĩa đồng nhất khi nói
phát triển trang trại hay phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ,
đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Như trên đã nêu, nói trang trại là
nhấn mạnh đến hình thức tổ chức sản xuất, còn nói kinh tế trang trại trại là nhấn
mạnh đến loại hình kinh tế. Như vậy, kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế, để
phân biệt với loại hình kinh tế khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Luận án đồng ý
với quan điểm cho rằng: “Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản
xuất và các quan hệ kinh tế -xã hội nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động
của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là
chủ thể của các quan hệ kinh tế đó” [26].

Khái niệm “kinh tế trang trại” là một thuật ngữ chỉ một loại hình kinh tế,
không chỉ hàm ý đề cập đến mặt kinh tế của trang trại. Với tư cách là một loại hình
kinh tế, kinh tế trang trại bao gồm tổng thể các yếu tố vật chất với các hoạt động
kinh tế - xã hội và các hoạt động này có quan hệ, tác động tới môi trường tự nhiên.
Do vậy, kinh tế trang trại gồm có ba mặt cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất trong khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp, là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất, các quan hệ
kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại. Các yếu tố vật
chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất, tiền vốn và các tư liệu sản xuất khác được
tập trung ở quy mô nhất định nhằm mục tiêu sản xuất hàng hóa. Trong loại hình
kinh tế trang trại, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một
người chủ độc lập; từng trang trại có toàn quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, từ việc quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, kỹ thuật sản
xuất, tổ chức sản xuất đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Về mặt xã hội, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế trong đó có các quan hệ
xã hội đan xen như: quan hệ giữa các thành viên trong trang trại, quan hệ giữa chủ
trang trại và người lao động trong trang trại, quan hệ giữa những người lao động
trong nội bộ trang trại.

×