Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận môn Kinh tế lượng NGHIÊN CỨU VỀ THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG HẰNG NGÀY CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.92 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
HẰNG NGÀY CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
GVHD: Đỗ Hoàng Oanh
Nhóm thực hiện: Nguyễn Thanh An
Nguyễn Nghĩa Đăng
Đỗ Hoàng Phượng
Bùi Thị Thêm
Nguyễn Kim Thuận
TP.HCM, 5/2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc của đất
nước, đời sống xã hội không ngừng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Cùng
với sự phát triển vũ bảo của thế giới công nghệ thông tin, nhu cầu về thông tin liên lạc
ngày càng tăng cao trong đời sống xã hội. Trong đó điện thoại di động lại là một công
cụ thuộc công nghệ thông tin phổ biến và gần gũi với con người hơn hết. Có thể nói
việc phát minh ra điện thoại di động đã làm thay đổi bộ mặt ngành viễn thông, đã hiện
thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng
lưới vô hình và hữu hình trên khắp đất nước.
Điện thoại di động là một trong những thiết bị hữu ích trong những năm gần đây
ở Việt Nam, đối tượng được đề cập sắp tới là sinh viên thì chiếc điện thoại có một vị
trí quan trọng trong đời sống. Nó ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi, gắn liền với
đời sống hằng ngày của sinh viên và gần như không thể thiếu đối với lớp trẻ hiện nay.
Là một vật “bất ly thân” vì nó đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, chi phí đi lại, … Giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách trong các mối
quan hệ với bạn bè, người thân và những người xung quanh, tăng hiệu quả trong việc


học tập cũng như là công việc. Chiếc điện thoại di động ngày nay còn giúp cho sinh
viên có thể kết nối điện thoại với Internet, có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, học trực tuyến,
xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới,… và còn nhiều những tính năng khác
đang được nghiên cứu và sẽ được áp dụng trong tương lai.
Dù điện thoại di động được sử dụng rộng khắp nhưng trong bài nghiên cứu này
chúng ta chỉ nghiên cứu trong một phạm vi xác định là Trường Đại học Ngân Hàng
TP.HCM làm tiêu biểu. Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM là một trong những
trường với số lượng sinh viên đông đảo, là một môi trường sử dụng điện thoại di động
không hề nhỏ, một môi trường tự do và khách quan. Nhu cầu học tập, giải trí, sinh
hoạt, giao lưu của sinh viên trong trường ngày càng nhiều. Việc làm những bài tiểu
luận, thuyết trình, bài tập nhóm cũng như liên lạc giao lưu giữa các đội nhóm, các câu
lạc bộ, tham gia các phong trào thiết thực và bổ ích trong và ngoài trường của các sinh
Trang | 2
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
viên Ngân Hàng là thường xuyên nên thời gian bỏ ra cho điện thoại di động của các
sinh viên này ngày càng đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong toàn bộ thời gian
học tập và làm việc.
Với sự tiện ích và cần thiết mà điện thoại di động mang lại nói trên, nhóm em
quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu về thời gian sử dụng điện thoại di động hằng
ngày của sinh viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM”. Mong rằng đề tài nghiên cứu này
sẽ đem lại một cái nhìn thiết thực cho các bạn sinh viên về thời gian bỏ ra cho điện
thoại di động ngày nay có tác động tích cực hay tiêu cực, ảnh hướng đến những yếu tố
xung quanh như thế nào, qua đó giúp phân bổ thời gian sử dụng điện thoại ngày càng
hợp lý, khoa học và mang lại hiệu quả cao trong học tập cũng như công việc sau này.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Nghiên cứu về thời gian
Thời gian là một thứ rất khó để định nghĩa. Từ "thời gian" có trong tất cả các
ngôn ngữ của loài người. Định nghĩa về thời gian là một định nghĩa khó nếu phải cắt
nghĩa chính xác. Đa số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời
gian trôi", và do đó dứt khoát phải có một cách hiểu chung nhất.

Thời gian là một thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể.
Các nhà triết học đúc kết rằng thế giới vận động không ngừng (luôn vận động). Để xác
định thời gian, người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính
lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con
lắc, sự tự quay của trái đất hay sự biến đổi của mặt trời trên bầu trời, sự thay đổi hình
dạng của mặt trăng, hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó
đi được, sự biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một vật. Ngay trong đời sống hằng
ngày việc cân đo đong đếm thời gian chính xác cũng mang lại khó khăn. Việc nghiên
cứu sự vận động của thời gian xung quanh một vật chất cụ thể là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ quá khứ đến hiện tại và
tương lai. Hay nói cách khác thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô. Nó luôn luôn
gắn với mọi vật, không trừ vật nào. Thời gian gắn với từng vật là thời gian riêng, và
thời gian riêng thì có thể khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của vật.
Trang | 3
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
Thời gian của vật này có thể ảnh hưởng đến vật khác hoặc các yếu tố vật chất và
phi vật chất cũng có ảnh hưởng nhất định đến thời gian.
Đặc điểm của thời gian :
- Vô hình, rất khó kiểm soát
- Không đồng nhất, thay đổi theo tâm trạng hay hoạt động của con người
- Không thể tách rời vì không có hoạt động nào mà không tồn tại trạng thái
thời gian trong đó
- Không thể dự trữ , thời gian chỉ đi tới , không thể níu giữ hay thay đổi dòng
chảy thời gian
- Có thể ước lượng nhưng không thể xác định chính xác
Ở bài nghiên cứu này, chúng ta đề cập đến thời gian sử dụng một chiếc điện thoại
di động của các sinh viên. Thời gian được nghiên cứu là thời gian gắn liền với một
chiếc điện thoại, là thời gian riêng mà một người sinh viên dành cho chiếc điện thoại
của anh/chị ta trong một ngày. Thời gian này được nghiên cứu bằng cách sử dụng ước
lượng từng khoảng giữa các cá nhân khác nhau.

1.1. Thời gian sử dụng điện thoại di động là như thế nào ?
Là khoảng thời gian dùng để thực hiện các thao tác trên điện thoại di động nhằm
phục vụ các nhu cầu của người sử dụng như liên lạc, đối thoại, tìm kiếm, trao đổi
thông tin, học tập, giải trí, sinh hoạt,…
Khoảng thời gian đó có thể là khoảng thời gian nhàn rỗi, người sử dụng sẽ có
nhu cầu sử dụng điện thoại cho mục đích vui chơi giải trí như chơi games, các ứng
dụng, chụp ảnh, xem phim, nghe nhạc, lướt web, đọc tin tức, tham gia các diễn đàn
mạng, các trang mạng xã hội, yahoo,…
Cũng có thể thời gian sử dụng điện thoại là khoảng thời gian dùng để làm việc,
học tập. Người sử dụng có nhu cầu trao đổi, liên lạc với các đối tác, các nhân viên, bạn
bè, người thân,
Đối với học sinh sinh viên thì có thể là khoảng thời gian để trao đổi, liên lạc với
bạn bè về học tập, sinh hoạt, vui chơi, với người thân gia đình,…
1.2. Thế nào là thời gian rãnh rỗi ?
Trang | 4
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
“Thời gian rảnh rỗi của một người là khoảng thời gian mà người đó không có việc
để làm hoặc không biết phải làm gì”.
Những khoảng thời gian rảnh rỗi có thể là: lúc chờ xe hoặc đợi ai đó, lúc hoàn
thành xong một công việc trong ngày trước thời gian dự định mà bạn không vội phải
làm công việc tiếp theo, lúc đang làm một việc mà không đòi hỏi phải tập trung nhiều,
lúc bạn không thể thực hiện được kế hoạch như đã định trước vì lý do bất khả kháng
(ví dụ như thời tiết thay đổi), lúc dưỡng bệnh, …
2. Các yếu tố ảnh hưởng xung quanh thời gian sử dụng điện thoại di động
2.1. Điện thoại di động là gì ?
Theo từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Phê: “Điện thoại di động là điện
thoại vô tuyến loại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở
thuê bao.”
Luồng thông tin của điện thoại di động chủ yếu là dựa vào mạng lưới thông tin
xung quanh nó, mỗi mạng lưới có một trạm cơ sở để điều khiển những thông tin trong

mạng, mỗi một trạm cơ sở lại được kết nối với tổng đài điện thoại. Với những tính
năng ưu việt là sử dụng thuận tiện, linh hoạt, cơ động, các máy điện thoại di động càng
ngày càng nhỏ gọn, hiện đại, thích hợp với nhiều tính năng hữu ích như nhắn tin có
hình ảnh, truy cập Internet, nghe nhạc, chơi games, Camera, Wi-Fi, Bluetooth, chức
năng quản lý ( Đồng hồ báo thức, lịch (calendar), máy tính cá nhân (calculator), sổ ghi
chú (notepad), đồng hồ, đồng hồ đếm ngược ), hỗ trợ thẻ nhớ, quay số bằng giọng
nói, ghi âm, … càng làm tăng tính hấp dẫn và thu hút người mua cũng như người sử
dụng chúng.
Việc tăng khả năng sử dụng điện thoại cho người tiêu dùng kéo theo thời gian
dành cho việc sử dụng dài ra, ảnh hưởng và chi phối trực tiếp khoảng thời gian xung
quanh của con người. Tuy nhiên ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực vẫn
còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Các yếu tố tồn tại bên ngoài điện
thoại cũng phần nào tác động đến suy nghĩ và mục đích sử dụng của người sử dụng
chúng: đối tượng liên lạc thường xuyên , chi phí, kết nối mạng, … một cách rõ ràng
hơn các yếu tố tình cảm, may rủi, thời tiết khiến lượng thời gian bỏ ra cho điện thoại
của con người thay đổi một cách tất yếu.
Trang | 5
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
2.2. Đối tượng liên lạc thường xuyên
Đối tượng liên lạc thường xuyên là những người có sự giao tiếp lặp đi lặp lại
nhiều lần trong thời gian nhất định dựa trên cơ sở thực hiện các mục đích khác nhau
với chủ thể liên lạc như các thành viên trong một gia đình, bạn bè, thầy cô, người yêu,
đối tác của công việc của hoạt động kinh doanh sản xuất, …
Đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng, đối tác liên lạc thường xuyên là
cha mẹ, người thân, bạn bè cùng lớp, trường, thầy cô giảng viên, người yêu, … những
người gần gũi và có nhu cầu giao tiếp cao.
2.3. Chi phí dành cho điện thoại
Chi phí dành cho điện thoại là tổng số tiền bỏ ra xung quanh một chiếc điện thoại
như để sử dụng các hoạt động nhằm mục đích liên lạc của nhà mạng như cước của các
dịch vụ nhắn tin, điện thoại, 3G, GPRS, khắc phục các hậu quả phát sinh trong thời

gian sử dụng điện thoại và số tiền chi cho các phụ kiện liên quan, Chi phí này không
cố định mà thay đổi thường xuyên nên chỉ lấy mức số liệu trung bình mỗi tháng.
2.4. Khả năng kết nối Internet bằng điện thoại di động.
Internet là một mạng gồm các máy tính trên toàn cầu, tất cả được kết nối với
nhau. Khi kết nối với Internet, con người có quyền truy cập vào World Wide Web,
giống một thư viện có đầy đủ các trang thông tin. Khả năng này cho phép những con
người trên mạng cục bộ (LAN) thực hiện các nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc. Ví dụ,
một người có thể gửi và nhận thư điện tử, trong khi người khác tải một tập tin, và
người khác duyệt Internet. Mang đến vô vàn tiện ích cho cuộc sống và phần nào ảnh
hưởng lên tính năng của một chiếc điện thoại.
2.5. Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thời gian sử dụng điện thoại của
sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thời gian sử dụng điện thoại di động của sinh
viên gồm yếu tố chủ quan và khách quan. Về yếu tố chủ quan: Nhận thức của sinh
viên về vai trò của các tính năng của điện thoại, chi phí cần có để phục vụ nhu cầu sử
dụng điện thoại di động, thời gian dành cho các thao tác trên điện thoại và các đối
tượng liên lạc thường xuyên. Về những yếu tố khách quan: Điều kiện sống , môi
Trang | 6
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
trường đáp ứng yêu cầu hoạt động sinh hoạt của sinh viên, mục đích giải trí, làm việc
và học tập nói chung sinh viên, những quy tắc của từng sinh viên về việc sử dụng thời
gian rảnh sao cho phù hợp với từng cá nhân.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Giải thích biến
1.1. Biến phụ thuộc
MT: Thời gian sử dụng điện thoại của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng
TP.HCM trong một ngày (Đơn vị tính: PHÚT). Đây là biến định lượng. Khi thời gian
sử dụng điện thoại di động càng nhiều thì các yếu tố tác động tích cực tới biến phụ
thuộc này là:
1.2. Biến độc lập

Biến định lượng:
FT: Thời gian rảnh trong ngày của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng
TP.HCM trong một ngày (Đơn vị tính: GIỜ).
CT: Chi phí sử dụng điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng
TP.HCM trong một tháng (Đơn vị tính: NGHÌN ĐỒNG).
CONT: Số người liên lạc thường xuyên của sinh viên trường Đại học Ngân
Hàng TP.HCM trong một ngày (Đơn vị tính: NGƯỜI).
Biến định tính:
IN: Khả năng kết nối Internet của điện thoại di động của sinh viên trường Đại
học Ngân Hàng TP.HCM.
Không kết nối được :0
Kết nối được :1
1.3. Mô hình tổng quát
MT= β
1
+ β
2
*FT + β
3
*CT + β
4
*CONT + β
5
*IN
Trang | 7
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
1.4. Kỳ vọng ban đầu về tác động của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc:
FT: Cùng chiều với MT. Vì thời gian càng nhiều, đặc biệt là những kì nghỉ thì
sinh viên càng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động nhiều hơn lúc bình thường.
CT: Cùng chiều với MT. Vì khi bỏ ra càng nhiều chi phí thì khả năng đáp ứng

nhu cầu sử dụng điện thoại di động càng tăng lên. Kéo theo đó, khi nhu cầu sử dụng
điện thoại di động tăng lên khiến nhiều sinh viên dành ra nhiều thời gian cho việc sử
dụng điện thoại di động nhiều hơn.
CONT: Cùng chiều với MT. Vì khi tham gia các lớp học, khóa học, các CLB,
đội nhóm, chương trình thực tế,…sẽ tạo lập thêm nhiều mối quan hệ hơn. Khiến cho
việc liên lạc với người khác càng ngày càng tăng.
IN: Cùng chiều với MT. Khi nhu cầu tiếp xúc với công nghệ thông tin của sinh
viên ngày càng cao thì ngoài việc tìm kiếm thông tin cho học tập trên mạng, còn có
các ứng dụng để giải trí được cung cấp bởi các nhà mạng, các trang web. Nên thời gian
bỏ ra cho việc sử dụng điện thoại càng nhiều.
2. Nguồn dữ liệu và cách thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu sơ cấp lấy từ cuộc khảo sát được tiến hành bằng bảng hỏi đối với
150 sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM. Kết quả mẫu thu được là 106.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Bảng các giá trị thống kê mô tả (Bảng 1)
Qua bảng thống kê mô tả chúng ta thấy được:
Thời gian sử dụng điện thoại (MT) một ngày trung bình là 187.9717 (phút),
gần bằng 3 tiếng 8 phút.Trong đó cao nhất là 325 (phút) và thấp nhất là 15
(phút).Khoảng biến thiên là 310 (phút).
Về thời gian rãnh (FT) một ngày trung bình là 4.7783 (giờ).Trong đó đáng lưu
ý là con số cao nhất lên đến 20 (giờ).
Trang | 8
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
Về chi phí sử dụng điện thoại (CT) trung bình hàng tháng là 104.2453 (nghìn
đồng). Trong đó chi phí cao nhất là 500 (nghìn đồng) và chi phí thấp nhất là 0, tức là
không tốn chi phí cho điện thoại.
Về việc kết nối Internet (IN) của điện thoại (Wifi/3G/GPRS) thì có 17 người
không sử dụng dịch vụ này, chiếm tỷ lệ 16.04%.
Số người hay liên lạc thường xuyên (CONT) trung bình của sinh viên là
3.2264 (người).Trong đó cao nhất là 7 người, ít nhất là 0. Nhìn chung số lượng này đa

số rơi vào khoảng 2 hoặc 3 người.
2. Mô hình hồi quy (Bảng 2)
Ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là MT, biến độc lập là FT, CT,
IN, CONT. Ta có kết quả như sau:
MT = - 33.50169 + 15.02597*FT - 0.009274*CT+ 16.82766*CONT + 114.7517*IN
(p) = (0.0001) (0.0000) (0.06866) (0.0000) (0.0000)
Với mức ý nghĩa 5% thì chỉ có biến CT không ảnh hưởng tới biến MT( p-value>0.05)
Bảng 2: Mô hình hồi quy
Dependent Variable: MT
Method: Least Squares
Date: 04/28/13 Time: 17:24
Sample: 1 106
Included observations: 106
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -33.50169 8.474316 -3.953321 0.0001
FT 15.02597 0.788971 19.04503 0.00E+00
CT -0.009274 0.02292 -0.404604 0.6866
CONT 16.82776 1.374713 12.24092 0.00E+00
IN 114.7517 6.063786 18.92411 0.00E+00
R-squared 0.885376 Mean dependent var 187.9717
Adjusted R-squared 0.880837 S.D. dependent var 64.72572
S.E. of regression 22.34336 Akaike info criterion 9.096956
Sum squared resid 50421.78 Schwarz criterion 9.22259
Log likelihood -477.1387 Hannan-Quinn criter. 9.147876
F-statistic 195.0357 Durbin-Watson stat 1.945701
Prob(F-statistic) 0.00E+00
Trang | 9
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
3. Kiểm định đa cộng tuyến (Bảng 3)
Dự đoán ban đầu là khi chí phí sử dụng điện thoại hàng tháng tăng thì thời gian

sử dụng điện thoại một ngày cũng tăng nhưng kết quả mô hình cho thấy β
3
âm nên có
khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Dựa vào kết quả bảng 3: Ma trận hệ số
tương quan, ta thấy tương quan giữa các biến FT, CT, IN, CONT là không cao.
Bảng 3: Ma trận hệ số tương quan
MT FT CT CONT IN
MT 1 0.535489 0.098563 0.376195 0.586857
FT 0.535489 1 -0.04228 -0.0881 -0.11806
CT 0.098563 -0.04228 1 0.036248 0.19102
CONT 0.376195 -0.0881 0.036248 1 0.029977
IN 0.586857 -0.11806 0.19102 0.029977 1
4. Kiểm định thừa biến (Bảng 4)
Dựa vào kết quả mục số 2 và số 3, biến CT được tiến hành kiểm định thừa biến,
kết quả xuất ra như Bảng 4 cho thấy Prob. F(1,101) = 0.6866 > 0.05. Với mức ý nghĩa
5%, chấp nhận giả thiết mô hình bị thừa biến CT.
Điều này cũng là tất yếu vì với tốc độ phát triển của các thiết bị di động và các
phần mềm liên lạc miễn phí như Viber, KaKao, Zalo, thì chỉ cần tốn một chi phí cố
định cho việc kết nối Internet. Do đó biến CT thật sự không ảnh hưởng đến biến MT.
Bảng 4: Kiểm định thừa biến
Redundant Variables: CT
F-statistic 0.163705 Prob. F(1,101) 0.6866
Log likelihood ratio 0.17167 Prob. Chi-Square(1) 0.6786
Test Equation:
Dependent Variable: MT
Method: Least Squares
Date: 04/28/13 Time: 17:26
Sample: 1 106
Included observations: 106
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob

C -34.05722 8.327994 -4.089487 0.0001
FT 15.03161 0.785607 19.13375 0
CONT 16.81135 1.36847 12.28477 0
IN 114.293 5.932355 19.26604 0
R-squared 0.88519 Mean dependent var 187.9717
Trang | 10
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
5. Mô hình hồi quy sau khi loại biến CT (Bảng 5)
MT = - 34.06722 + 15.03161*FT + 114.2930*IN + 16.81135*CONT
(p) = (0.0001) (0.0000) (0.0000) (0.0000)
Bảng 5: Kết quả ước lượng sau khi loại biến CT
Dependent
Variable: MT
Method: Least
Squares
Date: 04/28/13
Time: 17:27
Sample: 1 106
Included
observations: 106
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -34.05722 8.327994 -4.089487 0.0001
FT 15.03161 0.785607 19.13375 0
CONT 16.81135 1.36847 12.28477 0
IN 114.293 5.932355 19.26604 0
R-squared 0.88519
Mean
dependent var 187.9717
Adjusted R-
squared 0.881814

S.D. dependent
var 64.72572
S.E. of regression 22.25157
Akaike info
criterion 9.079708
Sum squared
resid 50503.51
Schwarz
criterion 9.180215
Log likelihood -477.2245
Hannan-Quinn
criter. 9.120444
F-statistic 262.1423
Durbin-Watson
stat 1.952853
Prob(F-statistic) 0
6. Kiểm định phương sai thay đổi:
Dùng kiểm định White (Bảng 6).Với giả thiết H
0
là phương sai của sai số không
đổi, ta thấy p-value=0.8835 > 0.05 nên chấp nhận H
0
với mức ý nghĩa 5%.
Trang | 11
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
Do đó mô hình có phương sai của sai số không đổi
Bảng 6: Kiểm định White
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares

Date: 04/28/13 Time: 17:29
Sample: 1 106
Included observations: 106
Collinear test regressors dropped from specification
Variable Coefficient Std.Error t-Statistic Prob.
C 1737.838 1795.926 0.967655 0.3356
FT -16.5813 378.2383 -0.043838 0.9651
FT^2 -3.00468 16.34432 -0.183836 0.8545
FT*CONT -23.9472 46.11549 -0.519287 0.6047
FT*IN 66.61765 196.339 0.339299 0.7351
CONT -360.365 556.0277 -0.648105 0.5184
CONT^2 41.20763 62.01795 0.664447 0.508
CONT*IN 318.4362 298.3464 1.067337 0.2885
IN -1462.29 1486.471 -0.983735 0.3277
R-squared 0.03629 Mean dependent var 476.4482
Adjusted R-squared -0.04319 S.D. dependent var 1635.215
S.E. of regression 1670.155 Akaike info criterion 17.7603
Sum squared resid 2.71E+08 Schwarz criterion 17.98644
Log likelihood -932.296 Hannan-Quinn criter. 17.85196
F-statistic 0.456591 Durbin-Watson stat 2.222439
Prob(F-statistic) 0.883519
7. Kiểm định tự tương quan:
Dùng kiểm định d của Durbin-Watson.
Dựa vào bảng 2, ta xác định được d-stat=1.952853
Với n = 106, k=4, k’=3 ta được d
L
=1.61, d
U
=1.74 => 4-d
L

=2.39, 4-d
U
=2.26.
 Vậy d
U
<d-stat<4 – d
U
nên mô hình không có tự tương quan với mức ý nghĩa 5%.
8. Nhật xét kết quả mô hình:
Biến CT không ảnh hưởng đến biến MT như đã giải thích ở trên.
Trang | 12
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
Biến FT ảnh hưởng đến biến MT với β
2
= 15.03161 nghĩa là khi thời gian rãnh
một ngày tăng lên một tiếng thì thời gian sử dụng điện thoại bình quân một ngày tăng
lên hơn 15 phút. Điều này có thể được lý giải bởi tính ưu việt của điện thoại trong việc
giải trí, là lựa chọn ưu tiên của sinh viên để giải trí khi có thời gian rãnh.
Biến IN ảnh hưởng đến biến MT với β
3
= 114.2930 nghĩa là khi điện thoại có
internet thì thời gian sử dụng điện thoại bình quân tăng lên 114.293 phút, gần 2 tiếng.
Việc này cũng có thể lý giải như biến FT, thêm sự trợ giúp của Internet, càng nhiều
loại hình khác được tích hợp trên điện thoại thu hút việc sử dụng nó.
Biến CONT cũng ảnh hưởng đến biến MT với β
4
= 16.81135 nghĩa là khi số
người thường xuyên liên lạc tăng lên 1 thì thời gian sử dụng điện thoại bình quân hằng
ngày tăng lên gần 17 phút.
Kết quả cho thấy các biến FT, IN, CONT giả thích được 88.52% sự thay đổi của

biến MT.
V. ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM
Đối với các nhà sản xuất điện thoại di động : khuyến khích sáng tạo thêm các
tính năng bổ sung cho điện thoại di động phục vụ cho mục đích học tập và làm việc
nhiều hơn với giá thành vừa phải, ưu tiên các sản phẩm nhỏ gọn nhưng tích hợp nhiều
chức năng cần thiết …
Đối với các mạng điện thoại : tạo nhiều ưu đãi cho thuê bao sinh viên và công
nhân viên chức, hạn chế lỗi của các đường truyền, đảm bảo an toàn thông tin cá nhân
cho người sử dụng.
Đối với nhà trường : tổ chức xây dựng nội quy, qui định để hướng dẫn sinh viên
việc sử dụng điện thoại di động trong môi trường học tập nghiêm túc và bình đẳng.
Đối với sinh viên : Sinh viên cần nhận thức tầm quan trọng của việc quản lý, sử
dụng thời gian sử dụng điện thoại di động.Tinh thần và thái độ nghiêm túc tự giác của
sinh viên là những yếu tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sử dụng thời gian; Sinh
viên cần có kế hoạch cơ bản, lâu dài bên cạnh những kế hoạch chi tiết thời gian sử
dụng điện thoại di động lên lớp vào các hoạt động một cách hợp lí.
Trang | 13
Nhóm 6 GVHD : Đỗ Hoàng Oanh
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Kinh tế lượng của Ths. Hoàng Ngọc Nhậm (Chủ biên), NXB Lao
động – Xã hội, 2008
- Nghiên cứu việc sử dụng quy thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên ở một
số trường đại học trên địa bàn Hà Nội của ThS. Đỗ Thu Hà , 2010
- Khái niệm Thời gian của trang web:
- Và một số báo cáo nghiên cứu của các sinh viên khóa 26
Trang | 14

×