Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
MỞ ĐẦU
Chính sách pháp luật về đất đai đã dần đi vào cuộc sống, tuy nhiên trong
quá trình thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, cụ thể: đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nhưng
trên thực tế nhận thức của người sử dụng đất về quyền sở hữu của Nhà nước,
quyền sử dụng của mình chưa thật đầy đủ dẫn đến những vướng mắc trong quan
hệ đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất khi Nhà nước thực hiện quyền
định đoạt về đất đai. Ngoài ra, hiện nay giá đất do Nhà nước xác định chưa phản
ánh đầy đủ các yếu tố thị trường nên đã dẫn đến bất bình đẳng trong việc thực
hiện chính sách tài chính đất đai. Mặt khác, chính sách bồi thường giải phóng
mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay đang là vấn đề bức xúc của các cấp
chính quyền chưa có những tiêu chuẩn pháp lý rõ ràng, nhất quán để việc thực
hiện, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng đất và Nhà nước.
Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng
đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi,
tuy nhiên giá đất trên thị trường biến động mạnh và cao hơn giá quy định của
Nhà nước. Chính vì những lý do trên mà khi thực hiện bồi thường giải tỏa đối
với công trình mở rộng Quốc lộ 1A làm cho một số người dân vì để bảo đảm
quyền và lợi ích chính đáng của mình tập trung khiếu nại đông người để được
xem xét lại việc bồi thường, mà tình huống dưới đây là một điển hình.
Trong số các khiếu nại về đất đai, khiếu nại về giá bồi thường khi nhà
nước thu hồi đất chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Từ sự việc thực tế phát sinh khi thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1A, tôi chọn
tình huống: “ Giải quyết khiếu nại giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất” làm
tiểu luận cuối khóa.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 1
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Tiền Giang có chiều dài
57km (từ km 1967+250 đến km 2024+400) được triển khai thực hiện từ tháng
11/2004, nhằm giải quyết lưu lượng giao thông khá lớn, đảm bảo sự thông
thoáng, an toàn giao thông trên trục Quốc lộ 1A. Ngày 05/11/2004 Bộ Giao
thông - Vận tải phê duyệt dự án này tại Quyết định số 3375/QĐ-BGTVT và giao
cho Ban quản lý dự án các công trình giao thông 1 (PMU1) làm chủ đầu tư. Tại
tỉnh Tiền Giang có 6.875 tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng phải giải phóng mặt
bằng giao đất cho dự án.
Quyết định số 3413/QĐ-BGTVT ngày 10/11/2004 của Bộ Giao thông -
Vận tải về việc phê duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ
1A đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận trong đó địa phương chịu trách nhiệm giải
tỏa, bồi thường giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Công trình mở rộng Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện Cai Lậy có 2.545 tổ
chức, cá nhân chịu ảnh hưởng phải giải tỏa mặt bằng để giao đất cho công trình
thi công. Quá trình thực hiện kiểm kê, áp giá bồi thường trên địa bàn huyện Cai
Lậy đã hoàn thành. Một số hộ dân bị ảnh hưởng có diện tích nằm trong dự án đã
giao đất cho công trình thi công và nhận tiền bồi thường. Riêng một số hộ bị giải
tỏa trắng không đồng ý giao đất cho công trình thi công và không đồng ý giá bồi
thường, đã khiếu nại đến các ngành chức năng của huyện, tỉnh và trong buổi
tập trung đông người vào ngày 11/7/2006 có hộ Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ ấp
2, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
Phần đất Ông Nguyễn Văn Ba sử dụng có tổng diện tích 125m
2
, tọa lạc
ấp 2, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy do gia đình sử dụng từ trước năm 1975 đến
nay, phần đất này nằm trong khu thổ cư tập trung và chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Hội đồng kiểm kê, áp giá bồi thường huyện Cai Lậy đã
tiến hành kiểm kê áp giá bồi thường đối với diện tích đất ở là 125m
2
. Gia đình
Ông Nguyễn Văn Ba được xác định là hộ giải tỏa trắng phải di dời đi nơi khác
và được hỗ trợ các khoản trợ cấp theo quy định.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 2
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
Sau khi kết thúc công tác kiểm kê, Hội đồng kiểm kê áp giá bồi thường
giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A huyện Cai Lậy căn cứ phương án bồi thường
của dự án mở rộng Quốc lộ 1A tính ra tổng giá trị bồi thường đối với hộ Ông
Nguyễn Văn Ba là 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) nhưng
Ông Ba không đồng ý nhận tiền và yêu cầu bồi thường đất của Ông sát với giá
thị trường. Nếu không đáp ứng yêu cầu trên, Ông Ba yêu cầu bố trí cho Ông nơi
ở tái định cư có vị trí ngang bằng với nơi ở hiện tại.
Yêu cầu của Ông Nguyễn Văn Ba không được Hội đồng kiểm kê đồng ý.
Do không được giải quyết các yêu cầu của mình, Ông Ba làm đơn khiếu nại gửi
đến Ủy ban nhân dân huyện và các ngành chức năng huyện.
Ngày 22/7/2005, Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy ban hành Quyết định số
2910/QĐ-UB về việc thu hồi 94m
2
đất của Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ ấp 2, xã
Bình Phú, huyện Cai Lậy, nhưng Ông Ba không thực hiện quyết định thu hồi đất
nên ngày 30/9/2005, Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy tiếp tục ban hành Quyết
định số 3313/QĐ-UB về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Ông Nguyễn
Văn Ba, Ông Ba vẫn không thực hiện việc giao đất cho công trình để thi công
nên ngày 02/12/2005, Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy tiếp tục ban hành Quyết
định số 6055/QĐ-UBND về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ông Nguyễn Văn Ba. Trong quá
trình chuẩn bị cưỡng chế thì Ông Ba đồng ý giao đất để công trình thi công và
xin miễn phạt. Xét thấy Ông Ba đã tự nguyện giao đất để thực hiện dự án và xin
miễn phạt nên Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy ban hành Quyết định số
6247/QĐ-UB ngày 19/12/2005 về việc thu hồi Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính và quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với Ông Nguyễn Văn Ba.
Tuy nhiên, khi đồng ý giao đất cho đơn vị thi công Ông Ba vẫn tiếp tục
làm đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy nên ngày 05/4/2006, Ủy
ban nhân dân huyện Cai Lậy ban hành Quyết định số 1560/QĐ-UBND về việc:
“Bác yêu cầu khiếu nại của Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ ấp 2, xã Bình Phú, huyện
Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 3
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
Giữ nguyên các chính sách về bồi thường của Hội đồng bồi thường hỗ trợ
và tái định cư huyện đối với trường hợp Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ ấp 2, xã Bình
Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang”.
Ông Ba không đồng ý Quyết định giải quyết khiếu nại số 1560/QĐ-
UBND ngày 05/4/2006 của Ủy ban nhân dân huyện nên tiếp tục làm đơn khiếu
nại đến Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức
năng Tỉnh. Nội dung đơn khiếu nại của Ông Ba:
- Yêu cầu bồi thường đúng diện tích 125m
2
và phải theo giá thị trường;
- Yêu cầu hỗ trợ di dời;
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 4
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Việc Xử lý tình huống nêu trên nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1/.Mục tiêu trước mắt:
- Đảm bảo giải quyết nhanh chóng việc thu hồi đất để giao đất cho công
trình thi công.
- Khắc phục về cơ bản những bất cập trong chính sách, pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thông qua cơ
chế giá đất bồi thường, chính sách tái định cư.
- Bảo đảm chính sách đền bù phù hợp Luật Đất đai năm 2003 và các văn
bản pháp luật hiện hành, đảm bảo sự chủ động và thuận lợi cho người được đền
bù, ngăn chặn hiện tượng cửa quyền, hành vi quan liêu của một số cán bộ, công
chức và cơ quan Nhà nước được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi
thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho địa phương chủ động thực hiện
đền bù, góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.
- Bảo đảm cho người bị thu hồi đất ổn định cuộc sống; thực hiện đền bù
công bằng, dân chủ, công khai, tránh việc cán bộ lợi dụng tham ô, lãng phí, tiêu
cực.
2/. Mục tiêu lâu dài:
Mục tiêu chung của Nhà nước về việc thu hồi đất để sử dụng vào mục
đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với tinh thần bảo
đảm quyền lợi chính đáng của công dân và sự công bằng của quá trình đền bù.
Đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước với lợi ích của nhân dân, góp phần quan
trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 5
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
III. PHÂN TÍCH
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1/. Nguyên nhân:
Việc ông Ba liên tục khiếu nại giá đền bù chưa họp lý là do các nguyên
nhân sau:
- Phần đất Ông Ba sử dụng có diện tích 125m
2
, tọa lạc ấp 2, xã Bình Phú,
huyện Cai Lậy, khi công trình mở rộng Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện Cai
Lậy thì phần đất của Ông Ba thuộc diện giải tỏa trắng, cuộc sống sẽ rất khó
khăn.
- Quá trình thực hiện kiểm kê của Hội đồng kiểm kê áp giá bồi thường
huyện Châu Thành, Cái Bè, thành phố Mỹ Tho thực hiện xong, các hộ dân bị
ảnh hưởng có diện tích đất nằm trong dự án giao đất cho công trình thi công và
nhận tiền bồi thường. Riêng một số hộ dân thuộc địa bàn huyện Cai Lậy không
đồng ý giá đất bồi thường, trong đó có hộ Ông Nguyễn Văn Ba liên tục khiếu
nại yêu cầu được bồi thường giá đất theo giá thị trường, bố trí tái định cư, hỗ trợ
di chuyển, hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ ổn định cuộc sống.
Cụ thể như giá chuyển nhượng theo giá thực tế trên thị trường đối với
1m
2
tại thời điểm đó là 1.500.000đồng/m
2
1.500.000đ x 125m
2
= 187.500.000đ
Nhưng nhà nước chỉ đền bù cho gia đình ông Ba chỉ có 1.200.000đồng/m
2
1.200.000đ x 125m
2
= 150.000.000đ
Như vậy, việc đền bù đất nếu tính theo giá thực tế trên thị trường thì gia đình
ông Ba phải chịu thiệt hại là 37.500.000đ
Do thiếu sót trong khâu tổ chức, thành lập hội đồng định giá, tại điều 39
Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ quy định: “ thành
phần của hội đồng định giá đền bù phải có đại diện của những hộ gia đình bị thu
hồi đất từ một đến hai người…” nhưng khi thành lập hội đồng đền bù của
huyện thì lại không có thành viên này nằm trong hội đồng, dẫn đến hội đồng đền
bù của huyện không nghe được người dân trình bày tâm tư nguyện vọng của
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 6
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
mình, các khó khăn mà họ phải chịu khi thực hiện di dời, kết quả gây nên sự bất
bình và đưa đến việc khiếu nại của người dân.
Mặt khác, hộ ông ba được xác định thuộc diện giải tỏa trắng với tổng diện
tích đất là 125m
2
(đã được kiểm kê áp giá bồi thường) nhưng khi ông Ba không
đồng ý nhận bồi thường và có đơn khiếu nại thì ủy ban nhân huyện lại ban hành
Quyết định 2910 thu hồi 94m
2
đất của ông Ba. Như vậy so với tổng diện tích đất
thực tế thì ông ba mất 31m
2
. Đây cũng là một trong những lý do ông ba tiếp tục
khiếu nại quyết định hành chính của ủy ban nhân dân huyện.
2/. Hậu quả:
Do người có đất bị thu hồi liên tục khiếu nại, trì hoản việc bàn giao đất
nên dẫn đến và có thể dẫn đến các hậu quả sau:
- Tiến độ thi công công trình không đảm bảo đúng thời gian quy định
- Vụ khiếu nại của ông Ba liên tục từ cấp huyện lên tỉnh đã tạo ra tiền lệ
cho các hộ có đất nằm trong dự án cũng “ bắt chước” khiếu nại, gây ảnh
hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.
- Làm giảm hiệu lực, hiệu quả Quản lý Nhà Nước trên lĩnh vực đất đai,
đặc biệt là trong việc thu hồi đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển Kinh tế -
Xã hội.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 7
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Để giải quyết tình huống khiếu nại về bồi thường của Ông Nguyễn Văn
Ba, ngụ ấp 2, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, tôi đề xuất 03
phương án sau:
* Phương án 1:
Bác đơn khiếu nại của ông ba, cụ thể là:
+ Chuẩn y Quyết định số 2910/QĐ-UB ngày 22/7/2005 về việc thu hồi
94m
2
đất của Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ ấp 2, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy;
+ Giữ nguyên các chính sách về bồi thường của hội đồng bồi thường hỗ
trợ và tái định cư huyện đối với trường hợp Ông Nguyễn Văn Ba, ngụ ấp 2, xã
Bình Phú, huyện Cai Lậy.
- Ưu điểm:
+ Bảo đảm tính nhất quán đối với các Quyết định đã được ban hành.
- Nhược điểm:
+ Ông Nguyễn Văn Ba sẽ không đồng ý với Quyết định của Ủy ban
nhân dân huyện và tiếp tục khiếu nại vì thực tế khi Ủy ban nhân dân huyện thu
hồi diện tích đất của Ông để giao cho đơn vị thi công vẫn còn thiếu diện tích
31m
2
theo Hội đồng kiểm kê, áp giá bồi thường là 125m
2
, còn quyết định thu hồi
đất chỉ có 94m
2
và chỉ đền bù có 94m
2
, trong khi đó hộ Ông thuộc diện giải tỏa
trắng xem như không còn đất mà chỉ đền bù giá trị đất có 94m
2
gây thiệt thòi
quyền và lợi ích chính đáng của Ông.
+ Khi tổ chức triển khai sẽ gặp sự phản ứng quyết liệt của người dân,
làm cho người dân vì bị thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà tiếp
tục khiếu nại và có thể tập trung khiếu nại đông người, tạo thành “điểm nóng”.
* Phương án 2
+ Chấp thuận yêu cầu của Ông Nguyễn Văn Ba về việc bồi thường đúng
diện tích 125m
2
theo
Hội đồng kiểm kê áp giá, bồi thường.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 8
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
+ Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2910/QĐ-UB ngày 22/7/2005 của
Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy về việc thu hồi thiếu diện tích 31m
2
theo Hội
đồng kiểm kê, áp giá bồi thường của Ủy ban nhân dân huyện đã kiểm kê.
+ Giữ nguyên chính sách bồi thường của hội đồng bồi thường, hổ trợ và
tái định cư huyện đối với ông Ba.
- Ưu điểm:
+ Ông Ba được bồi thường đủ diện tích đất là 125m
2
đã bị thu hồi, Ông
sẽ không tiếp tục khiếu nại về việc thiếu diện tích.
- Nhược điểm:
+ Ông Ba vẫn tiếp tục khiếu nại vì quyền lợi của Ông chưa được đảm
bảo. Nếu Nhà nước thu hồi đất và đền bù đúng diện tích 125m
2
nhưng chưa theo
giá thị trường và việc hỗ trợ di dời, hỗ trợ ổn định cuộc sống không được giải
quyết, thì việc Ông tìm chỗ ở mới còn gặp rất nhiều khó khăn nên Ông tiếp tục
khiếu nại về những nội dung này.
* Phương án 3:
+ Chấp thuận yêu cầu của Ông Nguyễn Văn Ba về việc bồi thường đúng
diện tích 125m
2
hỗ trợ di dời. Theo quy định tại điều 27 của Nghị định
197/2004/NĐ-CP: “Hộ gia đình khi nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chổ ở
trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000đồng/hộ; di
chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 5.000.000đồng/hộ; mức hỗ
trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định”. Vì vậy , hội đồng đền bù của
huyện xác định hộ ông Ba trong trường hợp này thuộc diện di chuyển chổ ở
trong phạm vi của tỉnh , nên hội đồng bồi thường của huyện đã áp giá chế độ hỗ
trợ cho hộ ông Ba là 3.000.000đồng.
+ Điều chỉnh Quyết định số 2910/QĐ-UB ngày 22/7/2005 của Ủy ban
nhân dân huyện Cai Lậy về việc thu hồi thiếu diện tích 31m
2
theo Hội đồng
kiểm kê, áp giá bồi thường của Ủy ban nhân dân huyện.
- Ưu điểm:
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 9
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
+ Yêu cầu được đền bù đúng diện tích được thỏa mãn nên ông ba sẽ
không tiếp tục khiếu nại.
+ Vì được hổ trợ di dời nên quyền lợi cơ bản của người có đất bị thu
hồi được bảo vệ, giúp họ ổn định phần nào cuộc sống khi di dời sang đất mới.
- Nhược điểm:
+ Do không được tính toán lại giá bồi thường nên có khả năng ông ba sẽ
tiếp tục khiếu nại.
Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng phương án đã nêu trên tôi
cho rằng phương án 3 là phương án có tính khả thi cao, giải quyết đúng theo
quy định pháp luật, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính
đáng của người có đất bị thu hồi.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 10
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN
Phương án 3 được tổ chức thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1 : Thành lập lại hội đồng đền bù của huyện, trong đó có bổ sung
thêm một thành viên là đại diện của các hộ trong khu vực bị giải tỏa.
- Bước 2 : Điều chỉnh quyết định 2910/QĐ-UB ngày 22/7/2005 của Ủy
ban nhân dân huyện Cai Lậy về việc thu hồi thiếu diện tích 31m
2
.
- Bước 3 : Hỗ trợ di dời cho gia đình ông Ba với mức cao nhất là
3.000.000đồng.Theo quy định tại điều 27 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP
- Bước 4 : Báo cáo kết quả thực hiện.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 11
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
VI. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1- Kiến nghị:
Để khắc phục các hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, không để
cho dân gửi đơn vượt cấp, kéo kiện đông người đến các cơ quan Nhà nước,
trước hết là phải quán triệt nghiêm túc Chỉ thị 03-CT/TU ngày 02/10/2001 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư về
công tác giải quyết khiếu nại, đồng thời cần phải tập trung vào các vấn đề sau:
- Phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong việc triển khai thực hiện
chính sách, pháp luật nói chung, về lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng nói
riêng. Phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó có
các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên,
hội viên, quần chúng nhân dân nhận thức và thực hiện đúng chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước, chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án theo quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng; xây dựng quy trình thực hiện công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn theo hướng cải cách hành
chính, giảm những khâu trung gian.
- Chủ động quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ nhu cầu của nhiều năm
tiếp theo trên nguyên tắc các điều kiện của nơi ở tái định cư như: điều kiện hạ
tầng kỹ thuật, tái tạo thu nhập cuộc sống, của các hộ dân phải bằng hoặc tốt
hơn nơi ở cũ của các hộ trước khi di chuyển. Với các dự án sử dụng đất phải di
chuyển thì nhất thiết phải kèm theo kế hoạch và phương án tái định cư. Bồi
thường giá đất phải sát với thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định
của pháp luật đất đai, tránh gây thiệt thòi quyền và lợi ích chính đáng của người
có đất bị thu hồi.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 12
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
- Thực hiện tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân:
giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, đúng thời hạn, thời hiệu, gắn liền với việc
xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cụ thể.
- Phải dân chủ công khai, công bằng hợp lý trong chính sách bồi thường
thiệt hại. Trong quá trình tiến hành công tác điều tra, khảo sát, xác minh, lập
phương án đền bù phải bảo đảm chính xác, dân chủ, công khai, công bằng và
đúng quy trình để nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự giác chấp hành phương án
bồi thường thiệt hại. Đối với một số cá nhân còn lại, sau khi kiên trì giải thích,
thuyết phục, chờ đợi, các ngành chức năng phải đấu tranh kiên quyết để thực
hiện quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường thiệt hại đã được phê
duyệt.
- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp phải đặc biệt quan tâm đến việc
tiếp dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy
dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, ngăn ngừa khắc phục tình trạng công
dân khiếu nại vượt cấp, không đúng quy định, gây mất trật tự nơi công sở. Kiên
quyết không để công dân của địa phương mình tập trung đông người về Tỉnh, về
Trung ương khiếu kiện.
- Các vụ việc đã có quyết định cuối cùng đúng trình tự thủ tục, đúng chính
sách pháp luật thì kiên trì đối thoại, tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục để công
dân hiểu đúng và tự giác chấp hành, kiên quyết xử lý cán bộ thiếu trách nhiệm
gây chậm trễ hoặc né tránh việc giải quyết.
- Tăng cường hơn nữa công tác hòa giải các tranh chấp nhỏ trong nội bộ
nhân dân đồng thời thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở để hạn chế khiếu nại tố
cáo ngay tại cơ sở. Tổ chức đối thoại trực tiếp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
nhằm đảm bảo tính công khai, dân chủ, hạn chế biểu hiện quan liêu của một số
người có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại nói riêng, thực thi công vụ nói
chung, góp phần giúp cho kỷ cương pháp chế được tuân thủ và thực thi nghiêm
túc, tạo lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 13
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
- Tăng cường phối hợp với Hội Nông dân các cấp trong Tỉnh để giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo Chỉ thị 26/2001/CT.TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết
khiếu nại, tố cáo của nông dân. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết khiếu
nại tố cáo, chính sách pháp luật về đất đai cho cán bộ Hội Nông dân cấp huyện
và cấp cơ sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra và nêu cao trách nhiệm giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao. Tập
trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, tránh để kéo dài phát sinh “điểm
nóng”.
- Quá trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết, xử lý khiếu nại, tố cáo
phải chỉ đạo xử lý nghiêm đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết không đúng pháp luật để đảm bảo kỷ
cương pháp luật trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đối với người khiếu nại, tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết có
lý, có tình, đúng chính sách pháp luật nhưng cố tình không chấp hành, lợi dụng
khiếu nại để kéo dài không thực hiện nghĩa vụ; người đi khiếu nại thuê, cò mồi,
dẫn dắt, kích động, gây rối trật tự xã hội, vu cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm xử lý đúng theo quy định pháp luật.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đa dạng
hóa về hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác
này để nâng cao trách nhiệm, ý thức pháp luật của nhân dân.
2- Kết luận:
Giải quyết khiếu nại của công dân liên quan đến việc Nhà nước thu hồi
đất để xây dựng các dự án phải trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, phải đúng chủ trương, chính sách pháp luật, kết hợp với giáo dục, vận
động, giải thích, thuyết phục công dân, đảm bảo có lý, có tình. Tạo uy tín của cơ
quan Nhà nước đối với nhân dân cũng như lòng tin của nhân dân đối với Nhà
nước. Có như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất mới được
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 14
Tiểu luận lớp BDKTQLNN CT chuyên viên Khoá 25 GVHD: Lê Thị Mỹ
Duyên
đảm bảo, pháp luật mới thể hiện được tính nghiêm minh và công tác quản lý
Nhà nước về đất đai ở địa phương được nâng cao, góp phần vào sự phát triển
chung của xã hội. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước. Việc đổi mới chính sách
pháp luật về đất đai phải phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Vì thế chính sách đất đai phải chú ý đầy đủ tới
các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người sử
dụng đất trong thời gian tới, chú trọng hơn nữa công tác giải quyết khiếu nại về
đất đai, giải tỏa, đền bù, đề ra những biện pháp tháo gỡ những vướng mắc như:
chính sách tái định cư và các chính sách đền bù khác của Nhà nước phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong quá trình giải
quyết khiếu nại, tố cáo góp phần làm giảm đáng kể lượng đơn khiếu nại tập thể
ở lĩnh vực này./.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Oanh Trang 15